Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

THĂM VIẾNG KHU TƯỞNG NIỆM CỤ TẢN ĐÀ.

 

THĂM VIẾNG LĂNG MỘ CỤ TẢN ĐÀ Sửa

Cầm Sơn

THĂM VIẾNG KHU TƯỞNG NIỆM CỤ TẢN ĐÀ

  Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn chương đã tổ chức cuộc viếng thăm Khu tưởng niệm thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
  Đoàn xuất phát từ trung tâm thành phố Hà Nội trên 3 chiếc xe 5 chỗ ngồi do Nhà thơ Vũ Quần Phương – Chủ nhiệm CLB Văn chương làm trưởng đoàn. Thành viên đoàn gồm các nhà văn, nhà thơ: Vũ Nho, Lê Đức Nghinh, Đào Thanh Cườm, Hoàng Thái Sơn, Lê Tiến Vượng, Vũ Minh Huệ, Ngô Kim Dung, Lê Tuấn Lộc, Cầm Sơn, Chử Thu Hằng.
  Điểm hẹn đầu tiên, đoàn đến nhà ông Nguyễn Ngọc Đấu là ủy viên Ban chủ nhiệm Thi đàn Tản Đà ở thôn Cẩm Tân xã Cẩm Lĩnh huyện Ba Vì bên bờ hồ Suối Hai. Tại đây còn có các ông Phan Kế Minh, Hoàng Trọng Hiếu cũng là thành viên trong Ban Chủ nhiệm Thi đàn Tản Đà cùng đón tiếp. Sau đó đoàn được chủ nhà đưa đi tiếp khoảng 7 km đến viếng thăm Khu tưởng niệm thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Tại đây, đoàn đã được ông Nguyễn Quốc Vượng, là cháu đời thứ tư của cụ Tản Đà đã đến trước mở cửa khu nhà tưởng niệm đón và hướng dẫn đoàn thăm viếng. Khu tưởng niệm này tọa lạc trên địa bàn quê hương thi sĩ Tản Đà thuộc làng Khê Thượng nay là xã Sơn Đà, là một khu đất rộng chừng vài héc ta. Từ ngoài tỉnh lộ đi vào khu nhà tưởng niệm phải qua một cái cầu hai bên là hồ hoa sen. Khu vực Nhà Tưởng niệm gồm có hai ngôi nhà xây thiết kế theo kiểu nhà cổ có mái vòm cong. Sâu phía trong là khu lăng mộ, phía trước vòng tường bao khu lăng một có đôi câu đối bằng chữ Hán:

傘 山 雄 瑋 名 千 古
“Tản Sơn hùng vĩ danh thiên cổ
沱 水 長 流 德 萬 年
Đà thủy trường lưu đức vạn niên”
 Đoàn đã thắp hương viếng lăng mộ thi sĩ Tản Đà và ban thờ trong nhà tưởng niệm.

   Tản Đà sinh năm 1889, là con thứ tư của cụ ông Nguyễn Danh Kế, cụ bà có thụy danh là Vũ Thị Hiền và tự danh là Nhữ Thị Nghiêm. Cụ Nguyễn Danh Kế đỗ cử nhân làm tri phủ huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Nguyễn Khắc Hiếu được một người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Tài Tích đỗ phó bảng đón từ Khê Thượng về Nam Định nuôi nấng, ăn học và ông trở thành nhà báo, thi sĩ cũng khởi đầu từ Nam Định. Cuộc đời long đong của Tản Đà được thi nhân Nguyễn Vỹ mô tả qua mấy câu thơ:
 “Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông
Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly
Túi thơ đeo khắp ba kỳ
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”...
 
 Xin được sưu tầm những câu nhận xét về thi sĩ Tản Đà qua lời những nhân vật nổi tiếng trên diễn đàn văn học Việt cùng thời với thi sĩ sau đây:
 “ Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ suý, trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi hội chủ mà làng văn làng báo xứ này, ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà? ”
— Nguyễn Tuân

ĐỌC THƠ ANH THƠ

 


ĐỌC THƠ ANH THƠ

          BÙI MINH TRÍ

Bước vào thơ mới với đam mê

Toàn cảnh tranh quê Bức vẽ  thơ  

“Cánh bướm rập rờn trôi trước gió”

“Trâu bò thong thả cúi ăn mưa”

 

“Trời trong xanh biếc làn mây trắng
Lộng thổi  nồm nam diều cánh no”

“Rào rạt dầm mưa sông bến vắng”
Mặc  thuyền cắm lại đậu chơ vơ”

 

Nghe “Hương xuân” tỏa chiều man mác 

“Theo cánh chim câu”  từ bến “Xưa”

“Hoa dứa” rung rinh hòn “ Ðảo ngọc” 

 “Mùa xuân “ hoa thắm trời xanh  lơ

 

Tâm hồn khoáng đạt khát khao sống

Thầm lặng hy sinh chốn hậu phương

Đau xót vượt lên vì chiến thắng

Mảnh mai  phụ nữ dáng kiên cường.

Bùi Minh Trí

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Anh Thơ (25 tháng 1 năm 1921[ - 14 tháng 3 năm 2005), tên thật là Vương Kiều Ân, các bút danh khác: Hồng AnhTuyết AnhHồng Minh; là một nhà thơ nữ Việt Nam. Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

CHIẾC ĐỒNG HỒ CỔ


 

CHIẾC ĐỒNG HỒ CỔ

                                                           

 TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 




 

     Tôi hỏi nguồn gốc ngôi nhà cổ mặt tiền hướng ra con sông nhỏ chảy qua lòng thị xã T, nhiều người lắc đầu: Không biết. Mấy ông tuổi tóc muối tiêu, nói kiểu nước đôi: Không của me sừ Tây cũng của chú chệt Tầu. Người Việt mình ai ưa nổi kiều nửa Âu nửa Á vậy. Một vị bô lão thổ địa vùng này cũng lơ mơ: Hồi còn thò ló mũi xanh, đã thấy bỏ hoang. Nghe nói của viên thẩm phán thời Pháp thuộc. Chỉ mình ông nhà văn già, gốc gác lâu đời ở đây thông tin gần gần chính xác: Của ông công sứ  Pháp. Đến tuổi nghỉ hưu, đã về chính quốc vài năm, chả biết lý do gì, đột ngột một mình quay lại An Nam, cất ngôi nhà ấy. Sinh thời, ông nội tôi và ông Tây ấy thi thoảng có qua lại uống trà với nhau. Nhà tôi còn giữ tấm hình hai người chụp chung vào khoảng đầu thế kỷ hai mươi. Nước ảnh đã hoen ố, nhưng vẫn nhận ra ông tôi lơ thơ ba chòm râu bạc. Ông Tây tóc xoăn chấm vai, râu rậm, miệng ngậm ống vố. Ông ta mất trước nội tôi. Ngôi mộ được đánh dấu bằng một khối đá vuông vức không ghi tên tuổi. Tôi đồ chừng vẫn còn nằm quanh quanh bờ sông này. Bây giờ nhà cửa, đường xá mở mang đè lên rồi, e rất khó tìm.  

Sau ngày thông nhất Bắc Nam, tôi liều cất căn nhà nho nhỏ trên miếng đất vô chủ cách ngôi nhà cổ ấy khoảng vài cây số. Bấy giờ, con sông này còn vô tư sống đời sống tự nhiên thuở hồng hoang. Hai bờ um tùm rậm rạp nhiều loại cây hoang dại. Chim chóc quần cư trú ngụ cùng rắn rết, côn trùng. Tiếng kêu của chúng chao chác mỗi hoàng hôn buồn bã. Mỗi kỳ con nước dâng cao, từng hồi bìm bịp gọi nhau vang vọng. Chốc chốc, một con vỗ cánh bay lên, chớp lóe một ngọn đuốc màu nâu xỉn rồi vụt tắt. Cách nay mấy chục năm, còn hoang vu vậy. Vài thế kỷ trước nơi đây lạnh lẽo hoang vắng đến đâu. Tôi nghĩ ông Tây ấy phải là người được văn hóa Á Đông quyến rũ đến mức nào mới quyết tâm xa lánh thị thành hoa lệ, dành trọn những năm cuối đời về sống cùng chim muông cây cỏ. Từ ngày thị xã lên cấp thành phố, con đường đất ven sông san ủi thành đại lộ. Đôi bờ xây kè đá. Nhiều ngôi nhà cao tầng liền khít nhau mọc lên soi mái ngói đỏ tươi xuống mặt sông vừa được dọn sạch quang những dề lục bình lưu cữu chả biết tự bao giờ. Nhưng ngôi nhà cổ nửa trên rêu phong hai mái ngói mũi hài kiểu kiến trúc năm gian Nam bộ, vẫn không hề mảy may thay đổi. Nửa dưới, còn nguyên trạng bốn bức tường vững chãi xây chèn giữa những trụ bê tông thay cho hai hàng cột cái, cột quân truyền thống chân kê đá tảng. Mỗi vòm cửa sổ bán nguyệt ngoài hiên, mỗi khung cửa ra vào vẫn được bảo tồn nguyên vẹn mấy đường viền đắp nổi, chính giữa thắt một nút hoa văn cầu kỳ lạ mắt. Trên mỗi mỗi đầu trụ bê tông đều đắp nổi một đầu người đội vòng nguyệt quế y chang phong cách trang trí mặt trước các lâu đài quý tộc Pháp thu nhỏ lại.   

Từ ngày, hội Văn Nghệ Tỉnh T… được phân ngôi nhà cổ này làm trụ sở, hằng năm tôi về đây dự họp mấy lần. Lần nào tâm trí cũng bị hút vào những thanh xà ngang, xà dọc bằng gỗ quý đen nhức nước thời gian im lìm phía trên đầu. Nhà không trần, thoang thoáng nhiều cánh dơi không tiếng động vọt qua ô cửa gió. Vòm mái cao vừa đủ để khí nóng bức không đủ sức tỏa xuống không gian phòng ốc. Lại vừa đủ rộng cho tiếng nói ở dưới âm vang cộng hưởng, khiến lòng dạ ta  lâng lâng như bị lạc vào một ngôi giáo đường cổ kính. Trong không gian ấy, đã nhiều lần, tôi cảm thấy, khi từ bức tường trước mặt, khi từ ô cửa vô hình nào đó rót vào tai tôi thánh thót chùm giai điệu vô cùng quen thuộc: ĐinhĐình… Đông… Đinh. Đình. Đông. Đó là tiếng nhạc chuông báo thức từ chiếc đồng hồ cổ trong nhà học của anh em tôi thưở xa lơ xa lắc chốn quê nhà. Tôi nghi hoặc hỏi người ngồi cạnh, nhận được cái lắc đầu, chẳng nghe gì. Cũng tại hành lang ngôi nhà này, mới vài ngày trước, tôi bàng hoàng bắt gặp một bóng cụ già cao lớn, mồm ngậm tẩu thuốc, tóc bạch kim phủ trùm sau gáy, êm ru lách qua mấy ông văn sĩ rồi biến vào khuôn cửa văn phòng hội. Tôi không cho là ảo giác. Bởi cùng lúc ấy, còn ý thức rõ ràng anh họa sĩ trẻ giơ một ngón tay chỉ chỏ về phía tôi, miệng lắp bắp câu gì đấy. Tan họp, anh ấy hỏi: Khi nãy bác xuất thần ý tưởng gì mà chu môi, chú mục đến đờ đẫn vậy? Nói ra thì chắc chắc họ bảo tôi bị tâm thần.

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

CHÙM TỨ TUYỆT - NGUYỄN KHÔI

 


CHÙM TỨ TUYỆT - NGUYỄN KHÔI  
                  


*1- TRƯA RỪNG ẤY
Trưa rừng ấy cùng em nằm yên ả
Mây trời xanh cây lá cả ngàn xanh
Chỉ có nắng ở trên lưng ngọ nguậy
con Ong vàng ve vẩy mắt long lanh
Sơn La, 1971
*2- AO LÀNG
Vượt biển chơi hồ trở quá giang
Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng
Cái đêm hè ấy ai ra tắm
Để cả bầu trời phải tắt trăng .
!993
*3- LÊN MỘC CHÂU
Trời oi ả, vợ chồng về bản cũ
Đón cơn mưa vần vũ ở lưng đèo
"Thác dải yếm" mở bung hàng Cúc bướm
Thỏa đằm mình tắm suối với người yêu .
Mộc Châu, 2017
*4 - NHỚ LỖ TẤN
Qua làng chẳng thấy AQ
Nhà cao cửa rộng liền kề tương thân
Rượu quê một chén Thiệu Hưng
Ai say Thời Cuộc mà không Chí Phèo ?
Chiết Giang 6/2006
*5- THU
Chiều qua nắng gắt những mong thu
Sớm ra trời lạnh gió sương mù
Thoảng đâu hoa Sữa thu đem đến
Để cả Đô thành phải ngất ngư.
*6- MƯA NGUYỆT THẸN
Mưa dưới trời trăng- Nguyệt thẹn thò
Mênh mang sông nước chiếc đò đưa
Nàng chở ta đi hoài bến nhớ
Mưa tưới trăng mờ- Nguyệt mộng mơ.
1993

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

BÀI THƠ "CHA TÔI" VỚI LỜI BÌNH


  • CHA TÔI

(Đăng tuần san Đời sồng gia đình Số 01 ngày 07 / 01/ 2021)

 

                                                Tân Quảng

Tinh sương cha đã ra đồng

Mặt trời lấp loá vỡ trong rãnh cày

Bốn mùa chai cộm bàn tay

Nón mê chân đất người gầy chắc đanh

 

Bạc sờn áo lính mỏng manh

Nhà nghèo vách đất mái gianh tuềnh toàng

Rượu vài chén mặt đỏ vang

Cha ngồi cấm cúc ngô rang thuốc lào

 

Một mình đóng gạch đào ao

Mẹ thì lăn lóc mấy sào ruộng chiêm

Với con cha chỉ một niềm

Gắng công đèn sách mà nên thân người

 

Bao nhiêu mùa đã qua rồi

Con ra thành phố xa nơi ruộng đồng

Bóng cha thấp thoáng lưng còng

Đói no thơm sạch tấm lòng thẳng ngay

 

Thương cha khoé mắt mặn cay

Rưng rưng con nhớ những ngày còn thơ

Cha đi tự bấy đến giờ

Đêm qua lại gặp trong mơ cha về.

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

“ĐÓI NO THƠM SẠCH TẤM LÒNG THẲNG NGAY”

Đọc bài thơ "Cha tôi"  của nhà thơ Tân Quảng  đăng trên Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn (số 3 - 4 năm 2020) tôi rất xúc động. Thi phẩm tái hiện chân thực hình ảnh người cha cựu chiến binh vừa buông tay súng trở về lại tần tảo nắng sương với những công việc nhà nông lam lũ, cực nhọc. Qua đó tác giả gửi gắm tấm lòng tri ân và nhớ thương cha vô cùng sâu nặng. 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

NHỮNG NGƯỜI CÓ ÓC HÀI HƯỚC HÀNH XỬ RA SAO KHI GẶP KHÓ KHĂN


 
NHỮNG NGƯỜI CÓ ÓC HÀI HƯỚC HÀNH XỬ RA SAO KHI GẶP KHÓ KHĂN

🍀 Trước khi ông Franklin D. Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, nhà ông bị trộm, bạn bè viết thư an ủi. Ông Roosevelt trả lời thư rằng:

“Cảm ơn thư của các bạn, bây giờ tôi rất bình tĩnh, bởi vì:

Thứ nhất, trộm chỉ lấy đi tài sản của tôi chứ không đe dọa tính mạng tôi.

Thứ hai, trộm chỉ lấy đi một phần chứ không phải tất cả.

Thứ ba, điều đáng mừng nhất đó là: kẻ trộm là anh ta chứ không phải là tôi”.

** Một lời nói hài hước có thể khiến ổn định tình hình đất nước

🍀 Khi vừa nhậm chức không lâu, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị ám sát, viên đạn xuyên vào ngực. Trong lúc đó, ông nói với vợ đang vừa chạy đến bên ông rằng: “Em yêu à ! anh quên mất phải tránh đi”.

      Khi người dân Mỹ biết tin tổng thống bị thương nặng mà vẫn không quên sự hài hước vốn có, họ đều hy vọng vào ngày ông khỏe mạnh, nhờ vậy mà đã ổn định lại tình hình chính trị bị lung lay do việc tổng thống bị thương.

** Sự việc xảy ra tốt hay xấu không quan trọng, quan trọng là bạn nhìn từ góc độ nào

🍀 Trong một buổi diễn thuyết của Thủ tướng Anh Harold Wilson, giữa chừng - có người lớn tiếng ngắt lời ông: “Rác rưởi!”. Ông Wilson bình tĩnh nói: “Anh gì đó, mong anh kiên nhẫn cho, tôi sắp nói đến vấn đề bảo vệ môi trường mà anh đề ra rồi” khiến cả hội trường đều vỗ tay khen ngợi phản ứng nhanh nhạy của ông.

**Hiểu rõ cảm xúc của bản thân mới có thể nắm bắt được tương lai

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

VIẾNG NHÀ THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM

VIẾNG NHÀ THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM
 
                    NGUYỄN KHÔI
   "Em thấy không tất cả đã xa rồi
   Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ "   
                                -thơ HNC
 
 
3._hong_nhun_cm
 
Hoàng Nhuận Cầm ra đi vừa đúng lúc
Đời bạc...thôi, sống mãi làm gì  ?
Thân già bệnh góc phòng tồi ngạt thở
Bệnh viện , người thân...nào ai biết chi !
                              *
Ôi cái thời,
Tuổi 20 dấn thân vào trận mạc
Mùa Ve đang kêu đi truy sát quân thù
Thôi chào nhé, "thư mùa thu" in máu
"Điệu cầm thi" hụt hẫng giữa đời thừa .
                               *
Hẹn hò mãi, bơ sờ bông Cúc tím
Ơi sông Thương , chết lịm mớ tóc dài
Như hạt cát bay ngang trời nuối tiếc
Thơ trai lơ mê hoặc gái ngây thơ.
                                *
Thôi chào nhé, theo Hồn thơ mê mải
Cho người yêu... bươn bải nỗi buồn đời
Cốc rượu đắng mình với mình cạn chén
Chẳng ai chờ...vẫn đợi...Nhuận Cầm ơi !
Hà Nội 20-22/4/2021
Nguyễn Khôi : kính viếng...
unnamed
 

 

NIỀM KHÁT KHAO MÙA CHIM LẠC BAY VỀ

 


NIỀM KHÁT KHAO MÙA CHIM LẠC BAY VỀ
 
Nhân đọc tập thơ Mùa chim lạc bay về của tác giả Trần Đăng Thao
 
0.0.0.0.0.0.0.3_thao
 
Thu Tuyết
 
Mùa chim lạc bay về là tập hợp 120 bài thơ của tác giả Trần Đăng Thao, do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2020. Cái tên Mùa chim lạc bay về dường như đã hé lộ tư tưởng, ý thức công dân và ý thức trách nhiệm của người cầm bút: ”Tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: Niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng và sự phồn vinh của giống nòi Lạc Việt”(Lời thưa đầu sách ).
Đọc thơ Trần Đăng Thao, ta có cảm giác, hình như trời sinh ra ông là để làm thi sỹ. Bởi thơ ông rất giàu cảm xúc mà phần lớn là những chân cảm, chân ái nên cứ ngỡ là bồng bột mà vô cùng sâu sắc. Ông viết rất tốc độ, rất thời sự. Ở tuổi thất thập nhưng hầu như ngày nào Đăng Thao Trần(nick name) cũng có thơ đăng trên facebook với không ít câu thơ tài hoa:
- Đoạt hết đất trời , tinh túy hương
Thong dong tạo hóa giữa vô thường
Nụ hoa chúm chím giai nhân tiếu
Đã thấy xuân về giữa tuyết sương
(Chợ hoa ngày áp Tết)
- Một trái thiên tài chưa kịp chín/Đã hoàng hôn trắng trước hừng đông(Bên mộ Hàn Mạc Tử)
- Câu thơ lướt khướt / Ngày theo tháng/ Một khối tình con/ Vấn vít hoài (Thăm mộ Tản Đà)
- Những bản Thái / Mây mù lở tở/ Những bản Mông/ Bám vách đá lên trời (Nghĩa Lộ)
- Thầy giáo trẻ bơi trong huyền thoại/ Sông Đà nghiêng, một nét trăng thanh (Nhớ bác Trần Lê Văn),
Nó chứng tỏ: bút lực thi nhân đang rất dồi dào, bút hồn luôn tươi mới, thi hứng vẫn nồng nàn, thi cảm thật mãnh liệt. Có tuổi rồi mà mắt yêu vẫn không ngừng lấp lánh:
Bảy mươi vẫn còn khỏe
Thi tứ vẫn dồi dào
Mắt yêu còn lấp lánh
(Bạn cũ)

BÌNH BÀI THƠ “ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG”CỦA NHÀ THƠ TRÚC THÔNG


 

BÌNH BÀI THƠ “ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG”CỦA

NHÀ THƠ TRÚC THÔNG            

 

ĐỨNG Ở CHỢ SÔNG

 

Ai đi lâu lắc tận đẩu tận đâu

bến vẫn bèo xưa trôi xuôi sông Châu

quán chợ quê hương gạch tường long đỏ

còng cây đa đứng vẫn như thưở nào

 

mẹ tôi đội thúng đậy mảnh vỉ buồm

đường hè chân rát đường đông bấm bùn

tôi rắc tuổi thơ loanh quanh phố chợ

chút tình thơ dại bây giờ tôi buôn

 

bán cho vợ con lần đầu thăm quê

bán gởi cho ai xa nước chưa về

bán cho chị tôi thưở hai mươi ấy

cùng những linh hồn lơ lửng trên quê…

                              Báo “Văn Nghệ số 45 (5-11-2011)

 

            LỜI BÌNH CỦA THANH ỨNG

        

                 Trúc Thông viết chậm, bài nào của anh cũng có sự gia công kĩ lưỡng về cảm xúc và sử dụng ngôn từ. Bài “Đứng ở chợ Sông” trên đây cũng vậy. Nhà thơ không cho biết bài thơ sáng tác khi nào. Nhưng đọc bài thơ có thể đoán, nhà thơ sinh năm 1940 này viết bài thơ khi đã luống tuổi, khi đôi chân anh đã bươn bải nhiều nơi trên trái đất này như nhà thơ đã tự nhận: “Ai đi lâu lắc tận đẩu tận đâu”. Tất nhiên đại từ phiếm chỉ “Ai” không chỉ nói riêng tâm sự của Trúc Thông mà còn nói về những ai đồng tuế, đồng cảnh như tác giả. Thời gian làm biến cải bao nhiêu thứ nhưng cái “chợ Sông” của quê hương tác giả vẫn thao thiết những nét xưa  “bến vẫn bèo xưa trôi xuôi sông Châu / quán chợ quê hương gạch tường long đỏ / còng cây đa đứng vẫn như thưở nào”. Một “chợ Sông” được chấm phá đôi ba nét tượng trưng mà hiện lên một cái chợ bên dòng sông Châu ở quê hương Hà Nam của tác giả với những đám bèo trôi xuôi vô tư tự ngày nào, là những mảng tường gạch xây đã lâu ngày, thời gian xói vào trơ ra ruột gạch “long đỏ” và cây đa còng  vẫn khắc khổ dáng xưa. Đó là chợ quê lâu đời, có quán gạch được xây cất tử tế của một làng quê cổ kính bên sông. Nó khác với cái chợ ở “mom sông” “eo xèo mặt nước” của cụ Tú Xương. “Đứng ở chợ Sông” lặng lẽ và trầm mặc này, Trúc Thông nghĩ về mẹ mà cuộc đời của bà gắn bó với những buổi  chợ : “Mẹ tôi đội thúng đậy mảnh vỉ buồm / đường hè chân rát đường đông bấm bùn”. Những chi tiết chọn lọc về người mẹ rất thực, rất đời của tác giả-với cái thúng  ngất nghểu trên đầu, hai tay tong tả hết phiên chợ này đến phiên chợ khác-  làm ta liên tưởng đến những bà mẹ “dòng dõi nhà quê” đảm đang công việc đồng áng và cũng giỏi giang cả việc chợ búa, thúng mẹt để kiếm sống ở hầu khắp làng quê ta. Trúc Thông có “Bờ sông vẫn gió” rất hay viết về mẹ.  Đó là một bờ sông có gió, có lá ngô lay, có bến sông trôi, có tiếng nước chảy sông xa, có cây cau cũ, giại hiên nhà…Tất cả trở về trong một hoài niệm thành kính về người mẹ đã mãi mãi ra đi. Dáng hình và hồn vía mẹ đã hòa tan vào thiên nhiên cây cỏ của bờ sông quê. Ở đây, hiển hiện hình ảnh một bà mẹ khỏe khoắn, tất tả, chịu thương chịu khó ở “chợ Sông”. Cái “ chợ Sông” đó còn gắn bó với tuổi thơ tác giả “tôi rắc tuổi thơ loanh quanh phố chợ / chút tình thơ dại bây giờ tôi buôn”. Từ “rắc” rất hay, làm người đọc liên tưởng đến những trò chơi tuổi thơ hồn nhiên, hiếu động cùng bạn bè một thời vô tư trong sáng của tác giả.

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Thương bạn

Thương bạn
 
                                                                   Hoàng Nhuận Cầm

       PHẠM QUANG LONG
 
 
Ngày vào học, tôi vừa phục vừa sợ Hoàng Nhuận Cầm. Bởi chúng tôi cùng có cái mác sinh viên nhưng Cầm nói hay và hiểu biết thì hơn hẳn lũ nhà quê như tôi nhiều lắm.
Lúc nào Cầm cũng ôm một đống sách vở trên tay nhưng tôi nghĩ Cầm chỉ nghĩ và làm thơ thôi. Trong Cầm những âm thanh thơ ca cứ như đàn ong lúc nào cũng bay, khi nhẹ nhàng, vui vẻ, lúc ồn ào. Cầm chả phải nghĩ nhiều, cứ nhặt chúng ra là thành những bài thơ lấp lánh đẹp, ánh lên những niềm vui sống. Người khác không biết thế nào chứ riêng tôi, tôi thấy Cầm diễn rất giỏi. Nhìn Cầm vừa ôm cả sách, cả chăn vừa chạy cầu thang, vừa cúi nhặt hết thứ này, thứ khác rơi lung tung, vừa hét lên “ Các bạn ơi chờ Cầm với” tôi đã phục. Mọi thứ trông rất buồn cười, rối rắm nhưng cứ mượt và nhuyễn không tin được. Cầm là thế, tài hoa và cứ sống theo ý mình.
Một hôm, Cầm chặn tôi ngay cạnh sân bóng bảo “Thơ anh hay lắm, anh đọc cho Cầm nghe đi”. Tôi bàng hoàng. Tôi nửa câu thơ chưa viết mà sao Cầm lại bảo thơ tôi hay? Tôi nói thế nào Cầm cũng không tin. Tôi phải nói rằng thầy giáo tôi khuyên thi vào đây thì tôi thi thôi chứ chả biêt văn thơ gì. Cầm hỏi thẳng “ Không làm thơ, không viết văn thì anh thi vào đây làm đ. gì?”. Cầm không hiểu được thánh đường này sao lại có những kẻ ngơ ngẩn như tôi?

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ HOÀNG NHUẬN CẦM!

 Các trang FB và báo mạng đưa tin nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã đột ngột ra đi  vào 15 h ngày 20 tháng Tư năm 2021, hưởng thọ 70 tuổi.

Xin chia buồn cùng gia quyến nhà thơ!

Mong anh hồn nhà thơ viễn du miền Cực Lạc!

Xin đưa lại một bài viết như nén nhang thơm tiễn biệt!

vunhonb.blogspot.com

 


. Hoàng Nhuận Cầm

Sinh ngày 7 tháng 2 năm 1952.

Quê quán: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

Năm 1971 tình nguyện nhập ngũ vào binh chủng Phòng không – Không quân. Năm 1976 giải ngũ về tiếp tục học đại học.

 

Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến                  

          Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến

          Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi

          Còn sót lại bên bàn bông cúc tím

          Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi.

 

          Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng tới

          Như cánh chim trong mắt của chân trời

          Ta đã chán lời vu vơ giả dối

          Hót lên! Dù đau xót một lần thôi.

 

          Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói

          Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ

          Anh sợ hãi, bây giờ anh mới nhớ

          Em hay là cơn bão tự ngàn xa.

    

          Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ

          Gió em vào - nếu chán - gió lại ra

          Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó

          Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi. . .

Lời bình của Vũ Nho

HẸN HÒ LÀ ĐÃ CÓ TÌNH Ý VỚI NHAU. GẶP GỠ TRONG HẸN HÒ LÀ ĐỂ KHỞI ĐẦU CHO MỘT QUÁ TRÌNH GẮN BÓ. CUỘC TÌNH NÀO MÀ CHẲNG PHẢI TRẢI QUA BƯỚC HẸN HÒ. ĐIỀU KHÁC THƯỜNG Ở ĐÂY LÀ CUỘC HẸN NÀY CỨ LẦN LỮA KÉO DÀI, CỨ HOÃN ĐI HOÃN LẠI. NÓ KHÔNG GIỐNG VỚI CUỘC HẸN LỠ MỘT LẦN ĐỂ MÙA XUÂN CŨNG CẠN NGÀY NHƯ TRONG MƯA XUÂN CỦA NGUYỄN BÍNH. HÒ HẸN MÃI NGHĨA LÀ CHÍ ÍT CŨNG DĂM BẢY BẬN. ĐẾN NỖI ĐÃ CÓ THỂ QUÊN, VĨNH VIỄN QUÊN NẾU KHÔNG CÓ CÁI LẦN CUỐI CÙNG EM CŨNG ĐẾN. CÁI TỪ CŨNG Ở ĐÂY KHÔNG THỂ THAY THẾ BẰNG TỪ MỚI, HAY ĐÃ CHẲNG HẠN. BỞI VÌ NÓ LÀ SỰ KỊP THỜI ĐẾN SAU CÁI GIỚI HẠN “CUỐI CÙNG” NGHIỆT NGÃ.

Ngọn lửa tình đời bừng sáng giữa bão giông

 


Ngọn lửa tình đời 
bừng sáng giữa bão giông([1])

          BÙI NHƯ HẢI


Văn Xương tên thật là Nguyễn Văn Bốn. Anh sinh năm 1959, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Văn Xương hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị và là cán bộ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị. Văn Xương là một trong những cây bút truyện ngắn khá thành công trên văn đàn trong những năm gần đây, được bạn đọc trong và ngoài nước chú ý, quan tâm. Văn của Văn Xương rất chân thực, giản dị nhưng lại chất chứa nhiều cảm xúc, giàu tính nhân văn, khiến độc giả luôn thao thức, phải nghĩ suy. Truyện ngắn của Văn Xương được đăng, in trong các tuyển tập truyện ngắn chọn lọc, trên các báo, các tạp chí Trung ương, địa phương và được giải

thưởng văn học. Ra mắt bạn đọc hai tập truyện ngắn Hoa gạo đỏ bên sông (2006) và Hồn trầm (2008), Văn Xương đã trụ được và đứng được giữa làng truyện ngắn Việt Nam đương đại, khẳng định được những giá trị nghệ thuật chân chính, mà anh đã dày công hun đúc, dựng xây. Thế nhưng, Văn Xương không chỉ làm nên chứng chỉ thời gian trong lòng bạn đọc ở thể loại truyện ngắn, mà còn gặt hái được những thành công nhất định ở địa hạt thi ca, được bạn đọc yêu thích, ghi nhận. Có một điều ít ai biết rằng, khởi nghiệp cầm bút của Văn Xương chính là thơ chứ không phải văn. Nhưng trong quá trình sáng tác, Văn Xương đã lấn sân sang thể loại truyện ngắn và đã thành công. Mặc dù, duyên thơ nghiệp truyện (truyện ngắn), nhưng Văn Xương vẫn không chối từ Nàng thơ, vẫn sáng tác đều đặn và đăng rải rác khắp trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Chính ngọn lửa tình yêu với thi ca luôn rực cháy, đã thôi thúc Văn Xương ra mắt bạn đọc đứa con tinh thần đầu tiên của mình, đó là tập thơ Búp lửa, do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành vào quý I, năm 2011. Một điều hiển nhiên, trong sáng tạo nghệ thuật, thì số lượng tác phẩm không thể định danh được tác giả, mà chỉ có chất lượng tác phẩm mới là tấm thẻ căn cước duy nhất của tác giả đó mà thôi. Và thật may mắn thay, Văn Xương nằm trong những tác giả đạt được cả chất lẫn lượng. Thơ anh không chỉ bạn đọc, đồng nghiệp yêu thích, mà còn được các nhạc sĩ phổ nhạc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chú ý, quan tâm sâu sắc.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

NGÀY ĐỊNH MỆNH

 

NGÀY ĐỊNH MỆNH Sửa

Rút trong tập nhật ký "Từ cõi chết trở về" viết năm 1973 , sửa lại năm 2010

NGÀY ĐỊNH MỆNH

TRỊNH BÁ SƯỚNG

     Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt  hết với bọn lính dù tại La Vang, lính thủy quân lục chiến ở ngã ba Long Hưng sau cùng là liên đoàn Biệt Động Sài Gòn tại cầu sắt Thị Xã Quảng Trị, đến rạng sáng ngày ngày 19 tháng 8 năm 1972 là ngày kinh hoàng khiếp đảm nhất đã quyết định đời tôi.
     Bị tổn thất quá nhiều do bom pháo các loại, cả C1 tôi còn có 10 người, C2 còn 11 người (mặc dù cả hai vừa được bổ sung đợt tân binh Thái Bình vào ngày 12/8/1972) hai C được dồn lại thành một, lấy phiên hiệu C2 còn “C1 cũ vẫn giữ nguyên phiên hiệu nhưng con số mới hoàn toàn vì C1 của D19 sư đoàn bổ sung xuống thay”, cả hai C còn 21 người. Anh Mứt Quyền C trưởng, anh Khởi - Quyền CV trưởng cùng Hoàn - Anh nuôi ở lại, còn tất cả xuất quân vào tập kích khu nhà bằng trường học Bồ Đề tại thị xã. Là A trưởng hỏa lực sau khi pháo địch đã làm hỏng hai khẩu cối 61ly cùng B41, tôi lại dẫn anh em mang AK cùng đơn vị xuất quân. 
Khoảng 9 giờ tối tôi được anh Khởi, anh Mứt, anh Thưởng - CV phó, anh Bài - C phó (anh Bài mới dẫn quân Thái Bình được mấy ngày) cả bốn người gọi tôi sang hầm C bộ giao nhiệm vụ cho chúng tôi (vì tôi là A trưởng trực thuộc C nên mọi ngày hội ý cùng các B trưởng, B phó lúc này A tôi còn đầy đủ 6 người cả cũ lẫn mới) phải hoàn thành nhiệm vụ đẻ lập thành tích chào mừng ngày cách mạng 19 tháng 8. Mật khẩu là: Hà Nội - Hải Phòng, xắn tay áo bên trái quá khuỷu tay làm ám hiệu. Vì có con đường một đầu cầu sắt bắc qua sông cao như con đê nên đơn vị tôi chỉ cách nơi ở bọn ngụy khoảng gần 300 mét, hầu như ngày nào cũng hết bom lại pháo dập vào chỗ chúng tôi, sau đó là bọn ngụy xông lên cướp chốt. Từ đường một tới hầm chúng tôi khoảng 70 mét là bãi trống không vật cản nên mọi lần bọn chúng có liều lĩnh cũng không dám tràn xuống vì xuống tên nào bị hạ gục tên đó, còn bên trái là sông - Con sông Thạch Hãn đục màu máu nhuộm.

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

ĐỌC VÀ HỌC THƠ NGUYỄN KHUYẾN

 


ĐỌC VÀ HỌC THƠ NGUYỄN KHUYẾN

                      BÙI MINH TRÍ

Yên Đổ Tam Nguyên rực ánh sao

“Quế sơn thi tập” nức anh hào

Sự đời nghiên bút nhiều vương vấn

Câu chuyện văn chương mãi dạt dào

*

“Thu ẩm” nhà tre màu khói nhạt

Trời xanh “Thu vịnh”  mấy tầng cao

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào”

*

“Câu cá ao thu” quên thế sự

Xao lòng lại thẹn với ông Đào

Khéo thay “giả điếc” cho đời nhẹ

Một chén trà thơm bật “lẩy Kiều”

*

Cảm hứng cuốc kêu sầu khắc khoải

Nhớ hồn Thục đế tới bao giờ

“Năm canh máu chảy đêm hè vắng

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ”

*

“Bạn đến chơi nhà” là quý hóa

Tuổi cao sức yếu cảnh quê nghèo

“Ao sâu”, “vườn rộng”, trầu không có

Đem tấm lòng mình đãi bạn yêu.

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

MÀU XANH NINH CHỮ


 

ĐINH Y VĂN

 

MÀU XANH NINH CHỮ

 

Biển như hòn ngọc biếc xanh

Cong cong bờ cát- long lanh đế vàng

Sóng xanh xanh gió dịu dàng

Khách xa dừng bước mơ màng mắt xanh…

 

Đ.Y.V