TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN PHƯỢNG VỀ BÀI “QUA ĐÈO NGANG”
Vũ Nho
TRÍCH FB BÀI CỦA
NGUYỄN PHƯỢNG
1. Nhan đề:
Nhan đề thơ trung đại thường rất ngắn gọn, tiết chế chữ.
Trước đây bài thơ thường được mặc định ở thể tả cảnh ngụ tình. Có người còn rút gọn hơn nữa trong giới hạn thơ vịnh cảnh.
Nếu chỉ để vịnh cảnh, bà chỉ cần viết: ĐÈO NGANG là được rồi. Chữ QUA ở đây vì thế sẽ là chữ thừa.
Tuy nhiên, trong mục đích của thi nhân thì chữ QUA trong nhan đề kia đóng vai trò chứa đựng trọng lượng nghĩa cơ bản của thông điệp.
Từ QUA ở đây giữ chức năng của một động từ. Do đó, QUA là đi qua, vượt qua.
Người ta không chỉ phải đi qua một biên giới của họ Trịnh, họ Nguyễn trong quá khứ mà người ta còn phải đi qua, vượt qua cái ranh giới của hận thù và, việc này thì chẳng dễ.
Lịch sử nội chiến của dân tộc này đã minh định điều đó.
2. Cú pháp và ngôn ngữ:
Có một sự lặp.
Không lặp từ nhưng lặp ý. Đó là các từ DỪNG CHÂN và ĐỨNG LẠI. Về nghĩa không khác. Đứng lại thì cũng là dừng chân thôi. Nhưng tại sao?
Tức là có một sự lưỡng lự không hề nhẹ.
Cũng tức là có một cuộc đấu tranh vật lộn nội tâm không hề nhẹ.
Các hình ảnh: trời, non, nước... do đó, trở thành những kí hiệu đa nghĩa.
Câu thơ cuối cũng vì vậy không chỉ là tâm trạng cô đơn của nữ sĩ lúc xa nhà, xa quê.
Nó là một tầm nhìn và là một cuộc xé rào về tư tưởng.
VŨ NHO BÌNH LUẬN: ( CÓ BỔ SUNG THÊM)
Nói về chữ Qua thì nghe ổn
vì nếu Vịnh con đèo chỉ cần ghi tên. Nhưng
cũng chỉ có tính tương đối thôi! Có người làm thơ Vịnh như Lê Thánh
Tông. Chỉ cần nêu tên làng bạn đọc sẽ hiểu. Nhưng vua lại viết VỊNH LÀNG CHẾ!
Nguyễn Trãi viết về cửa biển Thần Phù, thực chất
là Vịnh cửa biển Thần Phù, có thể chỉ đề tên “ Cửa biển Thần Phù” nhà thơ lại
thích dùng chữ QUA, nên ta có : “Quá Thần Phù hải khẩu” ( Qua cửa Thần Phù).
Qua hay không qua có thể chỉ là sự ngẫu nhiên khi dùng từ mà thôi.
Dừng chân, đứng lại tất nhiên là có lặp ý, nhưng suy ra " LƯỠNG LỰ KHÔNG HỀ NHẸ" thì
chỉ là suy luận chủ quan thôi!
“Lại xé rào tư tưởng” nghe ghê quá!
Bà đồng ý đi nhậm chức
là bà đồng ý hợp tác với Vua, vui nhận chức quan Vua ban. Nếu không muốn đi thì bà ở nhà, cáo ốm, đâu cần vượt đường xa dặm thẳm đến đó để LƯỠNG LỰ? để “xé rào”? Thêm nữa thơ đòi hỏi phải đủ 7 chữ trong câu!
Mấy
ý góp ria râu anh không nghe thì BỎ! Cám ơn!
Phượng Nguyễn trả lời Vu Nho:
Hay mà anh. Mình cứ lay, lập luận nếu yếu thì nó tự đổ.
Chiều 1/7/2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét