Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

SỬ DỤNG CƯỜNG ĐIỆU VÀ BỔ NGỮ TRÌNH ĐỘ BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG...




SỬ DỤNG CƯỜNG ĐIỆU VÀ BỔ NGỮ TRÌNH ĐỘ BIỂU THỊ KHOA TRƯƠNG TRONG TÁC PHẨM CỦA MẠC NGÔN
VÀ CÁCH DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
                          Nguyễn Ngọc Kiên

NHÀ VĂN MẠC NGÔN (GIẢI NOBEN VĂN HỌC 2012)
Mạc Ngôn (莫言; bính âm: Mò Yán) (nghĩa là không nói) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, chăn dê ngoài đồng, luôn bị đói khát và cô đơn. Ông nhập ngũ năm 1976. Đến năm 1984, ông trúng truyển vào khoa văn thuộc học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Tháng 10 năm 1987 ông chuyển ngành, sang hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp. Năm 1981 ông bắt đầu công bố tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Ông đoạt giải Noben văn học 2012.  Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
                                           (Theo Wikipedia mở)
1. Khái niệm về khoa trương
Khoa trương (hyperbole) là một từ có xuất xứ từ tiếng Hi Lạp, được giải thích trong từ điển Oxford: “Lời nói cường điệu nhằm một tác động đặc biệt và không để được hiểu theo đúng nghĩa đen. Ví dụ: I’ve invited millions of people to my party: Tôi đã mời hàng triệu người đến dự bữa tiệc tôi thết”.[7, 828]
2. Các quan điểm về khoa trương
 2.1. Quan điểm của một số học giả về khoa trương
Theo các tác giả Hoàng Bá Vinh và Liêu Tự Đông thì: “Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, khi cần nhấn mạnh một ý nào đó, người ta cố ý nói quá sự thật; cái việc nói quá ở đây có thể là phóng to hoặc thu nhỏ đối người, sự vật hoặc hiện tượng, tức đối tượng cần miêu tả. Lối nói này được gọi là khoa trương; nghĩa là, trên cơ sở hiện thực khách quan đối với đặc trưng của sự vật, hiện tượng, người ta tô vẽ một cách hợp tình hợp lí làm cho người đọc cảm thấy cái điều nói ra có một ấn tượng sâu sắc nhưng vẫn chân thực có thể tin cậy được”.[8,154]
Tác giả Vương Hy Kiệt thì cho rằng: “Khoa trương là cố ý nói quá sự thật, hoặc phóng to hoặc thu nhỏ sự thật. Mục đích của khoa trương là làm cho người nghe/ đọc có một ấn tượng càng thêm sâu sắc đối với nội dung biểu đạt của người nói/ viết. Chẳng hạn,“天无三日晴/地无三尺平(Trời không có ba ngày nắng / Đất không có ba thước bằng phẳng) nói về đặc điểm thời tiết và địa hình của Qúy Châu, là lối nói khoa trương. ” [9, tr. 296]

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Triển lãm tranh Trần Nhương

TRIỂN LÃM "THI HỨNG 3"
Chiều 28 tháng Tư, lúc 16h, tại nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền, Hà Nội, khai mạc triển lãm THI HỨNG 3 của nhà văn, họa sĩ Trần Nhương. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhiều nhà văn, họa sĩ, bạn bè đến dự. Thật là thú vị khi một người không học qua trường lớp hội họa nào trưng bày  gần 40 bức tranh khổ lớn. Ông cũng là người tham gia nhiều triển lãm tập thể nhóm 2 người, 3 người và 5 người.
Một số hình ảnh.

                                        Đại diện Ban tổ chức phát biểu

                                 Nhà thơ Lê Đức Nghinh và các bạn thơ tặng hoa

                                   Cuộc trò chuyện của 2 dịch giả
                                        Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận và lẵng hoa của VĂN MỚI
                                         Hai cựu hoa khôi

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Mừng các thành viên của nhóm

 MỪNG CÁC THÀNH VIÊN
Sáng 27 tháng Tư, nhóm "Chúng tôi yêu nghệ thuật" tụ họp mừng các thành viên của nhóm. Các bài viết đăng trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Quân Đội Nhân dân cuối tuần, Người Hà Nội, Văn Nghệ Công An. Khách mời là cô giáo Thu Phong.  Ai cũng phấn khởi vì mình có đóng góp chút ít cho nghệ thuật văn chương. Mọi người nâng cốc chúc sức khỏe và niềm vui. Nhắc nhiều đến hai thành viên vắng mặt là nhà thơ Anh Tuyết và nghệ nhân Thanh Ngát.
Mấy hình ảnh.

                                         Trao đổi



                                         Chúc sức khỏe!

                                          Uống cho người ở xa

                                       Thu Phong chụp ảnh này!

Thi sĩ Nguyễn Bính…và số 4 kỳ lạ





AN Ninh Thế giới
Thi sĩ Nguyễn Bính…và số 4 kỳ lạ
14:00 07/01/2011
Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Bính hoà quyện một cách lạ lùng với rất nhiều huyền thoại. Mỗi sự cố xảy ra trong đời ông đều rất khác thường, kể cả chuyện vui lẫn chuyện buồn. Do đó chỉ nghe kể lại nguyên bản, không cần thêm bớt, mọi câu chuyện về ông cũng đã rất sinh động, với nhiều sắc màu lý thú, đôi khi còn nhuốm màu tâm linh.
Kể cả đến cái chết của mình, ông cũng dự báo được và coi nhẹ tựa lông hồng. Cuộc đời ông vẫn còn hàm chứa nhiều điều bí ẩn, hấp dẫn mọi người cho đến nay. Trong đó những chuyện quan trọng nhất trong đời sống của ông đều gắn với con số 4.
4 bà vợ
Người vợ đầu tiên, lại là kết quả của một sự cưỡng lại số phận đa sầu đa cảm của nhà thơ Nguyễn Bính, khi ông đang là cán bộ của Hội Văn nghệ kháng chiến Nam Bộ. Bởi lẽ, khoảng những năm đầu của thập kỷ 50, vùng kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn; Nguyễn Bính bị sốt rét, thiếu ăn thiếu thuốc và có biểu hiện sa sút tinh thần. Trong khi đó kẻ địch lại ra sức dụ dỗ anh em văn nghệ sĩ đang tham gia kháng chiến bỏ về với các chiêu thức xảo quyệt.
Với nhà thơ Nguyễn Bính, chúng còn treo giải thưởng, nếu ông đầu hàng thì sẽ được thưởng 1.000 đồng. Đó là một số tiền rất lớn. Vậy để giữ chân nhà thơ, tổ chức đã sắp xếp cho ông lấy bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có trình độ học vấn nhất định. Lẽ dĩ nhiên, ban đầu hai người còn lắm do dự, nhưng rồi cũng thuận theo cấp trên, đồng ý làm hôn lễ được tổ chức vào năm 1951.
Tuy nhiên hai người chấp hành "nhiệm vụ" cũng chỉ được một thời gian ngắn, vì không có tình yêu, mặc dù đã có một con chung, tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Thực ra mọi người quá lo, vì nhà thơ chẳng bao giờ có ý nghĩ đầu hàng kẻ địch, mà lại là người hoạt động rất tốt và sáng tác đều đặn rất chất lượng, trong đó có lời cho bài hát "Tiểu đoàn 307" nổi tiếng.
Nhà thơ chỉ "thay lòng đổi dạ" khi đi sáng tác tại Cà Mau, vì đã tơ tưởng cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Tình yêu hai người nảy nở, ngày một mặn mà, quấn quýt. Rồi nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đã có giấy ly hôn với bà Hồng Châu, vào năm 1952. Đó là câu chuyện "Hai năm đôi" của nhà thơ tài hoa và lãng tử. 
Mãi tới đầu năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con và bạn bè. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông được tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
http://www.cand.com.vn/Uploaded_ANTGCT/maiphuong/11_nguyen113-400.jpg
Nguyễn Bính- hí hoạ của Tạ Tý.
Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đã có quan hệ thắm thiết với một nữ thư ký báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh. 

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

PHẠM TIẾN DUẬT LÀ NHƯ THẾ ĐÓ!





PHẠM TIẾN DUẬT LÀ NHƯ THẾ ĐÓ!

LÊ SƠN

Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Phạm Tiến Duật sau năm 1975, khi anh xuất ngũ về công tác tại báo Văn Nghệ do nhà văn Đào Vũ làm Tổng Biên tập. Nhưng tôi thực sự gần anh khi anh về làm Tổng Biên tập Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ” của Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật. Tạp chí “Diễn đàn Văn nghệ” chiếm trọn tầng 7 trong khu biệt thự 51 Trần Hưng Đạo, nơi vua Bảo Đại đã từng được bố trí ở tạm tại Hà Nội sau khi thoái vị năm 1945. Phòng Tổng Biên tập nằm ở đầu hồi, nơi Duật thường tiếp khách quý và bạn thân bằng “nước lọc” Làng Vân (tức rượu “cuốc lủi”) thay nước trà vì theo anh, “tửu có nhập thì ngôn mới xuất”.
Không khí làm việc tại Tòa soạn mang đậm tính chất gia đình thân mật nhưng không kém phần nghiêm túc. Vào những ngày cuối tuần, các nữ phóng viên xinh đẹp như Thu Hồng, Bích Hường, Thu Hương… thường tổ chức bữa cơm thân mật ngay tại Tòa soạn; và Tổng Biên tập Phạm Tiến Duật trong bộ đồ lớn kẻ sọc màu xanh xám, cổ thắt cravat đỏ, thường có mặt với dáng dấp điệu đàng của một vị chủ hôn. Duật giao du rất rộng, bạn bè của anh thuộc đủ các giới, đủ mọi lứa tuổi nam phụ lão ấu, nhưng gần gũi nhất với anh là một nhóm bạn từ thuở hàn vi như Đỗ Chu, Lưu Quang Vũ, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Lâm (tức Lâm “Râu”), Nguyễn Khắc Phục… Có lẽ Đỗ Chu là người hay la cà ở Tòa soạn hơn cả và hai ông bạn nối khố này hiểu nhau đến tận chân tơ kẽ tóc.

PGS, dịch giả Lê Sơn

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Sự cách tân quá đà của một nhà thơ tài năng



Sự cách tân quá đà của một nhà thơ tài năng
                                              Vũ Nho

Gặp trên mạng, chép về đọc lại
QĐND - Thứ ba, 15/04/2014 | 16:5 GMT+7
QĐND - Chắc là những người viết nghiên cứu và phê bình sẽ còn tốn không ít giấy mực về trường hợp Nguyễn Quang Thiều và thơ của anh. Chỉ tính riêng về cuốn thơ tuyển Châu thổ của anh xuất bản năm 2010, đã có 25 bài viết xung quanh thơ và những cách tân thơ của tác giả. Tuy vậy, là người theo dõi khá kỹ thơ Nguyễn Quang Thiều trong hơn chục năm nay, tôi vẫn muốn ghi lại mấy cảm nhận của mình.
Tiềm năng của một nhà thơ lớn
Một nhà thơ tốt nghiệp đại học nước ngoài, có thể đọc thành thạo thơ thế giới bằng tiếng Anh như Nguyễn Quang Thiều, ở nước ta không nhiều. Tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau là một lợi thế lớn để Nguyễn Quang Thiều mở rộng, làm giàu có vốn văn hóa của người cầm bút. Vả chính điều đó làm tăng nội lực của nhà thơ.
Nhưng đấy chỉ là điều kiện cần cho một nhà thơ lớn chứ không phải là điều kiện quyết định. Cái quyết định nhất chính là tài năng bẩm sinh của thi sĩ được phát triển một cách mạnh mẽ nhờ hoàn cảnh đất nước đổi mới, hội nhập. Có thể thấy rằng, Nguyễn Quang Thiều đạt đến độ chín của tài năng không quá sớm, nhưng cũng không quá muộn mằn. Chỉ sau tập thơ đầu tay trình làng, anh đã có tập thơ Sự mất ngủ của lửa gây được tiếng vang, được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Cái chính là phẩm chất thi sĩ được phát lộ, được khẳng định. Chẳng hạn bài thơ “Dâng trà” của anh viết là một bài thơ hay, một trong các bài thơ khá toàn bích theo bút pháp thông thường: Thưa cha con đã dâng trà/ Chiều quê một nửa mái nhà nắng đi... Những câu thơ tiếp theo là nỗi niềm ăn năn hối lỗi của người con “ba dại bảy điên”. Hai câu kết của bài thật đặc sắc:
Để hồn trà khuất đâu đây
Xác trà lạnh ngắt đổ đầy lòng con.
Dâng trà cho cha, không biết cha có nhận cho, có tha thứ những lỗi lầm thuở ấu thơ. Vì cha chỉ như bóng mây im lặng, nên người con xót xa. Hoặc như tôi dám đoán chắc rằng bài thơ Bây giờ đang cuối mùa đông cũng là một bài thơ đặc sắc không phải người làm thơ nào cũng viết được. Nó thể hiện thật tài tình tâm trạng của một chàng trai muộn vợ ở cái làng mà lớp lớp cô gái theo nhau lớn lên, đi lấy chồng. Có một vài câu làm duyên độn vào, nhưng chí ít đó cũng là những câu thơ bình thường làm nền tôn vẻ đẹp những câu thơ hay: Chút chiều hoe nắng ngõ nhà/ Tôi đi tôi đứng để mà vu vơ/ Ra đường gặp tiếng xưng em/ Đêm về tôi với ngọn đèn nhìn nhau...
Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự tìm tòi và cách tân của Nguyễn Quang Thiều với các nhà thơ khác “nhân danh cách tân”. Đó là Nguyễn Quang Thiều đã chín với cách viết truyền thống, thường gặp, anh tìm cách diễn đạt mới. Còn những cây viết khác thì làm một nhà thơ bình thường cũng chưa xong, đã bập vào cách tân để mong “đi tắt” trên đường sáng tạo.

BỖNG THẤY... YÊU YÊU!...




BỖNG THẤY... YÊU YÊU!...



Lục bát 17 câu quý tặng  8 chị em “Bát Tiên Nữ Sĩ” phường Trèm:

Trần Thị Lê, Trần Xuân Dung, Trần Thị Phong, Trần Thị Dũng,

Nguyễn Thị Tín, Thúy Vải, Lê Thị Bích và Nguyễn Thị Thanh.



ĐƯỜNG VĂN



“Bát Tiên Nữ Sĩ”* phường Trèm!

Thơ tươi như lạ như quen, đượm tình.

Xuân - hè thức gọi bình minh:

“Nữ Hương Chèm”** tập tặng mình, tặng ta...



“Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?”***

U 70: sức dần mòn,

mà hồn thơ vút chon von đỉnh trời!



Hương Chèm em mến thân ơi!

Chiu chắt dâng đời, cho cháu, cho con!

Cúc thu vàng sáng hoàng hôn,

rập rờn Hồng – Nhuệ, bồn chồn, dìu hương...



Ra Đình, xin một nhành thương****

mừng 8 bạn viết Thụy Phương chúng mình.

Thơ quê chứa nghĩa chan tình!

Hồn quê bảng lảng, lung linh ánh chiều!



Đọc rồi, bỗng thấy... yêu yêu!...





Đại Đồng, Trèm,

3h30 - 6h30 sáng thứ ba 17- 18/4/2018

(Tiết Thanh minh (3/3) xuân Mậu Tuất

ĐV

CHÚ THÍCH



  • Cụm ngữ cổ phương Đông (TQ, VN): Tam (3) anh, tứ (4) tử, ngũ (5) phụng (phượng) , lục (6) vị, thất (7) tinh, bát (8) tú (trai), tiên (gái), cửu (9) long;
  • Nữ sĩ: từ chỉ chung: Nữ nghệ sĩ (ca sĩ, nhạc sĩ), thi sĩ, văn sĩ.
  • Nhan đề tập thơ tuyển chọn 104 bài của 8 “Nữ Sĩ” phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, xuân hè 2018.
  • Ca dao; Mượn ý câu ca dao: Lên chùa bẻ một cành sen.





TANG TÌNH, KHÚC MỚI  VỀ... XƯA



ĐƯỜNG VĂN



Sáng xuân, nhắp chén càfê,

một mình... Mình lại thương về... chiều xưa...

Những chiều không nắng, không mưa,

chuồn chuồn bay thấp? Bay vừa? Bay cao?!...

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Hình ảnh Lễ kỉ niệm 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính

KỈ NIỆM 100 NĂM SINH NGUYỄN BÍNH

Sáng 24 tháng Tư, tại Trụ sở Hội Nhà Văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỉ niệm và tọa đàm nhân 100 năm sinh nhà thơ Nguyễn Bính. Các vị quan chức Tuyên giáo, Hội nhà văn, các nhà văn, nhà thơ, thành viên Câu lạc bộ văn chương Hội Nhà Văn, đại diện Hội Văn học nghệ thuật Nam Định tham dự. Tham dự còn có con gái cả của nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu từ miền Nam ra, và  bà Thanh Hằng cháu gái nhà thơ.
Nhiều tham luận đã được in trong kỉ yếu. Một số nhà thơ, nhà nghiên cứu đã tham luận làm rõ đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính.
Vũ Nho có tham luận gửi đến nhưng không được đọc vì còn nhiều người quan trọng hơn mà chưa được phát biểu.
Dưới đây là một số hình ảnh.

                             Chánh Văn phòng Hội Nhà Văn VN Dương Dương Hảo giới thiệu đại biểu và chương trình

                                                  Người dự

                                                     Nhà thơ Hữu Thỉnh đọc diễn văn
                                     Nhà thơ Trần Đăng Khoa điều khiển chương trình

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương




Hai bài thơ nhân giỗ Tổ Hùng Vương

VỀ THĂM ĐẤT TỔ

Đinh Y Văn

Chúng con xuống biển theo Cha
Về thăm Người viết bài ca dâng Người
Bốn nghìn năm lại càng tươi
Đất Tiên Rồng vẫn vươn trời bay nhanh

Núi thiêng Nghĩa Lĩnh thiên thanh
Đồi chè rừng cọ đồng xanh ngạt ngào*
Biếc dòng Lô, đỏ dòng Thao
Ngã Ba Sông tụ biết bao ân tình…

Phong Châu ghi Buổi-Bình-Minh
Ánh dương rạng rỡ dáng hình Nước Non
Ngàn năm từ Thuở-Vuông-Tròn
Đất trời vẫn của cháu con Vua Hùng

Nước Non, Non Nước điệp trùng
Từ trên núi thắm đến vùng biển xa
Ở đâu cũng Nước Non nhà
Văn Lang nay đã sáng lòa** Việt Nam.
* Ý thơ Tố Hữu.  ** Chữ của Nguyễn Đình Thi

NGẤT Ở VIỆT TRÌ

Tôi vừa ngủ một giấc say
Bốn nghìn năm buổi trưa nay được gần! 
Vẫn yêu tha thiết Cõi Trần
Tổ Tiên tôi nhớ muôn phần, tôi đi…*

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

TRAO ĐỔI VỀ “QUÊ NGHÈO” VỚI CÔ NGUYỄN BÍCH THỦY



                                

TRAO ĐI V “QUÊ NGHÈO” VI CÔ NGUYN BÍCH THY

                                                                         Phạm Đức Nhì



Vi bài viết Vài Ý Kiến Quanh Vic M X Bài Thơ “Quê Nghèo” Ca Đng Xuân Xuyến cô Nguyn Bích Thy đã có nhã hng ghi li mt s nhn xét v Mc th 5 – Ưu Đim V Mt Thi Pháp Trong Bài Thơ “Quê Nghèo” - trong bài viết Bình Thơ Không Bàn Thi Pháp ca tôi. Nhn xét ca cô thiên v cm tính nên dù có nhiu ch cô phân tích rt sâu sc, nhiu tính thuyết phc, vn còn vài đim tôi thy cn trao đi vi cô đ làm rõ vn đ. Bài viết này ch nhm vào nhng đim cn thiết đó. Nếu đc gi mun đc c bài viết ca cô NBT thì link ngay sau đây:

1/

Nguyn Bích Thy:

Chưa bàn đến hay, không hay nhưng tôi thích bài thơ ch nó chân thc nhưng tôi không thích t thơ này:
“Chiếc cng làng thành tai hi
Giam hãm đi người
Tù túng gic mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo c gic mơ...”
Đây là ch quan ca tác gi. Tôi nghĩ hãy đ cho nó t nhiên như vn có.

Phm Đc Nhì:

Nếu cô NBT ch nói “nhưng tôi không thích t thơ này” thì chng ai dám có ý kiến gì. Vì thích hay không thích cái gì đó là quyn riêng tư ca mi người. Cái sai ca cô là câu “Đây là ch quan ca tác gi”. Nếu cái gì trong thơ cũng là “thc tế khách quan”, cũng “phi đo”, cũng hp vi l đi thì cái loi thơ y không đáng đ ý, không phi là th thơ mà nhân loi đang hướng ti.  

Dĩ nhiên trong thơ cũng có nhng nhân t khách quan, nhưng nhng ý nghĩ, cm giác ch quan ca tác gi là chính. Nhiu khi nhng cái khách quan được đưa vào bài thơ ch đ làm ni bt nhng ý nghĩ, cm giác ch quan ca tác gi. Chính “ch quan ca tác gi” mi làm bài thơ có cá tính (không ch viết v nhng cái ai cũng biết ri), mi làm nên giá tr ca bài thơ, min là nhng “ch quan ca tác gi” hp lý hp tình và nhng s kin khách quan cũng hp tình hp lý.

Câu nói ca cô NBT có hai phn; phn đu đúng, còn phn sau thì sai nng.