NGUYỄN VIỆT ANH: THƠ TỪ THẾ GIỚI CẢM QUAN KHÁC BIỆT
MƯA TRONG CỬA SỔ TRỜi
TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN PHƯỢNG VỀ BÀI “QUA ĐÈO NGANG”
Vũ Nho
TRÍCH FB BÀI CỦA
NGUYỄN PHƯỢNG
1. Nhan đề:
Nhan đề thơ trung đại thường rất ngắn gọn, tiết chế chữ.
Trước đây bài thơ thường được mặc định ở thể tả cảnh ngụ tình. Có người còn rút gọn hơn nữa trong giới hạn thơ vịnh cảnh.
Nếu chỉ để vịnh cảnh, bà chỉ cần viết: ĐÈO NGANG là được rồi. Chữ QUA ở đây vì thế sẽ là chữ thừa.
Tuy nhiên, trong mục đích của thi nhân thì chữ QUA trong nhan đề kia đóng vai trò chứa đựng trọng lượng nghĩa cơ bản của thông điệp.
Từ QUA ở đây giữ chức năng của một động từ. Do đó, QUA là đi qua, vượt qua.
Người ta không chỉ phải đi qua một biên giới của họ Trịnh, họ Nguyễn trong quá khứ mà người ta còn phải đi qua, vượt qua cái ranh giới của hận thù và, việc này thì chẳng dễ.
Lịch sử nội chiến của dân tộc này đã minh định điều đó.
2. Cú pháp và ngôn ngữ:
Có một sự lặp.
Không lặp từ nhưng lặp ý. Đó là các từ DỪNG CHÂN và ĐỨNG LẠI. Về nghĩa không khác. Đứng lại thì cũng là dừng chân thôi. Nhưng tại sao?
Tức là có một sự lưỡng lự không hề nhẹ.
KHÔNG CHỈ CÓ BA NGƯỜI…
Tiểu thuyết “Ba người cùng làng” của Hữu Đạt, Nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2024
Vũ Nho
Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Hữu Đạt là một người “đặc biệt”. Nói như vậy vì anh là người được đào tạo thành nhà nghiên cứu. Anh đã rất thành công trong lĩnh vực ngôn ngữ học với nhiều công trình được đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên đánh giá cao. Nhưng không chỉ có thế. Tư duy nghiên cứu không hề ảnh hưởng đến tư duy sáng tác, dù rằng đây là hai kiểu tư duy rất khác biệt mà thường thì ít người có được cả hai. ( chỉ hiếm hoi có GS Hà Minh Đức, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, GS.TS. Lê Văn Lân ( Mã Giang Lân) và PGS.TS. Phạm Quang Long). Hữu Đạt đặc biệt vì trong lãnh vực nghiên cứu, anh là người thành công. Nhưng lĩnh vực sáng tác, anh cũng có nhiều thành tựu nổi bật. Không nhiều nhà nghiên cứu lại có gia tài văn xuôi gồm kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết phong phú như một nhà văn chuyên viết văn xuôi. Anh viết cả ca kịch, kịch nói, truyện, rồi kịch bản phìm truyền hình, cuốn chân dung nổi tiếng các giáo sư khoa Văn trường Đại học Tổng hợp “Văn khoa chân dung kí’. Anh còn có hai tập thơ, một tập trường ca. Anh đã có 9 tiểu thuyết từ “Ngọn lửa tình yêu” (1987) đến “Cổng trường thời mở cửa” ((2006). “Ba người cùng làng” là cuốn tiểu thuyết thứ mười của anh. Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến cuốn sách “Kì bí đi tìm y lí phương đông” liên quan đến lĩnh vực Y học. Một sức làm việc đáng kính nể, …