Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Kiếp lá

   
 CHÙM CẢM-NGẪM-ĐỜI
                                   TRẦN TRUNG

1/KIẾP LÁ
Có một sớm...chợt nhìn lá rụng,
chạnh lòng
cho kiếp lá mong manh;
Đến Đại-Thụ
cũng về với đất,
Thì cứ rung ngân kiếp lá Hồn-Mình.

2/HỒI ÂM
Đêm đặc quánh
và rã rời mộng mị...
Hồi âm hậu quả điên đảo đời này!
Thiên hạ tanh bành
cơn sốt Từ-Thiện,
“Lương y” Cát Tường-dễ có mấy tay!?

3/MƯA

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Trước đây..., Ông già..., Người ta...


Chùm thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của TRIỆU LAM CHÂU

91. Был нужен жест один, одно лишь слово, взгляд,
Чтоб миллионы рук брались за дело.
Теперь все машут кулаками, все кричат,
Но я не вижу никакого дела.

91. Trước đây, chỉ cần  một lời gọi, một ánh nhìn
Là triệu cánh tay lao vào công việc
Giờ đây tất cả giơ nắm đấm và la hét
Thế nhưng chẳng có việc nào xong.

91. Pửa quây, tán nhoòng gằm roọng đeo, thieo leéc tha đeo
Lẻ tiẹo pích mừng bân thâng viểc d’á
Cứ này thuổn thảy uổt rèng, mừng căm tệnh mớ
T’ọ chăn p’uồn bấu viểc hâư p’ần công.

92. Чабан-старик и тощая отара
Под вечер возвращаются в кошару.
И я подобно чабану бреду,
Отару тощую стихов своих веду.

92. Ông gìa lùa đàn cừu còi cọc
Buổi chiều hôm lũ lượt về chuồng
Tôi như người chăn cừu lang bạt
Chăn đàn cừu thơ còi cọc của mình chăng?

92. Lạo ké tuối phấu mần d’àng héo ngánh
Pửa p’ài đăm lượp lượp mà rườn
Hây tồng gần đếnh mần d’àng túng toáng
Đếnh phấu sli ki coót cúa hây chăn.

93. Ослы бывают — мимо не пропустят.
И человек бывает в свой черед:
Коль спереди зайти к нему
— укусит,
Коль сзади подойти к нему
— лягнет.

93. Người ta không cho lừa đi qua cạnh mình
Thế rồi con người ta cũng vậy:
Từ đằng trước đến với anh ta
- Anh ta cắn.
Từ đằng sau đến với anh ta
- Anh đá hậu.

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

GIÁO SƯ ĐINH NGỌC LÂN



17 Apr, 2012

·                   Tác phm bn bè
 — Viết bi damlan @ 09:52

 "Nhà thơ tình Nguyễn Đăng Luận vừa viết xong bài: " Giáo sư Đinh Ngọc Lân làng Văn Hào Quỳnh Lưu Nghệ An " cho mục " Truyền thống Nghệ Tĩnh "  báo Người Xứ Nghệ Kiev.vn như món quà nhỏ của Nhà thơ tình Việt Nam tặng bà con anh em các cháu Người Nghệ Tĩnh đang xa Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta" (Lời nhà thơ Nguyễn Đăng Luận)

                                           GIÁO SƯ ĐINH NGỌC LÂN

                                    Làng Văn Hào, Quỳnh Lưu, Nghệ An

GS Đinh Ngọc Lân sinh ngày 11 tháng 7 năm 1929, ông học 6 năm Trường tiểu học Pháp Việt huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, 12 tuổi thi đỗ vào trường Quốc học Vinh ( Nhiều giáo sư danh tiếng như: Phan Thiều, Đặng Thai Mai , Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, nhiều tướng lĩnh, nhà văn, chính trị gia: Tống Trần Thuật, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Mạnh Cầm trưởng thành từ Quốc học Vinh ). Đinh Ngọc Lân học giỏi được học bổng toàn phần, ăn ở tại trường không mất tiền. Tháng 5 năm 1945 tốt nghiệp Thành Chung đỗ đầu Trung bộ, bằng loại ưu do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Hoàng Xuân Hãn ký. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 Đinh Ngọc Lân tham gia Đoàn thanh niên cứu quốc Vinh và tự học Đệ nhất chuyên khoa toán. Năm 1946 Đinh Ngọc Lân ra Hà Nội thi thẳng vào Đệ nhị chuyên khoa toán Trường Chu Văn An do thầy Dương Quảng Hàm làm Hiệu trưởng, tháng 8 năm 1947 Đinh Ngọc Lân thi đỗ Lớp Đệ tam chuyên khoa toán Trường Quốc học Huế, ông được bầu làm Lớp trưởng, cuối năm được xếp Học sinh ưu tú, được Chủ tịch ủy ban hành chính Liên khu 4 tặng Bằng khen và được chuyển lên học Lớp toán học đại cương (một trong 3 chứng chỉ cần thiết để có bằng Cử nhân Toán). Lớp Toán đại cương khóa 1 có 4 sinh viên khóa 2 có 8 sinh viên. Các anh: Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Đình Tứ, Hoàng Phương, Nguyễn Văn Cung cũng học Lớp toán học đại cương này.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ – MIỀN LỤC BÁT TỰ HÀO VÀ TRÂN TRỌNG



MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ – MIỀN LỤC BÁT TỰ HÀO VÀ TRÂN TRỌNG
(Đọc Tuyển tập Miền lục bát Cố Đô của Hội VHNT Ninh Bình – NXB Văn học 2013).
-Hạnh Hoa-
Tháng 1 năm 2011, bước vào năm đầu tiên thập kỷ thứ 2 Thế kỷ 21, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình (Hội) tổ chức công bố Tuyển tập Tác phẩm văn học Ninh Bình ngàn năm. Đây là công trình sách đồ sộ cùng với 2 công trình  tầm cỡ khác của Hội gồm: Tuyển tập Nghiên cứu và Sưu tầm sân khấu ngàn năm; Tuyển tập Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Âm nhạc Ninh Bình ngàn năm.
Vậy mà chỉ hơn 2  năm sau, vào quý IV năm 2013, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình đã lại công bố một công trình văn học lớn tiếp theo mang tên MIỀN LỤC BÁT CỐ ĐÔ.
Có thể đặt tên cho cuốn sách: Tuyển tập thơ lục bát Ninh Bình, Miền lục bát cờ lau, Miền lục bát Hoa Lư… Nhưng có lẽ cái tên Miền lục bát Cố Đô mới đúng nghĩa, chuẩn mực và sang trọng nhất. Cái tên vừa gợi vừa kêu, vừa khoe vừa ẩn, có gì vươn ra hội nhập mà vẫn bản sắc riêng một vùng miền. Cầm trên tay cuốn sách và đọc tên nó, ta như đã biết mà không thể nói rõ cụ thể điều gì. Ôi cái miền đất Cố Đô Hoa Lư. Nơi đây đã sinh ra huyền tích về ngọn núi, dòng sông, tên làng tên nước, cũng sinh ra  huyền sử về vua Đinh, vua Lê, Thái Hậu và các tướng lĩnh kỳ tài. Nơi đây, sông núi hóa thành thi ca, con người sáng danh anh tài… Miền đất  "đầu gối rừng, lưng áp biển", "Núi không cao mà hiểm, sông không sâu mà nước chảy xiết" (Nguyễn Tử Mẫn) đã từng lưu lại “bút danh nhân” của tao nhân mặc khách trên đỉnh Dục Thúy Sơn khi qua đó. Miền đất ấy còn là một miền thơ bản sắc. Kiêu hãnh lắm chứ. Vậy nên  ai đó đã nghĩ ra cái ý tưởng tôn vinh thơ lục bát miền đất Cố Đô Ninh Bình, người đó thật đáng nể  phục.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Cô gái lai, Bài hát buồn



Nguyễn Hoàng Sơn

Cô gái lai

Con tàu buôn với cánh buồm ủ rũ
Buông neo trên mặt vịnh êm đềm
Đưa mắt nhìn bâng quơ, đoàn thủy thủ
Đương chờ cơn gió mạnh lúc trăng lên.

Trên bến, dưới mái tranh xén phẳng
Người khách buôn ngồi với chủ đồn điền
Trước mặt họ, dịu dàng, trinh trắng
Một cô gái lai bỡ ngỡ đứng yên.

Từ vườn sau, hương hoa cam thoang thoảng
Theo gió đưa, thơm dọc hàng hiên
Như không khí nơi thiên đường xa vắng
Buông tỏa trên thế giới nặng ưu phiền…

Người khách buôn đặt tay lên then cửa
Vẻ bồn chồn, mấy lần dợm đứng lên:
“Tàu của tôi đang chờ được gió
Sẽ nhổ neo khi trăng nhú trước thềm”.

Vẫn im lặng, trầm ngâm trong khói thuốc
Người chủ điền nhìn cô gái lai
Mắt to sáng, tóc đen, tay để trần trắng muốt
Cô bận phong phanh một chiếc áo dài.

Trên môi hồng, một nụ cười phảng phất
Vẻ thiên thần, yếu ớt, mảnh mai
Như ánh sáng ta gặp trên gương mặt
Tượng thánh nhìn trong tiếng nhạc khoan thai.

Trang trại điêu tàn, đất đai cằn cỗi
Ông chủ ưu tư buông tiếng thở dài
Nhìn túi vàng người khách buôn mang tới
Lại âu sầu nhìn cô gái lai.

Trong lòng ông rối bời bao ý nghĩ
Giữa vàng và người, không thể giữ cả hai!
Dẫu ông biết mối tình nào đã sinh ra cô bé
Dòng máu ai cô mang ở trong người…

Ôi! tiếng kêu của tình cha con sao mà yếu ớt?
Không ngăn nổi tay ông đón nhận túi vàng!
Và gò má cô gái lai bỗng trở nên tái nhợt
Đôi tay trần giá ngắt như băng…

Người khách buôn dắt cô qua cửa
Tới con tàu đương chờ đợi vầng trăng
Là nô lệ cũng là người tình của gã
Cô sẽ theo tàu tới xứ lạ xa xăm…
                                               ( Theo H. Longfellow)

Bài hát buồn

Ve
Chỉ nở mùa hè
Hát hoài điệu cũ
Cả khi chẳng ai buồn nghe!

Ve
Ích gì cho mùa hè
Ở một vùng đảo nọ
Người ta xơi cả bọ ve!

Ve
Giòn tan trong những cái miệng mùa hè
Hình như ngoài kia
Cánh phượng buồn
                                 nhỏ giọt?


Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

NGUYỄN HIẾU HÀI TRONG CHÙM 3 TRUYỆN NGẮN

Đường Văn  ( bìa trái) và Nguyễn Hiếu 

NGUYỄN HIẾU HÀI
TRONG CHÙM 3 TRUYỆN NGẮN:
     KHI TRĂNG NON LẶN,  KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH THÌ ĐỪNG SINH CHUYỆN! & ĐIỀU NGỠ NGÀNG CỦA TÔI.
             (Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Hiếu, tập 1, NXB Hà Nội, 2010; tr. 427 – 453)
      ĐƯỜNG VĂN
              Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến truyện ngắn hài của Nguyễn Hiếu gây được tiếng cười, hấp dẫn người đọc, chỉnh là bởi, ở đó, ông đã sáng tạo được những mâu thuẫn hài, biểu hiện trong những tình huống gây cười bất ngờ, thú vị, dù đã có ít nhiều cường điệu, phóng đại, nhưng hồn cốt của chúng vẫn bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống muôn mặt đời thường mà nhà văn đã nhạy bén thâu nhận và khái quát, hư cấu. Có thể nói, mỗi truyện ngắn thuộc thể loại này của nhà văn làng Triện tựa một lát cắt sắc lẻm, tinh quái mà nhân hậu về cuộc sống và con người, lấp lánh những mảnh đời vụn vặt khác nhau, thường gặp quanh ta, nơi làng quê, chốn thị thành, hoặc tại các cơ quan, trường học Việt Nam mấy chục năm qua.
              Chùm 3 truyện ngắn hài mà tôi tình cờ đọc liền một hơi rồi ngẫu hứng lẩy ra ghi vụn, bình luận sơ lược bước đầu, đều tập trung phản ánh và biểu hiện một hiện thực có vẻ cũ càng mà hầu luôn mới mẻ của cuộc sống con người mọi nơi, mọi thời: Tình yêu, hôn nhân và gia đình, trước và sau khi cưới. Bằng cái nhìn sắc nhọn và hài hước, Nguyễn Hiếu đã lật trái mặt nạ các nhân vật chính của mình (đều là các chàng trai tốt mã giẻ cùi, những gã con cháu họ Mã, họ Sở, họ Thúc… hiện đại) để cười cợt, chế giễu, phê phán trúng như điểm huyệt qua sự đối sánh tương phản với 3 nhân vật nữ – đối cực, trong những tình huống gây cười, chứa đựng mâu thuẫn hài khá gay gắt. Truyện thường kết nhanh gọn, khá đột ngột, bất ngờ mà chính là phải thế, nên thế, chắc thế, như những tất yếu. Nhưng mỗi truyện lại có nét cười riêng, tạo ra sức cuốn hút riêng.
1.     Khi trăng non lặn (7- 1974)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Lời ru buồn...


Lời ru buồn...
Hoàng Dân

Trong vô số những câu ca dao đã trở thành những lời ru con khi bổng khi trầm, lúc khoan lúc nhặt của lớp lớp những người mẹ lam lũ tần tảo mà suốt cuộc đời dường như nỗi buồn vẫn nhiều hơn niềm vui thì câu:
Đêm qua mới gọi là đêm
Ruột xót như muối dạ mềm như dưa
được coi là câu có tần số cao nhất, được nhiều người nhập tâm nhất và có lẽ cũng ám ảnh nhất! Đêm qua là đêm nào? Không thể xác định! Mới gọi là đêm là đêm gì? Không thể biết! Một câu hỏi phiếm chỉ không thể định vị về thời gian và một câu hỏi phiếm chỉ không thể định tính về bản chất đã làm nên một chân lí tâm trạng nhất định đúng cho mọi thời đại! Phải chăng đó chính là lí do đã khiến cho một bé gái khi lọt lòng thì được nghe lời ru, lớn lên chợt hiểu lời ru và khi làm mẹ thì cất lên lời ru như một định mệnh? Lời ru ấy cứ âm thầm và bền bỉ truyền từ đời này qua đời khác, lan xa, tỏa rộng tới mọi miền quê. Trong tiếng võng đưa kẽo kẹt của những buổi trưa hè oi ả, lời ru dường như chùng xuống, nao lòng. Trong những ngày đông mưa phùn gió bấc cắt da cắt thịt, lời ru dường như cũng thấm đẫm sự giá lạnh của đất trời. Nhìn hàng tre ủ rũ dưới nắng hè chói chang hay nhìn mái tranh thánh thót từng giọt mưa rơi, người ta càng tê tái với những lời ru văng vẳng... Sao buồn thế, hả trời?

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

ĐÁNH ĐỐ



                                                        

 ĐÁNH ĐỐ

                                                                                                                Hắc Thôn

                                                                                                         Vũ Công Hoan dịch

          Anh Béo và anh Gầy ngày ấy còn rất trẻ. Hai anh kết bạn đi lên rừng.
         
          Rừng xanh núi biếc, say đắm lòng người. Tại một nơi phong cảnh tuyệt vời, đang cơn hăng hái, hai anh cùng một lúc phát hiện ra một loại cây rất đặc biệt. Hai anh vốn hay tranh cãi, mỗi bên một ý thích, một quan điểm,một cách nhìn riêng, không bên nào chịu bên nào.
          Anh Béo nói:
-         Cây này nhất định sẽ lớn thành một chiếc xà nhà.
Anh Gầy bảo:
-         Chưa chắc!
Anh Béo nói:
-         Mỗi đứa đánh một cây giống về trồng thử.
Anh Gầy đáp:
-         Vậy thì chơi luôn!

          Thế là trong sân nhà hai anh đều có một cây.Chỉ có điều anh Béo trồng cây trong đất. Anh Gầy trồng cây trong chậu sành.

          Hai anh Béo Gầy thi nhau tưới nước, bón phân, vun xới gốc và cắt tỉa cho cây giống của mình.

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

NINH BÌNH TRONG THƠ LỤC BÁT BẠN BÈ


NINH BÌNH TRONG THƠ LỤC BÁT BẠN BÈ
                                      
                                       Vũ Nho

Hội văn học nghệ thuật Ninh Bình vừa cho in cuốn sách “Miền lục bát cố đô”  tại nhà xuất bản Văn Học, gồm 96 tác giả, trong đó có 10 tác giả thơ chữ Hán được dịch thành lục bát. Còn lại là những tác giả viết trực tiếp bằng lục bát.  Như vậy, đây là một tập khá đầy đủ về cảnh và người Ninh Bình trong thơ lục bát, một thể thơ truyền thống ra đời rất sớm của dân tộc. Có bốn loại tác giả được tuyển vào tập này. Đông nhất, nhiều nhất là người Ninh Bình, sống và viết ở Ninh Bình. Tiếp theo là dân Ninh Bình nhưng sống và viết ở nhiều vùng đất nước. Rồi đến các tác giả vùng đất khác nhưng sống và viết ở Ninh Bình, coi đây như quê thứ hai của mình. Cuối cùng là những nhà thơ chỉ qua Ninh Bình hay yêu mến mảnh đất này mà viết. Tôi chú ý tới hai loại tác giả sau, và coi đó là nơi khám phá Ninh Bình một cách khách quan, chân thực. Có một điều lí thú về sự phát triển của đôi ngũ tác giả. Nếu trong mười người viết được dịch thành lục bát về Ninh Bình chỉ có hai người  dân bản địa là Vũ Phạm Khải và Phạm Thận Duật, thì trong số 86 tác giả lục bát đương đại  đã có 61 người Ninh Bình, chỉ có 25 người không phải quê Ninh Bình, mà trong số đó đã có  tới 12 tác giả là người sống và viết ở Ninh Bình.
          Ninh Bình là vùng đất cố đô của hai triều Đinh và Tiền Lê. Vùng đất tuy hẹp mà có biết bao danh lam, thắng cảnh : Núi  Thúy (Non nước), sông Vân, Nhà thờ Đá Phát Diệm, Bích Động ( Nam thiên đệ nhị động), rừng quốc gia Cúc Phương, suối nước  khoáng nóng Kênh Gà, Chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Tràng An,…
          Các nhà thơ nơi khác sống ở đất Ninh Bình hoặc cảm tình với đất và người nơi đây thường nhắc đến những cờ lau, vua Đinh Tiên Hoàng , Thái hậu Dương Vân Nga, vua Lê Đại Hành,  núi Ngọc Mĩ Nhân ( Cánh Diều); cây chò nghìn tuổi rừng Cúc Phương là điều tất nhiên. Vì đó là những gì du khách thường cảm nhận đầu tiên. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh thì nhìn mảnh đất này ở một phương diện khác:
          Trời vần vũ bão tràn đê
          Bùn vây chân cói lặc lè bước đi
                             Bài thánh ca trong móng đá

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Trước đây..., Ông già..., Đoàn nhà thơ...



Chùm thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của TRIỆU LAM CHÂU

91. Был нужен жест один, одно лишь слово, взгляд,
Чтоб миллионы рук брались за дело.
Теперь все машут кулаками, все кричат,
Но я не вижу никакого дела.

91. Trước đây, chỉ cần  một lời gọi, một ánh nhìn
Là triệu cánh tay lao vào công việc
Giờ đây tất cả giơ nắm đấm và la hét
Thế nhưng chẳng có việc nào xong.

91. Pửa quây, tán nhoòng gằm roọng đeo, thieo leéc tha đeo
Lẻ tiẹo pích mừng bân thâng viểc d’á
Cứ này thuổn thảy uổt rèng, mừng căm tệnh mớ
T’ọ chăn p’uồn bấu viểc hâư p’ần công.

92. Чабан-старик и тощая отара
Под вечер возвращаются в кошару.
И я подобно чабану бреду,
Отару тощую стихов своих веду.

92. Ông gìa lùa đàn cừu còi cọc
Buổi chiều hôm lũ lượt về chuồng
Tôi như người chăn cừu lang bạt
Chăn đàn cừu thơ còi cọc của mình chăng?

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỀ BÚT LỰC & BÚT PHÁP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HIẾU



 Đường Văn

ĐÔI ĐIỀU VỀ  BÚT LỰC & BÚT PHÁP

TRUYỆN NGẮN  NGUYỄN HIẾU

QUA TẬP

NGƯỜI ĐÀN ÔNG
KHÔNG LẤY VỢ (2014)

ĐƯỜNG VĂN


          Tròm trèm* ngưỡng thất thập, nghĩa là đã sắp chạm cái tuổi mùa thu vàng lần thứ hai của cuộc đời – cái tuổi đạt tới sự phong phú kinh nghiệm đời và hoàn toàn chín chắn của tư duy sáng tạo. Nên luôn mấy năm nay, Nguyễn Hiếu viết càng mau, càng khỏe,  như muốn chạy đua cùng thời gian, cơ hồ không kém gì những năm tráng niên nhi bất hoặc – tri thiên mệnh (40 – 50). Hết trại sáng này lại dự tiếp trại khác, rong ruổi, tung hoành vào Nam, ra Bắc. Xong mỗi trại là có ngay hàng đống sản phẩm: thơ, truyện, kịch, phê bình, bài báo … thôi thì đủ cả. In sách, in báo cứ ràn rạt!* Chỉ nguyên tinh thần và sức lao động nghệ thuật chăm chỉ, cần cù vì nghiệp ấy đã thật đáng phục, đáng nể, cả trong lẫn ngoài giới. Cái nhũ danh lực sỹ hạng nặng của tiểu thuyết, mà Ma Văn Kháng, một bậc đàn anh trong làng văn Việt, người cũng có sức viết rất dồi dào, tặng cho chú đàn em họ Nguyễn làng Chiện, có lẽ không hề mang màu sắc lăngxê hời hợt!
                                                         ***
          Tập truyện ngắn thứ 9 của Nguyễn Hiếu: Người đàn ông không lấy vợ (Nhà XB Văn hóa – Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014), 213 trang, tập hợp 13 truyện ngắn Hiếu viết trong 2, 3 năm gần đây là một minh chứng hùng hồn cho nhận xét trên của tôi.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Kính mời mua Tạp chí Tân Văn số 5 Nhà xuất bản Văn học 6-2014



Kính mời mua Tạp chí Tân Văn số 5

Nhà xuất bản Văn học 6-2014



                                                    
                      

     Tân Văn là tạp chí văn chương. Tân Văn không nhận tài trợ và không đăng quảng cáo , xuất bản 3 tháng 1 số ,khổ rộng 16x24 cm , dày 128 trang ,in đẹp trình bày sang trọng , giá bìa 35000 đ /cuốn , phát hành trong cả nước . Kính mời bạn mua tại bưu điện gần nhất 
  Tân văn 5 có truyện của : Nguyễn Thị Thu Huệ  Hoàng Thái Sơn , Nguyễn Tuyết Mai ( Việt kiều Nhật ), Phan Triều Hải , Lê Phương Liên , Nguyễn Trọng Huân , Hồ Thị Hải Âu và 25 thiên truyện cực ngắn của nhiều tác giả trọng và ngoài nước Xin mời quý vị thưởng thức 1  trong số 25 truyện cực ngắn này :
                           BA 
            Truyện của Nguyễn Thành Nga

    Học lớp 12 tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như hai năm trước . Vì thế tôi viết thư cho ba tôi , ba đích thân lên đưa cho tôi . Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 cây số , nhà nghèo không có xe máy , ba phải đi xe đạp . Chiếc xe đạp gầy giống ba 
Cuối năm làm hồ sơ thi đại học , tôi lại nhắn ba , Lần này , sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn ba hỏi :
 - có dư đồng nào không con ?
Tôi đáp 
 - Còn dư 4 đồng ba ạ 
 Ba nói tiếp :
 - Cho ba bớt 2 ngàn , để lát về xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa 
 Ba về tôi đứng đó , nước mắt rưng rưng +


Tân Văn số 5 có các chùm thơ của Chử Văn Long , Hồ Thanh Ngân , Trần Văn Trương , Nguyễn Việt Bắc , Lê Huệ Phương , Bùi Huy Phác , Phạm Thái Ba , Huỳnh Ngọc Phước và Nguyễn Bảo Sinh :

     Đò Ngang 

 Cùng nhau một chuyến đò ngang 

 Kẻ thì sang bến người đang trở về 

 Lái đò lái mãi thành mê 

 Sang về không biết mình về hay sang ? 

Mục Kinh điển kỳ này giới thiệu Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp và bài thơ Chùa Hương .

- Lý luận phê bình đăng bài Bài viết của PGS - TS Nguyễn Hữu Sơn- Phó viện trưởng viện văn học Việt Nam về thơ Trần Huyền Trân , có bài bình thơ Nguyễn Bảo Sinh của Hoàng Dân ... Tân Văn 5 còn có bút ký " Góp nhặt trên đường phố Ấn Độ “ của nhà văn Mai Hữu Phước , bài phỏng vấn nhà văn Lê Minh Khuê - người vừa nhận giải thưởng văn học danh giá của Việt Nam Hàn Quốc , Đức trao tặng 

 -Văn học nước ngoài Tân Văn 5 giới thiệu chùm thơ của OCTAVIO PAZ - nhà văn nhà thơ Mxico - giải thưởng Nobel văn học 1990 . Chùm truyện ngắn của nhà văn lừng danh Achentine - Jorge Lúi Borges do nhà văn Ngô Tự Lập dịch từ tiếng Nga , cũng trong Tân Văn 5 có : " Mối tình tay ba " - giai thoại về nhà văn Xô Viết bất tử Mikhaiil Sloolokhov và nhiều bài viết hay đăng trong số này .



                            Nhà thơ Nguyễn Đăng Luận

             Chủ biên  và  tài trợ xuất bảnTân Văn

                                 Trân trọng kính mời!          
** Hộp thư Tân Văn : banbientaptanvan@gmail.com  Hân hạnh nhận tác phẩm của quý vị 


 ** Văn phòng ban biên tập :

       Phòng 302 nhà số 2 ngõ 17 Huỳnh Thúc Kháng quận Đống Đa Hà Nội ĐT : 0915587824