Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Chúc mừng các hội viên Hội nhà văn Việt Nam mới kết nạp năm 2016


Chúc mừng các hội viên Hội nhà văn Việt Nam mới kết nạp năm 2016


Thông báo Hội nghị lần thứ 2 (phần 2) BCH Hội Nhà văn VN khóa IX nhiệm kỳ 2015 - 2020

Tại Hà Nội, trong các ngày 07 và ngày 16 tháng 3 năm 2016, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá IX) đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ hai (phần 2).

1. Hội nghị cho ý kiến chỉ đạo bước đầu về Đề án tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ IX, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2016. Ban chấp hành giao Ban Nhà văn trẻ tiếp tục hoàn thiện Đề án tổ chức, đặc biệt là nội dung và đại biểu tham dự Hội nghị, theo đúng phương châm: chất lượng, hiệu quả, như Nghị quyết Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX đã đề ra.

2. Hội nghị quyết định tổ chức Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ tư tại Tam Đảo vào tháng 6 năm 2016 với chủ đề: Tổng kết 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển văn học. Hội nghị giao các Hội đồng chuyên môn bám sát yêu cầu, mục đích Hội nghị tích cực chuẩn bị nội dung và nhân sự bảo đảm Hội nghị đạt chất lượng cao nhất, tác động tốt vào đời sống văn học.

3. Sau khi xem xét kết quả bầu chọn của các Hội đồng chuyên môn, ý kiến của các Chi hội và các Ban chức năng, Hội nghị quyết định kết nạp các tác giả có tên sau đây vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Ra mắt Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo

Ra mắt Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo

Vanvn.net - Chiều 30-3-2016, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo.
Đến dự buổi lễ có nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cùng đông đảo các nhà văn, nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; đại diện các trường đại học, các cơ quan của Bộ giáo dục và Đào tạo, đại diện Hội giáo chức một số tỉnh lân cận TP Hà Nội…
Đông đảo các đại biểu đến dự lễ ra mắt Chi hội nhà văn ngành GD&ĐT. Ảnh: Hữu Đố
Nhà thơ Chu Thị Thơm, thay mặt BCH lâm thời chi hội nhà văn ngành Giáo dục và Đào tạo đã trình bày Dự thảo chương trình của chi hội, nêu rõ một số điểm nhấn trong mục đích, ý nghĩa của việc thành lập chi hội này: Ngành giáo dục đang đứng trước thử thách lớn về giáo dục nhân cách học sinh. Dấu hiệu của sự trì trệ và buông lỏng giáo dục của một số nơi đã tạo ra những mảng màu tối trong bức tranh ngành giáo dục hiện tại. Văn chương là cầu nối cảm xúc giữa hiện thực và ước mơ, lý tưởng của con người. Giáo dục bằng văn chương là cách giáo dục đi vào lòng người một cách nhanh nhất.

Bài ca dao "Cày đồng..." dịch hay phóng tác?



Thứ Hai, ngày 19 tháng 8 năm 2013
DỊCH HAY PHÓNG TÁC ??


Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: "Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần " có mặt trong nhiều tuyển tập, chẳng hạn: TỤC NGỮ CA DAO DÂN CA VIẾT NAM của học giả Vũ Ngọc Phan (1). TỤC NGỮ CA DAO VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), CA DAO VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Không thấy các tác giả của ba tập sách trên chú thích gì về bốn câu đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt, thuần túy Việt Nam. Nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh cũng “yên trí đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4) Nhưng thực ra nó được dịch từ thơ Trung quốc (5).

鋤禾日當午
汗滴禾下土
誰知 盤中餐
粒粒 皆辛苦

* Phiên âm
Sừ hòa nhật đương ngọ

Hãn trích hòa hạ thổ
Thùy tri bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổ

* Dịch thơ (chưa rõ dịch giả)
Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Hiện nay có hai thuyết về tác giả bài thơ chữ Hán trên. Hoặc của Lý Thân (李紳,772 - 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, hoặc của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 - 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân.
   Bu tui không hề có ý định xác minh Lí Thân hay Nhiếp Di Trung là tác giả, điều đó quá khó, vì chính các học gỉa thượng thặng của Tàu còn nói nước đôi, chưa dứt khoát được. Ở đây, bu muốn cùng các bạn luận giải xem tại sao từ: “sừ hòa nhật đương ngọ, hãn trích hòa hạ thổ, thùy tri bàn trung xan, lạp lạp giai tân khổ” mà một người Việt nào đó đã dịch ra: “cày đồng đang buổi ban trưa , mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày, ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hột đắng cay muôn phần”.

1- Trước tiên chúng ta tìm hiểu nghĩa một số chữ Hán (6)
- Sừ
: khi danh từ, sừ là cái cuốc.
Ví dụ: Nguyễn Trãi có nói với bạn là Hữu Nhân:
他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân.
Khi động từ, thì sừ (
) là cuốc, ví dụ: sừ địa là cuốc đất (7)
- Hòa
: lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.
- Bàn
: Cái mâm. Mâm, khay. TruyệnThủy hử có câu: Thác xuất nhất bàn, lưỡng cá đoạn tử, nhất bách lạng hoa ngân, tạ sư 托出一盤, 兩個段子, 一百兩花銀, 謝師 . Nghĩa là: Bưng ra một mâm (gồm) hai tấm đoạn, một trăm lạng hoa ngân (để) tặng thầy.

2- Có hai câu đáng quan tâm:
- Câu thứ nhất: Sừ hòa nhật đương ngọ (
禾日當午) Nếu cứ máy móc theo nghĩa từng chữ thì phải hiểu là: Cuốc lúa đương lúc ban trưa. Như vậy vô lí, vì không ai lại đi cuốc lúa. Nếu cày đồng thì chữ Hán đã có từ canh điền ( 耕田)
- Câu thứ ba: Thùy tri bàn trung xan (
誰知 盤中餐)
Nếu máy móc theo từng từ thì phải hiểu câu này là: có ai biết được cơm trên mâm
- Có lẽ do cũng băn khoăn như bu tui nên Nhà thơ Học giả Khương Hữu Dụng đã dịch cả bài như sau:
       Xới lúa, trời đứng bóng
Mồ hôi đổ xuống ruộng
Ai biết cơm trong mâm
Hạt hạt đều cay đắng. (4)
Chữ sừ () là cuốc, được Nhà thơ Học giả Khương Hữu Dụng gọi là xới. Sừ hòa là xới lúa, tức là động tác làm cỏ lúa của nông dân.
3- Bu tui xin dẫn ra hai câu thơ của Nhiếp Di Trung trong “Điền gia nhị thủ” (田家二首)(5)liên quan đến sự cày đồng để đối chiếu với sừ hòa đã nói trên:
       
父耕原上田
子削山下荒
Phiên âm:
Phụ canh nguyên thượng điền
Tử tước sơn hạ hoang
Dịch nghĩa:
Cha cày ruộng trên cao
Con vở hoang dưới núi
4- Từ luận giải trên, bu tui hồ nghi bài ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi! bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.
Do một người Việt cực tài nào đó dựa vào bài thơ chữ Hán rồi phóng tác ra chứ không gọi là dịch được. Mong các bạn có lời chỉ giáo.
------------------

(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4) http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5) huynhchuonghung.com
(6) Từ điển Hán Việt mạng.
(7) Từ điển Việt Hán của Đinh Gia Khánh


Được đăng bởi Bulukhin Nguyễn vào lúc 15:44

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

PHƯƠNG THẢO VỚI “NỖI BUỒN CỦA EM”





                  Tác giả Nguyễn Thị Lan

PHƯƠNG THẢO VỚI “NỖI BUỒN CỦA EM”

(Đọc tập thơ “Nỗi buồn của em” Phương Thảo –

NXB Thanh Niên 1997)

Nguyễn Thị Lan


Người con của dòng sông Lam năm 1997 cho xuất bản tập thơ của mình. Ba mươi lăm bài thơ xinh xắn như ba mươi lăm bản nhạc nhẹ “kể” cho chúng ta những giai điệu của tâm hồn anh.

Có thể dễ dàng nhận thấy Phương Thảo là một người đa cảm, yêu thơ. Bất cứ một sự vật, một hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể đi vào thơ anh: một cánh hoa rụng, một vầng trăng, một ngọn lửa, một ngọn gió mát, một cơn bão, một vài quả sót bên cành… Rồi những cảm xúc, nỗi niềm: thương mình, thương người, thương vợ, thương con, nhớ quê… Tâm hồn người thi sĩ - nhà giáo đó như những sợi dây đàn căng lúc nào cũng sẵn sàng rung lên những âm thanh náo nức của cuộc đời.

Đã là thi nhân ai mà không yêu cái Đẹp, ai mà không xót xa khi cái Đẹp bị lụi tàn? Hoa là hiện thân của cái Đẹp - cái Đẹp thanh khiết mà tạo hóa đã ban tặng cho thế gian. Biết bao thi nhân xưa nay đã từng thổn thức trước cảnh hoa tàn. Phương Thảo cũng vậy. Trong bài thơ “Hoa thác oan” ta gặp một tâm hồn nghệ sĩ xót xa trước cái Đẹp bị bỏ quên, tàn úa:

“Đêm qua mưa gió đầy trời

Mấy bông Quỳnh nở không người đến xem

Sáng ra rũ cánh bên thềm

Nghĩ mà thương cánh hoa mềm thác oan”

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Lửa thần...Đào tiên



  


Chùm thơ DUY KHOÁT

LỬA THẦN
Yêu em ngày tháng hao mòn
Bấy lâu chưa chạm nụ hôn một lần
Mắt em hay ngọn lửa thần
Đốt ta thân nến tan dần vào em

 NÀNG XUÂN
Tặng Oanh
Quả ngọt hoa thơm ngày giáp tết
Tấp nập mang xuân đến nội thành
Anh lại ngược đường sang tả ngạn
Nơi có Nàng Xuân của riêng anh

 NGÀY 23 THÁNG CHẠP

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Về một bài thơ chữ Hán ở điện Thái Hòa (Phan Anh Dũng - Việt Hán Nôm)

Về một bài thơ chữ Hán ở điện Thái Hòa (Phan Anh Dũng - Việt Hán Nôm)

VỀ MỘT BÀI THƠ CHỮ HÁN Ở ĐIỆN THÁI HÒA
Phan Anh Dũng*
  (http://fanzung.com/?p=2244)
          Sát nóc điện Thái Hòa ở Đại Nội Huế, nằm ở vị trí chính diện trước ngai vua có bài thơ như sau:
Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng Bàng khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường Ngu[1].
          Xem hình chụp:
1.     Một giả thuyết về chữ Hồng Bàng:
          Có một vấn đề cần tìm hiểu là tại sao trong các sách sử của người Việt suốt từ Đại Việt sử ký toàn thư về sau lại thống nhất viết chữ bàng trong từ Hồng Bàng thành chữ mang như trong hình chụp? Tra từ điển dị thể chữ Hán ở trang http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01232.htm thì đúng là chữ bàng có một dạng viết dị thể trùng với chữ mang, nhưng việc người Việt nhất quyết không dùng chữ bàng “chính thể” phải chăng có ẩn ý gì?
Hình các dị thể của chữ bàng, hàng đầu chữ thứ hai từ trái sang giống chữ mang:
          Trước hết xét về nghĩa, cứ bám sát tự dạng chữ Hán thì phải theo nghĩa chữ mang , theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu thì có hai nghĩa:
          (1): dày, to. Như: mang nhiên đại vật 厖然大物 - sù sù vật lớn.
          (2): lẫn lộn.

AI CŨNG KHÔNG NGỜ



                                                  
                                                                                     Nhà văn dịch giả Vũ Công Hoan
AI CŨNG KHÔNG NGỜ

                                            

                                                               Truyện ngắn của Kiều Thiên

                                                    

                                                                       Vũ Công Hoan dịch



          Ai cũng không ngờ, khi Lý Mỹ Lệ mời rượu đến lãnh đạo, thì lãnh đạo lại thò tay vỗ vào mông cô một cái. Trong giây lát bàn tay lãnh đạo vỗ vào mông Lý Mỹ Lệ, những người ngồi vây quanh bàn tiệc ai cũng ngẩn người, không khí bỗng  nhiên lắng hẳn xuống.

          Tiếp theo càng không ai ngờ đến, sau khi lãnh đạo vỗ vào mông Lý Mỹ Lệ, Lý Mỹ Lệ lại hất luôn ly rượu trong tay vào mặt lãnh đạo kêu đánh tét một tiếng, tuyệt đối hất lên mặt, chứ không phải vào mồm. Bởi vì những người ngồi chung quanh bàn tiệc nhìn thấy khi Lý Mỹ Lệ hất rượu, ngoài nghe thấy tiếng khẽ kêu trước tiên, liền trông thấy trên mặt lãnh đạo rượu chảy ròng ròng như nước mắt. Lúc này không chỉ những người ngồi vây quanh bàn tiệc sững sờ, mà ngay đến lãnh đạo cũng sửng sốt. Đi đôi với việc mọi người ngoài Lý Mỹ Lệ đều ngạc nhiên, Lý M ỹ Lệ đã giận dữ đỏ bừng mặt, giận dữ rơi nước mắt, giận dữ chạy ra ngoài. Sầm một tiếng, Lý Mỹ Lệ giận dữ đóng mạnh cửa, khiến những người ngồi bên bàn tiệc ai cũng giật nẩy người. Sau caí giật nẩy người, ánh mắt của mọi thành viên hoặc thẳng, hoặc xiên, hoặc thực, hoặc hư đều nhìn vào lãnh đạo. Lãnh đạo cũng bị  tiếng đóng cửa giận dữ của Lý Mỹ Lệ làm giật mình, bỗng chốc sắc mặt tái xanh, bực tức đứng lên  mở cửa đi ra.

          Ai cũng biết, Lý Mỹ Lệ giận dữ bỏ đi sẽ không quay trở lại, lãnh đạo bực tức ra đi cũng không quay trở về. Bữa tiệc ngon lành vừa ăn được một nửa đã buộc phải bỏ dở. Không ai nói với ai, tất cả đều lặng lẽ đứng lên nhanh chóng bỏ cuộc.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

CHÙM CHO BÍNH THÂN





CHÙM CHO BÍNH THÂN
               TRẦN TRUNG

1/BIA HƠI HÀ NỘI
Bia hơi Hà Nội
Lên mây.
Xuân này còn đó
                 Đã đầy
                        Tương giao.
Gặp nhau cười khóc...
                         Thao thao,
Ngước mây-Tóc trắng
                         Tầm phào
                                Bia hơi.

2/MƠ MÒNG
Trời hửng lên rồi
                Mở lòng đón nắng.
Gió mùa qua-Trời lại thanh trong.
Mơ gì nữa, Giời còn cho gặp gỡ,
Chớp hàng mi,
                  Xanh ngát
                                Mơ mòng...

3/QUÊ XA
Quặn lòng chạnh nhớ Quê xa,
Thành Nam bữa ấy...
                       Mới là tình Quê.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

TIẾU LÂM GABROVO 5 ( TIẾP)





TIẾU LÂM GABROVO 5 ( TIẾP)





BÓNG GIÓ

Một bữa nọ, khách khứa đến chơi nhà vợ chồng người Gabrovo. Họ vừa mới kịp chào hỏi và ngồi xuống. Bà vợ chủ nhà nói oang oang với chồng cốt để mọi người nghe:

          - Này ông, chúng ta đi ngủ thôi. Khách khứa nhà mình có lẽ đã về hết cả rồi!



NHẬN XÉT

Một tốp thợ mộc làm nhà kho cho một người Gabrovo. Đến bữa trưa, chủ nhà mang ra một tô trong đó đựng vỏn vẹn vài thìa canh. Một trong đám thợ mộc nhận xét:

          - Ở vùng ta, ông chủ ạ, mọi người đều cắt đuôi mèo, nhưng ông thì có lẽ chặt đuôi mèo sát đến tận tai!



BÍ MẬT

Người ta hỏi một người thợ thủ công Gabrovo là thế nào anh ta nhanh chóng trở thành thợ cả khi anh ta vừa mới học nghề. Anh ta đáp:

- Chẳng có gì đặc biệt cả. Buổi sáng tôi dậy, rửa mặt bằng khăn mặt khô, trong khi các bạn học nghề chưa rửa ráy gì cả.



TÁC NHÂN KÍCH THÍCH

 Người ta hỏi một người Gabrovo làm thế nào để dạy cho trẻ con yêu lao động, dậy sớm, bắt tay vào việc làm sớm.

          - Biết nói thế nào nhỉ - anh ta cười đáp- năm đứa con nhà tôi chỉ có mỗi đôi giày mới. Buổi sáng đứa nào dậy sớm nhất thì được đi giày.



TỈ LỆ CO GIÃN

Một anh Gabrovo đến nhà cha MiNhiu hỏi vay tiền kinh doanh mở rộng buôn bán. Cha nghĩ ngợi, nghĩ ngợi rồi đồng ý.

- Tôi  sẽ cho anh vay nhưng mức lãi là hai chinh một ngày!

- Như thế lớn quá! – Anh kia ngạc nhiên – Thưa cha, lần trước con vay tiền cha từ mùa Thu đến hết mùa Đông lãi phải trả là một chinh một ngày.

          - Đúng rồi – Cha Mi Nhiu gật đầu – Nhưng bây giờ anh muốn vay từ mùa Xuân đến hết mùa Hạ. Lần trước anh dùng vốn trong những tháng ngày ngắn. Còn lần này, ngày mùa Hè dài hơn nên lãi suất phải trả cao hơn!



TIỆN LỢI

Đường phố thành phố Gabrovo thích cười nhỏ hẹp đến mức người ta phải nghiêng người để tránh nhau. Bởi vậy mà có chuyện đùa gọi  là “ Đợi đấy, hãy cho đi qua đã!”.

          Nhưng những phố “Đợi đấy, hãy cho đi qua đã!” lại có những thuận lợi hơn hẳn các phố rộng: hiên nhà san sát chạm vào nhau đến nỗi khi mưa chẳng cần ô dù mà vẫn đi suốt thành phố; sáng ra, chủ nhà bước ra phẩy ba nhát chổi, phố sạch bong; người bán nước ngọt, bánh mì tròn chẳng cần phải đi rao gọi người mua như ở các thành phố khác. Người mua ngay bên cạnh, bên phải, bên trái. Dân chúng Gabrovo tiết kiệm nhiều thời gian, chẳng hạn, hỏi xin tí dấm, tí ớt, tí gì đó của hàng xóm thì cứ đưa thẳng từ cửa sổ nhà này qua nhà kia…



Vũ Nho dịch ( còn tiếp)










Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

THƠ CHỐNG KHỦNG BỐ Ở BỈ




THƠ ĐỨC ĐƯƠNG ĐẠI SÁNG TÁC NGÀY 22-3-2016
(THƠ CHỐNG KHỦNG BỐ Ở BỈ )

Tấn công khủng bố tại Brussels. 22 Tháng ba 1016
Của Ingrid Herta Drewing, năm 2016
                        Bản dịch của Nguyễn Văn Hoa



Vào sớm mùa xuân,   ánh sáng và sự sống tràn trề ,
ôi thế mà mùa xuân đã phải choàng áo tang  màu đen
Thay vì mua xuân lung linh tinh tế ở đây để dệt gấm thêu  hoa,
nhưng đã mang đến khủng bố chết chóc đau khổ .
Thật điên rồ mang cái chết vô ích đến cho con người
Dự  cảm thấy sai lầm của ông trời, khủng bố mùa xuân là sự chiến thắng của lũ quỷ dữ hèn nhét ;

Ai cũng tràn đầy căm thù ,  vì họ  xa  những người thân yêu đã chết ,
ÔI tìm thấy nơi nào đây  để sống bình yên  như thiên đường,
Cuộc sống không có rình rập cái chết
và tránh xa địa ngục ghê sợ.
Một người mà họ tin tưởng vào ông trời , hãy chỉ ra sự  sự đồng cảm,
giúp đỡ người khác
và mùa xuân chỉ tìm thấy sự hài hòa!

Terroranschlag in Brüssel. 22. März 1016
 Von Ingrid Herta Drewing năm 2016

Des Frühlings Anfang, sonst voll Licht und Leben,
trägt heute schwarz der Trauerkutte Kleid.
Statt sich in Blüten zart hier zu verweben,
brachte er Terrors Todes-Botschaft, Leid.

Geblendet sprengten wieder Wahnsinns Krieger
sich dort mit Menschen sinnlos in den Tod.
Sie fühlten fälschlich sich als Gottes-Sieger,
und folgten feig’ nur teuflischem Gebot.

Wer so voll Hass ist, fern von allem Lieben,
der findet nirgendwo sein Paradies,
hat sich dem Leben nicht, dem Tod verschrieben
und wählt ein höllisch schauriges Verlies.

Ein Mensch, der Gott vertraut, zeigt Empathie,
hilft Anderen und sucht die Harmonie!