Nguyễn Đức Hạnh – Phân mảnh để phát sáng
Nguyễn Đức Hạnh – Phân mảnh để phát sáng
Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến
*
DẠI SAY
.
Em vờ say nghỉ lại
Ta mượn say để liều
Kìa, em đừng có dại
Quấn ta vào cuộc yêu!
*.
Hà Nội, 25 tháng 5-2025
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
HẸN RƯỢU
.
Em hẹn lễ này đem rượu đến
Rượu ủ men quê ngọt đứ đừ
Ta chờ men ủ ru giấc ngủ
Lễ đã đến rồi. Rượu có quên?
*.
Hà Nội, sớm 30 tháng 4-2025
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
TÁC GIẢ LÊ ANH PHONG
THI SĨ HOÀNG NHUẬN CẦM, ĐỜI VÀ THƠ
LÊ ANH PHONG
Cách đây tròn 3 năm, sự ra đi đột ngột của anh Hoàng Nhuận Cầm đã để lại bao nỗi nhớ về một thi nhân “có đủ nỗi buồn” và nỗi cô đơn để sống. Hy vọng qua những câu chuyện đời thường và câu chuyện văn chương, có thể góp thêm góc nhìn, giúp bạn đọc hình dung về một Hoàng Nhuận Cầm giữa thơ và đời, giữa anh với người khác.
Tuy đến với anh muộn, nhưng tôi có nhiều kỷ niệm với anh. Cuối năm 2018, lần đầu tiên tôi đến thăm anh tại nhà riêng ở Lò Đúc. Một căn phòng còn lại của thời bao cấp, chật chội, sách tràn ra che kín một khoảng tường. Hơi bề bộn. Mở cửa là thấy cái điếu cày. Mỗi khi có khách, anh lại lấy ra mấy cái ghế nhựa nho nhỏ mời ngồi. Y hệt như quán nước bình dân của phố. Tuy vậy, ở một góc trang trọng, có hai hòn đá nhỏ anh mang về từ Thành Cổ Quảng Trị, từ bờ sông Thạch Hãn, bên cạnh là cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Nhiều lần tôi thấy anh thắp hai nén nhang trên đó. Sau này anh có tâm sự, mình thắp hương cho những người lính đã ngã xuống của cả hai phía, bạn ạ. Dường như ký ức và ám ảnh của chiến tranh vẫn còn mãi trong anh. Đường xa nhìn lại, có lần anh nhắc tới câu nói của thủ tướng Võ Văn Kiệt “Có hàng triệu người vui, cũng có hàng triệu người buồn”.
NGƯỜI ĐÀN BÀ HỌC LÀM THƠ
NGÔ NGUYỄN
Tại câu lạc bộ thơ Ánh Dương, người ta thường
nhắc đến Tuyết Vân như một người đàn bà vừa sang
trọng vừa nồng nàn. Ở tuổi năm mươi, chị vẫn giữ
được nét xuân mặn mà, cái dáng đi uyển chuyển và
ánh mắt lúc nào cũng ướt như một khổ thơ chưa viết
xong. Chồng mất sớm, con trai duy nhất du học và
định cư ở nước ngoài, gửi về đủ đầy vật chất. Tuyết
Vân không thiếu gì, chỉ thiếu một điều - sự rung động
con tim. Và chị tìm nó qua những vần thơ.
Mỗi tuần một buổi, chị lái chiếc xe ô tô riêng đến
câu lạc bộ. Chị học làm thơ, sống với thơ, sửa từng
nhịp điệu, từng câu chữ như gọt giũa chính tâm hồn
mình.
(Truyện ngắn)
LƯU BÁ THỊNH
Trên đường hành quân vào Nam chiến đấu, tôi được nghe câu chuyện cTảm động về một nữ quân y ở trạm tiền phương trên dãy Trường Sơn.
Trạm cứu thương này nằm giữa hai dãy núi gần ngay con đường huyết mạch của bộ đội ra Bắc, vào Nam - thuộc cung đường số 15, được rừng cây che phủ, nên khá an toàn trong một thời gian khá dài.
Bọn máy bay Mỹ quần thảo đêm ngày, hòng ngăn chặn con đường chuyển quân của ta. Chúng bắn phá con đường rất ác liệt. Bụi đọng trên đường dầy ngập đến mắt cá chân. Bộ đội hành quân qua đây bị thương vong rất nhiều.
Tuy vậy trạm cứu thương vẫn trụ vững vì bọn địch chưa phát quang được rừng cây che phủ, hơn nữa trạm nằm giữa khe núi, được các dãy núi hai bên bao bọc, nên máy bay Mỹ khó bắn trúng hoặc thả bom vào trạm. Nên thực tế, trạm vẫn là nơi khá an toàn.
Bộ đội bị thương vào trạm, được sơ, cấp cứu kịp thời, chữa trị một thời gian, sau đó được chuyển lên tuyến trên, những ai khỏe mạnh lại có thể trở về đơn vị chiến đấu.
Phụ trách trạm là Đại đội trưởng Trần Phương, cấp bậc Đại úy, người Quảng Bình,
to cao, dáng người cục mịch, nhưng rất nguyên tắc .
TRANG THƠ THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH
Nguyễn Đình Bắc
ĐƯỜNG THƠ
Anh nắm tay em đi giữa trời Hà Nội
Săc cờ thắm đỏ lung linh
Có em học trò chân sáo
Tung tăng trong nắng Ba Đình
Sao nay trông em đẹp lạ
Khẩu trang che nửa mặt duyên
Nụ cười long lanh đôi mắt
Gió bay tung mái tóc huyền
Cuộc đời qua nhiều dâu bể
Ta càng thấu tỏ lòng nhau
Đường thơm ngất ngây hoa sữa
Tóc thề vẫn đượm hương cau
Về Linh Đàm với anh em nhé
Mặt hồ soi nước gương trong
Dấu xưa chôn vùi xác giặc
Quân reo dậy sóng Sông Hồng
Hà Nội năm cửa ô em nhỉ
Cửa nào cũng đẹp cũng linh
Đón em dành riêng một cửa
Đường thơ vào trái tim anh
Hoa Lua
HÁT RU ANH TRONG ĐÊM TRỞ GIÓ
Đêm nay lại trở gió rồi
Thấy anh mất ngủ biết trời chuyển mưa
Vết thương từ những ngày xưa
Bao nhiêu năm, cứ như vừa hôm qua
Mảnh bom cắn xé thịt da
Anh không kêu, chắc vì là thương em
Để em dậy tắt bớt đèn
Để em xóa nhẹ cho mềm cái đau
À ơi anh ngủ cho sâu
Còn bao đồng đội từ lâu không về
Ngủ đi nào những tái tê
Nỗi đau trần thế gọi về hư không
Quên đi một thuở bão giông
Bình minh sẽ đến trong vòng tay êm...
Ngủ ngoan anh, ngủ thật êm
Trái tim mãi đập ở miền có em
Đoàn Thịnh
CHUYỆN THƯƠNG BINH HỎNG MẮT
Gặp nhau lập cập lời chào
Bàn tay luýnh quýnh rờ vào mặt nhau
Đằng sau mỗi cặp kính nâu
Con ngươi bằng sứ hướng đâu vô hồn
Chỉ lung linh tiếng cười ròn
Rồi ôm nhau khóc như còn ngày xưa
Cái ngày đôi mắt còn chưa …
Xuyên đêm chiến trận nắng mưa dặm dài .
Mắt mong hoa bưởi tóc cài
Bâng khuâng dõi suốt dặm ngoài hậu phương .
Mà nay khua gậy lần đường
Vịn vào đâu cũng khôn lường bước chân .
Bấy nhiêu gương mặt yêu thân
Bao hoa lá, với trăng ngần…bỗng không
Còn đâu thấy thắm môi hồng
Chập chờn dáng mẹ lưng còng ngóng con …
Như bao lấp lánh sáng dồn
Từ trong hốc mắt chỉ còn tối đen .
Các anh cười, khóc hồn nhiên
Để cho bè bạn nấc lên từng lời
Ngàn sao mãi mãi rạng ngời
Trong tròng mắt ấy, ơi người chiến binh
Người gửi / điện thoại
GIÁ CỦA SỰ THÁI QUÁ
*ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Chị vỗ đét cái vào mông anh rồi trề môi, cong cớn: - Eo ơi, già rồi mà còn trẻ con lắm! Gần năm chục tuổi đầu rồi mà nhí nhảnh con cá cảnh lắm cơ.... Đời thủa nhà ai, tóc đã bạc trắng mái đầu rồi mà bày đặt níc nêm là em còn bé lắm... Ơ, mà chồng xưng em với ai thế... Chẳng lẽ chồng xưng em với vợ?
Anh đỏ mặt, ấp úng:
- Thì đặt thế cho nó lạ,... chứ em với ai đâu?
Chị sầm mặt:
- Thế là không được! Thế là chồng không trung thực, chồng gian dối với vợ! Chẳng ai đặt níc nêm lại không có nghĩa cả? Thôi chết! Hay chồng phải lòng mụ bán xôi đầu ngõ mới xưng em ngọt ngào như thế? Chả trách, chồng toàn khen xôi nhà mụ ý vừa ngon vừa rẻ. Tháng trước, vợ đánh dấu 5 lần chồng ăn xôi nhà mụ ý đấy.
Anh gãi gãi đầu, giọng có chiều “nể vợ”:
- Thì xôi nhà bác ấy ngon và rẻ thật nên chồng mới ăn. Mà... năm ngoái vợ chả khen xôi nhà bác ấy nấu ngon, sạch lại bán rẻ còn gì? Vợ chả nhắc đi nhắc lại chồng phải thường xuyên ăn xôi ủng hộ nhà bác ấy đấy thôi...
Chị tròn mắt nhìn anh rất lâu, rồi thẽ thọt:
ĐI THĂM HỎI
Lâm Vĩnh Chi
VŨ CÔNG HOAN dịch
Ngày nhà giáo như thường lệ, Ủy ban hành chính thị trấn tổ chức đi thăm hỏi, cac trường học trong thị trấn bỗng chốc tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên.
Chủ tịch thị trấn hớn hở dẫn đầu đoàn thăm hỏi đến từng trường, sốt sắng bắt tay chúc mừng các thầy cô giáo. Chiếc xe co đi vào trường tiểu họ trung tâm thị trấn,Chỉ tịch thị trấn xuống xe hồ hởi bắt tay thầy giáo Hoàng, vừa nhiệt tình vừa thân thiết nói:
Tiểu Lâm, trợ lí văn hóa giáo dục của thị trấn đứng bên cạnh khe khẽ cải chính:
Ông chủ tịch thị trấn một lần nữa xiết chặt hai tay thầy giáo Hoàng và nói:
NHỮNG “CHẤM PHÁ” TÂM CẢM
MƯA TRONG CỬA SỔ TRỜi
TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN PHƯỢNG VỀ BÀI “QUA ĐÈO NGANG”
Vũ Nho
TRÍCH FB BÀI CỦA
NGUYỄN PHƯỢNG
1. Nhan đề:
Nhan đề thơ trung đại thường rất ngắn gọn, tiết chế chữ.
Trước đây bài thơ thường được mặc định ở thể tả cảnh ngụ tình. Có người còn rút gọn hơn nữa trong giới hạn thơ vịnh cảnh.
Nếu chỉ để vịnh cảnh, bà chỉ cần viết: ĐÈO NGANG là được rồi. Chữ QUA ở đây vì thế sẽ là chữ thừa.
Tuy nhiên, trong mục đích của thi nhân thì chữ QUA trong nhan đề kia đóng vai trò chứa đựng trọng lượng nghĩa cơ bản của thông điệp.
Từ QUA ở đây giữ chức năng của một động từ. Do đó, QUA là đi qua, vượt qua.
Người ta không chỉ phải đi qua một biên giới của họ Trịnh, họ Nguyễn trong quá khứ mà người ta còn phải đi qua, vượt qua cái ranh giới của hận thù và, việc này thì chẳng dễ.
Lịch sử nội chiến của dân tộc này đã minh định điều đó.
2. Cú pháp và ngôn ngữ:
Có một sự lặp.
Không lặp từ nhưng lặp ý. Đó là các từ DỪNG CHÂN và ĐỨNG LẠI. Về nghĩa không khác. Đứng lại thì cũng là dừng chân thôi. Nhưng tại sao?
Tức là có một sự lưỡng lự không hề nhẹ.