Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tôi đi xuôi,...Điều gì tô điểm,...Nhìn kia,...Tôi tìm đường...


CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV trong bản dịch Việt, Tày của Triệu Lam Châu
116. По теченью ручья я бодро пошел.
Но ручей вдруг исчез в песках.
Уж если ручей пути не нашел,
То поможет ли мне Аллах?

116. Tôi đi xuôi theo bờ suối trong
Rồi bỗng nhiên suối mất vào trong cát
Nếu suối kia không tìm thấy con đường
Thánh Ala có giúp tôi không nhỉ ?

116. Hây pây rièo gằn khuổi slâư lây
Rằm rựt nặm lôm khảu chang rài lặm
Wảng chăn khuổi bấu xa kha t’àng
Sliên cha Ala hưa pang hây bấu nỏ?

117. Что украшает голову
— разум или папаха?
Что украшает сердце
— любовь или отвага?
Но разум и отвагу беря с собой в путь,
О легкой, о веселой жизни забудь.

117. Điều gì tô điểm đầu ta vậy

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Viết lộn ngược


NHỮNG KỈ NIỆM VỀ X.EXENHIN
N.Vonpin
Vũ Nho dịch

VIẾT LỘN NGƯỢC
Thu muộn năm hai mươi mốt. Buổi chiều đó E-xê-nhin chờ tôi đến anh. Đã có thỏa thuận trước … Chúng tôi ngồi cạnh nhau bên lò sưởi. Trong lò là những thanh củi ngắn chưa khô lắm. Xéc-gây vội vã nhóm chúng - nhưng không cháy. Tôi coi mình là thợ nhóm lò có hạng. Tôi cố giành phần việc về mình. Anh không cho : “Chị sẽ làm bẩn mất chiếc áo dài đẹp !” Cái áo không phải là của tôi, mà là của mẹ. Tôi tự nhiên đỏ mặt. Tôi tự nhủ thầm trong đầu : “Tôi là đàn bà mà không phải lúc nào cũng nhận thấy đồ mới sắm ở người khác. Thế mà E-xê-nhin ! …”
Cái lò vẫn cứ bướng bỉnh. Xéc-gây cuối cùng phải chịu thua, lôi tất cả ra đưa cho tôi chất lại, vừa những thanh củi, vừa những thứ để nhóm. Tôi mang diêm xòe lên - và tất cả bén cháy nhẹ nhàng. Hơi ấm tỏa lan, câu chuyện tuôn chảy.

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

2 BÀI THƠ CHƠI


2 BÀI THƠ CHƠI

CỦA ĐƯỜNG VĂN


      
        CHƠI  BIỂN CUỐI HÈ
                                                                               
                                                                                       Tặng N, H, D

Rời Hội An giữa trưa nắng gắt,
Lên đỉnh Bà Nà lửng sáng nhiều sương.
Hội An - Bà Nà vinh danh Đà Nẵng,
Mặn mòi trong veo, mây tỏa ngang đầu.

Những đường phố mới thênh thang
Ôm một vùng sóng, cát mịn màng.
Cầu quay, cầu Rồng, mênh mông Cửa Đại,
Thu Bồn xõa bóng dừa xanh, thuyền máy rì rì qua cầu tre lắt lẻo.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Góp lời với hai nhà thơ về TRUYỆN KIỀU

                                                                     Vũ Nho chủ trang

GÓP LỜI VỚI HAI NHÀ THƠ MAI VĂN HOAN VÀ VƯƠNG TRỌNG

                                                   VŨ NHO

Tôi theo dõi sát cuộc trao đổi giữa hai nhà thơ về cách hiểu một đoạn trích Truyện Kiều ( Tạp chí thơ số 7/2013 và các số 4, 6 năm 2014). Nhà thơ Mai Văn Hoan đúng là đã rất thận trọng, nhưng cũng mạnh dạn đề xuất một cách hiểu khác với học giả Đào Duy Anh. Mai Văn Hoan cho là  “ Phải chăng cụ Đào Duy Anh có sự nhầm lẫn”. Tuy đặt vấn đề khiêm tốn và thận trọng như thế, nhưng nhà thơ Mai Văn Hoan đã cố chứng minh rằng  vì sự “thiếu minh xác” trong ngôn ngữ Truyện Kiều nên cụ Đào Duy Anh đã có sự hiểu nhầm khi phân tích đoạn trích. Trong bài trả lời nhà thơ Vương Trọng, ( Tạp chí Thơ số 6 năm 2014), tác giả vẫn khẳng định phát hiện của mình : “ Cụ Đào Duy Anh viết “ Sau khi Thúc Sinh về thăm quê, Thúy Kiều ở lại Lâm Tri một mình, nàng cũng nhớ cha mẹ trước rồi mới nhớ đến tình nhân” là hơi sơ suất” – Bây giờ hình như nhà thơ không tự tin lắm chăng nên mới thay “nhầm lẫn” bằng “ hơi sơ suất”! Nhà thơ Vương Trọng trao đổi lại và cho rằng cách hiểu của Mai Văn Hoan là  thiếu cơ sở khoa học, không chính xác. Cách hiểu đó không đúng với bản chất tính cách Thúy Kiều. Nhà thơ Vương Trọng đã dẫn ra cả 5 đoạn thơ Kiều nhớ cha mẹ, nhớ người tình, và cho thấy không bao giờ nàng quên chữ Hiếu và chữ Tình, nàng là người  “tình nặng, nghĩa dày”. Tôi nghĩ rằng cách phân tích của nhà thơ Vương Trọng hoàn toàn thuyết phục bạn đọc. Và tôi cứ nghĩ nhà thơ Mai Văn Hoan chắc cũng sẽ bị thuyết phục. Nhưng với bài viết “ Trao đổi lại cùng nhà thơ Vương Trọng”, nhà thơ Mai Văn Hoan vẫn bảo lưu ý kiến của mình, đồng thời có thanh minh một vài điều khác nữa.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Góp lời bàn về ranh giới từ ghép – cụm từ


Góp lời bàn về ranh giới từ ghép – cụm từ

                               Hoàng Dân

III. Ranh giới giữa từ ghép và cụm từ tự do
Từ trong tiếng Việt không biến đổi về hình thái, đó là một đặc điểm cơ bản về loại hình, nhưng đồng thời cũng là một nguyên nhân làm “đau đầu” những ai nghiên cứu và dạy học tiếng Việt. Bình thường, khi dùng từ để giao tiếp (nói, viết), do “quán tính” về ngữ nghĩa và trong một ngữ cảnh xác định, các nhân vật giao tiếp đều thông hiểu những điều cần trao đổi; do đó không mấy ai lại căn vặn, chẳng hạn: “cơm rượu” là từ hay cụm từ?! Thế nhưng, khi buộc phải “gọi tên” đơn vị ngôn ngữ ấy ra thì chúng ta lại không thể trả lời nước đôi được!
So sánh:
1.a. Đổ cơm rượu vào nồi để nấu rượu/ (cơm rượu: chỉ một sự vật làm nguyên liệu nấu rượu = từ ghép)
1.b. Dọn cơm rượu để mời khách/ (cơm + rượu = cụm từ)
(2.a) Anh mua bàn gỗ hay bàn đá? (bàn gỗ, bàn đá = từ ghép)
(2.b) Trong phòng học có rất nhiều bàn gỗ/ (bàn gỗ = cụm từ)
3.a. Hàng trăm nữ sinh mặc áo dài đi đón khách/ (áo dài = từ ghép)
3.b. Áo dài so với chiều cao của cậu/ (áo dài = cụm từ)
(4.a) Năm nghìn một bông hoa hồng/ (hoa hồng = từ ghép)
(4.b) Hoa hồng có thể tạo ra cảm giác ấm cúng hơn hoa trắng/ (hoa hồng = cụm từ)
5.a. Vua cha, vua con và thần dân trên dưới một lòng/ (vua cha = cụm từ)
5.b. Vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu/ (vua cha = từ ghép)

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

CHÙM THU TÀ

          

CHÙM THU TÀ
            Trần Trung

1/Chạnh lòng
Một chút hiu hiu chẳng rõ ràng
Nắng tà nhàn nhạt khói sương loang
Hơi may lưng lửng quanh vòm lá
Thức Cái-Đa-Đoan...Phận lỡ làng.

2/Niềm-Thương
Bạn Mình giờ ở nơi nao,
Mu mơ với thực hay vào chiêm bao?
Nhân-Sinh được mất...Tầm phào!
Ngác ngơ con gió đậu vào
Niềm-Thương.

3/Cõi-Thiền

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

GÓP BÀN về PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY


GÓP BÀN về PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY
                                          Hoàng Dân

Sau khi đọc bài  của Vũ Nho, tác giả Hoàng Dân, một cộng tác viên thân thiết của trang vunhonb.blospot.com có gửi đến bài viết sau. Trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu cho các bạn đọc quan tâm.

V. Các nhóm từ sau đây là từ đơn, từ ghép hay từ láy? Tại sao?
1. Nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích choè, chão chuộc...
- Cách 1 (dùng cho học sinh tiểu học): gọi là từ láy
- Cách 2 (đối với học sinh THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.
* Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống nh­ư từ láy như­ng không phải từ láy đích thực
2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu, dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (thực ra “pheo” có nghĩa), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa”), chợ búa, đường sá, người ngợm...

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP…DỄ NHẦM LẪN


TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP…DỄ NHẦM LẪN
Trích  email của một giáo viên THCS

Số là em đang dạy lớp 6, sắp tới thi chất lượng đầu năm, em có ra đề khảo sát như sau:
Đề: 
Câu 1. Tìm từ ghép và từ láy trong bài ca dao sau:
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm…”
(Ca dao)

Đáp án:
Câu 1:
1.1. Từ ghép: Mồ hôi, đồi nương, tơ tằm.
1.2. Từ láy: Trùng trùng, vấn vương.

Với đán án này, đồng nghiệp cho rằng thiếu: "xuống đồng, xuống vườn, dâu xanh, lá tốt."
Em thì xếp chúng vào loại cụm từ.

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Cái bóng, Lạc, Cây gạo


CHÙM THƠ THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HOÀNG SƠN

Cái bóng

Con bướm xinh
Bay giữa nắng
Một cái bóng
Theo dưới sân
Bóng thì đen
Cánh bướm trắng
Chiều tắt nắng
Trắng thành đen!
Đêm
Là cái bóng che cho mình ngủ.

Lạc

Ở trên trời
Chui xuống đất
Cất nhà nhiều gian

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

NHỮNG KỈ NIỆM VỀ X.EXENHIN


NHỮNG KỈ NIỆM VỀ X.EXENHIN
N.Vonpin
Vũ Nho dịch
KHÔNG PHÒNG NGỪA
    Vào buổi chiều, tôi vừa mới bước vào phòng đã cảm thấy trong đó không khí nặng nề đến nghẹt thở. Ở một góc, trong lô ghế của những người theo chủ nghĩa hình tượng, một mình E-xê-nhin ngồi, cô đơn dường như bị bỏ rơi xuống ghế. Một tay thõng xuống sau đi văng, tay khác lửng lơ không sức sống. Tôi đi lại gần hơn. Những dòng lệ lặng lẽ chảy, anh không giữ chúng mà cũng không lau đi. Nhưng ngực và cổ thì bất động. Chỉ có đôi mắt khóc. Anh ngẩng lên nhìn tôi :
- Người ta thông báo cho chị chưa ? Blôc, Blôc đã chết ! Tiếng ồn ào các giọng nói gần lại :
- Nhà thơ tốt nhất thời đại mình. Không phòng ngừa … Thật xấu hổ cho tất cả … cho tất cả chúng ta !
Giọng ai đó bình thản - triết nhân
- Bốn mươi tuổi ! Đối với nhà thơ Nga không phải là ít quá. Puskin chỉ có ba mươi bảy.
- Chỉ đối với Nga ư ?

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Chùm thơ Thiếu nhi của Vũ Xuân Quản


Chùm thơ Thiếu nhi của Vũ Xuân Quản, viết ngày 19/8/14, yêu tặng  cháu Thảo Linh, lớp 1A, Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B, Thanh Xuân nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

 CÒ TRẮNG CHĂM NGOAN

I
Từ trong bụi rậm nhìn ra
Cuốc thấy cò trắng nhẩn nha lội đồng
Trời đang thông thống nồm đông
Dễ bị cảm cúm…cậu không sợ à?

Giải lao mươi phút thôi mà
Bắt tép gượm đã, vào nhà tớ chơi
Lắc đầu cò nhoẻn miệng cười
Bắt tép giúp mẹ chứ chơi ích gì…


II
Cò trắng đi ủng mò tôm
Đem xuống chợ bán đầu hôm mới về

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Vô hạn và hữu hạn


Vô hạn và hữu hạn

         Hoàng Dân

Đời người vốn đã quá ngắn ngủi, tuổi trẻ càng ngắn ngủi hơn, đến nỗi khi mất nó, con người cứ ngơ ngác như vừa bừng tỉnh sau một giấc chiêm bao. Con người vốn là một thực thể sinh vật đã được xã hội hóa, nó luôn mang trong mình hai nỗi ám ảnh dai dẳng và đáng sợ, đó là nỗi ám ảnh về cái chết và nỗi ám ảnh về tình yêu. Nếu cái chết là nỗi ám ảnh về bản năng sinh tồn thì tình yêu là nỗi ám ảnh về ý nghĩa của cuộc sống. Sống để yêu và chính tình yêu làm nên chất lượng của cuộc sống, do đó tình yêu là cái vô hạn, còn tuổi trẻ là cái hữu hạn đến nghiệt ngã. Để vượt qua cái hữu hạn, trời đã phú cho mỗi con người một trái tim có thể hoặc không thể lão hóa cùng với tuổi tác. Nếu trái tim lão hóa cùng với tuổi tác thì 30 tuổi người ta đã có thể dửng dưng trước tình yêu, ngược lại thì 70 tuổi vẫn có thể hồi hộp run rẩy với tình yêu. Những trái tim không chịu lão hóa sẽ vô cùng thích thú khi chợt gặp một câu ca dao như:
                                            Nước trong ai chẳng rửa chân
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Chùm thơ tháng 7


CHÙM THƠ TRUNG TUẦN THÁNG 7 – 2014
                                                                                     
                                                                                     ĐƯỜNG VĂN
TIẾNG ỄNH ƯƠNG
TRONG ĐÊM MƯA RỚT BÃO

Nhờ bạn đọc chọn một/năm dị bản phác thảo dưới đây
                                                  A
Uôm uôm!
Tràn tiếng ễnh ương,
não nề
đêm rớt bão,
Át tiếng mưa
ngàn ngạt,
đuổi bạt
trăng còm.

Dương Tễu mộng du,
lang thang
tầng 2 lên tầng 4,

Ông nội mông lung
thương thời thơ thiếu nhỏ…
nhớ mang mang…
                                                 A1
Tràn đêm bão, ễnh ương: Uôm!
Át tiếng mưa, đuổi trăng chuồn dạt đâu?
Mộng du, dạo khắp bốn lầu,
Thở dài thương cháu, ông cầu: Bình an!
                                              A2
Uôm! ễnh ương đêm bão,
Đuổi dạt mảnh trăng còm,
Át mưa xiên ngàn ngạt.

Cháu mơ màng, lang thang…
Ông nhớ mưa xa ngái,
Khôn ngăn tiếng thở dài…
                 A3
Uôm uôm ễnh ương, đêm rớt bão,
Át mưa xiên, đuổi hão trăng còm.
Cháu mộng du, 4 tầng lảo đảo,
Ông chong chong trằn trọc, cầu yên…

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

TÌNH ĐỒNG ĐỘI VÀ QUÀ TẾT




                                                                           nhà văn Vũ Công Hoan

TÌNH ĐỒNG ĐỘI VÀ QUÀ TẾT



                                                                                                              Điền Hồng Ba



                                                                                                         Vũ Công Hoan dịch



          Vừa xé tờ lịch tết nguyên đán,Lưu Hiểu Hồng và bốn thanh niên trí thức đã hoạch định việc về quê.



          Hôm nay họp phát lương cả năm, mấy anh em khấp khởi lên thị trấn mua sắm khá nhiều đồ, lỉnh kỉnh toàn những gói to bọc nhỏ. Chí có một mình Vương Quảng Thắng, cúi đầu ra khỏi cửa, buồn rầu hút thuốc.



          Trước đó, anh em đã hẹn nhau cùng kết bạn về quê.Nhưng Vương Quảng Thắng đã từ chối. Do việc lớn, thường ngày anh chi tiêu nhiều hơn các bạn Lưu Hiểu Hồng. Lương có trong trong tay năm nay không quá ba mươi đồng. Tính đi tính lại, mặc dù nhớ da diết mẹ già nua tóc bạc trắng, nhưng rút cuộc Vương Quảng Thắng vẫn quyết định ở lại.

         

          Ô tô đường dài từ đại đội Thắng Lợi đến Mãng Sơn Đồn phải mua 5 đồng tiền vé. Từ Mãng Sơn Đồn đi tầu hỏa đến Giai Mộc Tư hết mười đồng vé. Từ Giai Mộc Tư nằm ghế cứng tầu hỏa đến Thượng Hải  hết 33,3 đồng tiền vé. Từ Thượng Hải đến Hàng Châu phải chi 3, 6 đồng. Riêng chi phí tầu xe đã  tiêu sạch số tiền trong tay.Dọc đường lại còn chi ăn uống mấy ngày nữa. Bấm đốt ngón tay đâu chẳng ra, đủ sao nổi?

         

          Thật ra Vương Quảng Thắng ngay đêm ấy đã mất ngủ. Đêm nằm anh thầm khóc. Đã gần hai năm anh không về nhà. Người mẹ sống góa bụa bao năm nay là nỗi nhớ da diết mãi mãi của anh.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Người ta dùng roi..., Tôi gặp nàng...,Tôi nhìn về..., Giá bánh mì tăng..., Độ tường vững...


CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV trong bản dịch Việt Tày của Triệu Lam Châu

111. Кнутом коней голодных погоняют
И сахаром кормить их обещают.
Чем завтра сладкий сахар обещать,
Не проще ли овса сегодня дать?

111. Người ta dùng roi lùa ngựa đói   

Và hứa rằng : Mai cho đường ăn
Thà nói thế này có hơn chăng:
Hôm nay vui được dùng kiều mạch.

111. Boong dủng mạy pjên tjẻp mạ d’ác
Wạ dản đây: Pjủc hẩư kin thương
Nỉnh nàng cử phuối chăn pận nẩy:
Cứ này vùi kin mạch va ngòn.

112. Я встретил женщину, она меня узнала,
Она украдкой слезы вытирала.
На жизнь мою она была похожа –
И жизнь моя украдкой плачет тоже.

112. Tôi gặp nàng, người biết rõ về tôi
Nàng lén lau giọt lệ

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

HAI NHÀ THƠ TRANH LUẬN về SEN


HAI NHÀ THƠ TRANH LUẬN
                   Vũ Nho

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn viết :
Đầu tiên là lá nổi
Thả diều lên mặt ao
Búp non xuyên thủng nước
Nụ sen hồng nhô sau
( Hoa sen).
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo bắt bẻ rằng Nguyễn Hoàng Sơn "nhầm sen với súng".
Thật ra, có lẽ vì đang bực do bị nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn chê những bài phê bình thơ của mình, hoặc giả Trần Mạnh Hảo cũng chưa có dịp quan sát lá sen non nên phê lấy được. Thực tế, ban đầu lá sen non nổi trên mặt nước không khác gì lá súng. Rồi sau cuộng sen cứng, lá mới vượt lên khỏi mặt nước. 

Trong Chinh phụ ngâm có câu :
Thử tính lại diễn khơi ngày ấy
Tiền sen này đã nảy là ba
Lá sen non nổi trên mặt nước như hình đồng tiền tròn, nên mới gọi là "tiền sen".
Như vậy, hai ông nhà thơ đều ở nông thôn, thế nhưng chỉ có một ông đúng vì quan sát cây sen kĩ!



Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Từ điển của Đan, Thi sĩ và nữ thi sĩ


NHỮNG KỈ NIỆM VỀ X.EXENHIN
                               
                                N. Vonpin
                               Vũ Nho dịch từ tiếng Nga

TỪ ĐIỂN CỦA ĐAN
Trong các nhà thơ trẻ của “ Hiệp hội các nhà thơ” xuất hiện “ viện sĩ hàn lâm”. Nó xem xét nghiêm khắc, bắt bẻ tỉ mẩn các trọng âm, hình thức từ ngữ. Ôi chà, nó sẽ khiển trách ra trò ngay cả Ni-co-lai Alec-xay-evit Ne-cra-xov chỉ vì chút xíu trọng âm ! Tê-o-do Le-vit được gọi là “viện sĩ hàn lâm” mà tuổi mới có mười sau. Trong nhóm chúng tôi còn có một người sành ngôn ngữ - Georghi Ni-co-lai-evit Obon-du-ev, nhạc công kiêm nhà thơ – bạn thân của tôi. Hễ khi tranh cãi với một trong số họ, tôi lại phải kiểm tra lại từ. Lại nhòm vào từ điển !
Ngày hôm sau, khi gặp E-xê-nhin, tôi bỗng nhớ cách đây không lâu, anh hết lời khen ngợi “sáng tạo thiên tài của Đan” với bạn bè. Thế là tôi hỏi :
- Anh có từ điển của Đan ?
- Không.
- Thế họ không bày bán ở chỗ anh à ?
- Lâu rồi người ta không mang tới. Vì sao chị lại hỏi ?
- Tranh cãi ấy mà, cần phải tra. Chẳng lẽ anh không bao giờ phải tra cái gì à ?
- Tra ư ? Để làm gì ? – và anh nói thêm kiêu hãnh – Ngôn ngữ - Đó là tôi !

THI SĨ VÀ NỮ THI SĨ

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Ba bài hay một bài?


Ba bài hay một bài?

Hoàng Dân

Có ba dị bản về một bài ca dao như sau:
1. Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình

2. Mình nói dối ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra
                         Con mình khéo giống con ta
Con mình có bảy, con ta ba phần

3. Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình, nửa lại giống ta
Như chúng tôi đã rào đón ở những bài viết trước, ca dao vốn là những sáng tác dân gian được bảo tồn bằng phương thức truyền khẩu, do đó việc có một vài dị bản cũng là chuyện bình thường. Vấn đề khó là ở chỗ, một bài thơ hay đã được văn bản hóa cũng có thể có nhiều dị bản trong lòng người đọc rồi, huống chi ở đây lại là ba dị bản được tiếp tục nhân lên thành nhiều dị bản nữa trong lòng bạn đọc!

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Cái mũ, Mít chín, Hướng dương


CHÙM THƠ THIẾU NHI của Nguyễn Hoàng Sơn

Cái mũ

Mũ tai bèo
Trên mắc
Trường Sơn dằng dặc
Về theo:
Núi
      Đèo
Rừng già
               Thác trắng
Mưa
Nắng
Đạn bom…
Mùa xuân lộc trở xanh om
Cả tiếng ve từng đan trong nhịp võng…
Những ngày anh sống
Lặng thầm mũ kể em nghe…
2/1986 

Mít chín

Quả mít
Bưng bít đã ghê:
Gai rào bốn bề
Chẳng dễ gì chui lọt!

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

HÀI VĂN NGUYỄN HIẾU

         Đường Văn

HÀI VĂN  NGUYỄN HIẾU

(Đọc lại tập truyện vui Chuyện cái vòi nước
NXB Hà Nội, 1984)

(Tản văn – Bình truyện - Phỏng vấn)
ĐƯỜNG VĂN

…“Tiếng bom nổ méo vầng trăng”*,
Hài văn tóe tung “vòi nước”!

(Đường văn bạn tôi. ĐV; 7 – 2014)



1.     Tác phẩm đầu tay được khen tới… mây xanh…! Nhưng tác giả lại bị lãng quên ở Hội nghị các cây bút trẻ và bị phiền toái ngay tại chính làng quê mẹ… Khôn đâu đến trẻ! Khỏe đâu đến già?!

Khi Nguyễn Hiếu cho in tập truyện vui đầu tay Chuyện cái vòi nước (12 – 1984) thì kẻ viết bài tản văn – bình truyện nhỏ này đang du học ở xứ sở tuyết trắng, bạch dương (CHLB Nga), 2 năm sau mới về nước. Vì thế, những điều viết trong tiêu mục trên là do nghe người làng dư luận và sau này chính tác giả thuật – kể lại với giọng đùa cợt, nhưng vẫn không giấu nổi sự tủi buồn và tiếc nuối pha niềm ân hận. Số là tập truyện vui cười - hài hóm vưà trình làng của cây bút trẻ - lính mới tò te trên lĩnh vực văn chương chuyên nghiệp, một mặt, được một số nhà văn lão làng rất khen ngợi: cụ Nguyễn Công Hoan, các ông Tô Hoài, Hà Ân, Phạm Hổ… lại được đích thân hoạ sỹ tài danh số 1 của Hà Nội: Phái Phố (Bùi Xuân Phái) vẽ cho cái bìa rất chi là hí lộng, vui tươi, phóng to thành bức panô - áp phích, dựng hiên ngang, sừng sững ngay trước thềm Nhà hát Lớn, Tràng Tiền, Hà Nội hôm khai mạc Hội nghị Nhà văn trẻ Việt Nam. Chú nhà văn – nhà báo trẻ bạn tôi hồi ấy hẳn đã hửng mũi khi có người so sánh: Có lẽ một Adit Nêxin (nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ về những truyện ngắn hài hước, châm biếm, đã được dịch sang tiếng Việt) mới của Việt Nam đã xuất hiện!!! Vậy mà, mặt khác, không hiểu quên hay bởi lý do gì đó mà BTC hội nghị không gửi giấy mời cho tác giả Nguyễn Hiếu?! Thế thì có uất không cơ chứ?! Thậm vô lý!!! Cho đến tận bây giờ, chính Nguyễn Hiếu cũng vẫn không biết và không muốn biết, không muốn, không thể tìm hiểu đến tận ngọn nguồn lạch sông câu chuyện lạ lùng, hi hữu ấy chỉ bởi tính cách tự trọng và tự ái cao của người quê Trèm!...
                                                                      Nguyễn Hiếu
 Lại nữa, có lẽ vì muốn cho truyện mình mang màu sắc địa phương thật cụ thể hoặc muốn đưa tên người làng vào sách cho… oai (!?)… Hỡi ơi! cái ý định tốt đẹp, ngây thơ đó của một ngòi bút lần đầu nhập tịch làng văn đã khiến cho Nguyễn Hiếu, tuy ngoài tuổi tam thập nhi lập rồi mà vẫn bị bất ngờ vì chưa hết dại! Hắn tương nguyên văn những cái tên ông này, bà nọ, hoặc đã mất hoặc đang sống sờ sờ ở làng hắn, vào truyện, kèm theo những tính từ hài hước chỉ với dụng ý mua vui (Anh thường trực; tr: 116 – 126) Sách về đến làng. Chỉ ít hôm sau, lập tức có chuyện! Những đám con cái mấy lão Điền toét, Khảm trọc, Thi Doan…nổi điên vì thằng Hiếu dám xúc phạm đến cha mẹ chúng! Chúng rủ nhau hùng hổ tìm tác giả Chuyện cái vòi nước vừa ra lò để trị cho nó một mẻ! Rõ là đồ nhà văn nói láo, nhà báo nói phét! Tôi nghe nói đận ấy Hiếu ta phải trốn biệt, không dám ló mặt về làng một thời gian dài…! Mãi sau, nghe ngóng binh tình im im mới dám bí mật trở về thăm mẹ và bố mẹ vợ chớp nhoáng, rồi lại nhanh chóng chuồn ngay ra phố…! Mới ngấm lời dạy của các cụ thật là chí lý: Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già!

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Lời tiên tri của Vanga: Tìm cô gái Việt mất tích qua 3 viên đường

Lời tiên tri của Vanga: Tìm cô gái Việt mất tích qua 3 viên đường

Nhà tiên tri mù Vanga cầm trên tay 3 viên đường của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, cảm nhận được năng lượng của anh truyền qua, bà tiên đoán về số phận của cô con gái anh Hoàng bị mất tích 20 năm.
Đó là ngày 11/8/1996, sau lời phán về số phận của cô gái Việt bị mất tích, nhà tiên tri Vanga trút hơi thở từ giã cõi đời và lời tiên đoán này được coi là tiên đoán cuối cùng của nhà tiên tri mù lừng danh thế giới.
Ai đã từng được nghe câu chuyện về Quỳnh Nga - cô con gái đầu của Nguyễn Huy Hoàng bị mất tích khi mới 13 tuổi, đều không khỏi xót xa. Và đau xót hơn nữa là suốt 20 năm qua, anh Hoàng không một ngày nào tắt hy vọng tìm kiếm con. Anh đã đi đến hang cùng ngõ hẻm của nước Nga rộng lớn này và rất nhiều vùng đất khác trên thế giới, để tìm con với niềm tin vào lời tiên đoán của Baba Vanga.
Lời tiên tri của Vanga: Tìm cô gái Việt mất tích qua 3 viên đường - Ảnh 1

"Ngay cả việc thất lạc con gái cũng là số phận và tôi tin lời của nhà tiên tri Vanga cũng chính là số phận của tôi. Tôi vẫn chờ và chưa một ngày nào tắt đi niềm hi vọng"…- nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng trải lòng.

Nhà tiên tri mù gieo mầm hy vọng
Mùa hè khi Quỳnh Nga 13 tuổi, Nguyễn Huy Hoàng đã thực hiện lời hứa cho con gái đi du lịch sau khi cô bé đạt kết quả học tập xuất sắc. Nhưng thời điểm đó, vợ chồng anh đang gấp rút chuẩn bị tài liệu để bảo vệ luận án tiến sĩ. Khi nghe vợ chồng người bạn dự định đi du lịch ở thành phố biển Sochi, anh đã gửi con gái đi cùng. Anh không ngờ được rằng, hố đen cuộc đời mình bắt đầu từ chuyến đi định mệnh đó…
Lời tiên tri của Vanga: Tìm cô gái Việt mất tích qua 3 viên đường - Ảnh 2

Quỳnh Nga - con gái nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.