Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Chiều quê...




Chiều quê ...



Nắng đẩy mây dồn phía đằng tây

Mưa bụi lạnh thêm những gót giày

Ngõ nhỏ gió về luồn run rẩy

Nhao nhác lưng chiều cánh vạc bay.

*.

Làng Đá, chiều 19.08.2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN



.


Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Lã Nguyên và phê bình kí hiệu học*



Lã Nguyên và phê bình kí hiệu học*

  •   Trần Đình Sử
  • Thứ năm, 16 Tháng 8 2018 14:50
  • font size giảm kích thước chữtăng kích thước chữ



Mặc dù kí hiệu học đã được giới thiệu và ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 70 thế kỉ trước, song phải đến Phê bình ki hiệu học của Lã Nguyên, chúng ta mới có thể coi là một thành quả đáng kể của việc vận dụng lĩnh vực tri thức này vào  nghiên cứu văn học, nghệ thuật Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành và triển vọng của ngành nghiên cứu kí hiệu học nước nhà.

Vấn đề kí hiệu học tuy đã biết từ xưa, song trở thành môn khoa học chỉ mới xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, bùng nổ vào những năm 60 và có sự phát triển vượt bậc từ những năm 70 thế kỉ trước. Thế giới có nhiều trường phái kí hiệu học: F. de Saussure, Ch. Peirce, E. Cassirer, trường phái Tartus-Moskva. Lã Nguyên đặc biệt tâm đắc với trường phái kí hiệu học văn hoá của Y.M. Lotman, có một quá trình nghiên cứu lâu dài. Thành quả này có thể nhận thấy qua mấy điểm sau đây. Một là tác giả từ mấy chục năm gần đây đã phiên dịch, giới thiệu kí hiệu học và diễn ngôn học  của M. Bakhtin, Y. Loman và các học giả nổi tiếng khác  (Xem: Lí luận văn học – Những vấn đề hiện đại (2012, 2017) , Kí hiệu học văn hoá, 2014, 2015). Hai là vận dụng một số khái niệm kí hiệu học để mô tả khá thuyết phục một số ngôn ngữ nghệ thuật trong một số văn bản văn học được tập hợp trong cuốn sách này.

Như đã biết, ngôn ngữ nghệ thuật hình thành trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Là ngôn ngữ nghệ thuật, người ta chỉ có thể miêu tả nó (như miêu tả tiếng Việt, tiếng Anh), mà không thể định nghĩa nó. Mà muốn miêu tả thì phải có khái niệm công cụ, thao tác khoa học thì mới làm được. Ngày trước cũng có người muốn miêu tả kí hiệu trong ca dao, tục ngữ và thơ ca, nhưng chỉ với cặp khái niệm cái biểu đạt và cái được biểu đạt, quá nghèo nàn, nguời ta đã không làm được. Các bạn hãy đọc bài Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và hệ hình giao tiếp nghệ thuật của Lã Nguyên. Vấn đề nổi bật trong giao tiếp là ai nói, nói gì, nói với ai, nói thế nào, vạch ra các yếu tố ấy với trật tự của chúng trong một trào lưu văn học, ta có mô hình giao tiếp của trào lưu ấy. Trong trường hợp văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Văn học này ở Liên Xô, Trung Quốc thời trước cũng có tình hình tương tự, nhưng không đậm đặc như ở ta, nhất là trong thơ Tố Hữu), ta nghe được tiếng nói của kẻ chiến thắng, nói về bốn nhân vật - kí hiệu: lãnh tụ anh minh, mẹ vĩ đại, chúng con chiến đấu anh hùng, bên cạnh đó là kẻ thù – bầy thú man rợ, đã khái quát được các nhân vật chính của một nền văn học. Trong chúng con lại có hai loại nhân vật - kí hiệu: một loại được nói, tuyên bố các chân lí, một loại chỉ hành động mà không nói. Chỉ với các kí hiệu ấy văn học chúng ta đã kể và nói vô vàn câu chuyện của văn học một thời.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

TIỄN CON GÁI LỚN VỀ NHÀ CHỒNG với LỜI BÌNH




TIỄN CON GÁI LỚN VỀ NHÀ CHỒNG
                         
Nguyễn Hoàng Sơn

Hóa ra bố lại yếu lòng hơn mẹ
Lúc người ta đến xin dâu
Mẹ vẫn cười rất tươi
Mà bố thì rưng lệ
Lời thưa ngập ngừng nghẹn giữa câu...

Bố chẳng buồn đâu
Ai lại buồn trong một ngày như thế
Bố chỉ thương con
Vất vả thời thơ bé
Thuở ấy nhà ta thật nghèo
Con vừa sinh đã phải cùng chia sẻ
Một quả trứng ba người nhường nhau
Mền bông rách truyền hai thế hệ
Thời khốn khó tránh sao điều nặng nhẹ
Con buồn không khi bố mẹ bất hòa?

Giờ con thành con người ta
Phận gái lớn rồi phải thế
Con mặc váy cưới kiêu sa
Cổ mang vòng vàng sang quý
Bố không ưa bày vẽ
Nhưng muốn ngày vui con không thua kém bạn bè.

Xe hoa đưa con đi
Căn nhà đột nhiên trống vắng
Vẫn biết mai các con lại về
Nhưng có điều gì đã rời xa...mãi mãi.
Nâng ly rượu một mình trong nắng chiều nán lại
Ta già rồi ư?...


Lời bình của ĐỒNG THỊ CHÚC
 MÙA CƯỚI, NHỚ MỘT BÀI THƠ.
“Nâng ly rượu một mình trong nắng chiều nán lại
Ta già rồi ư?...”
Câu kết của bài thơ TIỄN CON GÁI LỚN VỀ NHÀ CHỒNG của nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn in trên báo Thơ ( phụ bản báo Văn Nghệ quý 1/2003, số đầu tiên ) mà tôi đọc được cứ ám ảnh mãi và mỗi khi đi dự một đám cưới nào đó thì lại nhớ về...
Nhà thơ tự nhận
“Hóa ra bố lại yếu lòng hơn mẹ
Lúc người ta đến xin dâu
Mẹ vẫn cười rất tươi
Mà bố thì rưng lệ
Lời thưa ngập ngừng nghẹn giữa câu...”

                                                      Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn
Cha mẹ nào khi con gái đi lấy chồng mà lại không có những cảm xúc vui buồn xen lẫn cơ chứ? Nhưng ở nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn vốn giầu cảm xúc thì nhiều lý do khiến ông càng rưng rưng. Cái lý do làm ông không nén nổi xúc động là nhớ về đời sống nghèo khó thời bao cấp

                                                              Nhà thơ Đồng Thị Chúc

Chúng tôi chúc mừng PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện!

 Chúng tôi chúc mừng PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện!
PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện vừa có cuốn sách thứ 7 rất quan trọng của đời viết. Đó là cuốn "Thăng hoa sáng tạo Thẩm mỹ Tiếp nhận Văn Chương" tuyển các bài viết từ 1974 đến 2017. Nhóm "Chúng tôi yêu nghệ thuật" ( WELOVART) đến  tòa soạn Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam, tầng 7, 51 Trần Hưng Đạo chúc mừng. Nhà thơ Ánh Tuyết và bạn Thanh Ngát không tới được vì lí do công việc. Thật vui hôm đó tại phòng làm việc của Tổng biên tập có 7 người. Vũ Nho, Đình Bắc, Tâm Dung, Kim Bảo, Hoàng An, PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện và phóng viên tạp chí Bạch Dương.
Ghi lại mấy hình ảnh cuộc gặp gỡ ấm áp tình bạn bè văn chương!

                                   Anh Thiện tặng sách mọi người

                                       Nữ sĩ Tâm Dung thay mặt nhóm tặng hoa anh Thiện

                                      Trái qua : Vũ Nho, Hoàng An, anh Thiện, Tâm Dung, Đình Bắc

                                  Anh Thiện và phóng viên tạp chí Bạch Dương

                                               Bánh mừng anh Thiện!

                                           Bày ngọn nến và con số 7 may mắn!

                                           Cắt bánh chia vui!

                                             Ở nhà hàng ( Anh Thiện chụp)

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Chùm thơ thiếu nhi của Nguyễn Hoàng Sơn





 Chùm thơ thiếu nhi của Nguyễn Hoàng Sơn

Tiếng hú



Bố nói thật ngọt ngào:

“Con Mây này lắm!”

Mây tròn đôi mắt sao

Môi hồng phô răng trắng.



“Con Mây này ngoan lắm!”

Giọng bố trầm và đanh.

Tia nhìn Mây sững lặng

Nước mắt vỡ vòng quanh!



Vụt ngỡ bố con mình

Sống lại thời thái cổ

Bố nói bằng… tiếng hú

Con nghe bằng nhịp tim.

6/10/1986


Hoa sói



Tên dữ dữ là

Mà hoa hiền thế

Trong vườn nhà bà

Sói cũng thành hoa!



Trận mưa đêm qua

Ướt đầm mái ngói

Sáng mở cửa ra

Đất trời như mới.



Bà ơi hoa sói

Chín tự bao giờ

Góc sân, bể nước

Thơm như hương chùa…

16/6/1982




                                                         Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn

Áo hoa

Cái nhà cũng thích áo hoa?

Đá ong may áo cho nhà của em.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Giao lưu ở Tông Poọng và thăm Mù Cang Chải





 Giao lưu ở Tông Poọng và thăm Mù Cang Chải

Gặp nhà thơ Chử Thu Hằng ở buổi sinh hoạt của Hội Nhà văn Hà Nội  ngày 10 tháng 9, nhà thơ rủ lên Nghĩa Lộ ( tôi  thích chữ “rủ” dân dã, thân tình hơn là chữ mời có tính lịch sự, quan phương), tôi  nhận lời liền. Chỉ biết là  lên Nghĩa Lộ để giao lưu thơ với Câu lạc bộ thơ Facebook Yên Bái và chào mừng đứa con tinh thần đầu tiên “Yên Bái bốn mùa yêu” từ trang mạng hiện hình trên sách giấy do nhà xuất bản Hội nhà Văn Việt Nam cấp phép. Và việc thứ hai với tôi và không ít người là “xóa mù” Mù Cang Chải. Đến nơi đây để biết cốm Tú Lệ, biết điểm bay dù lượn  đèo Khau Phạ xã Cao Phạ, và biết ruộng bậc thang nổi tiếng là thắng cảnh quốc gia  làm say lòng bao người qua hình ảnh đẹp như tranh.
Mấy hình ảnh của chuyến đi

                                         Ở bến Kim Mã

                                         Vừa xuống xe
                                    Home stay Hồng Chung
                                        Thi sĩ FB kiêm lái xe Vũ Thị Lợi
                                         Vũ Nho với Hoàng Việt Quân ( cùng là cựu SV Việt Bắc)

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Dự giới thiệu sách PHÊ BÌNH KÍ HIỆU HỌC của Lã Nguyên

 Dự giới thiệu sách PHÊ BÌNH KÍ HIỆU HỌC của Lã Nguyên
Theo thông báo trên trang FB, VN đi xe bus 28 đến Đại học Văn hóa để dự buổi giới thiệu sách. Đến trước giờ những 30 phút. Gặp ngay vợ chồng tác giả đang kí tặng sách cho bạn bè. Mỗ cũng được kí tặng một cuốn với tư cách "cố nhân" ( Chả là hồi ở Xanh Petecbua có lần đến uống rượu nhà La tiên sinh. Các cuộc bảo vệ của Nguyễn Minh Thuyết, Lộc Phương Thủy,...cũng gặp nhau. Bây giờ vẫn thi thoảng ghé FB. La tiên sinh còn nhắc câu đố: "Ăn nhanh, đi chậm, hay cười/ Hay mua đồ cũ là người nước mô?"). Gặp bác Lưu Đức Hạnh cũng đến. Hóa ra là bác Lưu, ông La, ông Nguyễn Duy cùng học một trường Lam Sơn lừng danh của Thanh Hóa. Nhiều người quen. Lộc Phương Thủy, Ngô Thảo, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Minh Lường, Hà Linh, Văn Giá,... 
Những người phát biểu về cuốn sách gồm có GSTS Trần Đình Sử, TS Mai Anh Tuấn, TS Trần Ngọc Hiếu, Phạm Xuân Nguyên, Sương Nguyệt Minh, Lưu Đức Hạnh, Ngô Thảo.VN cũng góp vài lời về cuốn sách (vì đã đọc mô thức Thệ, mô thức Hịch trên tạp chí Văn hóa Nghệ An,  mấy bài khác trên mạng; đọc lời bạt của GS TS Trần Đình Sử và bài viết của Đặng Thân,...)
Ghi lại mấy hình ảnh.


                                         PGS TS La Khắc Hòa ( Lã Nguyên) nói về Kí hiệu học và cuốn sách

                                            Cử tọa

                                                 PGS TS Văn Giá giới thiệu chương trình

                                       Ánh Ngân thay mặt Nhà xuất bản Phụ Nữ tặng hoa tác giả

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Xóm Cỏ của Nguyễn Khôi với lời bình



MƠ QUÊ TRONGXÓM CỎ

CỦA NGUYỄN KHÔI

*

 XÓM CỎ

"Khóm tre già đợi gió đứng bên ao"

- Anh Thơ

(Tặng: Đặng Xuân Xuyến)

-------------------------

Mơ... được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ

Ngồi bờ đê hít thở với sông dài

Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ

Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...

.

Ta là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị

Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm

Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá

Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên...

.

Ta muốn quên cái thời đang biến động

Chỉ vài hôm đã sạch lũy tre làng!

Cánh đồng xanh đã thành Đô Thị Mới

Ở giữa quê như chẳng có Quê Hương?!

.

Còn chút hẻo lẻ loi chòi Xóm Cỏ

Ta ra đây ngụ với Bác cu Bần

Nuôi vịt, trồng rau...xuống sông kéo vó

No cái mùi Hoa Cỏ nức hương xuân...

*

Bắc Ninh, 12 tháng 03.2016

NGUYỄN KHÔI

LỜI BÌNH của Đặng Xuân Xuến:

Lẽ thường, người ta mơ "từ quê" được "ra tỉnh", để được sống không khí náo nhiệt, sầm uất nơi phố xá, thị thành, thì nhà thơ Nguyễn Khôi lại mơ bỏ phố về làng, ngược với lẽ thường của nhân thế:

Mơ… được bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ

Ngồi bờ đê hít thở với sông dài

Ngắm dáng con đò trước cầu cao ngạo nghễ

Bãi ngô non thấp thoáng bóng ai...



Nhà thơ tự nhận mình "là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị" nên mới mơ khác lẽ thường ở đời: "bỏ Cao Tầng về Xóm Cỏ", để được là:

Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm

Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá

Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên...

Những câu thơ đẹp, hàm súc và tươi tắn chất thôn quê.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

CHỦ ĐỀ MÙA THU TRONG THI CA ĐỨC




                                             Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải

CHỦ ĐỀ MÙA THU TRONG THI CA ĐỨC ( nay BRD)

Tiến sĩ  Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương- Bắc Ninh ) chuyển ngữ từ tiếng Đức 

                                                              TS Nguyễn Văn Hoa

Tiểu dẫn : Bốn mùa trong đó Mùa Thu là Chủ để gây nhiều cảm xúc cho  thi nhân & độc giả yêu thơ Đức;

Bằng cảm xúc riêng tư cá nhân mình, vì tôi sống cạnh một cánh rừng ở  Đức , và trải qua nhiều Mùa Thu ở đó, trong khi đọc  hàng trăm bài thơ chủ đề Mùa Thu trong diễn đàn thi ca Đức , nhưng tôi chỉ lưa chọn ra 8( tám ) Bài chủ đề Mùa Thu  mơ hồ  thấy nó chạm đến trái tim Việt của mình ;

Tôi xin chuyển ngữ 8 ( tám )  bài chủ đề Thu , Đó là

 Bài 1 Mùa Thu nóng,

Bài 2 Mình yêu mùa thu ,

Bài 3 Bão Mùa Thu,

Bài 4 Chớm Thu,

Bài 5 Bản giao hưởng Mùa thu,

Bài 6 Cô đơn Mùa Thu,

Bài 7 Bức tranh Mùa Thu,

Bài 8  Tản bộ qua rừng Thu ;

*

BÀI 1

Haiku – Mùa thu nóng

Của  Oliver Mikos                           

Trung tuần tháng Tám


Khi liên tục mưa


Lá chuyển sắc nâu

Haiku – Heißer Herbst

Von Oliver Mikos, 2011

Mitten im August
Seit Wochen Dauerregen
Die braunen Blätter

**

Bài 2

Mình yêu mùa thu

 Của  Elisabeth Kreisl, 2017

Mình yêu Mùa Thu,


Yêu nhịp  đập tim Thu,


Nụ cười dịu dàng Thu,


Ngày bão Thu đi qua .

 

Mình yêu Mùa này


Những cánh đồng sương sớm,


Phong cảnh rực rỡ


Rừng Thu khoe sắc màu.


 


Mình yêu hương Thu


Thiên nhiên nồng nàn,


Sự quyến rũ, vẻ đẹp


Thạch anh tím.


 


Mình yêu Mùa Thu,


Nghe bài ca Thu ngân nga


Yêu ma thuật của Thu,


Can đảm bủa vây mình.

Ich liebe den Herbst

von Elisabeth Kreisl, 2017

Ich liebe den Herbst,
lieb seinen Herzensschlag,
sein sanftes Lächeln,
seinen stürmischen Tag.

Ich liebe die Zeit
der Frühnebelfelder,
den leuchtenden Anblick
der farbigen Wälder.

Ich liebe den Duft
der gereiften Natur,
den Charme, die Schönheit
der lila Heideflur.

Ich liebe den Herbst,
wie er singt, wie er klingt,
lieb seinen Zauber,
der beherzt mich umringt.
***
 Bài 3
Bão Mùa Thu
Của Gerhard Ledwina, 2007
 Những ngày Thu bão tố
Gió thổi lá cuối trời
Cành cây trơ trụi
vì lá đã héo khô
Mùa Thu cây chững lại
Không mọc lá trên cây
Vì giành  nhựa sống cho mùa xuân
Vì rực rỡ mặt trời mùa hè

Stürmischer Herbst

Von Gerhard Ledwina, 2007
Stürmisch sind des Herbstes Tage
Wind Blätter weit hervor
Laub fällt ab von vielen Ästen
weil kein Wasser mehr empor

Herbst Bäume langsam treten
Wächst kein Blatt mehr neu am Baum
Kraft zu sammeln für das Frühjahr
für die Sommersonnenschau
****
Bài  4
Chớm thu
Của  René Oberholzer, 2018

Những ngọn núi trải dài
Đằng sau vùng đất giữa
Và những câu hỏi không thôi
Nơi đâu cha mình ở lại

Mình  nhìn lên bầu trời
Giống như một đứa trẻ
Và xem hình thù biến hóa
Từ mây Thu mỏng manh

Mình lặng nhìn buồn tẻ
Dạo lang thang xung quanh
Tìm kiếm không gian một cách mơ hồ
Đóng băng  dưới ánh mặt trời