Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

THƠ VIẾT VỀ MẸ CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC

 


THƠ VIẾT VỀ MẸ

CỦA ĐỒNG THỊ CHÚC

*Đặng Xuân Xuyến

Trong những bài thơ viết về Mẹ mà tôi đã được đọc thì thơ viết về Mẹ của nhà thơ Đồng Thị Chúc để lại nhiều ấn tượng. Hình như chất nền nã của thể thơ Lục Bát đã thấm vào máu thịt của bà nên những câu Lục Bát bà viết ra rất tự nhiên, dịu dàng và đằm thắm. Nhất là khi viết về Mẹ thì những vần thơ của bà thật ấm nồng và tha thiết.

Có lẽ chưa có nhà thơ nào viết về Mẹ thời thiếu nữ lại viết được những câu thơ tươi giòn sức sống của thiếu nữ thôn quê như hình ảnh thiếu nữ (Mẹ) trong thơ bà:

"Quết trầu tô đỏ làn môi

Cau non say để hồng đôi má hồng"

(Mẹ Tôi)

Phải hiểu và tự hào về Mẹ lắm thì bà mới viết được những câu thơ đặc "hương đồng gió nội" với tượng hình Mẹ đẹp dịu dàng, thùy mị nhưng thắm đượm và tươi giòn như thế.

Chỉ với vài ba câu thơ kể về quê Mẹ nghèo, kể về người Mẹ nghèo mà nhà thơ Đồng Thị Chúc đã cho người đọc hình dung được cái nghèo cụ thể, cái nghèo không chỉ bó hẹp phạm vi ở một làng quê và cái tình của người nghèo nơi thôn quê không chỉ nằm ở tinh thần "nhường cơm sẻ áo" mà còn rất giàu lòng tự trọng.

Những câu thơ của bà mộc mạc mà tài hoa:

"Chợ phiên mủng thóc không đầy

Đường thôn mà lắm ăn mày đến xin

Kéo vành nón rách che nghiêng

Mẹ tôi giấu những ưu phiền sẻ chia."

(Mẹ tôi)

Nhà thơ Đồng Thị Chúc viết về Mẹ không nhiều, hình như chỉ có 2 bài thơ là "Mẹ Tôi" và "Cảm Xúc Thơ Về Mẹ", trong đó bài "Cảm Xúc Thơ Về Mẹ" không trực tiếp viết về Mẹ của bà nhưng cảm xúc trong bài thơ với Mẹ thì rất thật. Có lẽ Mẹ đã là tượng đài thiêng liêng trong trái tim của những người con nên Mẹ của bà có nhiều nét giống với Mẹ của mọi người nhưng vẫn có những nét rất riêng Mẹ của nữ thi sĩ Đồng Thị Chúc:

“Con cò lặn lội bờ sông”

Lời ru con hóa ru lòng mẹ tôi"

(Mẹ Tôi)

Những câu thơ viết về Mẹ mượt mà phảng phất chất liệu ca dao và gợi được nhiều cảm xúc như thế đã làm nên sự khác biệt giữa thơ của Đồng Thị Chúc với thơ mọi người.

Không dùng những câu chữ to tát, không cố kẻ vẽ, tô màu, Đồng Thị Chúc cứ nhẹ nhàng viết về Mẹ, nhẹ nhàng nghĩ về Mẹ như những thủ thỉ tự trải ra với lòng để tự động viên bản thân cố lên, cố lên. Những câu thơ tự nhiên, cũng không cần cầu kỳ trau chuốt tạo hình ảnh mà tượng hình Mẹ trong thơ bà vẫn lồng lộng, sáng chói:

"Ta đi bao bước phong trần

Vẫn không sánh được một lần mẹ qua "

(Cảm Xúc Thơ Về Mẹ)

Vâng, những câu thơ được tinh chiết từ sự kính trọng, lòng biết ơn bao giờ cũng hàm xúc, tạo sự xúc động và lan tỏa hơn những câu thơ dùng đến kỹ thuật, tay nghề để tạc vẽ tượng hình Mẹ:

"Khi ta đổ những giấc mơ

Ghé vai mẹ dựng cơ đồ đẹp hơn"

(Cảm Xúc Thơ Về Mẹ)


Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

COVID CỘNG ĐỒNG SÁT TẾT

 



COVID CỘNG ĐỒNG SÁT TẾT

          Bá Thanh

Hai ca covid cộng đồng
Nhiều người nghe thấy,buốt lòng,băn khoăn...
Chủng này biến thể lây nhanh
Hai ngày phát hiện đã thành mấy mươi.
Lũ Covid hại mọi người
Náu mình chờ tết chín muồi bung ra...
Toàn dân thực hiện 5 K*
Khoanh vùng , phòng chống...vậy là dịch lui.
Về quê ăn tết thật vui
Tết quê đầm ấm tình người sướng sao!



(5K *: 5 nguyên tắc phòng dịch covid)
Phúc yên 28-1-2021
Bá Thanh.

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

AO HẬU

 


AO HẬU

 

                                             Truyện ngắn của Vũ Thiện Khái

 




 

    Nhà tôi ở đầu xóm. Nhà anh em thằng Hiếu, con Hạnh ở cuối xóm. Xóm Trại của chúng tôi chơ vơ như một ốc đảo giữa cánh đồng làng Phùng, đếm đi đếm lại vẫn chưa đầy mươi nóc nhà. Hằng năm, vào những ngày tháng tám  rền rĩ mưa rào, trẻ con phải chịu cảnh đứa nào ở nhà đứa ấy, bó cẳng ngồi một chỗ buồn bã nghe ếch nhái kêu inh ỏi. Nửa đêm, cá chép vật ổ đẻ ùm ùm quanh ruộng lúa sát hông nhà. Bố tôi vùng dậy mặc áo tơi, đeo giỏ, cầm nơm lội khắp cánh đồng tới sáng. Hôm sau, giữa mâm cơm thế nào cũng đầy tú ụ đĩa cá kho, và bát cá nấu béo ngậy. Đợi lúc mẹ tôi te tái cắp rổ cá đi chợ Xanh, ước chừng bà đã khuất sau lũy tre ao Hậu rồi, bố tôi mới nháy mắt bảo: Mày ra bến ao lôi xâu cá tao giấu chỗ cũ ấy, đem sang biếu ông bà Hậu. Tội nghiệp nhà họ chả ai biết làm nghề cá mú. Ông Hậu là bố thằng Hiếu và con Hạnh. Có lần đang lơn tơn xách tòng teng con cá chép đuôi dài quét đất ra khỏi cổng, gặp mẹ tôi quên cái gì đó lật đật quay về. Bà nguýt dài qua kẽ răng: Rõ rặt giống bố nào con nấy. Rồi mày cũng cả đời ra ngơ ra ngẩn như bố mày thôi con ạ. Tôi nhăn răng cười trừ. Chả hiểu bà nguýt tôi hay ngấm nguýt bố tôi. Thây kệ chuyện rắc rối của người lớn, cứ được xổ lồng chơi bời cả buổi với anh em con Hạnh là tôi vui rồi.

Bố tôi nói đúng. Tóm được con cá đang bơi ngoay ngoảy giữa mênh mông đồng nước đâu có dễ. Thằng Hiếu chân cò tay nhện, hơi chạm gió bấc, chớm dầm mưa phùn đã nhức đầu sổ mũi, lên cơn hen xuyễn, cái cổ gầy nhẳng cứ thế mà  kéo nhị khò khè. Ngữ ấy đêm hôm lội ruộng ào ào theo bố con tôi sao được. Sắp qua tuổi thiếu niên rồi mà người ngợm nó vẫn đuồn đuỗn, chân tay khẳng khiu đến tội nghiệp. Bố nó cũng chẳng hơn, ông cùng một lứa với bố tôi, nhưng vóc dáng nhỏ thó, gầy gò, lọ mọ chả kém cụ lão tám mươi lụ khụ. Công việc gặt hái cày bừa ông làm không nổi, đội sản xuất xếp ông vào tổ phụ lão trồng cây. Những ngày mưa phùn gió bấc, ông rét cóng, chống cuốc đứng nép mé đường núp vào giữa đám trẻ chăn trâu, đầu trùm kín mít chiếc khăn len tả tơi mua  từ thuở vua Bảo Đại thoái vị, hai bàn tay lòng khòng ủ dưới vạt áo bông cũ sờn, nước mũi hòa lẫn nước mưa rỏ ướt bộ râu cằm loe ngoe mấy sợi, trông thật tôi nghiệp. Thời trước 1945, ông từng làm lý trưởng làng Phùng. Cũng là do một tay cụ tổng Cầu, bố vợ ông cất nhắc thôi, chứ lão ấy biết quái gì việc làng, việc nước. Ấy là bố tôi bảo thế. Lại cũng nghe bố tôi kể: Thời kháng chiến chín năm, làng tôi ú ớ hội tề, đêm ta, ngày địch. Ông Hậu chẳng làm gì cho địch, cũng chẳng tham gia du kích Việt Minh, ru rú nằm vạ cửa hầm, hễ  nghe tầu bay u u hay tiếng đại bác ì ùng xa xa đã vội chui tọt vào lòng đất. Hồi cải cách ruộng đất, lúc ấy tôi còn nhỏ, đã chứng kiến mấy đêm ông Đội họp dân, đưa lý Hậu ra đấu tố. Phát động ì xèo, chả có ai vạch ông một tội. Đành phải xếp nhà ông thành phần trung nông. Nhưng cái lý lịch đen tối liên quan đến gia đình bố vợ theo địch chạy vào Nam thì cứ đeo vào cổ ông Hậu nỗi sợ hãi vu vơ suốt một đời. Sợ đến độ có việc đi đâu, ông cụp mắt nhìn xuống đất, khép nép bước bên vệ đường. Vậy mà vẫn bị mấy thằng trẻ trâu tinh nghịch vắt vẻo cây roi tre dằn mặt: Ê… cường hào Hậu đi liên lạc với Việt gian hả? Ông khúm núm: Dạ, thưa  ông bà nông dân, con xin phép ra chợ mua gói thuốc lào ạ. Người khác gặp tình huống ấy, mười mươi vung tay chửi lớn: Mẹ cha mấy thằng trẻ ranh con nhà nào hỗn láo, ông thì cho mấy bạt tai bây giờ.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

TRĂNG VUÔNG

 

TRĂNG VUÔNG

           Phạm Đức Nhì

TRĂNG VUÔNG

Giàn tre cha bắc tháng ba
Mẹ trồng mướp nở kín hoa bên thềm

Trăng tròn chỉ sáng ban đêm
Trăng vuông - Giàn mướp sáng thêm ban ngày .

AN NHIÊN

Mặc thời gian thở giốc
Mặc mặt trời lặn nhanh
Mặc Trăng đi ngủ sớm
Mặc tuyết rơi trĩu cành.

Ta cứ chầm chậm sống
Ta cứ thản nhiên cười
Ta cứ bình tĩnh viết
Ta cứ yêu nốt đời.

PHẠM ĐỨC NHỊ ( Số thẻ 198 )

nh_p__nh_v_anh_phng

Tác giả ( bìa trái) và nhà thơ Vũ Quần Phương

 

 

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

MƠ VỀ TẤM ÁO CÁNH NÂU

 


MƠ V TM ÁO CÁNH NÂU

       Tản văn của Phạm Tâm Dung

 


      Mt trong nhng điu thú v nht ca cuc đi là gic mơ hay đưa tôi tr v quá khứ - mt quá kh thơ ngây, hn nhiên tươi đp và ngp tràn hnh phúc ca tui thơ. Đã có nhng vn thơ, nhng trang văn tôi viết, được ly cm hng t s diu kỳ ca nhng gic mơ đó. Tôi đã đi miên man lng l khi qua nhng cánh đng va quen va lạ, thật gần gũi mà cũng thật xa xôi.  Những con cào cào châu chấu biết múa hát. Những bắp ngô mẩy hạt hớn hở chào mời níu áo nâu tôi. Tôi nhìn mt bông hoa nh long lanh biết nói tiếng người, ri chính bông hoa đó li hóa thành chiếc áo dãi nâu m may cho tôi thu bé…

         Đón m đi ch v, ngoài go, bánh trái m còn đưa cho tôi mt tm vi mc màu trng ngà ngà. Tôi ôm riết ly tm vi mi tinh, hít hà. Mùi h thơm tho như hơi th vương mùi sa ca em bé. Mẹ bảo vải này để may áo cho con! Tôi nhm mt tưởng tượng ra tm áo nâu sm tím lm st sot khi mc khoe hàng xóm. Bà tôi mng lm. Mùa đông sp đến nơi mà đàn cháu chưa có áo m. Đa bé mc tha ca đa nhn cũng cc thếch, cc thác c ri. Bà cười ri vi vàng đem tm vi còn thơm mùi h ra cu ao đá git và ra sc đp cho mm sợi đ ngày  hôm sau còn nhum nâu. C nâu được cha tôi và câ Bo ch t rng v, nó to bng qu bưởi, v sù sì. Trong rut đ au là nâu đ đ nhum nhng "nước" đu tiên to màu. Loi  ckhác là nâu nha rut màu vàng đm đ "chiết" sau cùng cho bn màu. Vi  nhuộm xong được căng ra bn cc tre nơi di nng. C như thế, tm vài chc hôm, ngày nào bà cũng nhum nhum, phơi phơi dưới tri nắng  thu, cho đến khi tm vi ăn màu, săn li  và trở nên khô cng  như tm mo cau, đượm mùi thơm m áp ca nâu. Bà đem ngâm nước vo go vài ba ngày cho sợi vải  nó mm mi là có thể đem  may áo được. Vi nâu cũng được chia làm nhiu  kiểu thc  cho phù hợp " thi trang". Đ may cho bé gái hay các cô gái rượu, các bà m ch nhum nguyên nâu đ dăm by "nước". Khi đó, vi còn mm mi có màu đ tươi, người ta gi là "nâu non". Vi may áo cho đám con trai nghch như qu s, hay các chàng th cày thì phi nhum k, ct sao cho màu trm nam tính và cũng cho nó bn b đ mà dãi nng dm mưa. Vi đ may qun cho ph n hay xng, váy đp cho người già thì phi là màu đen. Bà đem tm vi đã "chiết" nhiu ln nâu nha, ly mt ôm lá sòi, nu thành nước đc màu nâu và nhum, phơi dăm by nng. Khi tm vi tr thành mầu nâu xám thì ly bùn ao ( càng hu càng tt) mà  nhuộm li. Nhum ri c đ c bùn mà phơi khô. Sau dăm by ngày, cht nâu rng già, cht lá sòi b ao, cht bùn đt quê đã làm cho tm vi có màu đen bóng, nut nà cho chiếc qun làm nên v đp mc mc mà duyên thm ca người đàn bà quê tôi. Tôi  thường nghe mẹ, rồi nghe thím tôi  hát ru em câu:

-         Đêm qua ta mt cành sòi

          Sáng mai trông thy mt người qun thâm

-         Qun thâm ta nhum bùn ao

          Cành sòi mình mt hôm nao mc mình