NỔI LỬA LÊN EM
(Truyện ngắn)
LƯU BÁ THỊNH
Trên đường hành quân vào Nam chiến đấu, tôi được nghe câu chuyện cTảm động về một nữ quân y ở trạm tiền phương trên dãy Trường Sơn.
Trạm cứu thương này nằm giữa hai dãy núi gần ngay con đường huyết mạch của bộ đội ra Bắc, vào Nam - thuộc cung đường số 15, được rừng cây che phủ, nên khá an toàn trong một thời gian khá dài.
Bọn máy bay Mỹ quần thảo đêm ngày, hòng ngăn chặn con đường chuyển quân của ta. Chúng bắn phá con đường rất ác liệt. Bụi đọng trên đường dầy ngập đến mắt cá chân. Bộ đội hành quân qua đây bị thương vong rất nhiều.
Tuy vậy trạm cứu thương vẫn trụ vững vì bọn địch chưa phát quang được rừng cây che phủ, hơn nữa trạm nằm giữa khe núi, được các dãy núi hai bên bao bọc, nên máy bay Mỹ khó bắn trúng hoặc thả bom vào trạm. Nên thực tế, trạm vẫn là nơi khá an toàn.
Bộ đội bị thương vào trạm, được sơ, cấp cứu kịp thời, chữa trị một thời gian, sau đó được chuyển lên tuyến trên, những ai khỏe mạnh lại có thể trở về đơn vị chiến đấu.
Phụ trách trạm là Đại đội trưởng Trần Phương, cấp bậc Đại úy, người Quảng Bình,
to cao, dáng người cục mịch, nhưng rất nguyên tắc .
Phụ trách hậu cần là đại đội phó Lê Mạnh người Thanh Hóa, kiêm bí thư chi bộ, cấp bậc trung úy, tính tình hiền lành lại hay thương người, thương các đồng chí thương bệnh binh và cả các đồng chí, đồng đội trong trạm.
Cả hai đều tốt nghiệp trường đại học quân y dã chiến tại Hòa Bình. Toàn đơn vị có 4 bác sỹ, 6 y sỹ (điêu đưỡng viên), đều đã tốt nghiệp các trường trung cấp Y khoa mới được điều vào từ ngày thành lập trạm.
Trong đó có 2 nữ y sỹ: Cô Thu nữ sinh Hà Nội mới ra trường. Cô Duyên là y sỹ lâu năm, công tác ở một xã miền quê Thái Bình, xung phong đi bộ đội, tuy hơi đứng tuổi, đã gần 30, nhưng rất hăng hái làm việc, chăm sóc thương binh tận tình như người chị gái, nên anh em
rất quý.
Thu lại càng quý chị Duyên hơn, hai người đi đâu cũng có nhau, Thu coi Duyên như chị gái của mình, nhiều khi còn nũng nịu bắt chi Duyên chiều đủ thứ.
Duyên cũng coi Thu như em gái, chị toàn nhường nhịn Thu, có quà gì cũng đều dành cho Thu, cho nên Thu quý chi Duyên lắm. Đắc biệt Thu rất thương chị vì chị đã đứng tuổi rồi mà vẫn chưa có người yêu.
Cuộc sống của họ cứ thế diễn ra hàng ngày như vậy. Những ngày cao điểm, bọn Mỹ đánh phá ác liệt, số thương binh cao, họ phải làm việc rất vất vả. Thỉnh thoảng, vào những ngày sương mù dầy đặc, máy bay Mỹ quan trắc khó khăn, nên mật độ đánh phá của chúng cũng giảm đi phần nào.
Nhưng sau khi chúng dùng máy bay B52 rải thuốc khai quang (diocin), đốt cháy trụi cây rừng ở hai bên dãy núi và khu vực trạm cấp cứu tiền phương, thì trận chiến ở đây ngày càng trở lên khốc liệt. Số thương binh bị thương lại tăng lên.
Ngày nào cũng có từ hai đến ba thương binh được đưa vào cấp cứu. Ngoài việc thả bom bi, bom chùm, bom tọa độ, chúng còn thả nhiều loại bom cháy, như bom napan, bom khai quang tôi đã nói ở trên.
Mặc dù ngày hôm trước là ngày chúa nhật, nhưng chúng cũng vẫn bắn phá rất ác liệt. Chúng gọi đó là chiến dịch hủy diệt. Rừng cây bị đốt cháy, tất cả bị cháy đen thui, hoặc cháy có ngọn lửa ngùn ngụt. Các loại cỏ tranh, cỏ Mỹ, cỏ Lào, bị cháy cụt ngủn đen kịt, trơ cả sườn núi, đất đá nham nhở.
Cảnh tượng thật ảm đạm, quang cảnh không khác gì những nơi mới bị núi lửa phun trào đi qua.
Nhưng thật là kỳ lạ: Trạm, cấp cứu vẫn
trụ vững trong hang, vẫn đảm bảo cấp cứu kịp thời cho các thương binh, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
Bốn giờ chiều ngày hôm trước, máy bay Mỹ lại đến bắn phá dữ dội đoạn đường gần trạm cứu thương. Do đơn vị lính trẻ mới tăng cường vào Nam chiến đấu, nên đơn vị đã xuất quân khá sớm, số tân binh trẻ kinh nghiệm chưa nhiều, đợt đánh bom lần này cũng làm cho rất nhiều chiến sỹ bị thương.
Chỉ hơn một tiếng đồng hồ đánh phá, đã có 11 đồng chí bị thương, trong đó có một chiến sỹ trẻ độ chừng 18 tuổi, bị bom săng làm cho bỏng nặng ở đầu, ngực, hai cánh tay, đùi và hai cẳng chân. Ban chỉ huy trạm đã phải bố trí cho anh vào điều tri tại một căn phòng trong cùng của hang.
Đơn vị còn căng ri đô, làm cho anh một căn phòng nhỏ khá kín đáo, vì vết bỏng làm cho anh không thể mặc quần áo được.
Hàng ngày ngoài lúc điều trị, làm thuốc của các y bác sỹ xong, anh chỉ đắp hờ một mảnh vải dù chiến lợi phẩm. Đơn vị cũng cử riêng y tá Duyên chăm sóc anh .
Chị Duyên chăm sóc anh rất tận tình như chăm ngươi em trai nhỏ của mình. Chị đã động viên anh, dỗ dành anh, chị lau rửa vết thương, xoa, bôi thuốc cho anh rất nhẹ nhàng, làm cho anh lính trẻ cũng được động viên một phần nào.
Sau một tuần anh đã đỡ kêu gào và lo lắng. Những lúc chị rửa vết bỏng cho anh ở hai bên đùi, bên bẹn anh cũng đỡ xấu hổ và dần dần lặng yên, cho chị dễ thao tác.
Đến tuần thứ hai thi họ như hai chị em ruột, thực sự đồng cảm. Vết thương của anh nhiều chỗ vẫn bị chảy nước vàng, khó liền da, mỗi lần bôi thuốc là anh lại bị bỏng rát, đau đơn. Nhìn nét mặt cố nến đau của anh, chị lại cố thao tác nhẹ tay hơn nữa. Đôi khi chị còn nói đùa một tý cho anh quên bớt nỗi đau.
Sau hai tháng trời, các vết bỏng của anh đã khá hơn nhiều, nhưng còn mấy mảnh bom bi ở trên đầu, nên đơn vị định chuyển anh ra Bắc tiếp tục điều trị.
Biết sắp phải xa anh, chị Duyên càng thương anh hơn. Một lần máy phát điên bị trục trăc. Điện tắt lúc 8 giờ tối. Đúng lúc chị Duyên đang bôi thuốc cho anh ở bẹn. Mất điện làm chị lúng túng, nhỡ tay chạm vào chỗ kín của anh, khiến cho cậu nhỏ thức dậy, làm chị giật mình.
Do tối trời nên không ai biết họ cùng đỏ mặt lên vì xấu hổ. Như có một luồng điện chay qua người, làm chị Duyên rao rực, rồi bản năng làm mẹ của người phụ nữ trỗi dậy trong chị… Chị nghĩ cuộc chiến này có thể còn keó dàì, chị cần có một đứa con…
Thế là đêm sau, chị chủ động xin anh một đứa con. Lúc đầu anh không dám nhận lời, nhưng rồi trước sự nài nỉ chân thành của chị, anh đã chấp nhận.
Cuối cùng chị đã có thai đúng như mong ước. Khi anh đựợc chuyển lên xe ra Bắc điều trị thì chị đã có mang hơn hai tháng. Bốn tháng sau, nhìn bụng chị đã lùm lùm, cả trạm đều bất ngờ. Ông Trạm trưởng Trần Phương tức giận quát ầm lên. Thế này thì còn ra thể thống gì nữa? Ông yêu cầu chính trị viên của trạm phải điều tra ra ai là cha đứa bé?
Mọi người bán tín, ban nghi cho anh chiến sỹ trẻ. Nhưng chị Duyên chỉ nhất mức nhận cha đứa bé là một anh bộ đội hành quân qua đường, chị gặp khi đi hái rau rừng bên suối.
Thế rồi trạm họp lên họp xuống, kiểm điểm chị, thậm chí còn quyết định khai trừ chị ra khỏi Đảng. Chị vẫn nhất mức không chịu khai thực là anh thương binh trẻ đã đựơc chị chăm sóc. Vì chị nghĩ: anh chiến sỹ trẻ còn quá ngây thơ, trong trắng. Anh đã thông cảm và thực sự vô tư giúp chị thực hiên nguyện vọng chính đáng của mình. Chị không thể khai ra anh để anh phải hoen ố vì chị. Cuối cùng lãnh đạo trạm yêu cầu chỉ phải chuyển sang làm cấp dưỡng bên trạm nuôi quân, mà không cho ở trạm cứu thương nữa?
Chị vẫn vui vẻ chấp nhận, chị càng cố giữ cho cái thai trong bụng được khỏe mạnh, an toàn. Chị càng nuôi hy vọng: Ngày đất nước hòa bình sẽ đến, chị sẽ được về quê hương, chăm sóc cho cha mẹ già, cho đứa con của chị…
Cho nên mặc dù không được làm y tá chăm sóc cho thương binh. Công việc làm chiến sỹ nuôi quân vất vả, nặng nhọc, nhưng chị vẫn hăng hái thực thi nhiêm vụ.
Vì chị vốn là một phụ nữ khỏe mạnh, lúc còn trẻ ở quê chị đã từng là nông dân thực thụ, nên bây giờ làm cấp dưỡng chị lại càng vui vẻ, quên hết mệt nhọc. Hơn nữa chị còn có một niềm vui chờ ngày khai hoa, nở nhụy. Con chị sẽ được cất tiếng khóc chào đời. Chị sẽ đón thiên thần của chị. Chẳng biết là hoàng tử hay công chúa, nhưng với chị được làm mẹ là chị đã thỏa mãn lắm rồi. Nhiều đêm sáng trăng, hay khi nấu bữa cơm chiều có ánh trăng chiếu rọi, chị lại vui vẻ nhanh tay nhóm lửa, cẩn thận nấu cho được cơm ngon, canh ngọt phục vụ các chiến sỹ thân yêu.
Giấc mơ của chị đang đẹp, nhiều đêm chị lại ra ngắm trăng, đôi lúc cháu bé trong bụng quẫy đạp, dù đau đớn, chị vẫn vui và hy vọng ngày chị thực sự được làm mẹ sẽ tới.
Nhưng cũng chính vào một đêm trăng như thế, giặc Mỹ lại điên cuồng cho máy bay đến bắn phá. Một quả bom phá lớn nổ ngay sát cân hầm của chị đang trú ẩn, Quả bom khoét sâu, đất đá văng lên trời, cả căn hầm, biến mất. Một mảnh bom lớn cắt ngang bụng chị, làm thân thể chị biến dạng, bay mất, cái thai cũng không còn.
Chị đã hy sinh cùng với niềm khát khao làm mẹ của chị.
Chính nhạc sỹ Huy Thục, người nhạc sỹ tài hoa, nhiều lần đi qua trạm nuôi quân của chị. Sau khi được nghe câu chuyện đau lòng của chị, nhạc sỹ đã xúc động, sáng tác lên bài hát “NỔI LỬA LÊN EM”, mà chúng ta vẫn hát.
Ngày 8/9/2022
Tác giả lầm rồi. Người sáng tác bài Nổi lửa lên em là nhạc sỹ Huy Du chứ không phải Huy Thục. Chủ trang BT chưa kỹ.
Trả lờiXóaCÁM ƠN ! TÔI ĐÃ KIỂM TRA, TÁC GIẢ BÀI "NỔI LỬA LÊN EM" LÀ HUY DU!
Xóa