Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

HẠT GẠO LÀNG TA

 


Hạt gạo làng ta

          Trần Đăng Khoa

 trn_ng_khoa_1

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay...

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng Bảy

Có mưa tháng Ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng Sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta

Những năm bom Mĩ

Trút lên mái nhà

Những năm cây súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

Hạt gạo làng ta

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gàu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

 

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta...

                   1969

Lời bình của VŨ NHO

          Một phần vì bài thơ được phổ nhạc, trẻ con nhà quê hát suốt và chính bản thân tôi cũng thích thú nghêu ngao những khi cao hứng một mình. Phần khác vì đây là bài được chọn đưa vào sách giáo khoa Tiểu học. Phần khác nữa là trong câu chuyện về ông Chộp có đoạn:

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

 


CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

Ký ức hoa hồng

           Gửi một cô gái Nga

Em hát cho tôi triệu hoa hồng đỏ thắm(*)

em đọc cho tôi lịch sử với số phận con người(**)

hoa hồng vẫn nở dẫu thời tiết cuộc đời thay đổi

không ai cao cả hơn ai khi còn khóc trong nôi

 

và lịch sử đã mang đổi thay đến từng số phận

thay đổi cảm hứng bầu trời

thay đổi tư duy từng ngọn núi con sông

nhưng có một điều tôi muốn gửi tới em:

lịch sử và thời gian có làm thay đổi

                     ký ức tình yêu trong mỗi hoa hồng?

________

(*) Bài hát Nga

(**) Thơ Evtushenco - Bằng Việt dịch

 

Uống bóng

Tôi ngồi uống bóng

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

TỔNG KẾT CUỘC THI VIẾT CHỐNG DỊCH COVID

 


TỔNG KẾT CUỘC THI VIẾT CHỐNG DỊCH COVID

 

Thưa các thi nhân Miền Cổ Tích!

Trang cuả chúng ta đã phát động cuộc thi viết chống dịch Covid, một loại bệnh dịch nguy hiểm   trên phạm vi toàn thế giới, cướp đi sinh mạng nhiều người, làm kiệt quệ kinh tế, gây đau thương khắp mọi châu lục.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, những người cầm bút trong  trang Miền Cổ Tích chúng ta đã hăng hái, nhiệt tình dùng vũ khí văn thơ để cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh Covid, giữ gìn cuộc sống bình yên. Như  nhà thơ Bùi Kim Anh đã viết:

          Âm nhạc mang nhịp điệu thời Covid

          Thơ ca mang hơi thở phòng dịch

                             (Mẹ ơi tối nay sương mù dày đặc)

  nhà thơ Ái Nhân bộc bạch:

          Ta chống dịch với tâm hồn thi sĩ

          Như những bài ca thuở nào thắng Mỹ

                                       (Chung khúc khải hoàn)

Ban tổ chức đã nhận được các bài viết của các tác giả không dự thi nhưng hưởng ứng phong trào là Phạm Mầu,  Nguyễn Đình Bắc, Bùi Kim Anh,  Phạm Tâm Dung, Ánh Tuyết, Phạm Luyến.

Cuộc vận động sáng tác “THI NHÂN MIỀN CỔ TÍCH CHUNG TAY CHỐNG DỊCH” đã thu được kết quả tốt đẹp.

          Tổng số có 44 tác giả gửi bài ( 6 tác giả không dự thi).

          Tổng số bài: 250, trong đó văn xuôi có 6 tác phẩm bao gồm: 1 truyện ngắn, 3 tản văn và 2 ghi chép; Còn lại là 244 bài thơ.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

CHU VĂN SƠN VIẾT VỀ TRÚC THÔNG

 


CHU VĂN SƠN VIẾT VỀ TRÚC THÔNG

 
 58._truc_thong
      NHÀ THƠ TRÚC THÔNG
 
VĨNH BIỆT NHÀ THƠ TRÚC THÔNG
Không kịp đến tiễn đưa thi sĩ Trúc Thông về miền mây trắng...Để tưởng nhớ Anh, xin đưa lại bài viết của nhà NCPB Chu Văn Sơn về nhà thơ Trúc Thông. Đây là bài viết đã được tác giả trình bày trong cuộc Tọa đàm về nhà thơ Trúc Thông do Khoa Viết văn, Báo chí (ĐH Văn hóa HN) tổ chức tháng 10/2015; hiện vẫn là bài viết hay nhất, sâu sắc nhất về nhà thơ Trúc Thông tính đến thời điểm này.
Bài viết này đã in trong cuốn Tiểu luận, phê bình, chân dung của Chu Văn Sơn mang tên “Đa mang một cõi lòng không yên định”, Nxb Hội nhà văn 2021 –Tác phẩm vừa Hội nhà văn Hà Nội trao giải thưởng năm 2021.
***
NGỌN ĐÈN XANH TRONG XỨ MƠ HỒ

Chu Văn Sơn
1. Món nợ của phê bình
Cách nay hơn 20 năm, khi "Chầm chậm tới mình" ra, tôi đã có bài cho Trúc Thông. Nhưng tôi sẽ thật đáng trách, nếu không viết bài này. Không hẳn vì cái duyên văn chương với nhau. Không hẳn vì hiện anh rất yếu. Mà vì một nỗ lực sáng giá có nguy cơ chìm trôi.
Và vì những yêu mến 20 năm nay thầm dành cho anh, chỉ tại lần lữa, mà tôi không tỏ bày. 20 năm đọc anh, rồi đọc cả sự đọc anh, tôi rất vui khi thấy anh được khẳng định, dù đa phần chưa xa hơn mức bình bài thơ, khen tập thơ. Song cứ tiêng tiếc khi thấy anh chỉ được “cất nhắc” kiểu : tác giả nổi với bài Bờ sông vẫn gió (chỉ mỗi bài thôi ư ? nó đã thực là đỉnh, thực tiêu biểu cho anh chưa?), hoặc với cái danh chung chung kiểu : một bản lĩnh “chầm chậm tới mình”, “một đời sống chết với thơ”, hay “một cây bút cách tân thơ”… Đã đành, được vinh danh thế cũng là hiếm, là quý. Nhưng, cả phong danh lẫn xếp chiếu (tới hay chưa tới) đâu đã phải điều đáng bận tâm nhất. Gương mặt nghệ thuật thực sự của thi sĩ ra sao? Hình thù cách tân của anh ngang dọc thế nào? Và ảnh hưởng của anh với thi đàn nữa? Những điều ta thực nóng đợi là đó. Thì vẫn lửng lơ. Sự đọc đương thời thì bận mải với đương đại. Người ngoái lại 20 năm cũ lại mỗi lúc một thưa. Rốt cuộc, Trúc Thông vẫn là một món nợ. Thơ không thể xóa nợ cho con nợ phê bình. Với riêng tôi, đây là món nợ lòng. Đọc Trúc Thông, ngay từ những ngày đầu, tôi đã thấy đọng lại trong mình ba ấn tượng: LỤA, TRONG và ĐẠM. Sống cùng thơ Trúc Thông ngần ấy thời gian, lắng lại sau mỗi tập, mỗi chặng vẫn là ba dáng vẻ: LỤA, TRONG và ĐẠM. Và, đến bây giờ, sự nghiệp anh đã gần như hoàn tất, phiêu du bao cuộc vào cõi thơ ấy rồi, thấy kết lại sau cùng vẫn là ba chữ: ĐẠM, LỤA và TRONG. Thơ anh đã cho tôi hay tôi đã vay anh ba chữ quý ấy ? Tôi chưa nói với anh về chúng bao giờ. Ba bí mật. Một chùm chìa khóa. Tôi giữ cho mình để mở vào cõi nghệ thuật Trúc Thông.
2. Cách tân bằng cái Đạm

TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ TRÚC THÔNG

 

TƯỞNG NHỚ NHÀ THƠ TRÚC THÔNG

KHÚC TRẺ THƠ*

                      Trúc Thông

 58._truc_thong

I.

...và trẻ con khoác vai nhau đi

chơi với nhau

chơi với trăng

chơi với biển

chơi với các lâu đài

 

này trẻ con ơi

cho tôi theo với

tôi bé lại đây này

tôi rất trẻ con

tôi làm những bài ca cho mà hát

cho tôi theo với

quá nửa cầu rồi

các trẻ con ơi

 

II

các em trang trí gì cho mặt đất

phấn cầm tay di di

phấn trắng quá

                    ngây thơ tự hát

trái đất cười thích thú được bôi lem

bằng phấn trắng

                       gạch đỏ

                                 than...

trái đất mỉm cười mặt mình ngũ sắc

cười rung... gió cây

 

III

cứ lần theo giấy kẹo trẻ con

sẽ gặp thiên đường

Trọng Thủy chồm theo vết lông ngỗng

chỉ thấy gào biển thẳm

 

thật đấy mà

cứ lần theo giấy kẹo trẻ con...

 

*Khúc trẻ thơ: Thơ Trúc Thông-Trong phần thơ “Chầm chậm tới mình”-NXB Tác phẩm mới, 1985.

 

 Lời bình của Trần Trung

 nhagiatrantrung

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

2 bài thơ của bác sĩ HÀ HẢI ANH

 

CHÙM THƠ HÀ HẢI ANH

anh_hai_anh.

 

HỒN ANH ĐÃ VẼ EM RỒI

 

Mớ ba mớ bảy yếm hường

Suối nguồn vòng một gió đương xuân thì

Cánh đào buông tiếng cầm thi

Để anh khao khát những gì anh mơ.

Vòng hai tuôn chảy sông thơ

Thon mềm hoa nở gọi chờ tay ai...

Vòng ba ngày hội trúc mai

Chiếu chèo làng Đặng cho dài người ơi!

 Xuân lòng ai gọi ai mời,

Miếng trầu cay để cuộc người buộc nhau,

Mắt em tình tứ dao cau

Liếc vào anh để say trầu đỏ môi ...

Hồn anh đã vẽ em rồi

Ba vòng em giữ anh thôi, một đời!

(Hà Hải Anh 14/12/2021 10h)

 

ƯỚC NGUYỆN

Hoài niệm cũ cứ tuần hoàn ám ảnh

Mỗi Noel hư ảo bóng em về

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ TRÚC THÔNG!

 

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ TRÚC THÔNG!

58._truc_thong

NHÀ THƠ TRÚC THÔNG SINH NĂM 1940

ĐÃ RỜI CÕI TẠM NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2021

HƯỞNG THỌ 82 TUỔI.

XIN CHIA BUỒN SÂU SẮC CÙNG GIA ĐÌNH!

KÍNH TIỄN LINH HÔN NHÀ THƠ TRÚC THÔNG VỀ CÕI PHẬT!

VUNHONB.BLOGSPOT.COM


Xin đăng lại một bài viết về tập thơ của nhà thơ Trúc Thông!

 THAO THỨC TRÚC THÔNG

 Tập thơ Một ngọn đèn xanh của Trúc Thông, nxb Hội nhà văn 2000

                      Vũ Nho

    Trong số các nhà thơ thành danh, người đạt kỉ lục in thơ ít có lẽ là Chính Hữu, và sau này là Trúc Thông. Có bạn viết đùa rằng Trúc Thông chầm chậm tới mình, rồi chừng như sốt ruột, anh lại chuyển qua maratông. Thật ra, chầm chậm tới mình (cũng là một kiểu maratông) và maratông không phải là hoàn toàn trái ngược. Hai quá trình này đều có điểm chung là sự đi tới một cách kiên trì, và nhất là bền bỉ. Nếu anh không tới mình, anh chẳng là anh, một gương mặt riêng, một phong cách riêng, thì sự tới đích của cuộc maratông thứ hai phỏng có được bao nhiêu ý nghĩa? Chọn cách tiếp cận biện chứng, thống nhất như vậy, Trúc Thông ung dung, bình tĩnh trên đường tìm tòi sáng tạo của mình. MỘT NGỌN ĐÈN XANH cũng là một kiểu đua thời gian lặng lẽ, một sự thao thức bền bỉ, maratông đi tìm một siêu cúp của Nàng Thơ.

Vĩnh biệt nhà báo- nhà văn LÊ KHẮC HOAN!

 VĨNH BIỆT NHÀ VĂN - NHÀ BÁO LÊ KHẮC HOAN!

 

Theo tin trên FB, nhà văn- nhà báo Lê Khắc Hoan đã rời cõi tạm ngày 19/12 năm 2021.

 Nhà văn Lê Khắc Hoan, tác giả truyện dài "Mái trường thân yêu", qua đời ở tuổi 84.

Ngày 19/12, ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc công ty First News - cho biết nhà văn qua đời tại Bệnh viện dã chiến Bình Hòa, sau thời gian chống chọi với Covid-19. Vợ ông đang được điều trị tại một bệnh viện khác ở Thành phố Thủ Đức, cũng vì căn bệnh này.

XIN CHÂN THÀNH CHIA  BUỒN CÙNG GIA QUYẾN!

VĨNH BIỆT ANH LÊ KHẮC HOAN, XIN ĐĂNG  LẠI MỘT BÀI VIẾT NHỎ VỀ ANH!

CẦU CHO LINH HỒN ANH SIÊU THOÁT!

VUNHONB.BLOGSPOT.COM

 


Đôi dòng về cuốn TRĂM NĂM LI HỢP

 

                                         Vũ Nho


          TRĂM NĂM LI HỢP của nhà báo Lê Khắc Hoan do nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2013. Cuốn sách vào chung khảo tiểu thuyết năm 2013. Đông đảo nhà văn, nhà báo, thành viên câu lạc bộ và bạn bè nhà văn đến dự buổi “Tọa đàm giới thiệu” do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ văn chương của Hội Nhà Văn tổ chức ngày 20 tháng 2 năm 2014.
Các nhà văn  Vũ Quần Phương, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường, Văn Chinh, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyên An, Đặng Văn Sinh,  một số nhân vật trong sách, những bạn đọc và người thân đã phát biểu. Nhà văn Ma Văn Kháng cũng gửi một bài viết đánh giá cao cuốn sách.

CHÚT KỈ NIỆM VỀ MỘT NHÀ VĂN LỚN

 

CHÚT KỈ NIỆM VỀ MỘT NHÀ VĂN LỚN

CHÚT KỈ NIỆM VỀ MỘT NHÀ VĂN LỚN

         Trần Trung

nha_van_nguyen_hong

         NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG

Tôi vẫn nhớ đinh ninh. Ấy là vào mùa xuân năm 1968. Lúc đó, tôi đang học năm thứ hai, khoa Văn ĐHSP Việt Bắc.

  Được tin nhà văn Nguyên Hồng sẽ lên gặp gỡ, với sinh viên khoa Văn, chúng tôi rất mừng vui, háo hức. Và rồi, sau khi nhận được tin chừng dăm hôm, nhà văn của “Những ngày thơ ấu” (1938), “Bỉ vỏ” (1938), “Địa ngục và lò lửa” (1946)…đặc biệt là bộ tiểu thuyết đồ sộ dày hàng hai vạn trang sách gồm bốn tập đầy đặn-“Cửa biển” (được viết từ năm 1961 đến năm 1976),

đã lên Thái Nguyên và “cập bến”tại Hội trường khoa Văn của chúng tôi.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Chất vấn thói quen & hành trình sáng tạo trong thơ Phan Hoàng

 


Chất vấn thói quen

& hành trình sáng tạo trong thơ Phan Hoàng

 

TRẦN HOÀI ANH

 

  1. Không phải ngẫu nhiên, tập thơ Chất vấn thói quen của Phan Hoàng, (Giải thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2012), khi xuất hiện trên văn đàn đã tạo một cơn địa chấn trong đời sống văn học với hơn hai chục bài viết đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: “Thay đổi cảm hứng bầu trời” của Nguyễn Quyến, “Bốn ấn tượng về Chất vấn thói quen” của Trần Phò; “Một xuất phát mới trong thơ Phan Hoàng” của Đặng Huy Giang; “Giọng thơ hào sảng rất riêng” của Trần Nhã Thụy; “Lao vào mọi dòng xoáy biển đời, chất vấn thói quen” của Hoàng Thuỵ Anh; “Những cơn bão ký tự ấm trong thơ Phan Hoàng” của Phạm Ngọc Hiền; “Suy nghiệm từ cuộc sống trút vào thơ” của Trần Huy Minh Phương; “Thơ Phan Hoàng tiếng kêu thảng thốt của những nền tảng văn hóa xã hội đương thời” của Hoa Nip; “Cơn bão ký tự mới” của Vũ Thanh Hoa; “Thèm làm một ngọn gió rong chơi” của Anh Thư; “Hà Nội nồng nàn cùng chất vấn thói quen” của Phan Đình Minh; “Nhà thơ Phan Hoàng và người tình ma lực” của Nguyễn Quỳnh Trang; “Phan Hoàng xông đất văn học thủ đô” của Hiền Nguyễn; “Phan Hoàng được tặng khăn trong lễ ra mắt thơ” của Dương Tử Thành; “Nhà thơ Phan Hoàng day dứt với làng quê” của Đào Đức Tuấn; “Nhà thơ - nhà báo Phan Hoàng: Báo là nghề, thơ là nghiệp” của Nguyễn Tý và Phùng Hiệu; “Nhà thơ Phan Hoàng: Chất vấn thói quen hay là sự chối bỏ các khuôn mẫu” của Bình Nguyên Trang; “Nhà thơ Phan Hoàng: Thơ là cái đẹp hiện hữu tâm hồn mỗi người” của Hàn Thanh Nhân; “Nhà thơ Phan Hoàng: Thơ hay như phụ nữ có duyên” của Loan Trầm. Và cho đến năm 2015, tức sau ba năm tập thơ được xuất bản vẫn tiếp tục có những bài viết về Chất vấn thói quen đăng tải trên báo chí: “Học cách chất vấn từ Phan Hoàng” của Phan Thuỷ ở Đà Nẵng, “Cuộc chiến khắc khoải mười năm vật vã cơn bão chữ” của Quang Hoài từ Hà Nội…

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

CHÙM THƠ QUÊ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

THƠ VỀ QUÊ HƯƠNG
Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến

*

ng_xun_xuyn

CHUYỆN QUÊ

.

Về quê

Gặp cháu dâu đầu ngõ

Tròm trèm tuổi 90

Móm mém cười:

- Thưa Ông! Em Tuấn Hưng có về lễ Tổ?

Thằng chắt chạy ra hô hố:

- Cụ chả thèm cưới vợ

Cháu chắt mòn răng chờ chén cỗ

Đến chừng nào cụ mới chịu hồi xuân...

.

Đứng chặn giữa sân

"Ông anh" nhánh trên thò lò mũi dãi

Chả cần e ngại

- Chú về?

Muộn thế?

Cho anh nghìn mua gói bim bim...

.

“Chị gái” nhành trên vừa tè ướt bỉm

Huơ huơ bàn tay

Nghe chừng muốn lẫy 

Chị cười

Tơn tớn hàm răng những lợi

.

Bà bác năm trước thẹn thùng:

                                      - cháu chào chú Xuyến

Năm nay đã dáng bề trên:

- Anh vào lễ Tổ

Rồi sang, bác anh có chuyện.

.

Về quê

Nếp quê 

Khó cho người trẻ

Chuyện quê

Thói quê

Ấm dạ người già.

*.

Hà Nội, ngày 22.08.2018

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

.

CHIỀU QUÊ ...

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

CƯỜI VÀ NGẪM CHÚT VỚI ĐỜI

 

CƯỜI VÀ NGẪM CHÚT VỚI ĐỜI

  ( Đọc “Chuyện của Phòm”-3 tập của La Han)

                                           Trần Trung

 nhagiatrantrung

  La Han-bút danh của nhà văn Đỗ Văn Hàn, gần như liền trong ba năm, cùng Nhà xuất bản Hội nhà văn, tác giả,có lẽ đầy cảm hứng đã cho ra mắt bạn đọc dạng truyện hài hước của thời này. Tên truyện đã gây cười : “Chuyện của Phòm” ( Tập 1-Quí 4, 2017; Tập 2-Quí 4,2018 và Tập 3-Quí1, 2020). Nghĩa là sốt sột, mới toanh !

   Tập sách  này của Đỗ Hàn, đã có tới dăm bảy bài viết của các cây bút nghiên cứu-phê bình có hạng. Nhưng, đọc ba tập sách “Chuyện của Phòm”, người viết bài này như vẫn muốn nói thêm, tham góp thêm một đôi điều về tác phẩm văn xuôi ngắn, một dạng Tiếu lâm-Hiện đại này.

 

   1/Chất đời, chất Thơ trong “Chuyện của Phòm”:

  Được biết, Đỗ Hàn từng làm thơ (mặc dù tôi chưa đọc thơ anh!).Đã đành rằng, đặc trưng nổi bật mang tính khu biệt của Truyện là yếu tố tự sự (kể chuyện, kể việc). Nhưng, yếu tố trữ tình (bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp) trong tác phẩm của nhà văn Đỗ Hàn, lại gây cho người đọc cảm xúc từ tiếng cười, gợi ra nhiều cung bậc:khoái chá, hóm hỉnh, thầm lặng, ngầm chứa... từ những câu chuyện mi ni xoay quanh nhân vật chính và cũng là nhân vật trung tâm, mang cái tên rất Tiếu lâm-Phòm.

   Trong ba tập sách “Chuyện của Phòm”, hầu như tác giả chỉ như người chứng kiến mà ghi lại chuyện quanh làng, xã (làng Cửa Ao, xã Tân Tàng...). Như bao làng quê khác trên đất nước này, xứ sở này, làng Cửa Ao của tác giả cũng thật lắm chuyện;chuyện từ xửa xưa, có. Mà, chuyện của thời này-Thời 4.0, thời A còng, cũng có.Chuyện xưa, chuyện nay cứ đan vào nhau,tác giả “huy động” lối viết gọn, kiệm lời để hướng tới mục đích hài hước mà gợi cảm, gợi nghĩ.

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

VỊ TƯỚNG VĂN HÓA

 

VỊ TƯỚNG VĂN HÓA

                   PGS. TS. Vũ Nho

tuong_hieu

             THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN HUY HIỆU

        Thượng tướng, Viện sĩ  Viện Hàn lâm khoa học quân sự Cộng hòa Liên bang Nga Nguyễn Huy Hiệu là một người nổi tiếng. Điều đó thì  mọi người đều  đã biết. Chỉ nguyên việc  từ người lính trở thành cán bộ chỉ huy dũng cảm, được phong danh hiệu Anh hùng khi còn rất trẻ, được phong Tướng  khi cũng  còn rất trẻ cũng đã rất đáng khâm phục và ngợi ca. Có nhiều nhà văn, nhà báo đã viết sách về cuộc đời binh nghiệp và khoa học của ông. Bản thân  ông cũng đã viết về môi trường, về vấn đề biển đảo với những cuốn sách giàu tính nghiên cứu và tư liệu thực tế phong phú.

          Ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi sau khi đọc một số cuốn sách viết về ông và ông viết, sau mấy lần tiếp xúc trực tiếp thì có nhiều, nhưng nổi bật và sâu sắc chính là một con người văn hóa, một chiến sĩ, một vị chỉ huy, một vị tướng văn hóa.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

CÁI THỚT SƠN SON

 

CÁI THỚT SƠN SON

            TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

                                                                                        nh_v_thin_khi_1       

 

 

           


Những ngày nghỉ hè ở làng Điềm, tôi vẫn  duy trì thói quen thức dậy lúc mặt trời chưa mọc như mấy năm ở ký túc xá sinh viên. Mỗi sáng tôi thích thú chạy một vòng từ nhà chú tôi, qua cổng làng, qua cánh đồng thơm ngát hương lúa trổ đòng rồi dẫm đôi bàn chân trần lên mặt cỏ bờ đê mát rượi. Mặt sông Nguồn phẳng lặng dường như còn mơ màng dưới tấm chăn sương mòng mọng màu sữa loãng. Tiết trời đang độ vào thu, quang cảnh làng quê từa tựa bức tranh thuỷ mạc nét bút mảnh mai. Gợi buồn. Sau mấy phút hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành, tôi chầm chậm quay về, lần nào cũng gặp một ông già người làng, hơi điên điên nhưng rất hiền, lặng lẽ đứng xo vai cạnh gốc đa bên ngoài cổng hậu. Mặt ông luôn hướng phía bờ sông. Bữa nay có thêm chiếc taxi mầu vàng đậu gần đấy. Cạnh ông già, tôi nhận ra bà Việt kiều đã đến chào chú tôi hôm trước đang ôm ghì hai vai ông nức nở: Tha lỗi cho em, tha lỗi cho em. Chỉ vì em mà anh tàn tạ cả một đời người. Thấy tôi thình lình xuất hiện, bà dúi vội vào túi ngực ông một chiếc phong bì, nói thêm: Anh nhận lấy để cháu gái có thêm chút chăm nom anh lúc tuổi già. Rồi bà bước vội lên chiếc xe đang mở cửa chờ. Chiếc xe lao vút về phía bờ sông phả mùi khen khét vào bầu không khí thoang thoảng mùi sương và mùi hoa dại. Chiếc Taxi vừa khuất bóng, ông già hờ hững rút chiếc phong bì màu hồng ném tung lên trời, toé ra một nắm tiền giấy xanh xanh lả tả rơi xuống cỏ. Hình như ông chẳng có cảm xúc gì, cứ bình thản như sự việc lúc nãy chưa hề xẩy ra. Vài hôm trước, đã một lần tôi dừng lại phác ra vài cử chỉ làm quen, nhưng ông lặng thinh. Sớm nay, tôi cố ý đứng ngay trước mặt, ông vẫn đứng như ông phỗng nhe hai hàm răng cửa còn nguyên vẹn cười không thành tiếng, lòng bàn tay nọ xoa nhè nhẹ lưng bàn tay kia một lúc, rồi đổi tay trên xuống dưới, lại xoa xoa cùng nhịp điệu ấy. Động tác không sai lệch. Hôm nào cũng giống hôm nào. Chỉ khi nào trời nổi gió, thì bộ râu xùm xoà  trắng xoá không cắt tỉa của ông bay loã xoã như cỏ rối quanh khuôn mặt hốc hác tiều tụy già trước tuổi. Còn đôi mắt thì chẳng bao giờ khác đi vẻ vô hồn lạnh giá. Sáng nay khác với mọi lần, tôi nắm khuỷu tay dắt ông đi, ông im lặng bước theo. Tới cổng nhà em gái ông, tôi gọi: Bà Thắm, bà Thắm. Không ngờ ông cúi người đưa cả hai bàn tay chụp lấy vai tôi rồi thốt lên mấy lời nhẹ như gió thoảng: Cảm ơn cháu. Tôi với cha cháu xưa là bạn thân nhau lắm.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT VỊ TƯỚNG

 

ẤN TƯỢNG VỀ MỘT VỊ TƯỚNG

 

                     Phạm Tâm Dung

 tm_dung_1

                                    NHÀ VĂN PHẠM TÂM DUNG

       Nghe danh ông trên phim ảnh, báo chí và sách vở đã lâu, nhưng mãi đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, tôi mới được kiến diện ông tại văn phòng viện sĩ 162 Trấn Vũ, Hà Nội. Đây, một Anh hùng Quân đội, Thượng Tướng, Viện sĩ hàn lâm khoa học Nghệ Thuật Quân sự Liên bang Nga, nguyên Thứ trưởng bộ quốc phòng: Nguyễn Huy Hiệu.

         Trái với trí tưởng tượng của tôi, về một vị Tướng đường bệ, to lớn với bộ quân phục rực rỡ  sao và quân hàm quân  hiệu...

Ông tầm thước, dáng thư sinh, trắng trẻo, tươi tắn, nhỏ nhẹ, ăn mặc thường phục với áo phông, áo khoác hơi cũ ra tiếp chúng tôi. Không quan cách, ông hỏi tên khách và tự giới thiệu về mình:

  • Tôi là Nguyễn Huy Hiệu sinh năm 1947!

          Lại một ngạc nhiên nữa với tôi. Nếu thoạt nhìn, người ta chỉ đoán ông cùng lắm là ngoài sáu mươi. Với nét cười rạng rỡ, ẩn giấu một sự bí ẩn sau ánh mắt sáng ngời và thông minh, Thượng Tướng để lại ấn tượng không nhỏ với người đối diện.

Chỉ một lát sau, khách mời là gần mười các văn nghệ sĩ đã đến. Tiệc trà nhẹ của buổi sáng mùa đông, giữa không gian bát ngát gió Hồ Trúc Bạch, chúng tôi làm quen rất nhanh trong không khí ấm áp của căn phòng.

Cuộc trò chuyện diễn ra thân thiện như những người bạn lâu ngày gặp lại nhau.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

MẸ ƠI, ĐỜI MẸ

 


HUY CẬN

 

MẸ ƠI, ĐỜI MẸ

(Đăng tuần san PN Thủ Đô Đời sống gia đình số 09 ngày 27/02/2020)

 

Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều

Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng Mà lòng yêu sống lạ lùng

Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con. "Đắng cay ngậm quả bồ hòn,

Ngậm lâu hoá ngọt!" Mẹ còn đùa vui! Sinh con mẹ đã sinh đời

Sinh ra sự sống, mẹ ngồi chán sao? Quanh năm có nghỉ ngày nào!

Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy. Rét đông đi cấy đi cày

Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai. Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài

Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa.


Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa,

Vỉa câu chua chát lời thơ truyện Kiều. Cắn răng bỏ quá trăm điều

Thuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này. Mẹ là tạo hoá tháng ngày

Làm ra ngày tháng sâu dày đời con.

01/1974

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“MẸ LÀ TẠO HÓA THÁNG NGÀY”

 

Huy Cận (1919-2005) không chỉ là cây bút hàng đầu của trào lưu Thơ mới mà còn là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những thi phẩm giàu cảm hứng vũ trụ cho thấy một thế giới nội tâm sâu lắng, ông còn có những bài thơ rất chân thành trong cảm xúc về gia đình. "Mẹ ơi, đời mẹ" viết năm 1974 là một sáng tác như thế.

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

LÀNG DIỀM ƠI! THẾ GIỚI CỔ XƯA ƠI!

 


LÀNG DIỀM ƠI!
THẾ GIỚI CỔ XƯA ƠI!
( Thân tặng Đỗ Phấn và Đỗ Dũng,hai hoạ sĩ cùng có mặt bên tôi(Tam Đỗ) trong cuộc rút quân khỏi Căm Pu Chia của Quân Tình nguyện Việt Nam năm 1989 và cũng là hai “liền anh”Quan họ đáng nể !).

Đỗ Trung Lai

Anh Ngô Công Tình, người đã và đang viết sách về Quan họ, bên tách cà phê thơm phức ở ngõ Hàng Cháo, rủ rỉ kể ra 6 "đặc sản" làng mình để mời chúng tôi về làng Diềm bằng được:
1. Làng tôi có đền "Vua Bà", thờ bà Thủy tổ Quan họ. Vậy làng tôi là làng Quan họ cổ nhất, là "anh cả", "chị cả" Quan họ.
2. Giọng nói làng tôi không giống bất cứ làng nào ở nước ta. Nó không phải giọng Kinh Bắc, chả phải giọng Thanh Hóa. Có người bảo, đó là giọng Lạc Việt.
3. Giếng đá ong đền Cùng làng tôi có tự ngàn năm. Ai bị bệnh, uống nước giếng này đều khỏi. Con gái làng tôi chỉ gội đầu nước giếng ấy, mà "tóc mây, tóc mây la đà".
4. Đình làng tôi đã đi vào ca dao: "Thứ nhất là đình Đông Khang - Thứ nhì đình Báng(đình làng Đình Bảng bây giờ)- Vẻ vang đình Diềm". Đình Đông Khang ở Yên Phong, đình Bảng ở Từ Sơn, còn đình Diềm, dĩ nhiên là đình làng tôi rồi.
5. Làng tôi còn di tích thành Long Biên. Một nhánh sông Cầu đang còn ôm lấy thành. Thành này do Lý Bí - Lý Nam Đế xây nên.
6. Làng tôi có nghệ nhân già, hát được đến hơn 200 bài hát của 36 giọng Quan họ. Bây giờ tìm cả xứ, không có ai thế nữa đâu.
*
Sao lại có người khéo mời đến thế? Từ chối một nơi như vậy, một người như vậy, có mà vô duyên! Thế là chúng tôi về Diềm.
Làng Diềm, tên chữ là Viêm Xá. Thời xửa xưa, ban đầu, gọi là Viêm Trang. Làng có hai con sông: sông Nguyệt Đức và sông Cổ Ngựa, là hai chi lưu của sông Cầu.
Truyền thuyết kể rằng, "Vua Bà" chính là công chúa con vua Hùng thứ sáu. Khi “Bà” đến tuổi cập kê, vua cha mở hội "gieo cầu", kén chồng cho con gái. Vô duyên làm sao, người mà công chúa không ưa thì lại bắt được cầu! “Bà” xin vua cha cho từ hôn, chọn bỏ cung cấm, cùng đám thị nữ lên thuyền, chấp nhận đời dân dã. Đến Viêm Trang, thấy sông nước hiền hòa, phong cảnh tốt đẹp, bờ bãi màu mỡ, “Bà” ở lại khai phá đất đai, dạy dân làm ruộng, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa… Và, kỳ diệu nhất, “Bà” đã sáng tác các bài hát và dạy cho mọi người cùng hát. Đó là những điệu hát, bài hát đầu tiên của dân ca Quan họ bây giờ. Chính vì vậy, "Vua Bà" chính là thủy tổ của Quan họ.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

CHÙM THƠ CÁC NHÀ THƠ NỮ

 


CHÙM THƠ CÁC NHÀ THƠ NỮ

 

NGUYỄN THỊ KIM

               Cây ATM gạo

 

 

Những hạt gạo rót đầy miệng túi

Rót yêu thương,rót nghĩa,rót tình

Thành phố ngày đau, bao người góp sức

Cùng sẻ chia, không ai chịu một mình

 

VŨ THU MINH

                Hát trên cao nguyên đá

 

Vách núi dựng khói mây luồn gió

Khăn em bay theo nước xanh màu

Dòng sông trôi đưa ta về bến đợi

Anh gọi em trong tiếng nước reo

 

Cột cờ cao ngước mắt nhìn theo

Hình đất nước tạc vào đá núi

Bài quốc ca ngân lên giữa trời xanh vời vợi

Bao máu đào nhuộm đỏ sắc cờ tươi

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

GIỚI THIỆU TRƯỜNG CA VẦNG TRĂNG BIỂN


GIỚI THIỆU TRƯỜNG CA VẦNG TRĂNG BIỂN

Trường ca Vầng trăng biển - Một cách nhìn khác về chiến tranh và người lính ([1])


TS. BÙI NHƯ HẢI

Nhà thơ Hoài Quang Phương tên thật là Nguyễn Quang, sinh ngày 05 tháng 11 năm 1941, tại làng Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoài Quang Phương hiện là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Duyên thơ đến với Hoài Quang Phương khá sớm, từ những năm tháng đang còn niên thiếu, đã có thơ đăng trên các báo, tạp chí. Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Hoài Quang Phương học tại Trường Chính trị Bộ Giáo dục. Sau những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu Hoài Quang Phương tốt nghiệp và trở về công tác tại Trường cấp III Vĩnh Linh. Một thời gian sau đó, Hoài Quang Phương được cấp trên điều chuyển lên làm Chuyên viên Sở Giáo dục Bình Trị Thiên. Nhưng do hoàn cảnh gia đình nên ông lại xin trở về dạy tại trường cấp III Vĩnh Linh. Năm 1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập Hoài Quang Phương được điều chuyển lên làm Chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, rồi sang làm Giảng viên chính, Trưởng Khoa tại Trường Chính trị Lê Duẩn Quảng Trị. Đến làm việc ở một môi trường mới, bận rộn với công việc, thế nhưng ông vẫn cố gắng tranh thủ dành thời gian để sáng tác thơ. Bởi với Hoài Quang Phương, thơ ca như máu ở trong cơ thể của con người, như cây không thể thiếu nước được. Chính sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự yêu thích, đam mê sáng tác thơ ca luôn thường trực, luôn cháy bỏng, nên cây bút thơ Hoài Quang Phương đã cần mẫn, cày ải trên cánh đồng thơ, viết nên những tác phẩm hay, được bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận, yêu mến, tạo nên một chứng chỉ thi ca cho riêng mình. Điều mà tôi ngỡ ngàng, với những người sáng tác thơ, khi tuổi đã xế chiều, thì lực bút ắt sẽ có giảm bớt phân nào, không còn độ sung sức nữa. Nhưng ông lại khác, bút lực càng dồi dào hơn, sung mãn hơn, như một dòng suối dè xẻn bao ngày ùa tràn hối hả. Nếu lấy mốc thời gian ở tuổi sáu mươi, chúng ta thấy số lượng xuất bản thơ của Hoài Quang Phương có độ chênh lệch nhất định. Trước thời điểm đó, có 5 tác phẩm được xuất bản, đó là San hô trắng (Hội VHNT Quảng Trị, 1997), Ngôi nhà hạnh phúc (Hội VHNT Quảng Trị, 1998), Lửa mùa đông (Hội VHNT Quảng Trị, 1999), Sáng nguồn (Hội VHNT Quảng Trị, 1999), Lục bát (Nxb. Hội Nhà văn, 2002). Nhưng sau tuổi sáu mươi có đến 10 tác phẩm, đó là Bác Hồ của chúng ta (Nxb. Hội Nhà văn, 2005), Ngôi nhà của mẹ (tập trường ca; Nxb. Hội Nhà văn, 2005), Vân đất (Nxb. Hội Nhà văn, 2007), Vầng trăng biển (tập trường ca; Nxb. Hội Nhà văn, 2009), Mặt phẳng lòng tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2010), Ngõ biển (Nxb. Hội Nhà văn, 2012), Hạt ánh sáng nảy mầm (tập trường ca; Nxb. Hội Nhà văn, 2014), Con đường Bác Hồ (Nxb. Hội Nhà văn, 2019), Những khúc thơ (Nxb. Hội Nhà văn, 2019), Đất màu nắng (Nxb. Hội Nhà văn, 2020). Tôi liệt kê qua hai mốc sáng tác như vậy, để bạn đọc thấy được năng lượng sáng tác của Hoài Quang Phương luôn ngồn ngộn ở mọi thời điểm, bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác, miễn có sức khỏe, còn sống trên cõi nhân gian đến hơi thở cuối cùng mới thôi sáng tác, như thế thật đáng trân trọng, thật đáng ngợi ca.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

TRĂNG ĐÊM

TRĂNG   ĐÊM

      ĐÀO THANH CƯỜM

Trăng đêm nay lặn về đâu?
Để cùng nhau thức hai đầu giấc mơ
Một lời ngỏ, lòng mãi chờ
Thuyền tình liệu có cập bờ được không?

Duyên kia trong sáng đợi trông
Biển dâng sóng dữ mênh mông xá gì 
Vầng trăng dẫn trái tim đi
Chân trời góc biển một khi nhớ người

Cách xa ở tận phương trời
Hiểu rằng hãy giữ lấy lời thuỷ chung
Đã thề son sắt đến cùng
Vầng trăng ru gió ấm vùng nơi xa.
tho-bien-dem
 

 
 

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

CHUYỆN Ở QUẦY HÀNG MÃ

 

CHUYỆN Ở QUẦY HÀNG MÃ

Truyện ngắn của Nguyễn Đình Bắc

nh_bc_1
NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH BẮC

Chiếc Cam ri 3.5 bóng loáng lướt đi không một tiếng động rồi từ từ dừng trước cửa quầy hàng mã. Người tài xế xuống xe, lịch sự mở cửa sau. Anh hơi cúi đầu vẻ cung kính.
Từ trên xe, một thiếu phụ tầm thước, gọn gàng trong bộ đầm mầu huyết dụ làm nổi bật những đường cong quyến rũ. Đôi giầy cao gót tạo những bước đi nhún nhẩy, điệu đà, cùng với chiếc xắc hàng hiệu ngoắc bên cánh tay trái làm cho ta khó đoán biết đây là một “quý bà” hay một “doanh nhân” thành đat.
Thấy khách sang bước vào, chị chủ cửa hàng đon đả:
-Thưa cô, cô mua hàng mã ạ. Mời cô vào trong xem hàng.
Người đàn bà đưa mắt nhìn khắp lượt gian hàng lấp lánh những ánh trang kim vàng, xanh, tía, đỏ rồi khẽ hỏi:
-Tôi cần mua một số thứ nhưng không biết cửa hàng có đủ hay không. Nói rồi, “quý bà” mở xắc đưa cho chủ quán một tờ giấy khổ A4, trong đó liệt kê chi chít những mặt hàng. Liếc qua mảnh giấy: một biệt thự ba tầng; Một xe Cam ri 3.5; Ba bộ com lê… mặt cô chủ cửa hàng giãn ra, cô nở một nụ cười thật tươi rồi niềm nở:
- Dạ! Thưa cô nhà con có đầy đủ kể từ xe hơi, nhà lầu, máy bay cho đến phi thuyền hạng sang, chưa kể quần áo, tiền vàng đều là hàng hiệu được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhập từ Châu Âu nên tất cả đều rất xịn. Nói rồi cô chủ quán lại cúi mặt vào tờ giấy, bỗng cô ngẩng lên:
- Da! Thưa cô, nhà lầu, xe hơi thì nhà con có đủ loại, và tất tần tật ba mươi bấy mặt hàng ghi trong giấy đều có cả, xin mời cô lựa chọn. Tuy nhiên trong giấy con thấy còn thiếu một vài thứ thì phải. Người thiếu phụ chau mày vẻ hơi khó chịu:
- Chị nói còn thiếu thứ gì?
- Dạ thưa! Phải chăng, quý vong được thụ hưởng lễ vật trong tờ giấy này hẳn là một quý ông quyền cao chức trọng?

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Nhà văn nữ ...vượt qua mùa dịch Covid -19

 

Nguyễn Thị Mai
 
Nhà văn nlấy sáng tạo văn chương và chăm lo công việc
 gia đình – xã hội đvượt qua mùa dịch Covid -19

nh_n.t.mai_1
NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI
 
    Đợt dịch Covid – 19 lần thứ tư trỗi dậy, hoành hành tàn phá đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta đến nay đã 7 tháng trời. Bảy tháng trời qua, cuộc sống của người dân cả nước bị đảo lộn và xô đẩy ghê gớm: Trẻ con không đến trường phải học online ở nhà, người lớn ngày làm ngày nghỉ, hàng quán kinh doanh phải đóng cửa, người người phải giãn cách không được tự do đi lại, mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phải dừng, kinh tế khó khăn thiếu thốn…  Kèm theo đó là nỗi lo lắng, hoảng sợ, luôn bất an trong lòng mỗi người…

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

CHÙM THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN

 

CHÙM THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN

0.0.20._phan_th_thanh_nhn

PHAN THỊ THANH NHÀN

  1. Mẹ Việt Nam     

 

Mẹ không là mẹ anh hùng

Mẹ là trời đất núi sông vững bền

Mẹ hiền hậu, mẹ lặng im

Không màng danh lợi bạc tiền sướng vui

Nuôi cho con cháu nên người

Áo nâu chân đất một đời gió sương

 

Soi vào mắt Mẹ như gương

Nhọc nhằn tuổi tác đau thương không mờ

Một đời gió táp mưa sa 

Cho con cúi mặt lệ nhòa- Mẹ ơi!

 

                2.Lính hải quân   


  Anh trẻ quá- mặt xạm đen nắng dãi

Sóng gió trùng dương, tàu lạ dập dình

Nào tập bắn tập bơi rồi thả nổi

Để tình huống nào cũng sẽ hồi sinh.

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

THƯ CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG GỬI VŨ NHO

 


THƯ CỦA NHÀ VĂN VI HỒNG GỬI VŨ NHO

Nhà văn Vi Hồng , dân tộc Tày, sinh ngày 13 tháng 7 năm 1936 tại Hòa An, Cao Bằng, mất ngày 30 tháng 3 năm 1997 tại Thái Nguyên. Hội viên sáng lập Hội văn nghệ Bắc Thái, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

28 năm làm Chủ nhiệm bộ môn Văn học dân gian, Đại học Sư phạm Việt Bắc. Là nhà nghiên cứu văn học dân gian, đồng thời là nhà văn viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn. Các tác phẩm chính :

Sli lượn, dân ca trữ tình Tày Nùng (nghiên cứu, 1979). Đất bằng ( tiểu thuyết, 1980),  Vãi Đàng ( truyện vừa, 1980), Núi Cỏ yêu thương ( tiểu thuyết 1984),  Thung lũng đá rơi ( tiểu thuyết 1985), Đuông Thang ( tập truyện, 1988),  Vào hang ( tiểu thuyết, 1990), Người trong ống ( tiểu thuyết, 1990),  Gã ngược đời ( tiểu thuyết 1990), Người làm mồi bẫy hổ ( truyện, 1990), Lòng dạ đàn bà ( tiểu thuyết 1992),  Dòng sông nước mắt ( tiểu thuyết 1993),  Ái tình và kẻ hành khất ( tiểu thuyết, 1993),  Tháng năm biết nói ( tiểu thuyết, 1993), Phụ tình ( tiểu thuyết 1994), Chồng thật vợ giả ( tiểu thuyết, 1994), Khảm Hải ( nghiên cứu, 1993), Thách đố ( truyện vừa, 1995), Đi tìm giàu sang ( tiểu thuyết, 1995).

          Nhà văn nhận nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thường nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Nhà văn Vi Hồng là thầy dạy, là bạn vong niên của Vũ Nho. Xin công bố một bức thư nhà văn gửi người sinh viên học trò, đồng nghiệp, bạn văn của mình.

 

         Lạch Rêu – Quán Triều ngày 5 tháng I năm 1984

Họ Vũ thân yêu!

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Thay đổi cảm hứng bầu trời

 

Thay đổi cảm hứng bầu trời

 

NGUYỄN QUYẾN

VỀ TẬP THƠ "CHẤT VẤN THÓI QUEN" CỦA PHAN HÒANG

 

Đối với những người dậy sớm, còn điều gì tuyệt diệu hơn khi trên đầu mình một con đường rực sáng đang lộ dần ra, dưới chân mình là những con đường đính đầy sương lóng lánh. Vũ trụ giống được tái sinh trở lại khi cảm hứng trần tục của chúng ta biến đổi, thậm chí không cần biến đổi mà chỉ cần rũ bỏ những thói quen thân thiết với bóng tối.

Điều “chỉ cần” ấy hầu như rất nhiều những ai gọi là nhà thơ đều không làm được. Phía trước Phan Hoàng, phía sau Phan Hoàng, và cả vùng xung quanh nhà thơ này, theo cảm nhận của riêng tôi, không mấy người hiểu được cái lẽ tự nhiên huyền diệu ấy của cảm hứng. Cái cảm hứng trần tục, lơ mơ, khao khát trở về tuổi thơ một cách buồn cười, hay những cung bậc cảm xúc nhẹ bẫng chế ngự họ hoàn toàn. Mà không phải chế ngự, tôi nói sai, nó là hoà làm một, thành hơi thở, thành nhịp sống trong những ngôn từ mà chúng ta quen gọi ấy là thơ!

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

TÔI YÊU EM

 

Karolina Xobanxkaia, mỹ nhân người Ba Lan, thần tượng khiến thi hào Pushkin viết bài thơ tình bất hủ “YÊU EM”.

 

A.X. Pushkin

YÊU EM

Yêu em giờ vẫn đinh ninh
Trong tim chưa tắt lửa tình đâu em.
Nhưng thôi trả  lại bình yên
Cất cho em gánh ưu phiền nặng  vai.

Yêu em vô vọng tháng  ngày
Khi hờn ghen lúc ngất ngây muộn phiền.
Dịu dàng, chân thực yêu  em

Đến như anh – chẳng ai trên cõi đời!

 

TP dịch

---------

 

А.С.Пушкин

 

Я ВАС ЛЮБИЛ

 

Я васлюбил: любовьеще, бытьможет,

В душе моей угаслане совсем;

Но пустьонавас больше не тревожит;

Я нехочу печалить вас ничем.

 

Я вас любил безмолвно, безнадежно,

Торобостью, торевностьютомим;

Я вас любил такискренно, такнежно,

Как дайвамбог любимой быть другим.

 

------------------

Ý kiến của chị Irina, chắc bác cũng biết chị ấy:

ИринаВинсковская:

Да. Всерусскиеэтовыражение "дайвамбог" именнотакинтуитивнопонимают - никогданебудет. Этопростотакоевыражение у нас, немолитва. В русском языке таких выраженийсословом "бог", но в ироническомсмысле, много.

 

Đúng. Tất cả người Nga đều hiểu trực giác thành  ngữ này"дайвамбог" =“sẽ không bao giờ có”. Đó chỉ là một cách biểu hiện của chúng tôi, không phải là một lời cầu nguyện.

Trong tiếng Nga, có nhiều cách diễn đạt như vậy với từ "бог", nhưng theo nghĩa mỉa mai.

 Nhưng bác Vũ Nho ơi, theo thông tin của bác Vũ Thế Khôi (mới đây) thì nàng thơ của bài "Yêu em" không phải là Karolina người Ba Lan, mà là Maria Raevskaya cơ (2 ảnh kèm theo).
Chắc bác Khôi đúng ạ.

Em Phương