Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

DÙ LÀ MÌNH CHẲNG CÒN SON với lời bình của Vũ Nho

                                                                Vũ Nho Chủ trang

DÙ LÀ MÌNH CHẲNG CÒN SON

Mình nói với ta rằng mình còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những đất cùng tro
Ta đi múc nước rửa cho con mình
Lời bình của Vũ Nho
Câu ca chỉ thuật lại lời của người con gái trước đó nói rằng cô ấy còn son. Nhưng nói trong hoàn cảnh nào, trong tình huống nào thì ta không được rõ. Một buổi hẹn hò trong đám hội xuân, một buổi gặp gỡ trên cánh đồng hai tổng giáp nhau, hay một đêm nào đó xem hát chèo, hát ví ? 
Sao cô gái lại bảo là mình còn son khi thật ra cô đã có con ?
Đó là lời nói đùa trêu cợt chàng trai si tình chăng ? 
Không ! Người con trai này không có dấu hiệu si tình và ngờ nghệch. Hơn nữa, có lẽ cái thời ấy, người ta không đùa nghịch tai quái như vậy. Bởi người nói đùa không thể không biết đến lời răn trong câu hát : 
Sông Bồ Đề nước đỏ như son
Em có chồng rồi mà dối bạn, tội như hòn núi cao

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

SẮC ĐIỆU TÂM TƯ

                

Phan Vũ Khánh
                      (Thơ Hai-Kư)

               “Diều chao nắng
                Nghiêng ngửa chiều
                 Rớt giọt chuông.”


SẮC ĐIỆU TÂM TƯ
                            Trần Năng Tĩnh

  Cầm tờ báo Tết Người Hà Nội-Mừng Xuân Ất Mùi 2015, theo thói quen, tôi đọc lướt những trang thơ.Và, chợt dừng lại ở trang 54. Bởi trang thơ này có sự góp mặt của mấy thi hữu thân quen: Phạm Đình Ân,Hàn Khánh,Quang Hoài...Lại bất chợt nữa, tôi nhận ra có sự xuất hiện của Phan Vũ Khánh-Họa sĩ  và làm thơ.Điều mà làm tôi chú ý hơn là Khánh có một chùm 7 bài,viết theo điệu thơ Hai-Kư (Nhật Bản) mà tôi vốn tâm đắc; Ấn tượng ngay từ bài số 1:
                   “Diều chao nắng
                     Nghiêng ngửa chiều
                     Rớt giọt chuông.”

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

QUÂN TỬ DÙNG DẰNG… (Bình bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày)

   


QUÂN TỬ DÙNG DẰNG…

(Bình bài thơ Thiếu nữ ngủ ngày,
- Hồ Xuân Hương)

ĐƯỜNG VĂN

Trưa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi, quá giấc nồng.
Lược trúc biếng (chải) cài (gài) trên mái tóc,
Yếm đào để (bỏ) trễ dưới nương long (lưng ong),
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên nước (suối) chửa thông.
Quân tử dùng dằng, đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong!...

Trong sự đọc còn hạn hẹp của tôi, về bài thơ nổi tiếng này của Bà Chúa thơ Nôm, từ khi ra đời (chưa rõ thời điểm cụ thể?!) cho đến nay, ít nhất có 4 luồng ý kiến khác nhau:
1.     Chê bai, phản bác, cho rằng đây là 1 trong những dâm thi, quỷ thi của nữ sỹ họ Hồ, biểu hiện cái ẩn ức tình dục do hoàn cảnh riêng và tính cách, tâm hồn dâm đãng của bà.
2.     Ngợi khen tinh thần, tư tưởng chống phong kiến (phản phong, nam quyền) mạnh mẽ, tiếng nói đòi hỏi bình đẳng của nữ giới, nữ quyền, ca ngợi sắc đẹp và sự trẻ trung của người thiếu nữ.
3.     Mô tả bức tranh nuy, secsy, với cảm hứng đồng cảm và ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên trong trắng, đầy quyến rũ và hấp dẫn của hình ảnh vừa hiện thực vừa biểu tượng: Thiếu nữ ngủ ngày, trong cảm quan của chàng quân tử đa tình với ý thức cá nhân bắt đầu trỗi dậy; bằng biểu tượng ẩn dụ nước, và những hoài niệm phồn thực của văn hóa dân gian (Nguyễn Đức Bính, Đỗ Long Vân, Đỗ Lai Thúy)*.
4.     Gần đây, trong bài phê bình tiểu thuyết Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương, 1999), Đoàn Cẩm Thi dùng con mắt của thi pháp thơ - hội họa hiện đại để chỉ ra chỗ hạn chế của nghệ thuật tả người trong Thiếu nữ ngủ ngày: đó là giới hạn của thi pháp và họa pháp trung đại: bức tranh lấp lánh hình ảnh biểu tượng, nhưng nhìn chung tĩnh tại, thiếu sộng động, đặc biệt là mới chỉ đậm chất tạo hình (thị giác (mắt) mang tính ước lệthiếu cảm quan cụ thể của các giác quan khác: thính giác (tai), khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi)*…

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Một lời bình khác cho bài thơ ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM của Hoài Vũ

Vũ Nho Chủ trang

ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM
                                                              HOÀI VŨ
             Em gửi gì trong gió trong mây
             Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
             Hoa tràm e ấp trong vòm lá
             Mà khắp trời mây hương tỏa bay
             Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
             Dù gió kia đổi hướng thay màu
             Dù trái tim em không trao anh nữa
             Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
            
             Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
             Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
             Bầu trời thì cao cánh đồng thì rộng
             Hương tràm bên anh mà em đi đâu

             Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
             Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm
             bát ngát
             Anh vẫn thấy mắt em
                                       trên lá tràm xanh mát
             Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao

Lời bình của Vũ Nho
Tôi chưa một lần được tới Tháp Mười, chưa được thấy lá tràm xanh mát, chưa được ngắm hoa tràm e ấp, chưa được biết hương tràm ra sao, nhưng bài thơ của Hoài Vũ cứ xôn xao mãi trong lòng. Có phải vì hương, hoa, lá tràm đó gắn liền với một tình yêu rất đỗi thủy chung và thánh thiện của người trai Nam Bộ?
              Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
              Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
             Bầu trời thì cao cánh đồng thì rộng
             Hương tràm bên anh mà em đi đâu
Người trai ấy đang đứng giữa Tháp Mười mênh mông. Bầu trời cao, cánh đồng rộng. Và hun hút gió thổi... trong lòng. Cơn gió Tháp Mười thổi đi đâu ? Nếu lên trời thì rất cao, nếu trên cánh đồng thì rất dài, rất rộng. Rất sâu, ấy là gió đã thổi vào tâm trạng, vào cõi lòng của con người. Hai chữ  "thổi" đặt cạnh nhau trong một câu thơ gây một ấn tượng đặc biệt. Hình như gió cũng phải nghỉ lấy hơi, phải tiếp sức với nhau mới đi được qua "Tháp Mười tâm trạng".

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Đi trong hương tràm với lời bình

Nhà giáo nhà văn Hoàng Dân

Đi trong hương tràm
                                                                             Hoài Vũ

Em gửi gì trong gió trong mây
Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười đã thổi thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao
            Lời bình Hoàng Dân
            Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt. Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian... Tất cả đều trang nghiêm và lặng lẽ như một khúc tưởng niệm. Hình như người còn sống đang cố gắng huy động hết khả năng cảm nhận của các giác quan để dựng lại chân dung của người đã khuất từ trong tất cả những cái vô hình và hữu hình ở thế giới xung quanh:

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

KỈ NIỆM...XƯA


KỈ NIỆM...XƯA
Anh Nguyễn Văn Kháng, hậu duệ bên ngoại của cụ  Nguyễn Du, bảo vệ luận án PTS tại đại học Mỏ Leningrat, cựu Bí thư Thành đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của thành phố ( 1980-1982).  Anh gửi GIẤY MỜI tới Vũ Nho,  năm đó đương kim Bí thư Thành Đoàn ( thay anh Kháng) mời dự liên hoan bảo vệ thành công Luận án PTS. Giấy mời đánh máy bằng tiếng Nga. Bên dưới là 4 câu thơ ứng tác bằng tiếng Việt.

ÔNG BẦU CŨ MỜI ÔNG BÍ MỚI
ĐẾN NHÀ CHƠI ‘PIT’ RƯỢU VỐT KU
MỪNG ÔNG PHÓ MÃN HẠN TÙ
VINH QUY SẮP ĐƯỢC NHÌN BU NÓ RỒI


Anh Kháng hoặc ai biết anh Kháng đọc được những dòng này, xin liên hệ với VN cho VUI! Trân trọng cám ơn!
VN Chủ trang


Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

CHÙM THƠ NHỚ


NHỚ-MỘT CHÙM XUÂN-THƠ TRẦN TRUNG

1/NHỚ VĂN CAO
“Suối mơ”...
Thả hương xưa vào xuân sớm.
Nghe “Mộng Đào-Nguyên” réo rắt mơ say...
Ngỡ Trương Chi nhớ Ai
mà đứng đợi
Câu hát tương tư
Dậy sóng
Xuân-Đầy!

2/NHỚ NGUYỄN BÍNH
Xuân này...
Lại vẫn tha hương
Nhớ cô em gái môi hường
Thuở xa

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

NHỚ BẾP TRANH NGÀY TẾT HOÀNG TUẤN CÔNG

NHỚ BẾP TRANH NGÀY TẾT

HOÀNG TUẤN CÔNG

So với Tết xưa, Tết nay đã khác đi nhiều. Bao nhiêu phong vị Tết (dẫu toàn thứ không ăn được) đã một đi không trở lại. Những cái không ăn được, chỉ cảm thấy được ấy ta vẫn quen gọi là không khí tết. Ví  như “không khí” từ cái bếp tranh xưa nồng nàn khói lam và ấm áp sắc màu, mùi vị Tết…


Cổ nhân triết lý “Dân dĩ thực vi thiên” (Dân lấy ăn làm trọng). Đã gọi là nhà, dẫu sống độc thân hay nghèo hèn đến mấy không nhà ai không có cái bếp. Nhưng bếp không đơn giản chỉ là nơi nấu nướng cái ăn. Dù nhỏ bé, đơn sơ, có khi tồi tàn, dột nát, gió lùa, chuột chạy chân vách, bếp vẫn sớm chiều toả khói  nuôi dưỡng sự sống, gắn bó cùng người.

PHIÊN CHỢ VẼ SOI

                                       


PHIÊN CHỢ VẼ SOI

(Tản văn – hồi ức)

Tặng CCĐ, PKQ, ĐĐT, NVD…
và các bạn đồng môn Đông Ngạc

ĐƯỜNG VĂN
Làng Đông* có chợ Vẽ Soi,
Hai bảy tháng chạp, năm thời một phiên.
Mạc, Trèm xuống, Gạ, Sù lên*
Rộn ràng mua bán, đán Nguyên áp chờ.
                                                                                   (Ca dao)

Hôm nay đã là ngày 27 tháng chạp năm Giáp Ngọ, đúng phiên chợ Vẽ Soi, mỗi năm chỉ họp đúng có 1 lần. Chợ Vẽ Soi tuy không nổi tiếng khắp cả nước được như Chợ Viềng (Nam Định, họp phiên duy nhất vào đêm 6 – ngày 7 tháng giêng (Tết), nhưng cũng lừng lẫy khắp dọc hai dải tả, hữu Hồng; đón khách bán, mua từ các làng: Kẻ, Nội, Mạc, Hoàng, Trèm, Vẽ, Sù, Gạ, Nhật Tân bên bờ nam… vòng vào Cáo, Noi trong đồng, vượt sang bên kia bờ bắc: Súng, Mơ, Hối Độ, Bầu, Tàm Xá, Xuân Canh (Đông Anh)… Đó là phiên chợ quê kiểng vào loại trung bình, thu hút cư dân một vùng tây bắc ngoại thành, huyện Từ Liêm, Hà Nội, phiên chợ còn lưu dấu ấn những hoài niệm hoang hoải trong lòng tôi, dù hơn nửa thế kỷ dằng dặc đã trôi qua.
                                                 ***

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Đầu xuân, đọc về loài Dê trong văn học Việt Nam

Đầu xuân, đọc về loài Dê trong văn học Việt Nam

Dân trí Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, hò vè và thi ca Việt Nam, hình tượng loài dê hiện lên đa dạng, sinh động, chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu đạt phong phú.

Trong thành ngữ, tục ngữ
Trong thành ngữ, tục ngữ, hình ảnh loài dê xuất hiện khá đa dạng, sinh động và đầy ngụ ý. Con dê đã trở thành đối tượng chính trong nhiều câu tục ngữ, thành ngữ sinh động, dân dã:
Bán bò tậu ruộng mua dê về cày hàm ý chê trách cách thức làm ăn không biết tính toán, lo liệu.
Cà kê dê ngỗng chỉ sự trò chuyện dài dòng, huyên thuyên, lặt vặt.
Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng là kinh nghiệm chăn nuôi phù hợp với năng lực, hoàn cảnh.
Treo đầu dê, bán thịt chó chỉ sự không thống nhất giữa nội dung và hình thức, nói một đằng, làm một nẻo, không ăn khớp với nhau.
Máu bò cũng như tiết dê, rõ ràng hai thứ tiết khác nhau, người ta ăn tiết canh dê, không ai ăn tiết canh bò, vậy mà máu bò cũng như tiết dê là ám chỉ con người không rõ ràng, minh bạch.
Trong ca dao, hò vè
Trong ca dao, hò vè, loài dê cũng hiện lên sinh động: Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi/Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân. Hay: Thế gian, ba sự khôn chừa/Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ.
Bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ” của trẻ thơ cũng có nhắc tới con dê: Dung dăng dung dẻ/Dắt trẻ đi chơi/Đến ngõ nhà trời/Lạy cậu lạy mợ/Cho cháu về quê/Cho dê đi học
Hay như bài hát ru dân dã cũng có nhắc tới con dê: Ru em buồn ngủ buồn nghê/Con tằm chín đỏ, con dê chín muồi/Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi/Con dê chín muồi làm thịt em ăn.
Trong bài “Vè 12 con giáp” có câu: Tuổi Mùi là con dê chà/Có sừng, có gạc, râu ra um sùm.
Trong bài “Vè miền quê” cũng nhắc đến năm Mùi: Năm Ngọ, mã đáo thành công/Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê.

CUỘC GẶP MUỘN MẰN

Vũ Nho chủ trang

CUỘC GẶP MUỘN MẰN

- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

- Ba đồng một mớ trầu cay.
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Lời bình của Vũ Nho

Khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn tôi đã từng quan tâm đến cuộc tranh luận về bài ca "Trèo lên cây bưởi hái hoa" -  Lúc ấy các nhà nghiên cứu chỉ bàn xung quanh bốn câu thôi, và tôi nhớ chỗ mắc mớ nhất mà họ tranh cãi đó là câu "Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc". Người bình thứ nhất thì cho rằng chắc là do chép nhầm, phải hiểu chữ "xanh" ấy vốn là chữ "ánh" hoặc chữ "cánh" thì mới hợp lý bởi vì không thể có "bông hoa màu xanh, lại xanh biếc". Nó có thể có ánh biếc khi nó là màu tím, màu vàng hay màu hồng... Rồi Lãng Bạc lại bàn lại và muốn đổi chữ "nở" thành ra chữ "nảy" vì hoa tầm xuân chỉ có màu trắng hay hồng nhạt. Vậy chỉ có nụ tầm xuân mới nảy ra còn non tơ nên có thể xanh biếc (?) Nói tóm lại mọi người đều đem so sánh bông hoa tầm xuân ở ngoài đời với bông hoa kì lạ "xanh biếc" ở trong ca dao và muốn sửa lại từ ngữ cho nó "hợp lí". Nhưng quả tình người ta đã quên mất đây là bông hoa tầm xuân nghệ thuật, bông hoa lí tưởng, bông hoa đặc biệt nở trong con mắt của người si tình. Thử ngẫm xem nếu bông hoa này cũng có màu như các bông tầm xuân khác, nghĩa là nó khá phổ biến, thì làm gì phải thốt lên câu "anh tiếc lắm thay".

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Bạn bè viết về VŨ NHO

                                                                        Vũ Nho chủ trang

Bạn bè viết về VŨ NHO
Nhân năm mới ẤT MÙI, nhà báo Kiều Sơn viết trên FB; thạc sĩ Nguyễn Đăng Giáp, nguyên cán bộ chỉ đạo môn Ngữ văn , quận Ba Đình, nhắn qua điện thoại. Vũ Nho trân trọng cám ơn tình cảm của hai bạn và xin phép đăng lại vào trang.


Mến tặng Bác Vũ Nho:
Chữ nghĩa thâm hậu hàng đầu.
Văn thơ cũng đủ đá nhau đôi vần.
Rượu chè chưa ngán bạn văn.
Phây búc nổi tiếng nức danh cả làng


KÍNH MỪNG NĂM MỚI CẢM TÁC

                        Nguyễn Đăng Giáp

Sáu tư – sáu tám Ất Mùi xuân*
Nề nếp gia phong vẹn khúc ngân
Chúc Xuân An Lạc ngời tự tại
Tử tôn hưng thịnh  ngát thanh tân!

                            Xuân Ất Mùi

*)VN năm nay 68, chị cao tuổi của VN 64

CHÚC MỪNG NĂM MỚI! Hoa Tết nhà chủ trang

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!
Hoa Tết nhà chủ trang


                                                                           Người bán bảo đây là Đào lửa


                                                                        Quất mua trước ngày về quê, 
                                                                         không là Quất xách tay như năm ngoái

Lưu hình ảnh cho có không khí mùa xuân rộn ràng! Chúc các bạn cộng tác viên, các bạn đọc trang vunhonb.blogspot.com năm mới tràn đầy niềm vui mới, sức sống mới!

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!

CHÚC MỪNG NĂM MỚI ẤT MÙI CÁC CỘNG TÁC VIÊN, BẠN ĐỌC TRANG vunhonb.blogspot.com
AN KHANG
THỊNH VƯỢNG
HẠNH PHÚC!

Chủ trang

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

CHÙM XUÂN-THƠ NGẮN


TRẦN TRUNG-CHÙM XUÂN-THƠ NGẮN

1/Dâng đầy sóng mắt
Nhớ Ai !?
Xuân kề
Ôm
Giấc mơ hoài
Cô-Miên !

2/NHỚ VĂN CAO
“Suối mơ”...
Thả hương xưa
vào xuân sớm
Nghe...
“Mộng Đào-Nguyên” réo rắt
Mơ say...
Ngỡ Trương Chi nhớ Ai
mà đứng đợi
Câu hát tương tư
Dội sóng...
Xuân đầy.

3/Bến chống chếnh
Đôi bờ Trinh-Nữ ;

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

TRAO ĐỔI NHÂN ĐỌC BÀI "VỀ VIỆC DỊCH BÀI THƠ NGUYÊN TIÊU CỦA BÁC"



TRAO ĐỔI NHÂN ĐỌC BÀI
 "VỀ VIỆC DỊCH BÀI THƠ NGUYÊN TIÊU CỦA BÁC"

TẠ PHƯƠNG


Báo Văn nghệ số 35-36 (2-9-2004) có đăng bài "Về việc dịch bài thơ Nguyên tiêu của Bác" của tác giả Lê Hữu Bắc Sơn. Chúng tôi muốn trao đổi  với tác giả đôi điều sau đây.
Trong bài báo trên, tác giả tỏ ý không đồng tình với ông Lê Thái Phong, người đã phê phán một số điểm trong bài bình của nhà thơ Vũ Quần Phương về bài thơ "Nguyên tiêu" trên báo Nghệ An cuối tuần.
Chúng tôi đồng ý với tác giả Lê Hữu Bắc Sơn là mỗi người có góc nhìn, trình độ và cách tiếp cận khác nhau đối với một tác phẩm văn học, do vậy có những cảm nhận và phát hiện khác nhau. Việc người này không đồng tình với người kia về một khía cạnh nào đó trong thẩm bình là chuyện thường tình. Và, nói gì thì nói, cũng phải dựa trên cái "lý khoa học", "chứ không thể nói lung tung tuỳ tiện được". Những ý kiến của chúng tôi cũng xuất phát từ  nhận thức như vậy.
Thứ nhất, tác giả Lê Hữu Bắc Sơn mở đầu bài viết bằng những ví von không chuẩn xác. Đúng là có thể ví mỗi kiệt tác văn học với một viên ngọc, nhưng đừng lầm lam ngọc (saphia xanh) với hồng ngọc (ruby), hoặc ngọc tím (ametist, spinen tím...). Không có thứ ngọc nào mà buổi sáng có màu xanh (xanh biếc, xanh lơ, xanh lam, xanh ngắt...), buổi trưa có màu đỏ (đỏ au, đỏ chói, đỏ tươi...) và buổi chiều lại có màu tím như ông nghĩ. Cũng xin nói thêm, cái màu tím của buổi chiều dường như cũng là màu tưởng tượng, màu của ảo giác, thường chỉ xuất hiện trong văn học, chứ người trần mắt thịt, đem cái "lý khoa học" ra mà soi, thì chẳng thấy được màu tím của buổi chiều đâu. Riêng ngọc alexandrit có thể đổi màu chút ít khi chuyển từ ánh sáng ngày sang ánh sáng đèn điện, hoặc ánh sáng buổi chiều chạng vạng, nhưng lại là thứ ngọc có màu nhờ nhờ, kém xa về giá trị so với những viên ruby, saphia rực rỡ chỉ có một màu duy nhất.

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

TIẾNG GHI TA - ĂM ẮP XUÂN



TIẾNG  GHITA

Kính tặng Thầy -  NSƯT – Ghitarixt  Văn Vượng,
nhân mừng Giáng sinh và xuân mới Ất Mùi (2015)

LÊ NGÀ - ĐƯỜNG VĂN

Trời đất sinh Thầy,
Tài đàn thiên bẩm,
 Nghị lực phi thường,
 Muôn người khôn sánh!

Tiếng ghita của Thầy:
Chinh phục triệu trái tim,
Xua lo âu, phiền muộn,
Nâng cánh mỗi tâm hồn…

Tiếng ghita – ánh sáng,
Tiếng ghita – bão dông,
Tiếng ghita róc rách,
trong veo, suối đầu nguồn.

Tiếng ghita cháy bùng,
nung ngọn lửa sáng rừng
của Đancô anh hùng!*
Trái tim dâng nhân loại…

Tám năm chưa gặp Thầy,
Tám năm khắc khoải nhớ!
Sớm nay hội ngộ,
Thầy trò rưng rưng!...

Mừng Thầy thượng thọ thất tuần,
Tiếng ghita mãi trong ngần, vọng vang…

  • Nhân vật huyền thoại trong truyện ngắn lãng mạn của M. Gorki (Nga): Trái tim Đan cô (1894). 

ĂM ẮP XUÂN

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

KHOẢNG GIỮA HAI CÀNH với lời bình của Vũ Nho

Vũ Nho chủ trang

KHOẢNG GIỮA HAI CÀNH

Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cánh dâu gia
Anh thương cô mình tha thiết thiết tha
Cành cao cao bổng, cành la la đà

Lời bình của Vũ Nho
Mấy câu ca dao này đọc qua, tưởng ý tứ đã rành rành ra. Nhưng khi đọc kĩ lại thấy hiểu được rõ quả là không dễ. Chỉ bốn câu mà có hơn bốn cách hiểu khác nhau.
Người sẵn lập trường giai cấp thì cho rằng "chim xanh" lại "ăn no tắm mát" đích thị là con gái nhà giàu. Cô gái này hẳn là tính khí chua ngoa (Vì sao không đậu cành cây đa mà lại đậu cành dâu gia ?  Dâu gia vốn chua mà !).
Chắc không ít chàng trai nghèo bị cô ta khinh khi, xách mé. Cô ta cậy giàu kênh kiệu, kén cá chọn canh nên bây giờ nhỡ lứa. Và cũng đến bây giờ, anh trai nghèo kia mới có dịp giành được cái thế hơn hẳn để chế nhạo cô nàng. Chữ "thương" ấy phải được hiểu hoàn toàn ngược lại.
 Người không suy luận xa xôi như vậy thì hiểu rằng cô gái này đang lâm vào tình trạng quá lứa nhỡ thì. Chàng trai kia vốn người hào hiệp, động lòng cám cảnh thương cô. Anh thương một cô gái, lẽ ra có thể được sống hạnh phúc, nhưng bây giờ không có chỗ trong cuộc sống. Chỉ cảm thông, thương vậy thôi, chứ tuyệt đối không phải thương yêu.

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

THẢNG THỐT NHỮNG CÁNH CHIM



THẢNG THỐT NHỮNG CÁNH CHIM
Trần Năng Tĩnh

1. Chuyện tình 1
Hạnh phúc là gì? Khái niệm ngỡ như tường minh mà hóa ra cũng thật mù mờ, hư ảo. Điều này cũng từa tựa như người ta muốn đi tìm định nghĩa về thơ, về nhạc. Ai có thể dám đoán định một cách dứt khoát và bình thản về con đường tình duyên của mình. Mà nếu vậy thì người đời đã chẳng bị ám ảnh, day dứt bởi tình yêu và hạnh phúc.
Tôi có anh bạn tài hoa và đôn hậu. Anh từng có tiếng từ thuở cắp sách tới trường: hiền lành, học giỏi, mê thích văn chương và nghệ thuật. Vào đại học khoa văn Tổng hợp, anh đều là sinh viên xuất sắc qua các năm học. Anh yêu và lấy cô cũng chỉ bởi giọng hát trời phú của cô. Khi ấy anh được nghe cô hát trong một lần hội diễn của thành phố tổ chức cho các trường đại học.
Hôn nhân đến với anh bạn tôi đâu chỉ vài ba tháng sau khi gặp và quen cô bạn hát của mình. Đám cưới đến gần như cùng một lúc với thời điểm họ ra trường. Anh được nhận dạy ở một trường phổ thông trung học. Còn vợ anh nhận được một chân hành chính, kiêm phụ trách văn nghệ ở một cơ quan dân chính. Thế cũng là tạm ổn về công việc. Rồi họ cũng thuê được một căn nhà tầng năm ở một chung cư ven thành phố.
Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ từng có một tình yêu “sét đánh”, những tháng đầu quả là thi vị hết chỗ nói. Dẫu cũng sắm sanh được một số đồ dùng cho sinh hoạt bình dị của một gia đình song cả hai anh chị đều ý hợp tâm đầu ở điểm coi trọng những phút ngẫu hứng. Nhất là cái khoản cơm nước, bếp núc. Thích thì nấu nướng xì xụp đêm ngày. Không thích hoặc bận thì đã có “cơm bụi ca”. Tất cả sẽ thành quen thôi mà!

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

GS TS NGÔ BẢO CHÂU với LỤC BÁT học 3000 từ tiếng ANH


8 giờ · 
He he he...Mẹo học tiếng Anh!
lNgô Bảo Châu
HỌC 3000 TỪ TIẾNG ANH BẰNG THƠ LỤC BÁT
Hello có nghĩa xin chào
Goodbye tạm biệt, thì thào Wishper
Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ
Thấy cô gái đẹp See girl beautiful
I want tôi muốn, kiss hôn
Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah!
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don"t xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn
Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài

Nhà văn Nguyễn Khắc Phê nghĩ về một từ trong di sản Hồ Chí Minh



http://trannhuong.com/images/icons/homepages.gif  

Nghĩ về một từ trong Di sản Hồ Chí Minh
Nguyễn Khắc Phê
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2015 8:39 PM

Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích giá trị những Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) để lại cho hậu thế, trong đó có nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của HCM trong thơ văn, báo chí. Tuy vậy, đúng như một nhà nghiên cứu đã viết trong dịp kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2014) đại ý rằng di sản của HCM là một kho tàng vô giá, khai thác mãi không cùng; tôi bỗng nghĩ đến một từ mà HCM đã sử dụng trong một văn bản cực kỳ quan trọng, nhưng nếu tôi không nhầm, thì còn rất ít người chú ý.
Văn bản đó là “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” công bố ngày 17/7/1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, gần 30 vạn quân viễn chinh vào miền Nam nước ta, đồng thời không quân Mỹ ngày càng mở rộng các chiến dịch bắn phá miền Bắc một cách dữ dội. Trong hoàn cảnh đó, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước, khẳng định chí khí sắt đá của nhân dân Việt Nam, với những lời lẽ đanh thép:
“…Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

KIỀU TẮM trong con mắt ĐƯỜNG VĂN


KIỀU TẮM

(Khảo tán)
ĐƯỜNG VĂN

1307. Dưới trăng, quyên đã gọi hè,
Đầu tường, lửa lựu lập lòe đâm (đơm) bông.
Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng, tẩm hoa.

1311. Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
1312. Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Sinh càng tỏ nét, càng khen,
1314. Ngụ tình, tay thảo một thiên luật Đường.

Nàng rằng: vâng biết lòng chàng,
1316. Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.
Hay hèn, lẽ cũng nối điêu,
Nỗi quê, nghĩ một hai điều ngang ngang…
Lòng còn gửi áng mây Hàng,
1320. Họa vần, xin hãy chịu chàng hôm nay…

(Trích Tuyện Kiều. Nguyễn Thạch Giang khảo thích;
NXB. ĐH & THCN, 1972; tr.  234 – 235)

Thực ra, nếu trích đầy đủ, có đầu có cuối đoạn Nguyễn Du tả cảnh Kiều tắm ở lầu xanh Tú Bà, dưới con mắt thưởng lãm của tay khách làng chơi hào phóng, quen thói bốc rời/Trăm nghìn đổ một trận cười, như không! – chàng Thúc Kỳ Tâm (Thúc Sinh viên. Gọi thế cho nhã, chứ Thúc vốn là một gã thương nhân, theo nghiêm đường mở ngôi hàng buôn bán ở Lâm Truy)… thì phải trích như trên. Trong đó, tất nhiên 8 câu đầu là nội dung chủ yếu, đặc biệt tập trung thần bút vào 2 câu 1311 – 1312 mà hễ ai nhắc đến tài tả nuy, tả sex của cụ Tố Như, thì  đều trích dẫn và bình luận về 2 câu này. Điều đó từ lâu, đã là sự thật hiển nhiên!
Nhưng tôi muốn lưu ý các bạn đọc yêu Truyện Kiều, rằng, ngay trong trường đoạn Kiều tắm 14 câu kia, bên cạnh cặp lục bát thi trung hữu họa thần diệu ấy, vẫn còn không ít câu thơ được coi là trác việt, chứng tỏ thiên tài cụ Nguyễn Tiên Điền. Chẳng hạn, ai có thể quên câu thơ triết lý khái quát về một hạng người chỉ sống để làm tiền bởi cái nghề dơ dáy, kinh doanh trên thân xác đàn bà… cũng vì những đồng tiền tanh tưởi: Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!? Chưa hết ngán ngẩm và ghê tởm thay cái máu tham tiền làm nhờn nhợt màu da ấy của mụ dầu loại số má, thì ngòi bút thơ kỳ tài bỗng thoắt chuyển tả cảnh sang hè.