Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

THƯƠNG XỨ MÌNH





CHÙM THƯƠNG XỨ MÌNH
                  THƠ TRẦN TRUNG

1/ÔM LỆ ĐÁ
Đá cũng phiêu linh
                Mà tan thành lệ...
Nghẹn ngào
             Tình tứ
                    Chảy vào trong.
Trót lỡ nhịp
              Vấn vương
                      Tình-Thi-Sĩ...
Thương Kiếp-Hoa
                Ôm lệ đá vào lòng.

2/KHÔNG ĐỀ
Chiều chiều
            Lại một mình qua phố
Nhấp nhô Người...
                      Đèn đỏ đèn xanh.
Ngỡ ngả nào cũng trập trùng
                                Không tận !?
Nâng bước Ta đi-
                          Theo Lối-Của-Mình.

3/LI-HỢP
Lai láng Tình...
Buồn vui gặp gỡ.
Bắt tay nồng
            Ôm chặt-Nhớ xa...
Giời còn cho gặp
             Xanh-Tình-Ái.
Hôn nhau đi !
                Li-Hợp
                         Mặn mà...

4/VỀ-QUÊ
Chạnh lòng, chợt nhớ
                            Quê xa

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Chấm luận án Tiến sĩ cấp bộ môn ở khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội

Chấm luận án Tiến sĩ cấp bộ môn ở khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội

Chiều 28 tháng 11, Vũ Nho tham gia Hội đồng chấm luận án TS cấp Bộ môn, Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội với tư cách ủy viên. Đây là một vài hình ảnh buổi làm việc.

                                       GS TS Nguyễn Thanh Hùng công bố QĐ thành lập Hội đồng

                                     PGS TS Phạm Thu Hương công bố Hồ sơ bảo vệ

                                      Nghiên cứu sinh Lã Phương Thúy trình bày kết quả nghiên cứu
                                       GS TS Lã Nhâm Thìn đọc nhận xét phản biện

                                PGS TS Đỗ Huy Quang đọc nhận xét

                                     TS Trịnh Thị Lan phát biểu
                                         TS Phan Hồng Xuân phát biểu

                                      PGS TS Phạm Thu Hương phát biểu
                                PGS TS Nguyễn Thị Thanh Hương, người hướng dẫn khoa học phát biểu

Hội đồng đánh giá cao thành công của luận án, đồng thời cũng nêu lên những vấn đề cần chỉnh sửa. Hội đồng nhất trí cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp trường sau khi chỉnh sửa.







 

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

BÀI HÁT AI CÓ VỀ TRÀNG AN LINH THIÊNG





BÀI HÁT AI CÓ VỀ TRÀNG AN LINH THIÊNG
(Kỷ niệm tròn một năm 26/11/2015 – 26/11/2016 công bố tác phẩm này, trân trọng mời Quý vị và bạn bè cùng nghe lại cho vui nhé!
Triệu Lam Châu )

https://youtu.be/u7HV28IAUbY   (Video Ai có về Tràng An linh thiêng)

TRIỆU LAM CHÂU TÂM SỰ:
Tháng 4 năm 2014, nhân dịp kỷ niệm sáu mươi năm chiến thắng Điện Biên (1954 – 2014), Hội Văn nghệ Phú Yên có tổ chức một Đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác ở Tây Bắc. Triệu Lam Châu tôi cũng vinh dự được mời tham gia vào Đoàn đi thực tế sáng tác dịp ấy.
Đoàn đã lưu lại một số nơi chủ yếu để lấy tài liệu và cảm hứng sáng tác như: Khu du lịch Tràng An, Ninh Bình, Sơn La, Điện Biên…
Sau chuyến đi ấy, tôi có hẳn một Chùm thơ tình Tây Bắc, được bạn bè hoan nghênh.
Rồi khi thăm Tràng An – Bái Đính, Ninh Bình, tôi có ấn tượng mạnh bởi vẻ hùng vĩ và điệp trùng của núi non sông nước nơi đây. Bởi vì nó gợi lại hình ảnh quê núi Cao Bằng quê tôi, vốn vẫn có cảnh quan thiên nhiên là những dãy núi đá vôi hùng vĩ và điệp trùng như thế.
Thế rồi khi Tràng An được công nhận là di sản văn hoá – thiên nhiên của nhân loại, tôi liền nung nấu làm sao có tác phẩm nào đó để thể hiện vẻ hùng vĩ và hoành tráng của vùng đất ấy.
Song tôi lại chưa có kỷ niệm gì sâu sắc ở Tràng An cả. Và tôi chợt nghĩ tới bạn thơ Bùi Thị Mỵ (Em gái vàng của Nhà văn – liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết), người vốn sinh ra và lớn lên ở miền đất địa linh nhân kiệt này.
Tôi viết thư cho chị Bùi Thị Mỵ nhờ giúp đỡ phần lời ca. Và hình như chị đã có sẵn lửa lòng yêu quê hương rất đỗi tự hào – nên chị liền gửi ngay cho tôi bài thơ rất hoành tráng, rất hay Ai có về Tràng An linh thiêng.
Bài thơ đã đáp ứng lòng tôi mong đợi, là thể hiện nét hoành tráng đầy niềm tự hào về lịch sử, văn hoá và cảnh sắc thiên nhiên  Tràng An.
Tôi đã phổ nhạc cho bài thơ ấy với một niềm cảm hứng sôi trào.
Và Nhạc sĩ Thanh Hải phối khí, ca sĩ Tất Đạt đã thể hiện thành công nét hoành tráng mênh mang như tôi vẫn hình dung về Tràng  An  linh thiêng của chúng ta!
Chúng tôi xin trân trọng gửi bài hát này tới Quý thính giả và bạn bè, với lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, an lành và mọi thành công!
Tuy Hoà, lúc 19 giờ 42’ Tối 26/10/2015
Triệu Lam Châu

Trân trọng mời Quý thính giả và bạn bè cùng nghe bài hát Ai có về Tràng An linh thiêng, theo các đường dẫn sau đây:

https://youtu.be/u7HV28IAUbY   (Video Ai có về Tràng An linh thiêng)


(Video Ai có về Tràng An linh thiêng)


https://www.youtube.com/watch?v=u7HV28IAUbY   (Video Ai có về Tràng An linh thiêng)




Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN

   

4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN

Happy reading & Having good thoughts các BCAs!


CÂU CHUYỆN 1: CHIẾC RÌU
Có 1 chàng trai trẻ đến gặp quản đốc của một nhóm thợ đốn gỗ để xin việc. Người quản đốc chỉ vào một cái cây to và bảo anh ta hãy đốn thử xem mất bao lâu. Chàng thanh niên đã không mất nhiều thời gian đốn đổ cái cây đó một cách thiện nghệ.
Rất ấn tượng trước tay nghề khéo léo của anh, người quản đốc quyết định nhận anh vào làm “Tốt lắm, hãy bắt đầu đi làm từ Thứ Hai tới”.

Thứ Hai. Thứ Ba. Rồi Thứ Tư trôi qua, ngày ngày chàng trai đều chăm chỉ làm việc. Đến chiều ngày Thứ Năm, bổng quản đốc tới và cho chàng trai trẻ xem bảng xếp hạng:
“Chàng trai, năng suất làm việc của cậu đã tụt lùi so với những người khác. Tổng kết từ đầu tuần cho thấy cậu đã rơi từ vị trí đứng đầu hôm Thứ Hai xuống vị trí bét bảng cho đến hết ngày hôm nay.”
Chàng trai trẻ bất bình lên tiếng:
“Nhưng tôi đã rất chăm chỉ làm việc. Tôi luôn là người đến đâu tiên và là người ra về cuối cùng, thậm chí tôi còn không cả có thời gian uống nước!”
Người quản đốc gật đầu nói:
“Phải công nhận cậu là công nhân cần cù nhất ở đây, nhưng đã bao lâu rồi cậu chưa mài chiếc rìu của mình?”
Chàng trai thật thà thừa nhận:
“Từ đầu tuần tới giờ thì chưa lần nào. Tôi mải làm việc quá nên không có thời gian để mài rìu.”
+++
Bài học: Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Chăm chỉ không có gì là xấu, nhưng đôi khi cần có một khoảng ngừng để “mài sắc chiếc rìu”, làm mới bản thân thông qua việc tự học tập và rèn luyện. Bỏ qua việc này, chúng ta sẽ nhanh chóng bì “cùn” đi, và mất dần đi khả năng làm việc hiệu quả của mình.
CHUYỆN THỨ 2: BÁN ỚT
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

Tôi kể chuyện này...



Tôi kể chuyện này...
                         Vũ Nho


Chúng tôi đi Liên xô tháng 10 năm 1980. Khi đó Trung Quốc vừa xâm lược nước ta trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Chúng tôi đi máy bay, đỗ ở Bombay (Ấn Độ). Sau đó bay tiếp đến Matxcơva. Cùng chuyến bay có Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Việt Hải, Cao Gia Nức, Nguyễn Thị Hiền, Tô Bá Trượng, Nguyễn Văn Tuất, và bạn tôi ở khoa Văn Việt Bắc là Bàn Tiến Tân về phép.
          Máy bay bay một mạch thì có chuyện gì để kể đâu. Nhưng có một chuyện tôi nhớ lâu. Khi đó chúng tôi mỗi người được phát một va li, một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giầy da. Mỗi người có một khăn mặt “bé như bàn tay ếch” buộc ra ngoài quai va li (Để lau mồ hôi cho tiện, nhưng hóa ra chả  phải lau gì, nên trông rất “ngố”!). Khi đi, sợ sang Nga đói, nên chúng tôi cẩn thận vét tem gạo, mua mỗi người một bánh mì. Không ngờ trên máy bay họ cho ăn. Xuống ngủ tạm ở Kí túc xá họ cũng cho ăn. Lần đầu tiên chúng tôi ăn món catlet ( thịt băm viên, trộn bột mì rán). Thú thực, khi đó chúng tôi thấy sao mà ngon thế. Sau này ở Nga lâu, sinh viên Việt thường chê món này; nhưng với chúng tôi thì khi đó là “tuyệt vời”. Lại nói chuyện lương thực dự trữ của chúng tôi. Ở Hà Nội thật quý. Lóc cóc mang sang tận Nga, nhưng không có cơ hội dùng. Sớm hôm sau, trong tiết trời lạnh, những cái bánh mì rắn lại như đá! Loay hoay mãi tôi mới tìm thấy chỗ bỏ rác để chúng tôi vứt bỏ phần lương thực dự trữ này!

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

Thơ CÁM ƠN của cộng tác viên Đường Văn




Đường Văn, cộng tác viên ruột của trang vunhonb.blogspot.com mới mừng sinh nhật tuổi 68. Bạn bè trên FB chúc mừng. Dưới đây là chùm cám ơn của tác giả ĐV!

CẢM ƠN!

 ĐÁP LỜI BẦU BẠN CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 68
(22/11/2016) CỦA ĐƯỜNG VĂN, TRÊN MẠNG FACEBOOK.
MỘT BÀI CHUNG CÙNG SÁU BÀI BIẾN THỂ

ĐƯỜNG VĂN
1
Giã ơn bầu bạn gần xa,
Chúc mừng sinh nhật lão già ngẩn ngơ…
Tưởng bây giờ là bao giờ?!

Chập cheng 69, tảng lờ 70!
Hắt hiu, sắp hết nợ đời,
Hoàn vũ lên trời… Te tý tò te!
2
Cảm ơn Thanh Đạo, Xuân Dung!
Mừng sinh nhật;… Nguyễn ngượng ngùng lắm thay!
Hoàng hôn, còn một chút này,
Dâng đời, sắp trọn tháng ngày đìu hiu!

Thảnh thơi, lá nhặt cuối chiều,
Ghé gẩm bảy thập, liêu xiêu cũng gần…
Cái quay búng sẵn… phù vân,
Mờ mờ nhân ảnh tần vần…chẳng xa!
3
Cảm ơn người đẹp xưng “em”!
Mừng “anh”, tặng mấy lời khen mặn mà!
Em đang gần?!... Em đang xa?!...
Văn kỳ thanh… biết bao là... băn khoăn!
4A
Cảm ơn Nguyễn Hiếu – bạn thân,
Chúc mừng sinh nhật Đường Văn…thật là!...
Ngu ngơ, lẩm cẩm than già,
Tròm trèm thất thập ậm à, dở hơi!
Thơ là anh! Thẩn thì tôi!
Ba lăng nhăng, cái nợ đời…bỏ đi!

Hồi tưởng về Giáo sư Trần Đức Thảo

 

Hồi tưởng về Giáo sư Trần Đức Thảo                                                                        


Thu Tân Tỵ 2001, Trường Đại học Sư phạm long trọng tổ chức lễ mừng 50 năm ngày thành lập (10/1951-10/2001).

Tôi có nhận được giấy mời tham dự và không hiểu vì sao sau đó tôi không đi dự được Lễ hội trọng thể này. Nhưng tôi vẫn nhận được món quà của Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cuốn sách nhỏ Gương mặt và thành tựu khoa học (Hà Nội, 2001). Mở ra, ở trang 21 trở đi, tôi được nhìn lại gương mặt của các Thầy tôi, được xếp theo thứ tự, thứ tự gì nhỉ?): Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông… (nhưng lại không có GS. Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy). Và sau đó là thứ tự A, B, C tôi cũng thấy các bộ mặt Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng bên cạnh nhiều khuôn mặt sáng láng của Khoa Sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Vâng, các thầy tôi như đã kể trên, đều là những Giáo sư đầu ngành một thời của Trường Đại học Sư phạm. Và chúng tôi rất vinh dự vì có một thời làm cán bộ giảng dạy ở Đại học Sư phạm (từ năm 1956 như sách Gương mặt và thành tựu khoa học đã viết).

Tôi đã viết về các thầy Giàu, thầy Đào, thầy Huy, thầy Thông…
Hôm nay, theo Ban chỉ đạo Lễ mừng 45 năm Trường Đại học Tổng hợp (cũ) nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và sự năn nỉ của bạn bè, tôi dành những dòng dưới đây để ghi lại đôi điều về một người Thầy lớn khác của tôi: GS. Trần Đức Thảo.

Vì sao tôi lại viết quá chậm về thầy Thảo, tuy lúc còn sinh thời, nhà Thầy ở gần khu tập thể Kim Liên với tôi, căn phòng Thầy ở tầng 2 nhà B6, chỉ cách căn phòng của tôi một đỗi đường rất ngắn và gần như tháng nào tôi cũng sang thăm và trò chuyện cùng Thầy? Vì tôi sợ! Thầy Thảo là một nhà Triết học hiếm hoi ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

TIẾU LÂM GABROVO 24 ( TIẾP)





TIẾU LÂM GABROVO 24 ( TIẾP)

TỪ DI CHÚC CỦA NHÀ BUÔN GABROVO
“ Gia sản tích cóp được bằng lao động nặng nhọc: Khó mà kiếm được, khó mà làm tăng lên, khó mà bảo quản nó…”

NGUYÊN NHÂN CHÍNH ĐÁNG
Một lần, có một học sinh nghỉ học. Hôm sau, thầy giáo hỏi có chuyện gì xảy ra.
-         Không có gì đâu ! – Học sinh trả lờimẹ em giặt chiếc quần của em
Qua mấy ngày, chú nhỏ lại vắng mặt.
-         Điều gì cản trở em đến lớp lần này? – Thầy giáo hỏi.
-         Thưa thầy, em đã đi đến trườngChú bé giải thíchNhưng khi em đi qua nhà thầy, em thấy chiếc quần dài của thầy phơi trên dây nên

KHẮC PHỤC TÌNH HUỐNG
Một anh Gabrovo cần dùng chiếc lọ. Anh ta tìm thấy lọ nhưng trong đó còn một giọt I ốt. Anh chàng tiếc không muốn đổ I ốt đi, bèn lấy kim đâm vào ngón tay rồi bôi I ốt vào, sau đó dùng chiếc lọ rỗng.

TỰ ĐÁNH LỪA
Đi làm về, người Gabrovo thấy đám trẻ đang làm ồn ào gần nhà mình. Chúng sẽ không cho chợp mắt, anh ta nghĩ và bảo:
-         Các cháu tụ tập ở đây làm gì? Ở đằng kia, một người lạ chở đến một xe táo đầy và bây giờ đang phân phát không lấy tiền- muốn lấy bao nhiêu cũng được…
Lũ trẻ bỏ chơi, ba chân bốn cẳng chạy đi lấy táo.
Anh Gabrovo đứng, nhìn lũ trẻ đua nhau chạy, rồi đột nhiên chạy theo chúng.
“Biết đâu, nhỡ có người phân phát táo không mất tiền thật” – Anh ta nghĩ.

BIẾT TIÊU TIỀN
- Này Gacho, 2 leeva cho cháu. Hãy đem mua bánh mì, một chiếc cho cháu, một chiếc cho ta!
          Lát sau, chú bé Gacho quay lại và sau khi ăn hết chiếc bánh mì trên đường đi, chú bé nói:
          - Đây, giả lại chú 1 leva. Cháu đã mua chiếc bánh mì cuối cùng!

TỪNG TÍ MỘT
- Bố ơi! Con đập vào tấm thảm và nhặt được đồng 100xu. Làm gì bây giờ?
- Con hãy tiếp tục đập thảm, nhưng đập mạnh hơn!

ĐƯỢC MỜI
Những học sinh cùng lớp quyết định tổ chức liên hoan kỉ niệm. Họ gửi đi các giấy mời và ấn định ngày tụ họp ở nhà hàng. Họ ăn tối, nhảy múa. Sau đó người nào cũng tự trả suất ăn. Đến lượt anh chàng Gabrovo.
          - Tớ đi theo giấy mời! – Anh ta đáp.

NGƯỜI BẢO THỦ
          - Ông có biết không ông, rằng bây giờ đang thịnh hành mốt tặng ô tô cho cháu trai mang tên ông?
          - Ông vẫn theo mốt cũ, cháu ạ - Ông lão trả lời.

CHỘP LẤY CÂU NÓI
Chàng trai Gabrovo làm thợ học việc ở một ông thợ nề. Ông này bắt tất cả thợ cả lẫn thợ phụ phải làm việc cho đến khi ông ta nói: “ Tối rồi, kết thúc công việc!”
          - Bác nhìn kìa! – Một buổi chiều, chàng trai kêu lên – Có con chuột chạy theo bức tường!
          - Tối quá, ta không nhìn thấy gì! – Ông thợ cằn nhằn, tay vẫn tiếp tục đặt những viên gạch.
          -Nào, nếu đã tối, chúng ta kết thúc công việc thôi! – Chàng trai Gabrovo tuyên bố và tất cả nhất tề bắt đầu cởi tạp dề.

HÀO PHÓNG
- Bố ơi! Con mơ thấy bố mua cho con thanh socola nhỏ!
- Nếu còn mơ nữa thì con hãy mơ bố mua cho con thanh socola bự nghe!

TRẢ CÔNG
Một anh Gabrovo xây tường đá quanh sân nhà. Người hàng xóm thấy anh ta ì ạch khuân những tảng đá nặng bèn giúp đỡ. Đến chiều, khi công việc hoàn tất, anh ta xoa tay nói:
          - Tôi chúc bác sống thật lâu, bác láng giềng ạ! Bác đã giúp đỡ tôi. Để trả ơn, tôi xin nói cám ơn bác – Nếu không bác sẽ nói rằng đã làm công không!

Vũ Nho dịch
Còn tiếp