Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Hai bài thơ tình của Đỗ Anh Tuyến

   


                     

Hai bài thơ tình của Đỗ Anh Tuyến

 

KHÓ GÌ QUÊN ĐƯỢC TÌNH

 

Gió chiều nay ủ rủ chẳng lay rèm

Trong khoảnh khắc anh nhớ em da diết

Lòng vẫn muốn nói những lời tha thiết

Chợt bóng hình người mẹ khiến anh run.

 

Đâu chỉ em rưng rức giữa muôn trùng

Anh sánh đặc máu trong tim vì nhớ

Cổ anh nghẹn, anh nghe sao khó thở

Tiếng gầm gừ, hứ há dễ gì quên.

 

CHIỀU BUỒN

       

Chiều về lẻ bóng lạnh lùng thêm

Thổn thức mình tôi nẫu ruột mềm

Khổ bước âm thầm ngoài cửa mộng

Buồn đi quạnh quẽ trước trời đêm

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TỐ GIÁC

 


                                     TỐ GIÁC

                                                     Tăng Gia

                                                     Vũ Công Hoan dịch

        Chắp hai tay ra đằng sau, ông Phú Quí hết đi ra đầu làng lại quay về cuối thôn. Nắng loang loáng hắt lên khuôn mặt vuông vuông chữ điền của ông, ánh lên màu se lạnh xám xịt khó đăm đăm. Cuốí cùng ông dừng chân dưới gốc cây hoè to đùng như một cây cổ thụ giữa làng, ông móc chiếc máy điện thoại di động y như một hòn gạch, gọi oang oang vào máy cho ban lãnh đạo thôn có vẻ bực dọc.

- Tường Lâm này, Phú Quí đây, tôi muốn nói với anh một việc, danh hiệu tập thể tiên tiến của thôn mình năm nay và bí thư chi bộ ưu tú của tôi đều bị huyện gạt rồi. Anh bảo ai nói ấy ư? Tôi vừa từ trên xã về, Trịnh chủ tịch xã nói với tôi. Lúc ấy ông đập bàn rình rình. Toàn xã 23 thôn, chỉ có thôn mình là “cây giống ” duy nhất bây giờ cũng bị gẫy.  Anh hỏi tại sao ấy ư? Anh Trịnh nói, có người viết thư lên huyện tố giác. Thôn mình chấp hành giáo dục nghĩa vụ không tốt, năm nay có mấy cháu không đỗ tốt nghiệp phổ thông cơ sở đã ra thành phố làm thuê, ông còn nói nhà dưỡng lão của thôn chỉ bày ra làm vì, vừa cải tạo lại từ một cái kho, bên trong chỉ có chuột không có người già. Hôm qua tổ điều tra của huyện bí mật về thôn. Anh bảo tại sao anh không nhìn thấy ư? Hừ, tôi cũng có nhìn thấy đâu! Ba ngàn đồng tiền thưởng thôn tiên tiến và hai ngàn đồng bí thư chi bộ ưu tú của tôi cũng đi toi. Anh bảo họp ban lãnh đạo thôn ư? Thôi, thôi. Anh hãy nói với anh chị em, tôi vừa làm bí thư chi bộ một năm gặp phải việc bê bối này, thật có lỗi với mọi người.! Anh hỏi ai tố giác ấy à? Tôi cũng định rà lại xem. Nhưng bây giờ đã khác trước. Người ta tố giác bằng email, viết trên máy vi tính gửi thư lên mạng inter nét tới hòm thư của huyện uỷ. Anh bảo tôi nên suy nghĩ thoáng một chút ư? Không thắc mắc lăn tăn gì đâu, chỉ có điều chị dâu anh vất vả bận mải hai năm công cốc!

Khi Phú Quí gọi xong điện thoại đi động, thì khói bếp cơm chiều của các gia đình cũng bốc lên nghi ngút, các ánh mắt khác nhau bay ra khỏi những khung cổng có tạo hình khác nhau đậu lên người Phú Quí.Người ta phát hiện, hôm nay lưng ông gù hẳn xuống, chẳng khác nào cà trong vườn rau bị sương muối tàn phá lúc sáng sớm.

                                                                     Vũ Công Hoan
 

 

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

ĐỀN BẠCH MÃ - THÀNH HOÀNG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI

 


ĐN BCH MÃ - THÀNH HOÀNG CA TH ĐÔ HÀ NI

 

                                                   Đặng Xuân Xuyến

Đền Bạch Mã tọa lạc tại phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay thuộc phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội), được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ IX, thờ thần Long Đỗ - vị thần gốc của Hà Nội cổ.

Theo Việt Điện U Linh tập của Lý Tế Xuyên, viết về sự tích đền Bạch Mã như sau:

Vào đời Đường Hàm Thông, quan đô hộ của nhà Đường ở nước ta là Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa Đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng: - Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?

Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.

Đến đời Lý Thái Tổ (húy là Lý Công Uẩn, làm vua từ năm 1010 đến năm 1028), dời kinh đô đến đấy, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo (ở thần Long Đỗ). Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rành tại đó, và cuối cùng, vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần”.

Đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào đời Lê Chính Hòa (1680-1705), đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, qui mô rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.

Đền được xây dựng theo hình chữ Tam, bên ngoài là phương đình tám mái, có một tam bảo và có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo.

Hiện nay đền vẫn giữ nguyên cấu trúc, gồm: Nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau... Tất cả đều bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín, chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn nhưng được sắp xếp theo cấu trúc "tam nguyên đồng hoá" tức là thêm điện thờ Phật và Mẫu.

 


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

SANG THU của Hữu Thỉnh với lời bình Vũ Nho

 


    SANG THU

          HỮU THỈNH

 Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

 

Lời bình của Vũ Nho

Có lẽ do những lý do đặc biệt về thời tiết gắn liền với thiên nhiên, hoa trái, và tất nhiên có liên quan trực tiếp với tâm lý, tình cảm của con người mà mùa Thu cùng với mùa Xuân đã thành "mùa cổ điển" trong thơ Việt Nam và Trung Quốc. Chỉ riêng về nét Thu trong thơ cũng có bao nhiêu điều đáng nói.

Mùa Thu đã đi qua còn gửi lại

Một ít vàng trong  nắng trong cây

Một ít buồn trong gió trong mây

                                                                 (Tế Hanh)

Với các thi nhân, mùa Thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vể thơ trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, những bài thơ mùa Thu tuyệt đẹp. Đến lượt mình Hữu Thỉnh lại làm cho mùa Thu có thêm hương sắc mới.

Mùa Thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ "phả" kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn tại bởi hơi gió se. Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. Gió mùa Thu hào phóng đem chia hương mùa Thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong vũ trụ. Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó, người viết chợt bắt gặp hương Thu và bỗng sững sờ.

Đã cảm được hương ổi, đã nhận ra gió se, hơn thế nữa, mắt lại còn nhìn thấy sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa Thu đều hiện diện. Thế mà sao tác giả lại viết "hình như Thu đã về"? Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu đã về thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên. Cái chính là sự bất ngờ, đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se) cả thị giác (sương chùng chình) đều mách bảo Thu về mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa dám chắc. Cái bảng lảng mơ hồ chính trong cảm giác "hình như" ấy đã tôn thêm vẻ khói sương lãng đãng lúc Thu sang. Đó là một nguyên nhân. Nhưng sâu xa hơn, ở đây còn bộc lộ nét "sang Thu" trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới. 

 

                                                                             Vũ Nho

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

CHÙM THU 2020

 


CHÙM THU 2020

               Trần Trung

1/BẠN KHOE

  (Gửi bạn MHB)

Nào ao cá, bầy gà ri

Mít chanh bầu bí mỗi khi đi về.

Rượu tăm nút chuối, chè quê

Tha hồ đãi khách-

Bạn về chơi thăm…

Đêm trăng vác chõng ra nằm

Sân vườn gió mát trăng ngần…Giời cho

 

Bạn khoe thơ, ảnh lên Phây

Bàng hoàng màng ngỡ được ngày lên… Tiên.

Xa Quê

Ôm,

Giấc cô miên,

Đọc thơ bạn

Chạnh lòng thèm…

Lá chanh !

2/GỬI NGƯỜI THƯƠNG TỰ NGÀY XƯA

Vu vơ câu hát…

Xa rồi.

Khi ta khờ khạo, tình hoài

Lặng câm !?

 


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

TRÊU ĐÙA

 

                                                             TRÊU ĐÙA

                                                                       Đằng Cương

                                                                       Vũ Công Hoan dịch

Người ta nói, một khi  bước sang tuổi bốn mươi, con người không còn ham muốn và hứng thú tình dục. Thật  ra không hoàn toàn như thế. Năm bốn mươi nhăm tuổi, tôi và bà xã đã từng có một đời sống tình dục vừa vui vẻ vừa lãng mạn

                                                                                                             Giống như mọi cặp vợ chồng khác, vừa qua  tuổi bốn mươi, tôi vàvợ không còn hứng thú đối với đời sống tình dục. Sinh hoạt tình dục của chúng tôi vốn mỗi tuần một lần giảm hẳn xuống mỗi tháng một lần, mỗi quý một lần. Khi đến bốn mươi lăm tuổi, về cơ bản chúng tôi không sinh hoạt tình dục.Tôi cũng biết sinh hoạt tình dục là một phần không thể thiếu trong đời sống vợ chồng. Hôn nhân không có sinh hoạt tình dục là hôn nhân nguy hiểm, nhưng chúng tôi bất lực. Chúng tôi đã nghĩ rất nhiều cách, thậm chí từng uống thuốc kich thích, từng xem đĩa sex, nhưng cũng không có hiệu quả. Sinh hoạt tình dục không giống với  hoạt động khác của loài người, phải có hứng thú, phải có niềm đam mê, không có hứng thú, không đam mê không làm nổi, cho dù làm miễn cưỡng cũng chán phè.

Tôi không biết tại sao vợ mình không hứng thú tình dục, hay nói một cách khác tôi không biết vì sao vợ mình lại mất hứng thú làm tình với tôi, nhưng tôi biết, sở dĩ tôi không thích làm tình với vợ là vì vợ tôi đã già. Cô ấy đã không còn đem lại hứng thú cho tôi, không gây nổi ham muốn tình dục cho tôi. Mỗi lần làm tình với vợ một cách miễn cưỡng, nhìn thấy cặp vú sồ sề thõng xuống và da bụng như đất phèn của cô ấy, tôi tự cảm thấy qủa tình mình đang làm nghĩa vụ lao động, đang làm sự nghiệp từ thiện.

                                                                                                             Đời sống tình dục của chúng tôi, đã xảy ra một kỳ tích vào một tối mùa thu năm tôi bốn mươi nhăm tuổi.Chiều hôm ấy tôi đến bệnh biện Vạn quốc khám viêm tiền liệt tuyến. Trước kia bác sĩ khám tiền liệt tuyến cho tôi đều căn dặn tôi giàm  bớt đời sống tình dục để giảm bớt sự kích thích đối với tiền liệt tuyến, nhưng vị chuyên gia  tiền liệt tuyến cực giỏi đến từ Thượng Hải lại đòi hỏi tôi mỗi tuần ít nhất sinh hoạt tình dục một lần. Ông ấy nói, tuyến tiền liệt sẽ không ngừng tiết ra  dịch tiền liệt tuyến. Dịch tiền liệt tuyến thải ra không định kỳ sẽ gây ra viêm, mà dịch tiền liệt tuyến chỉ đựơc thải ra theo tinh dịch, mà biện pháp duy nhất thải tinh dịch là trải qua đời sống tình dục. Ông thậm chí còn khẳng định, sở dĩ tôi bị viêm tiền liệt tuyến, sở dĩ tôi chữa lâu không khỏi, chí là vì không có đời sống tình dục có tính quy luật bình thường. Ngay đêm hôm ấy tôi kể cho vợ nghe lời nói của  vị chuyên gia cực giỏi. Tôi bảo, anh biết sẽ gây khó dễ cho em, em hãy ráng chịu, hoàn toàn là để giúp anh chữa khỏi viêm tiền liệt tuyến. Vợ tôi nói: Không được, chắc chắn không được, em không hứng thú, không hề hứng thú một chút nào. Tôi bảo anh biết em không hứng thú, anh cũng không hứng thú, nhưng anh phải thải bỏ dịch tiền liệt tuyến, nếu không thải bỏ định kỳ dịch tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến của anh sẽ không thể chữa khỏi, anh sẽ vĩnh viễn bị căn bệnh này dày vò. Việc này chỉ có em mới giúp anh được. Vợ tôi đáp: Không được, không làm, quả thật em không muốn làm, không hứng thú cố tình làm khó chiụ lắm. Tôi bảo: Không cần em động, để một mình anh làm.Vợ tôi nói : Anh hiếp xác chết đấy ư? Hiếp xác chết, anh hãy đến nhà xác tìm một thi thể. Tôi đã nói rất nhiều lời, nhưng cô ấy kiên quyết không đồng ý, thậm chí vợ tôi khuyên tôi ra ngoài kiếm một con bồ. Vợ tôi bảo, thật mà anh ra ngoài tìm đàn bà để thải dịch tiền liệt tuyến em không có ý kiến gì, quả tình em không có hứng thú.Tôi nôn nóng  nói: Không thì anh trả em tiền. Cô ấy ngẩn người ra một lúc nói: Anh trả tiền em ư? Anh trả em bao nhiêu tiền? Tôi đáp : một trăm. Vợ tôi bảo :  một trăm ít quá! Tôi nói ; Vậy thì hai trăm vợ tôi đáp Không đượcngủ với em một lần mới có hai trăm con gái buôn bán dâm ở bên ngoài ngủ một lần bao nhiêu tiềnLẽ nào em không bằng họ Anh hãy nhìn thân hình emTôi nói vậy thì ba trăm nhéVợ tôi bảoĐược, tán thành, đưa tiền đâyTôi hỏiđưa ngay bây giờ sao Vợ tôi đápTrả tiền trước, nhỡ anh dây dưa không trả thì sao? Tôi nói : Đưa thì đưa, Tôi rút cái ví da trong túi, lấy ra ba trăm đồng đưa cho vợ. Cô ấy cầm số tiền, người lập tức mềm nhũn, bắt đầu cởi quần áo. Vợ tôi cởi quần áo như thế này, đầu tiên cô ấy cầm vạt dưới áo trong hất lên vén cả áo lót lẫn áo sơ mi lông cừu qua đầu, sau đó kéo cạp quần xuống khỏi đầu gối, lấy chân phải dẫm bỏ quần chân trái, dùng chân trái dẫm bỏ quần chân phải, chỉ trong không đầy hai giây đã  lột trần truồng.Vừa giờ khi mặc cả giá với cô ấy, thân thể tôi chợt bắt đầu rạo rực một cách lạ lùng, bây giờ trông thấy cô ấy cởi quần áo như vậy, người tôi lập tức nở ra, không kịp cởi áo, tôi vồ lên thân vợ. Cô ấy vừa rên to, vừa vẫy số tiền trong tay, còn tôi cũng hưng phấn và điên cuồng xưa nay chưa từng có. Xong việc tôi hỏi vợ tại sao em hưng phấn như thế. Vợ tôi nói em cũng không biết tại sao, nhưng có một thứ  cảm giác thành tựu.

 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

TẢN MẠN THU (tản văn)

 

TẢN MẠN THU

                   Phạm Ngọc  Tâm Dung ( Hà Nội)

            Tiết thu là một thời khắc rất lạ của đất trời. Dường như cái phơi phới nõn nà của mùa xuân và cái rực rỡ căng tràn của mùa hạ đã khép lại để cho mùa thu nhẹ nhàng, duyên dáng khoe mình.
             Ở mùa thu, cái gì cũng nhẹ.
             Nắng chuốt từng sợi vàng óng, buông như giăng tơ, đem lại một thứ ánh sáng trong suốt mà mơ màng, làm cho người ta có cảm giác mặt đất như được nâng lên đến lưng chừng giời. Phải chăng thi sĩ Xuân Diệu đã từng mơ màng với nắng thu mà viết “Không gian như có dây tơ/ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu”?

             Gió heo may - thứ gió đặc biệt trong năm, chỉ xuất hiện vào mùa này, mát khô và se lạnh, cũng theo đó mà nhẹ  như không thể nhẹ hơn. Nhẹ lắm! Chỉ đủ để làm mặt nước hồ gợn sóng lăn tăn,  chỉ đủ để vài chiếc lá lay động và thì thầm tạm biệt cành rồi bay bay, xoay xoay và đặt mình thật khẽ khàng xuống  nơi mặt đất. Gió cũng đủ êm để cho người ta nghe rõ tiếng chim lách chách chuyền cành; đủ cho ai đó thưởng thức mùi thơm hăng hắc, say say như mật của những đóa cúc vàng rực mà cô gái làng hoa vừa thoáng đi qua; đủ làm bay bay mái tóc dài của thiếu nữ thẩn thơ chờ ai bên Hồ Tây và cũng đủ để ai đó nói vào tai ai những lời thì thầm  ngọt ngào có cánh . . . Cái gió Thu đặc biệt ấy đã từng thổi buồn trong Cung oán ngâm thành “gió vàng hiu hắt”, hay bay nhẹ trong thơ Nguyễn Khuyến trên cành trúc “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu  ( Thu vịnh) và êm nhẹ như hơi thở trong thơ Y Phương để gợi nhớ người “Bạn ơi nhìn kìa/ Hiu hiu gió rồi/ Tôi lại nhớ một người” ( Mùa Thu nhớ bạn).
             Cũng vẫn theo đó, mây mùa thu nhẹ xốp bồng bềnh trắng nõn tựa hồ như một cánh đồng làm tuyền bằng bông. Mây thảnh thơi như dạo chơi, không nhanh, không chậm; như vừa trải qua một chuyến du ngoạn từ vũ trụ xa thẳm trở về; vừa vặn để che cho ánh mặt trời không quá gay gắt; và cũng vừa vặn cho các em nhỏ ngắm mây, hình dung ra các nàng tiên đang bay lượn, hình dung ra  đủ loại những con thú bằng bông ngộ nghĩnh,  được bàn tay khổng lồ  khéo léo tung ra từ xứ sở nhà trời.

 

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

THĂM THẲM MỘT TÌNH YÊU HÀ NỘI

 

THĂM THẲM MỘT TÌNH YÊU HÀ NỘI

           Đọc Hà Nội và tôi của Vũ Ngọc Tiến, nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2020

                                      Vũ Nho

 Những năm gần đây, có một số nhà văn gốc Hà Nội, quan tâm đến Hà Nội của mình  đã viết nhiều về thành phố này. Trong số đó phải kể đến các tên tuổi đáng chú ý như  Đỗ Phấn (Ngồi lê đôi mách với Hà Nội, Ngẫm ngợi phố phường, Đi chơi bờ hồ,  Bâng quơ một thời Hà Nội,…) , Nguyễn Trương Quý (Tự nhiên như người Hà Nội, Hà Nội là Hà Nội, Còn ai hát về Hà Nội,…), Bảo Sinh (Bát phố), Trần Thị Trường  (Phố hoài),… Và bây giờ là Vũ Ngọc Tiến.

          Cuốn sách có nhan đề “Hà Nội và tôi”, như vậy Hà Nội được cảm, được nhìn, được miêu tả, đước đánh giá  qua lăng kính của nhân vật tôi – nhà văn Vũ Ngọc Tiến. Nhân vật ấy từ thuở ấu thơ  sống giữa những người thân trong gia đình,  sống cùng bè bạn học cấp 1, cấp 2, rồi vào Đại học. Và trở thành kĩ sư, nhà văn, qua tuổi thất thập. Lúc nào cũng  đau đáu về những con người, những vẻ đẹp văn hóa Hà Nội, nhưng thăng trầm của thành phố ngàn năm tuổi từ thời Pháp chiếm đóng, qua thời hòa bình, qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cho đến thời mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới.

          Chúng ta từng biết đến truyện ngắn “Một người Hà Nội” rất nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Khải, dựa vào nguyên mẫu bà Tuyết Chi là cô họ của nhà văn. Theo Nguyễn Khải thì đó là “hạt vàng” của đất Hà Nội.

          Trong sách này của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, hình ảnh của bà Tuyết Chi được khắc họa khá chi tiết trong bài “Hà Nội có bà Nguyễn Du”. Ngoài hình ảnh bà Tuyết Chi, nhà văn còn nói đến những người Hà Nội khác trong 23 bài viết của ba phần Hoài niệm Thăng Long,  Muốn quên một thuởTrăn trở hôm nay.

          Trong số những người Hà Nội được tác giả phác họa chân dung, có những người  lương thiện, đứng đắn, lịch lãm của một Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Như là  những người trong gia đình nhà văn, doanh nhân Mỹ Bảo, mẹ nhà văn, ông thứ trưởng Tư Cóc,  “Bà Nguyễn  Du”, ông già tìm hoa trong rác, ông PTY đi tham gia kháng chiến, anh chàng Chung có giọng tenor “rất bay và sáng đẹp hơn cả Trọng Nghĩa”, có Ba Toác, có Hải “chichomex”, có Lê Mai – một nhà văn Hà Nội, Ông Phúc Phật quê Gia Viễn Ninh Bình, anh bạn giám đốc quen tình cờ trên đồi thông  (Lục hòa). Đồng thời có cả những người  giàu có, lắm tiền nhưng chây ỳ, quỵt nợ như  bà Phúc Toàn; có người làm nghề phe phẩy như  bà Tuyết Phe; có kẻ cầm đầu lưu manh móc túi như Tâm Sứt; có người tù ngổ ngáo anh chị như Bôn Tây;  có họa sĩ VP sa đọa trác táng hoàn lương  (Ngôi nhà chung và chàng họa sĩ);  có kẻ lưu manh, từ chủ đề, phất lên, buôn bán -  kể cả “buôn vua”, khoác áo trí thức như Đại Vĩ (Cái chết của một đại gia). Tay hiệu trưởng vốn là “gã đánh trống” gian manh  gặp thời,  Tâm, kẻ lừa tình giờ là “sếp cỡ bự trên thành phố” (Ngoại tình tuổi năm mươi).

 

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

VÀI ĐIỀU VỀ BÀI THƠ "HOA NHÀI" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

VÀI ĐIU V BÀI THƠ "HOA NHÀI" CA ĐNG XUÂN XUYN

 Vũ Thị Hương Mai

 

Đọc bài thơ "Hoa Nhài" của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tôi nghĩ chắc nhiều người không chú ý đến chi tiết tả hoa nhài của nhà thơ, vì thế sẽ không thấy được chủ ý của tác giả. Cũng như tôi, mấy lần trước đọc bài thơ “Hoa Nhài” đã không phát hiện ra chi tiết thú vị này.

Khổ thứ nhất bài thơ, tác giả để chàng trai rất thờ ơ khi nhắc đến đóa hoa Nhài (tượng hình tình yêu cô gái dành cho chàng trai) của cô gái:

"Cô mang theo một đóa hoa Nhài"

Sang khổ thơ thứ 2, tác giả cho chàng trai đã có những chú ý tới cô gái qua chi tiết miêu tả hình ảnh bông hoa cô cầm theo kỹ hơn: "đoá Nhài nho nhỏ", qua đó thể hiện tình cảm của chàng trai dành cho cô gái đã có phần gần gũi hơn, thân mến hơn:

"Vẫn bình dị những đóa Nhài nho nhỏ"

Nhưng sang đến khổ thơ thứ 3 thì tác giả lại để chàng trai buồn bã buông lời trách cứ cô gái:

"Không thương nhớ những cánh Nhài nho nhỏ"

Từ "một đóa Nhài", đến "đóa Nhài nho nhỏ", rồi "những cánh Nhài nho nhỏ", là tỉ lệ thuận tình cảm của chàng trai với cô gái: từ thờ ơ đến để ý, rồi chú ý, quan tâm và yêu.

Điểm đặc biệt nữa ở bài thơ "Hoa Nhài" là tác giả đã sử dụng câu thơ bậc thang để diễn tả tâm trạng, tình cảm của chàng trai với cô gái ở những câu cuối của 3 khổ thơ.

 

 

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

CHÙM THƠ 14 CHỮ CỦA PHẠM ĐỨC

 

CHÙM THƠ 14 CHỮ CỦA PHẠM ĐỨC

 

Lán Nà Nưa

Lán Nà Nưa

Lán

Nà Nưa

Con vừa

Tìm đến

Người vừa

Đi Xa

 

                                              Nhà thơ Phạm Đức

Suối Khuôn Tát

Vẫn

Còn nguyên

Suối trong veo

Soi

Cùng

Róc rách

Lần

Theo

Tháng

Ngày

 

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

HẠNH PHÚC MUỘN

 

HNH PHÚC MUN

 

Truyện Ký của

Vũ Thị Kim Liên

CLB Văn Chương


Chuyến xe đường trường liên tỉnh Bắc - Nam oằn mình hực lên xì khói phía gầm xe rồi tắt máy bên vệ đường có dải cát chạy dài không một bóng cây.

 

Nhiều tiếng hỏi nhau lao xao, đây là đâu? Nghỉ ở đây nắng và cát thôi đi đi thôi bác tài ơi.

 

Xuống xe cho khoan khoái sau một chặng đường dài. Tôi ngồi bên vệ đường lấy trong ba lô gói thuốc lá cuộn rút một điếu châm lửa hút...

 

- Chào anh, cho tôi xin một hơi , thèm thuốc quá nhưng không kịp mua khi lên xe. 

 

Tôi quay lại giật mình nhận ra người đàn ông vừa xin hút thuốc 

 

- Ô kìa Trung? Ông đi vào Nam có việc gì? Vợ con không đi cùng sao? 

 

Người đàn ông đối diện ngỡ ngàng nhìn tôi giây lát như đang hồi tưởng lại một thời xa xưa rồi chồm đến ôm hai vai tôi lắc mà reo lên :

 

- Ôi Trà , đại đội trưởng Trà phải không !?

 

Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ sau gần  mười năm giải phóng mới gặp lại

Tôi ngắm nhìn ông bạn tóc lốm đốm bạc, khuôn mặt khắc khổ sạm đen với hàm răng ám khói thuốc... duy chỉ đôi mắt là vẫn sáng rực đầy sức sống là đặc điểm để người đối diện khó quên. 

 

Tôi cùng đại đội với Trung từ năm mậu thân năm một nghìn chín trăm sáu mươi tám. Sau khi giải phóng thì mỗi người đi mỗi ngả không gặp lại nhau. Nay cùng trên chuyến xe Bắc Nam với cuộc tương phùng hội ngộ bất ngờ này.

Xe tiếp tục lăn bánh , chúng tôi đổi giường cho hành khách khác để được cùng bên nhau tâm sự nhắc lại chuyện xưa và nay

Được biết Trung, sau giải phóng phục viên về quê. Đã lấy một cô du kích xã Lai Vu Kim Thành Hải Dương và có hai con một trai một gái.          Nay anh vào trong nam là tìm và đón người chị họ bên vợ bị thất lạc từ khi sáu tuổi. Tính đến nay cô ấy cũng sấp sỉ bốn mươi tuổi rồi. Mới có manh mối của người làng làm ăn trong sài gòn cho biết. Nên vào đón về đoàn tụ với gia đình.

 

Chuyện trò hồi lâu Trung hỏi ?                  

 

- Còn ông vợ con thế nào?  Vào Nam có việc gì? Các cụ còn hay mất? Cụ có khỏe không?

 

- Tôi chưa lấy vợ , cha mẹ tôi mất từ khi tôi trong quân đội. Tôi vào Nam tìm đứa cháu con anh trai tôi. Giờ nó đang làm công nhân ở Quận 9. Nghe đâu nó bị bạn cùng phòng tàng trữ thuốc lắc. Công an ập vào khám xét phòng trọ của nó tìm được vật chứng lên cũng bị bắt tạm giam. Tôi vào dự phiên tòa xử vụ án đó vào tuần tới. Buồn quá ông ạ.

 

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

HÀI TRONG THƠ NGUYỄN THỊ MAI

 

HÀI  TRONG THƠ  NGUYỄN  THỊ  MAI

Tập thơ “ Thơ từ tin nhắn” thơ in nội bộ của Nguyễn Thị Mai

                               Vũ Nho

Nhà thơ Nguyễn Thị Mai, người “tảo tần bến thực bến mơ” vừa ra mắt tập thơ

Thơ từ tin nhắn”. Cái đặc biệt của tập thơ này là phần lớn các bài đều ngăn ngắn, ngắn, hoặc  rất ngắn. Bởi vì nhắn tin, nhắn thơ thì không thể nhắn dài. Nhưng còn đặc biệt hơn nữa vì đây toàn thơ vui, thơ hài. Tác giả gọi bằng tên “thơ đùa vui, thơ hài”. Một bạn đọc khi đọc xong tập thơ này đã ứng tác gửi qua tin nhắn:

          “Thơ từ tin nhắn” Nguyễn Thị Mai

          Tác giả khẳng định thơ hài chính tông

          Có nhiều nỗi vui trong lòng

          Nên nhắn đến bạn chỉ mong bạn cười

          Để cho đỡ nhạt vị đời

          Để bạn cảm thấy…yêu người nhắn thơ

Yêu ở đây chắc là yêu mến, yêu quý thôi! Vì ai ai cũng biết nhà thơ  U 70 đã có cháu gọi bằng bà. Và bà đi “hò hẹn” thì đứa cháu  cứ bám bà chằng chằng như để “giám sát” :

          Bà đi hò hẹn sáng nay

          Bế thêm thằng cháu trên tay bồng bồng

          Tóc nâu, môi đỏ, má hồng

          Trái tim bà cũng phập phông nỗi yêu

          Khổ chưa thằng cháu quấy nhiều

          Bi bô át cả những điều bà mơ

Muốn biết cuộc hò hẹn thế nào, chàng là ai, có vượt qua thằng cháu  không,  xin xem cả bài thơ ở trang 82 sẽ rõ.

Tập thơ có hai phần. Phần thứ nhất gồm 93 tin nhắn bằng thơ, ngắn nhất chỉ hai câu, dài nhất là bốn câu. Tuyền lục bát.

Phần thứ 2 là những bài thơ vui, gồm 10 bài, có nhan đề hẳn hoi. Ngắn nhất là 4 câu. Dài nhất là 26 câu. Cũng tuyền lục bát.  Có thể coi tập thơ này là “đặc sản” lục bát. Chắc vì thế mà có lần nhà thơ rất hăng hái ủng hộ vận động lục bát là “Quốc thi” của nước Việt chăng?

        Ở đây, bạn đọc có thể thấy đủ các cung bậc  tâm trạng “vui đùa, trêu chọc, tự trào hoặc có khi còn là tự ái vặt đáng yêu” của tác giả, như trong lời “Thưa rằng…” ở đầu sách.

          Đây là phát hiện việc “nấu cháo” điện thoại không hiếm trong các thi nhân:

                   Gọi bồ bằng máy của con

                   Thảo nào “nấu cháo” véo von không dừng

                                           Bài (Từ đây chúng tôi chỉ ghi tắt là  B) 4

Còn đây là lời trách nhẹ bạn buôn tin nhắn:

                   Dạo này người bận thế a

                   Mà không tin nhắn la cà thăm nhau?

                                                      B.10

Thế  mới biết  “lơ đãng, bỏ bê thì bị trách,  nhiệt tình  thái quá cũng  xơi chê”:

                   Bây giờ mới nhớ đến ta

                   Một ngày gọi điện thiết tha mấy lần

                   Người hư như đã ngoan dần

                   Tự ngoan hay bởi đang cần sẻ chia?

                                            B. 22

Tâm trạng vui thì thành ra các mẩu tin bằng thơ vui, tếu táo, khôi hài.

                    Ngày em ra biển lạnh trời

          Chân ngâm dưới nước hồn bơi trên bờ

                                         B.1

Không thể không nhớ tới chuyện đi biển của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã vào thơ vui:

                 Tắm ngày nắng, bơi ngày mưa

                 Ngâm chân như thể là chưa ngâm …gì

 

                  Sáng ngày ra biển ngâm chân

                   Còn ngâm những cái vân vân ở nhà

Hóa ra tâm hồn các nhà thơ thích đùa dễ gặp nhau.