Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

CHÚC MỪNG NĂM MỚI CANH TÝ 2020!

Chúc cộng tác viên và bạn đọc năm  Canh Tý 2020
Dồi dào sức khỏe!
Dồi dào niềm vui!
Tràn đầy may mắn và hạnh phúc!

Chủ trang vunhonb.blogspot.com

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

TIẾU LÂM GABROVO 23 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 23 ( TIẾP)

ĐÃI THEO THỨ HẠNG
Ở Gabrovo xưa người ta đãi cà phê cho khách theo ba hạng. Cà phê nguyên chất loại K, Cà phê thay thế từ lúa mạch đen, loại R,   và bã Cà phê phơi khô nấu lại – loại G. Cứ theo thứ hạng của khách mà đãi.
          Một bữa nọ các vị khách đến chơi nhà một người Gabrovo. Có các bà đội mũ, các bà không đội mũ và các bà người thôn quê. Chủ nhà sai người giúp việc pha cà phê. Nhưng vì các vị khách gồm nhiều loại khác nhau nên người giúp việc lung túng, phải hỏi lại chủ nhà là pha cà phê loại nào? K, R hay G.
          - Loại C – Chủ nhà đáp và giải thích : loại hỗn hợp!

LUÔN LUÔN ĐỊNH HƯỚNG
Chủ một nhà máy ốm nặng. Vợ ông ta mời bác sĩ.
-         Thưa bà – Bác sĩ nói- Chồng bà bị sốt. Nhiệt độ của ông ấy dao động từ 39 đến 40 độ.
Lập tức, họ nghe thấy giọng của bệnh nhân trên giường.
          - Khi 40 độ thì có thể bán tống đi!

KHÔNG DỪNG Ở CHỖ ĐỆM
Một lái xe người Gabrovo là cộng tác viên tình nguyện của Cảnh sát giao thông. Một lần anh ta sang thành phố khác và bị phạt 2 leva vì vi phạm luật. Anh ta chỉ cười gằn và cẩn thận cất kĩ giấy biên nhận. Anh ta lập tức nghĩ ngay đến việc sẽ sử dụng nó để phạt một anh vi phạm nào đó ở Gabrovo. Và như vậy anh sẽ hoàn lại được cho mình 2 leva.

CON BIẾT ÔNG ẤY!
Một chủ hiệu tạp hóa giàu có người Gabrovo đã cao tuổi, ốm và nằm liệt. Sau khi cảm thấy không thể qua khỏi, ông ta sai con trai đi tìm linh mục. Người con trai cố gắng thuyết phục ông, nói rằng có thể qua khỏi và không cần xưng tội, nhưng ông lão cứ khăng khăng yêu cầu. Con trai đành đến chỗ linh mục.
-         Vì sao cậu không đến sớm? – Linh mục giận dữ - Nếu bỗng nhiên cha cậu chết thì sao?

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2020

CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH




CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA
NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH
*
Đặng Xuân Xuyến
Sáng ngày 07 tháng 07 năm 2019, tầm 9 giờ anh đến nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi theo lời hẹn. Bắt tay anh, tôi nói: - "Em có mời anh Đỗ Hoàng. Chốc gặp nhau, anh có ngại không?". Thoáng chút bối rối nhưng nét mặt anh rất nhanh tươi trở lại: - "Không sao! Chuyện thật người thật thì có gì tớ phải ngại.", rồi chậm chậm bước lên tầng.
Vừa gặp Đỗ Hoàng, anh đã quày quả trách tôi:
- Chú viết “Tưng tửng 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hành” như thế hại anh quá. Nhiều người hiểu sai nói anh thế này thế kia..
Tôi ngớ người, phân trần:
- Em viết nhẹ đi rất nhiều so với lời anh nói. Anh mắng em hèn, không dám trich dẫn 100% lời anh vì sợ mọi người chửi, sao giờ lại trách em?!.
Không trả lời tôi, anh cười rất tươi với nhà thơ Đỗ Hoàng, giọng hồ hởi:
- Anh Đỗ Hoàng, bác Chử Văn Long, bác Nguyễn Khôi là 3 sư phụ em rất kính trọng! Đời em chỉ tôn kính 3 sư phụ đây thôi!
Rồi vồn vã chuyển đề tài thăm hỏi, luận bàn thơ phú. Tôi tròn mắt nhìn anh: Chẳng có lẽ tôi đang nghe nhầm?
Tôi nhớ, lần đầu anh rủ nhà thơ Hoàng Xuân Họa đến nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi, Hà Nội. Vừa nhấp ngụm trà, anh hắng giọng, vẻ mặt cảm động:
- Thầy Hoàng Xuân Họa đây là sư phụ tớ rất tôn kính! Sư phụ dạy tớ nhiều chiêu thức làm thơ lắm. Tớ rất biết ơn sư phụ!
Rồi hai tay nắm chặt vào nhau, anh chớp chớp mắt, khiến nhà thơ Hoàng Xuân Họa lặng người vài nhịp thở mới run run gõ gõ ngón tay xuống bàn:
- Hành cứ quá lời nên thế... Mình giúp Hành được bao nhiêu đâu....
Ở làng Đá, quê tôi, cũng hơn một lần anh chém tay quả quyết:
- Tớ chơi với rất nhiều nhà thơ, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần nhưng nói thật với cậu, chỉ bác Văn Thùy đây mới đáng mặt để tớ tôn làm sư phụ. Thơ của sư phụ Văn Thùy tuyệt vời lắm, đọc sướng lắm, khoái lắm, vào lắm...
Chỉ vài lời thế thôi đã giúp không khí đang tẻ nhạt vì người nào người nấy còn mải giữ kẽ tức khắc trở nên rôm rả, náo nhiệt, những câu thơ tếu, những chuyện lạ đời được "dị nhân" Văn Thuỳ kể nghe dí dỏm hơn, có lửa hơn và “bạn rượu” cũng hào hứng tán thưởng hơn.
Rồi bận nữa, cũng tại nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi, anh rổn rảng trước nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm: 




Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Chùm thơ đón xuâ Canh TÝ



CHÙM ĐÓN XUÂN CANH TÝ

                                THƠ TRẦN TRUNG

1/NHỚ NGUYỄN BÍNH
Xuân đà thấp thỏm
Mưa bay
Thêm thương Nguyễn Bính...
                    giờ này ở đâu ?
Mưa xuân chửa kịp ướt đầu
Tương tư vương nợ
                    dạ sầu cho Ai ?

Tha hương mấy chục năm hoài
Thơ xuân giăng mắc mãi ngoài chân mây...

       Hà Nội, 13/1/2020

2/BÀNG XANH TUỔI THƠ

Cây bàng xanh với tuổi thơ
Mình cây lặng bóng, ngỡ thừa góc sân.
Trường xưa
        ngày ấy
                 chợt gần
dắt lòng về với
                  mỗi lần ra chơi.

Thương lũ trẻ-tán bàng mời
Rủ nhau hê hả đứng ngồi đáo, bi
 “Nụ hoa”, mấy đứa gái kề
Nhảy dây tung rốn hả hê như là...

Hết giờ, trống thúc tả tơi
Nháo nhào vào lớp, mồ hôi ròng ròng.

Vèo trông lại-xa quá thôi !
Bàng còn đứng
                  đợi
                         một thời tóc xanh  !?

  Hà Nội, 15/1/2020


3/THON THÓT GIẬT MÌNH

Thon thót giật mình
inh ỏi coi xe, chen xô-Phố
hay thời này phải thế-Hiện đại 4.0 !?
Thanh lịch, bình yên... mất tăm vào quá vãng.


Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Thầy Khổng Tử với trò Tăng Sâm ( Tăng Tử)

Thầy  Khổng Tử với  trò Tăng Sâm ( Tăng Tử)



Nguồn NET : Bùi Văn Mười sưu tầm


Chuyện kể rằng:
Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá, ngã gục xuống, điếng đi một lúc mới hồi lại.
Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng:
- Lúc nãy con có tội để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo.
Nói xong lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa.
Khổng Tử nghe thấy chuyện ấy, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.
Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận.
Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất thì có phải là làm cho cha mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!”.
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là có lỗi đến tạ tội Khổng Tử.
Thuyết Uyển*
Năm sau, Tăng Sâm bừa cỏ ruộng lúa, dù cẩn trong hết mức nhưng cũng làm đứt 1 cái rễ con. Cha là Tăng Tích lại giận, cầm gậy đánh. Tăng Sâm nhớ lời Thầy Khổng dạy, bèn quay lưng bỏ chạy. Cha giận quá, mắng thầm: "Những lần trước nó đứng cho mình khệnh (2) vào lưng, lần này chẳng biết nó nghe lời thằng nào mà lại bỏ chạy, càng giận, rượt theo đánh. Nhưng tuổi già sức yếu nên vấp phải ngạch cửa, ngã té, vập đầu xuống đất, chảy máu trán dầm dề, phải chữa trị cả tháng mới bớt (3).
Khổng Tử nghe chuyện này, lại bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào học.

CÓ PHẢI NGUYỄN DU NHẦM KHÔNG?



CÓ PHẢI NGUYỄN DU NHẦM KHÔNG?
                                       Vương Trọng
Trong bài “Phác thảo phương hướng biên khảo Truyện Kiều…” của TS Nguyễn Tuấn Cường, có đoạn như sau : “ Câu số 1920, các bản Nôm và Quốc ngữ đều thống nhất ghi là “ Tam quy ngũ giới cho nàng xuất gia”, vậy có thể tin rằng câu này là của Nguyễn Du, không có dị bản. Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận xét rằng: “ Khi sáng tác Truyện Kiều, kiến thức Phật giáo của Cụ còn chưa sâu sắc lắm. Điều đó thể hiện một vài nơi…Cụ Nguyễn Du cũng không biết xuất gia thì phải thọ mười giới chứ không phải năm giới”… Chúng ta cần thừa nhận (ông) đã nhận xét đúng về cái sai trong ý “ tam quy ngũ giới”. “Ngũ giới” là “tại gia giới”, dành cho người tu tại gia, chứ không phải “ xuất gia giới” dành cho người tu chùa…không có chuyện “xuất gia” mà lại “ngũ giới” như lời của Nguyễn Du…”.
Như vậy, theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh và TS Nguyễn Tuấn Cường thì cụ Nguyễn Du đã nhầm trong trường hợp này. Ý kiến của tôi hơi khác, muốn được trao đổi với quý vị.
Trước khi đưa Thuý Kiều ra ở chùa, Hoạn Thư bàn với Thúc Sinh:
Sẵn Quan Âm các vườn ta
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa
Có cổ thụ, có sơn hồ
Cho nàng ra đó giữ chùa, chép kinh.
Như vậy, ngôi chùa ở đây có tên là Quan Âm các, là cái gác thờ Quan Âm, được gia đình thúc Sinh cho xây trong vườn nhà mình để phục vụ cho việc “tu tại gia” của người trong gia đình. Tuy gọi là chùa, nhưng chắc chắn không phải là ngôi chùa đúng nghĩa của nó, vì thiếu điều cốt lõi là không có vị sư nào trụ trì, và không phải là nơi để cho bất cứ phật tử nào, trừ người nhà, đến cầu kinh niệm Phật. Thông thường tu tại gia thì người ta không cần chùa, nhưng với gia đình Thúc Sinh, do kinh tế khá giả, có điều kiện nên người ta xây dựng cái gác Quan Âm trong vườn, gọi là chùa thế thôi. Chuyện đó đã có từ lâu trong gia đình Thúc Sinh, còn những ai trong gia đình này đã tu tại gia thì chúng ta không biết được, vì trong tác phẩm không nói đến.

                                                                                      Vương Trọng






Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2020

TÀI SẢN, CHIÊM BAO, CHỢT CẢM





CHÙM THƠ VŨ XUÂN QUẢN

TÀI SẢN
Đức Phật dậy: Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ

Người ta tiền bạc cũng cần
Của cướp tày núi mù dần lối đi
Thói đời ăn xổi ở thì
Phàm ăn tục uống còn gì là ngon
Đêm đen đè giấc mộng con
Nhăm nhe tư túi đời còn u mê
Thanh xuân sức khỏe
Tan trong rượu thịt cà phê mất rồi

Ngàn năm Phật dậy lẽ đời
Tài sản đời người trí lực song song

CHIÊM BAO
Đức Phật dậy: Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

Chiêm bao một giấc lạ lùng
Nửa đời ta phải sống chung với bò…
Khai tâm cảm hóa nào ngờ?
Giảng dậy luân lý chúng cho là thừa
Ma ranh như cáo lọc lừa
Hại người chưa đã chúng chưa hả lòng


                                                                                Nhà thơ Vũ Xuân Quản

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Tình yêu FB ( facebook) Truyện ngắn của Nguyễn Hiếu



Tình yêu FB ( facebook)
                                            Truyện ngắn  của Nguyễn Hiếu

1.
         Chàng một gã đàn ông 55 tuổi. Vợ chàng đã bỏ gã đi bốn năm nay rồi. Trong bốn năm đó nhiều đêm gã cũng sụt sịt nhớ vợ. Nhiều ban ngày gã cũng thủ thỉ với hai thằng con trai đã loe hoe có bạn gái ”mẹ các con làm gì cũng chỉ lo cho bố con mình”. Vậy là tình yêu với vợ đã được thử thách qua bốn cái tết “gà trống nuôi con”. Vì thế nên bạn bè, họ hàng đằng vợ và cả hai thằng con trai lộc ngộc công nhận gã là thằng đàn ông đứng đắn, tử tế. Khổ nỗi cái tét tô te rôn trong gã vẫn rừng rực tuy lòng chung thuỷ với vợ vẫn đôi lúc tấy lên trong tâm hồn mỗi khi gã nhìn chân dung vợ thấp thoáng sau những vòng cong cong của tàn hương. Thế cho nên dạo đó ai khuyên lấy vợ, gã chủng thẳng đáp lại một câu trở thành nổi tiếng trong giới bạn bè “em chỉ định ăn ba lạng thịt mà bác bắt em mua cả một con bò sao?”. Khổ nỗi, con người ta sống trên đời không thể lẻ bóng nên sau khi thay áo cho vợ chừng gần một năm gã bắt đầu đặt mục tiêu cho mình là kiếm bằng được một người bạn bếp núc và giường chiếu. Mục tiêu chọn của gã cũng đơn giản khi gã cứ lấy chuẩn về sắc và tình của bà vợ quá cố làm mẫu. Ở cơ quan gã tiêu chuẩn này không chụp vừa một đồng nghiệp nữ nào. Lân bang hàng phố cũng vậy. Đêm đêm chui vào giường, cứ nửa đêm là gã tỉnh dậy lật mình oành oạch vì nỗi khát khao vô hình dầy vò gã như bệnh tê thấp buồn buồn nơi ống chân. Bọn nhà thơ bảo đó là xúc cảm trái tim, còn cánh khoa học huỵch toẹt là do cái tét tốt te rôn…


                                                                 Nguyễn Hiếu

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Chùm thơ Anna Akhmatrova trong bản dịch TẠ PHƯƠNG




Anna Akhmatova (1889-1966)



                 Tạ Phương dịch



Ồ KHÔNG, EM NÀO CÓ YÊU ANH”



Ồ không, em nào có yêu anh,

Nhưng trong tim vẫn râm ran ngọn lửa,

Này anh, có ma lực nào chăng

Trong cái tên u sầu anh chất chứa?



Anh quỳ xuống trước em như đón đợi

Một vòng hoa nguyệt quế cho mình,

Và bóng chết thản nhiên khẽ chạm

Vào gương mặt còn rất trẻ của anh.



Anh bỏ đi. Không vì chiến thắng,

Mà đi về cõi chết. Những đêm thâu!

Thiên Thần của em ơi, giờ anh đâu biết

Trong tim này vò xé một nỗi đau.



Nhưng nếu như mặt trời trắng thiên đường

Chiếu rực sáng con đường rừng bé nhỏ,

Nhưng nếu như một chú chim đồng

Bay thoát lên từ bụi gai, máu ứa …



Em biết rằng, chính là anh đó,

Từ cõi chết về muốn kể cho em,

Và em thấy quả đồi bị đào xới nát bươm

Bên dòng Dnhestrơ đầm đìa máu đỏ.



Em sẽ quên tình yêu và quanh vinh,

Em sẽ quên đi tuổi trẻ của mình,

Hồn ám muội, đường ngập trò quái gở,

Nhưng hình ảnh anh với chiến công rạng rỡ

Đến phút chót cùng em sẽ còn mang.



1917







ĐỪNG VÒ NÁT THƯ EM, ANH YÊU DẤU”



Đừng vò nát thư em, anh yêu dấu,

Đọc hết đi, anh sẽ hiểu ngọn ngành.

Em không muốn thành người xa lạ,

Người dửng dưng trên bước đường anh.


                                                                          Tạ Phương


Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

NHẬT KÝ TẾT TRỒNG CÂY ( truyện ngắn)



                                         NHẬT KÝ TẾT TRỒNG CÂY

                                                                             Thân Bình
                                                                       Vũ Công Hoan dịch
          Sáu giờ đã thức dậy, theo yêu cầu lao động, trang bị cho bản thân tử tế, lái xe phóng ba mươi phút đến địa điểm tập hợp.
          Chiếc xe ca  kềnh càng đơn vị thuê đã đậu sẵn tại chỗ, Lão Ngô văn phòng  đứng ở cạnh cửa xe, bên cạnh đặt một thùng giấy lớn, phát cho mỗi người một đôi găng tay trắng, lại phát thêm một túi thực phẩm, bên trong có dăm bông, bánh mi, dưa muối đủ cả, cần gì có nấy.Trong xe lập tức nổi lên tiếng nhai tóp ta tóp tép.
          Bảy giờ, tiếng nhai cơm thưa dần, chiếc xe ca cũng khởi động. Những người vừa ăn cơm hình như mới thức dậy, bắt đầu nói cười ồn ào. Lãnh đạo đơn vị đi đến phía trước, biểu dương mọi người hôm nay đến sớm, đến đủ, lại nói một hơi ý nghĩa vĩ đại của hoạt động trồng cây gây rừng, cuối cùng lãnh đạo nói với anh chị em: Để động viên khuyến khích các đồng chí đã tham gia hoạt động trồng cây hôm nay, sau khi trồng cây kết thúc, đơn vị sẽ bố trí mọi người ăn cơm tại khách sạn lớn Hải Hồ.
          Trong xe vang dạy tiếng vỗ tay hoan hô. Thậm chí có ai đó hô khẩu hiệu: “lãnh đạo muôn năm”.
          Hơn hai mươi phút sau, xe ca ra khỏi thành phố, Con người người bỗng chốc bị cánh đồng màu xanh cuốn hút. Ở lâu trong thành phố, đã nhìn quen toà ngang dãy dọc, quên ắng dáng dấp nông thôn. Bây gìơ vừa nhìn đã cảm thấy bội phần thân thiết, núi non, sông ngòi, cánh đồng, trâu bò, nông phu…  Trong tim mọi người đều trỗi dạy niềm sung sướng hạnh phúc. Đi trồng cây quả thực có khác nào như đi du lịch. Đơn vị nghĩ cho bạn mọi thứ, lại còn biểu dương bạn, mời bạn ăn cỗ to.Vậy là trong lòng bạn mừng thầm.
          Lại đi hơn hai mươi phút, chiếc xe to bò lên núi Nam Sơn lừng danh. Nhưng nhìn thấy ở đây đầu người đang lố nhố, moị người xuống xe, lão Ngô lại phát cho mỗi người một cái xẻng sắt. Lãnh đạo dẫn đầu đoàn quân đến địa điểm đã định, đứng tử tế, bảo mọi người chờ làm  xong nghi thức mới bắt đầu trồng cây.
          Ô, trên dốc núi đã đặt sẵn bàn chủ tịch tạm thời. Phía trên bàn chủ tịch đã treo một biểu ngữ lớn. Mọi người đến trồng cây đều đứng đông đủ trước bàn chủ tịch. Đáng thương cho những cây cỏ nhỏ nhoi hôm nay bị rủi ro. Bọn chúng kêu rên dưới chân mọi người. Lúc này nhìn đồng hồ, đã tám giờ đúng.


                                                                     Nhà văn Vũ Công Hoan

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

NGÕ XƯA



NGÕ XƯA
- Yêu mến tặng NTY -
 Đặng Xuân Xuyến

Tôi về gió quẩn lối xưa
Tiếng ầu ơ nghẹn ngõ trưa tháng Mười
Tôi gom gió thoảng ngang trời
Buộc câu ru lại để cười bớt run

Ngỡ rằng gối mỏi chân chùn
Đã quên rét ngọt mưa phùn ngõ quê
Ngỡ rằng trăm mối bộn bề
Đã quên tôi với vụng về lối xưa

Tôi về bứng cọng gió thừa
Mà như giá lạnh cũng vừa bứt mây
Tiếng cười luất khuất còn đây
Mà xa xót cỏ ken dầy ngõ xưa

Tôi về, bóng đổ dồn trưa
Ầu ơ... nghẽn nhịp lối xưa tháng Mười..
*.
Làng Đá, 30 tháng 12.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN