Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

BÀI HÁT HÀ NỘI, NGÀY TRỞ VỀ



BÀI HÁT HÀ NỘI, NGÀY TRỞ VỀ
Chào nhà thơ Vũ Nho
Em vừa có bài hát mới. Vậy xin trân trọng gửi anh cùng cùng nghe cho vui nhé!
Kính chúc anh sức khoẻ và mọi thành công.
Triệu Lam Châu

LỜI TÂM SỰ CỦA TRIỆU LAM CHÂU:
Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ tuyệt hay “Hà Nội, ngày trở về” được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành công thành bài hát, phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Nương theo hồn thơ và nhạc ấy, Triệu Lam Châu xin mạn phép nhà thơ Thanh Tùng và nhạc sĩ Phú Quang, phổ nhạc bài thơ “Hà Nội, ngày trở về” theo cảm xúc riêng của tôi, để thể hiện tình yêu của mình đối với Hà Nội, thủ đô thiêng liêng của Tổ Quốc.
Kính chúc nhà thơ Thanh Tùng, nhạc sĩ Phú Quang cùng Quý thính giả sức khoẻ, hạnh phúc, an lành và mọi thành công!
Tuy Hoà, ngày 28 tháng 11 năm 2014
Triệu Lam Châu
Đường trời:  trieulamchau@gmail.com
Số nối:  0983 825502

Mời Quý thính giả vui lòng thưởng thức bài hát theo các đường dẫn sau đây:

http://youtu.be/y5UCvOxuRqQ  (Hà nội, ngày trở về - Video nhạc  Triệu Lam Châu)


https://www.youtube.com/watch?v=y5UCvOxuRqQ    (Hà nội, ngày trở về - Video nhạc  Triệu Lam Châu)


https://www.youtube.com/watch?v=y5UCvOxuRqQ&feature=youtu.be  (Hà nội, ngày trở về - Video nhạc Triệu Lam Châu)







Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Tiếng súng vang...Sao trời không sinh...Người ta hỏi nhà thơ


THƠ RAXUN GAMZATOV trong bản dịch Việt, Tày của TRIỆU LAM CHÂU

143. Идет стрельба ночами. На кого-то
Идет ужели, как в лесу, охота?
Иль час настал расплаты за грехи?..
И вновь мои изранены стихи.

143. Tiếng súng vang đêm trường
Hay người ta săn thú trong rừng
Hay tử tù đến giờ đền tội
Thơ tôi lại nhiều thêm vết thương.

143. Hênh slủng d’an gừn rì
Boong te pây chang đông tức thấu
Rụ gần xăng thâng slì t’èn chỏi
Sli hây t’jẻo lai them ròi slương.

144. Зачем же не родился я глухим,
Чтобы не слышать грубых, глупых слов?
Зачем же не родился я слепым,
Чтобы не видеть деспотов-ослов?                           

144. Sao trời không sinh ra tôi điếc
Đ khỏi nghe những lời tục tằn và xuẩn ngốc
Sao trời không sinh ra tôi mù
Đ khỏi thấy những con lừa - bạo chúa.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

THẾ GIỚI XUNG QUANH QUA MẮT NHÌN CỦA BÉ


THẾ GIỚI XUNG QUANH QUA MẮT NHÌN CỦA BÉ
Đọc  Trần Minh - Vầng trăng non của bé, nhà xuất bản Hội nhà văn 2014

                                                Vũ Nho

Trẻ em làm thơ trực tiếp nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ. Người lớn làm thơ cho trẻ em thì có thể vẫn bằng đôi mắt của riêng mình. Nhưng Trần Minh chọn cách nhìn bằng đôi mắt trẻ em. Một cách lựa chọn  thông thường của phần lớn những nhà thơ người lớn.  Chúng ta đều biết người lớn không phải tự nhiên sinh ra. Trong mỗi một người lớn/ Có một đứa trẻ con. Có thể  phần lớn những người bình thường thì đứa trẻ đó nhanh chóng  trưởng thành, già đi và không bao giờ trở lại. Nhưng với một số người, nhất là những người làm thơ cho trẻ em thì đứa trẻ đó hình như không chịu lớn, không chịu già. Mỗi khi họ làm thơ thì đứa bé hồn nhiên quay trở lại. Nó giúp người viết luôn có cái nhìn tươi mởn, trong trẻo và hồn nhiên.
          Một trong những đặc tính của trẻ thơ là luôn luôn muốn khám phá, luôn luôn lạ lùng trước thế giới xung quanh, luôn luôn đặt câu hỏi về chúng để nhận thức, để hiểu biết.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Chiếc xe thồ Điện Biên



Chiếc xe thồ Điện Biên
                                                             Nguyễn Xuân Lai

Làng quê nghèo chẳng ruộng mật bờ xôi
Miếu Ông Nghè linh thiêng tuần hương khói
Cơm nắm mo cau nắng mưa đắp đổi
Hàng xóm thương nhau tối lửa tắt đèn.

Bấy nhiêu năm giặc giã triền miên
Những đứa trẻ cũng mơ cầm súng
Đêm mái rạ trăng khuya nghẹn thức
Ngày bến sông trĩu nặng mây đen.

Nỗi căm hờn chớp sáng đường tên
Chờ tan xác bọn xâm lăng áp bức
Thế trận nhân dân
Trường kỳ kháng chiến
Con bước theo cha
Vợ nối tiếp chồng.

Bỗng một ngày phát lệnh phản công
Nào chất lên xe, ta đi chiến dịch.

Chất lên xe phố phường, làng xóm
Con sông trước mặt, dãy núi sau nhà
Cả ngàn đời xương máu ông cha
Chất hết lên xe, ta đi chiến dịch.

Những chiếc xe trăm miền xuôi ngược
Thồ náo nức niềm tin chiến thắng
Hối hả băng rừng Tây Bắc
chiều sương...

Máy bay rình đánh phá ngày đêm
Xe vẫn tiếp chuyến này chuyến khác
Cháy khét napan vạt đồi nham nhở
Đèo Lũng Lô, Đèo Chẹn, Pha Đin...

Đêm của ta...Rầm rập đoàn quân
Dù mặt đất chao nghiêng bầm nát
“Tọa độ lửa” Cò Nòi rung chuyển
Vượt đạn bom nhằm hướng chiến trường
Phơi phới trẻ trung
                               xe thồ bền bỉ.

Sức mạnh đôi khi từ những điều giản dị
Vòng bánh xe lăn ý chí kiên cường
Lấp lánh tự hào kỳ tích Điện Biên
Có vóc dáng chiếc xe - thồ - lịch - sử .

Năm mươi sáu ngày đêm xiết vòng vây lửa
Góp chiến công – “Ngựa sắt bay lên”
Cả dân tộc ngàn năm không ngủ
Vòng bánh xe lăn - Lịch sử viết trang vàng ./.


                                                           Hà nội, tháng 4/2014 

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

THƠ HAI-KƯ, DỊCH VÀ BÌNH

                                                               Nhà giáo nhà thơ Trần Trung

THƠ HAI-KƯ, DỊCH VÀ BÌNH

1/BẢN DỊCH NGHĨA
Tỉnh dậy từ giấc ngủ  mùa đông
Những con ếch nhảy nhót
Trên lớp tuyết mỏng cuối cùng
Trải rộng thân chúng
           (Thơ Sai tô Môchiki-1882-1953)

2/BẢN DỊCH THƠ
            (Trần Trung)
Bừng dậy sau giấc ngủ đông
Ếch mải hồn nhiên nhảy nhót
Trên lớp tuyết mỏng tan dần
Sàn nhảy rung lên lần chót

3/LỜI BÌNH
              (Trần Trung)
  Môchiki viết bài thơ này vào mùa xuân năm1947, ở vùng đất Oi Shida gần con sông Mogami.Đến với địa danh này,thực ra nhà thơ đã làm một cuộc thiên di cho bản thân. Thay đổi chỗ ở-với người nghệ sĩ,nhiều khi cũng là thay đổi cảm giác cho sự sáng tạo.
  Nơi ở gần sông Mogami này, Mochiki đã có hơn một năm sống một mình.
  Vào một ngày đầu xuân ấy.Khi những tảng băng tuyết tan dần.Với trái tim tinh nhạy và đa cảm, nhà thơ bất chợt nhìn những chú ếch nhảy trên tuyết mỏng, mà cũng chợt phát cảm buồn-vui :
                  “Bừng dậy sau giấc ngủ đông,
                    Ếch mải hồn nhiên nhảy nhót”

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

SÓNG SÁNH ĐẦU ĐÔNG

                         


 SÓNG SÁNH ĐẦU ĐÔNG

ĐƯỜNG VĂN

Quý tặng Lê Huy Thanh (Thái Huy Lê), Vương Xuân Dụng, Vũ Minh Hòa,
Tam Anh học trò cũ một thời xa Đại Mạch (Đông Anh)…

Trò lứa đầu,
từ lâu, đã thành đồng nghiệp.
Hơn 40 năm vù qua…
ngày hưu, kề trước mặt!
Cụng chén trùng phùng,
sóng sánh…
sáng đầu đông!...

Nắng lửng vàng ong,
Chuyện ròn, lung linh men ngấm,
-         Thầy còn nhớ không?!
-         Em có nhớ?!
Quá khứ ngập ngừng,
rưng rưng mở cửa!

Đà đưa, chuyện mãi trường xưa…
Hồng xiêm vân vi hoa nắng,
Tóc trò hoa râm,
Thầy rập rờn mái bạc,
giọng trò vẫn trong,
tiếng thầy vẫn sảng,
thơ phú miên man,
chếnh choáng…  Từ đường
ngan ngát trầm hương…

Nghĩa lớn sư – đồ,
trải thời gian, càng ngấu!
Soi gương trong, dạy con, bảo cháu:
Một tấm yêu thương ăm ắp ân tình!


Trèm  4 – 11 – 2014. ĐV

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Chân hương

Nhà văn, nhà giáo Hoàng Dân
Chân hương
                                            Nguyễn Nguyên Bảy*

Cháy rồi, cháy hết phần thơm
Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi
Rồi màu phẩm nhuộm phai đi
Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương…

Lời bình của Hoàng Dân
Dòng thơ đầu tiên “Cháy rồi, cháy hết phần thơm” giống như một câu trần thuật trung tính, thấy sao viết vậy; chưa có vấn đề gì, nhưng đến dòng thơ thứ hai “Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi” thì bằng phép nhân hoá, tác giả đã biến cái chân hương vô tri thành một con người từng trải những bầm dập trong cuộc đời để “đứng lặng” với “nỗi buồn vô vi”. Hai chữ “vô vi” của Lão Tử trong câu nói nổi tiếng “Vô vi nhi trị” xưa nay thường bị không ít người hiểu lầm (cho rằng “vô vi” tức là “không làm gì cả”), do hiểu lầm nên không thể lĩnh hội được tầm tư tưởng của một triết gia phương Đông , mà đến ngay cả Khổng Tử cũng phải bái phục. Vậy “vô vi” nghĩa là gì? Đơn giản là không được có hành động can thiệp vào tự nhiên, xúc phạm tự nhiên bởi sự vận hành của tự nhiên chính là đạo trời. Nói theo ngôn ngữ thời @ thì “đạo trời” chính là các qui luật tự nhiên. Cả câu “Vô vi nhi trị” có nghĩa là “người cai trị giỏi là người luôn biết tôn trọng các qui luật tự nhiên, không áp đặt ý chí cá nhân của mình vào tự nhiên”. Đương nhiên, muốn hiểu các qui luật tự nhiên thì phải học và đọc sách suốt đời. Còn nếu dốt thì nói như Nhiệm Mạt: “Bất học giả hành thi tẩu nhục nhĩ!” (Kẻ không học chỉ là hạng thây đi thịt chạy mà thôi!).

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thời buổi này...Thế gian này...Tôi thổ lộ


THƠ RAXUN GAMZATOV TRONG BẢN DỊCH VIỆT,TÀY của TRIỆU LAM CHÂU

140. Жестоко наше время в гулком гоне:
По тюрьмам тащут правду, ложь на троне.
Те, кто носил погоны золотые,
Лежат в могилах, будто рядовые.

140. Thời buổi này nghiệt ngã quá chừng
Chân lý lê trong tù, trên ngai vàng dối trá
Những người mang cầu vai rực rỡ
Thì đã nằm dưới mộ cả rồi.

140. Slì cứ này rẳt rịu lai a
Chăn lị dàn chang xăng, nưa tắng p’ùa p’jàng mjảp
Bại gần thư ngảm roàng tẳm p’ửa
Lẻ pặt nòn chang mạ d’á nò.

141. В мире три счастливца, без сомненья:
Первый – кто не знает ничего,
А второй – лишенный разуменья,
Третий – равнодушный до всего.

141. Thế gian này có ba loại người hạnh phúc:
Loại thứ nhấtNgười không biết gì
Loại thứ haiLà người mất trí
Loại thứ baThờ ơ với mọi điều.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

CÁI LÝ CỦA CÔ GÁI THÁI

       
  
CÁI LÝ CỦA CÔ GÁI THÁI
                             (Thơ Lê Triển-Tập “Mưa trái mùa”
                                    NXB Hội nhà văn).
          Trời nóng
          Suối trong
          Khỏa trần
           Em tắm

           Bất ngờ
           Người qua
           Vội vàng
           Che mặt...!
            Che mặt như không che gì.


        MỘT NÉT TÌNH SƠN CƯỚC
                                   Trần Trung
  Nếu xét rành rẽ về cấu trúc, bài thơ khá kiệm lời của Lê Triển chỉ tạo dựng bởi hai khổ. Và, trong chín dòng thơ,thì nhà thơ đã thả qua hàng tới tám dòng thơ chỉ với hai âm tiết.Có lẽ cái lối thả chữ của Lê Triển đã gây cho người đọc cảm giác thong thả cùng cả sự thanh thản mà chiêm ngưỡng Bức-Thơ-Nuy thật nhẹ nhàng, chân mộc và cũng mang nét tứ tình rất riêng:

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

MỘT NIỀM VUI MỚI


Triệu Lam Châu

XIN THÔNG BÁO THÊM MỘT NIỀM VUI MỚI

Kính thưa bạn đọc và bạn bè yêu quý!
Có thể nói rằng trong tháng 10 năm 2014 này Triệu Lam Châu tôi gặp may mắn trên con đường phấn đấu sáng tạo văn học nghệ thuật của mình trong lĩnh vực làm thơ và sáng tác nhạc. Về âm nhạc tôi vừa nhờ ca sĩ ghi âm xong hai bài hát Hà Nội, ngày trở về (Thơ Thanh Tùng) và Một mình lên đồi Thi Nhân (Nói về nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn).
Về thơ, đầu tháng 10 năm 2014 dư âm việc đoạt Giải nhất Cuộc thi thơ viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Do Trang mạng văn học Vannghecuocsong.com tổ chức) – chưa dứt, thì hôm nay 24 tháng 10, tôi lại nhận được thông báo từ Ban biên tập Báo mạng Nguoixunghekiev.vn: Triệu Lam Châu vinh dự đoạt Giải ba Cuộc thi thơ viết về Xứ Nghệ (Do Báo mạng Nguoixunghekiev tổ chức năm 2013 – 2014), với chùm thơ tam ngữ Tày – Việt – Nga, gồm hai bài: Em cầm… thu…đưa lên môi thơm – Mo cau đằm tiếng lòng thủ thỉ.
Người nghệ sĩ nào cũng có nhu cầu giãi bày rất lớn. Do vậy tôi xin  đăng Chùm thơ được giải của tôi lên đây, để bạn bè cùng đọc cho vui nhé.
Chúc bạn đọc và bạn bè sức khoẻ và thắng lợi!
Ngày 24 tháng 10 năm 2014
Triệu Lam Châu
Đường trời:   trieulamchau@gmail.com
Số nối:  0983 825502

Đường dẫn Thông báo kết quả Cuộc thơ viết về Xứ Nghệ:
http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_332__63303.html  (Kết quả Cuộc thi thơ viết về Xứ Nghệ)


 CHÙM THƠ TAM NGỮ TÀY – VIỆT – NGA CỦA TRIỆU LAM CHÂU
 ĐOẠT GIẢI BA CUỘC THI THƠ VỀ XỨ NGHỆ, DO BÁO MẠNG
NGUOIXUNGHEKIEV.VN TỔ CHỨC (2013 – 2014)


Bản thơ tiếng Tày:

SLAO ÍP… TAN… T’ÀI THÂNG NHÚM KHUA HOM…

Pjảc noọng slao nưa gằn t’ả Lam khiêu
Nặm slâư slang bặng slăm t’ầu thư lai gằm khỏ phuối
Tán bjoóc tha ún mồm vè phác nhỏi
Voòng nặm roàng wây lồm quây lít tin bân.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

BẮT CHƯỚC CHỮ THẦY!



BẮT CHƯỚC CHỮ THẦY!

(Tản văn – Hồi ức)
                                            
                                                Vọng viếng hồn linh hai thầy Đoàn, Vũ!
                                               Tiến tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
                                                                     và QTHCNG: 20 – 11- 2014

ĐƯỜNG VĂN

          Bắt chước là một trong những hành vi quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống con người. Không biết thói quen này khởi xuất tự bao giờ, ở đâu? Có lẽ từ thuở mới khai thiên, khi con người vừa thoát khỏi kiếp vượn người, tồn tại trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay và sẽ hiện hữu cùng với loài người cho tới ngày tận thế! Bắt chước là khái niệm chỉ sự lặp đi lặp lại trong một thời gian dài nhất định, rồi chuyển thành thói quen, thậm chí rất khó sửa, có thể đeo bám suốt đời. Bắt chước có thể là nói theo, làm theo, viết theo, nghĩ theo, hát theo, múa theo, diễn theo, cười theo, khóc theo, chơi theo, học theo… tóm lại là suy nghĩ, ứng xử, hành động theo người khác một cách khuôn rập, trên cơ sở sự thán phục, mê thích một cách cảm tính hoặc vụ lợi. Bắt chước với mục đích vụ lợi, thương mại như làm nhái, làm hàng giả trốn thuế, phi pháp, là một hành vi lừa đảo, bịp bợm, tội lỗi không nhỏ, nếu gây hậu quả nghiêm trọng tới cộng đồng xã hội, môi trường thiên nhiên…Rất cần ngăn chặn, đẩy lùi, lật tẩy và nghiêm trị hiện tượng xấu xa, phi pháp này thì xã hội công bằng, văn hóa, văn minh, hiện đại mới trở thành hiện thực.
          Trong số muôn vàn kiểu, loại, hình thức, chiêu trò, mánh khóe… của hành vi bắt chước lớn, nhỏ sống sượng hay tinh vi đó, bắt chước lối viết, cách viết, sáng tác hay biểu diễn của các bậc thầy thì giỏi lắm cũng chỉ taọ nên bản sao, cái bóng mờ của bản chính, người khác và thường bị độc giả, khán giả chê cười.. mà thôi! Đó là mặt dở, xấu, nhược điểm, hạn chế nơi hành vi và hậu quả của bắt chước. Rất cần ngăn chặn và đẩy lùi, lật tẩy hiện tượng phi đạo đức này.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Lời tác giả HOÀNG DÂN cuối tiểu thuyết GƯƠNG



Lời tác giả HOÀNG DÂN cuối  tiểu thuyết GƯƠNG

LỜI CUỐI SÁCH

Từ khi nghỉ hưu (11.2007), ý định viết một cuốn tiểu thuyết về đề tài giáo dục đã manh nha trong đầu tôi. Nhưng viết cái gì? Viết như thế nào?... là những câu hỏi không dễ trả lời. Đắn đo suy nghĩ mãi… Vèo cái, sáu năm đã trôi qua… Rồi vào buổi sáng ngày 30.4.2013, chợt thấy lòng buồn vu vơ, gõ Google tìm mục “Đồng Dù – Củ Chi” để hi vọng sống lại với hồi ức chiến trận hào hùng năm xưa cho quên đi nỗi buồn… thì ngay lập tức hiện ra loạt bài viết về trận chiến cuối cùng này. Và tôi chăm chú đọc…
- Trận đánh cuối cùng trong chiến tranh của tôi (Ghi chép của Vũ Công Chiến)
- Trận đánh trước ngày 30.4 (Hồi ức của đại tá Đinh Hữu Tấn)
- Đồng Dù – địa danh vang lừng chiến công (Báo Quân đội nhân dân)
- Ngày 29 tháng 4 năm 1975: Đập tan phòng tuyến địch ở căn cứ Đồng Dù (Báo Sài Gòn giải phóng)
Tôi dừng lại rất lâu ở lời dẫn trong bài ghi chép của Vũ Công Chiến:
Trận đánh ấy diễn ra đúng ngày này 38 năm về trước (bài viết năm 2013), trên cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn. Kể lại chuyện này, xin nghiêng mình trước anh linh các đồng đội đã ngã xuống chỉ một ngày trước ngày toàn thắng. Các anh giờ đang yên nghỉ trong Nghĩa trang An Nhơn Tây – Củ Chi, nằm trắng cả một góc nghĩa trang…
Tôi đã đọc hết các bài viết về trận Đồng Dù, không chỉ đọc một lần, càng đọc tôi càng có cảm giác như trận chiến ác liệt ấy vừa mới diễn ra hôm qua hoặc hôm kia gì đó thôi. Tôi cảm thấy như lửa đang táp vào mặt rát bỏng, khói súng và cát bụi quyện vào nhau sặc sụa nghẹt thở, tiếng thét và những tiếng nấc nghẹn đau đớn…
Tôi nghĩ, có thể trong kí ức, thời gian chỉ là con số không, do đó 38 năm là quãng thời gian chưa đủ lâu khiến tôi có thể quên tất cả… Vì thế hai tiếng “đồng chí” ở chiến hào ngày ấy vẫn còn ấm nóng máu tươi cho tới hôm nay…

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

TÀN THU TIẾC NUỐI


MỘT CHÙM TÀN THU TIẾC NUỐI-THƠ TRẦN TRUNG

1/HƯƠNG-ÁI-ÂN
Hơi may loang dần trong nắng nhạt
Gió se lòng gợn nỗi xa xôi...
Lịch tự bóc-rơi ngày tháng cũ
Hương-Ái-Ân...
         Khoảng vọng trôi vời...

2/GỌI NẮNG
Mưa chợt xóa đi dịu dàng thu cuối
Cảnh báo ngày hàn ảm đạm đông qua
Thương tia nắng nhỏ mong manh vội tắt
Lạnh về...
        Nắng có đến cùng Ta?

3/GIỮ LẤY
Nõn nà là nõn nà ơi!

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

ĐỒI CÁT BAY TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ TRẺ NHỎ

                                                                         Tác giả Phạm Thị Bích Thủy

ĐỒI CÁT BAY TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ TRẺ NHỎ

Đọc Đồi cát bay, tiểu thuyết của Phạm Thị Bích Thủy, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2014
                                                                       Vũ Nho

Khi tập truyện ngắn “ Chạy trốn” của tác giả Phạm Thị Bích Thủy xuất hiện,
người đọc đã kì vọng về sức viết của cây bút nữ có vốn văn hóa, vốn sống và vốn trải nghiệm phong phú  này. Đây là trích ngang bản lí lịch tóm tắt của tác giả do nhà văn Ma Văn Kháng cung cấp “đi nhiều. Lên rừng, xuống biển. Leo núi, lội đồng. Ra Bắc, vào Nam. Anh , Pháp, Úc, Mỹ, Singapore, Hongkong là trường giao tiếp thường xuyên. Qua hết châu Âu, châu Mỹ lại châu Phi. Giao tiếp với đủ các loại chức sắc, các hạng người. Trực tiếp tham gia vào đủ các công việc lớn nhỏ với tất cả niềm say mê háo hức của một tuổi trẻ yêu tha thiết cuộc đời và sự nghiệp” ( Những trang viết đầu tay và một cuộc chuẩn bị - trong tập Chạy trốn). Sự chuẩn bị kĩ lưỡng đó đã giúp cho tác giả trong cùng một năm,  sau tập truyện ngắn, trình làng tiếp tiểu thuyết  “Đồi cát bay”.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

MỖI ÁNH SAO THI CA SÁNG MỘT VẺ URAL ( tiếp)



Triệu Lam Châu

MỖI ÁNH SAO THI CA SÁNG MỘT VẺ URAL

(Tiếp theo)
* * * * *

Từ ánh thi ca L. Tachianhisépva đậm đà chất Nga soi sáng cả một dải trập trùng núi Ural ấy, chúng ta cùng quay về đọc, cảm nhận và suy ngẫm Ánh thi ca Việt Nam cũng lặng lẽ soi về miền đất kia, xem có gì đặc sắc nhé!
Thì đây, chúng ta cùng đọc bài thơ đầu tiên Bên cột mốc Á – Âu, trong chùm thơ hai bài viết về Ural của nhà thơ Việt Nam Châu Hồng Thuỷ đang sống tại Liên bang Nga.


BÊN CỘT MỐC Á - ÂU
Một bàn chân  tôi đứng  ở Châu Âu,
Còn chân kia lại đặt lên Châu Á,
Ở trước mặt: Thẳng một đường vạch kẻ,
Phía sau lưng: Cột đá dựng lưng trời.

Rừng Bạch Dương trắng xoá ở quanh tôi,
Nào đâu thấy có điều chi khác biệt,
Mây lơ lửng trên bầu trời  xanh biếc,
Nắng bên này bên ấy khác gì nhau?

Nghe thì thào ngọn gió  phía trời Âu,
Lay động lá - thổi về miền Châu Á,
Chợt dịu mát cả mùa Hè nắng lửa,
Làn da ta hiểu ranh giới  hai miền.

Phác thảo tại Thành phố Pervouralsk 26/6/2010
Lần đầu tiên đọc bài thơ này của Châu Hồng Thuỷ, trong tôi bỗng loé lên hai  ý nghĩ rực sáng như ánh chớp, vô cùng đột ngột, làm sửng sốt, bàng hoàng cả cõi lòng:

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

MỖI ÁNH SAO THI CA SÁNG MỘT VẺ URAL


Triệu Lam Châu

MỖI ÁNH SAO THI CA SÁNG MỘT VẺ URAL

Hai năm trước đây, tình cờ tôi được đọc một chùm thơ hết sức độc đáo của nhà thơ Châu Hồng Thuỷ trên Trang mạng văn học Người bạn đường (nguoibanduong.net) – Cơ quan ngôn luận của Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Nga, Trụ sở đóng tại thủ đô Mátxcơva của Liên bang Nga.
Chùm thơ ấy nói lên cảm xúc của nhà thơ, khi đứng bên cột mốc phân chia ranh giới giữa Châu Á và Châu Âu trên dãy núi Ural hùng vĩ của nước Nga xa xôi.

Bất chợt tôi lại nhớ về kỷ niệm cũ, hồi còn học cấp hai trường làng ở xã Đức Long, Hoà An, Cao Bằng miền núi quê tôi. Đó là năm 1966 trong giờ học địa lý do cô Vũ Thị Thảo phụ trách, có bài nói về Dãy núi điệp trùng Ural, một ranh giới tự nhiên phân chia hai châu lục khổng lồ Á – Âu. Dãy núi hùng vĩ ấy kéo dài hơn hai ngàn năm trăm cây số, từ nước Cộng hoà Kadắcxtan ở miền Trung Á, lên đến tận biển Bắc Băng Dương lạnh giá của Liên bang Nga.
Tôi ngước đôi mắt tròn xoe của mình lên nhìn theo tay cô giáo chỉ bản đồ treo trên bảng – mà tưởng tượng thấy thấy lồng lộng xa thẳm muôn trùng. Một cái gì đó thật kỳ thú, bí ẩn chứa chan ở nơi xa xăm ấy – như thúc giục bao trái tim nồng cháy hãy bay ngay tới đó mà khám phá, thám hiểm và thưởng ngoạn, cho thoả nỗi khát khao, phóng khoáng và lãng mạn của lòng mình…

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Bản thảo Gương và những góp ý của bạn bè, đồng nghiệp

Nhà giáo, nhà văn Hoàng Dân

Bản thảo Gương  và
những góp ý của bạn bè, đồng nghiệp

1. Nguyễn Chí Cương, nguyên hiệu phó trường CĐSP Hà Nội.
Thanh Xuân, 30.7.2014
(Bản thảo lần 2: 27.7)
Cảm ơn anh đã cho Chí Cương trở thành người đọc đầu tiên cuốn sách của anh. Đọc thấy anh nhớ được nhiều sự kiện, trong một quãng thời gian khá dài, đó là nguồn tư liệu quí, chân thực để người ta nhận ra cái gì sau cuốn sách. Lại thấy tiếc là anh em mình đã ít nói chuyện với nhau. Đáng lẽ chúng mình có thể hiểu nhau nhiều hơn nữa. Và biết đâu nguồn tư liệu có thể phong phú hơn. Bao nhiêu chuyện, tưởng chẳng bao giờ nghĩ đến nữa; bao gương mặt, tưởng chẳng bao giờ nhớ đến… bỗng trở về. Buồn thêm. Cuốn sách tự nó đủ sức sống vì sự chân thực và giá trị của tư liệu.
Mail ngày 31.7.2014:
Chí Cương đọc rồi. Có chỗ đọc được hai lượt. Nếu cần sự chính xác của sự kiện thì không có gì phải đính chính.
Thường Tín, 20.8.2014
(Bản thảo lần 3: 11.8)
Chí Cương đã đọc hết bản thảo mới nhất của tiểu thuyết. Phần Vĩ thanh là cần thiết nhưng có thể lồng vào khi viết về các nhân vật được không? Nếu để riêng phải lưu ý chủ đề để phần Vĩ thanh có những điểm nhấn, tránh bị dàn trải, loãng.
Mình xác định cuốn sách là tiểu thuyết thì phải tuân thủ, nhất quán những qui tắc cơ bản về thể loại.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

VỌNG HỒN LIỆT SỸ ĐỒNG DANH

Đường Văn

VỌNG HỒN

LIỆT SỸ ĐỒNG DANH


Muộn, vọng viếng  hồn linh Liệt sỹ Nguyễn Văn Đường,
(TDP Hồng Ngự), quy nghĩa trang
phường Thụy Phương, sáng 9 – 11 – 2014.

ĐƯỜNG VĂN

Chúng mình trùng cả họ, tên,
Đứa xêm 66, thằng lên Thiên đường!
Mà nay mới được quy hương,
50 năm lẻ, hồn nương nẻo nào?!

Gió vàng se ngọn phi lao,
Tiễn trang dũng liệt, thanh cao, ngậm ngùi!
Nhang trầm, thầm viếng bạn tôi,
Lâm râm vọng khấn đôi hồi gần xa:

- Đường B chạnh nhớ Đường A*,
Đồng môn Đức Thắng* cũng là đồng danh.
Âm – dương cách trở ta, mình,
Siêu sinh cõi ấy, hồn đành… an nhiên!

Ta còn luyến chút trần duyên,
Nặng căn cõi tạm, chưa yên mọi bề!
Bao giờ hồn bạn vời đi?
Song Đường, song hạc vu vi… vô thường…!


  • Hồi học Tiểu học, THCS, để dễ phân biệt, các thầy giáo chủ nhiệm lớp gọi tôi là Đường B; bạn tôi nhiều tuổi hơn, lớn hơn chút ít, là Đường A.
  • Tên trường cấp 1 (TH), cấp 2 (THCS) xã Đông Ngạc những năm 1955 – 1970.


9 – 11 – 11 – 2014. ĐV


Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

NHỮNG CÂU THƠ HÁT SUỐT THỜI TRAI




NHỮNG CÂU THƠ HÁT SUỐT THỜI TRAI
Đọc tập thơ Từ thuở binh nhì của Mai Nam Thắng, nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, 2014

                                         Vũ Nho

Tốt nghiêp trường Cao Đẳng Sư phạm mới dạy học được một năm, chàng trai trẻ  Mai Nam Thắng rời mái trường thân yêu vào quân ngũ khi mới 22 tuổi.  Đến nay, anh đã kịp in một tập thơ chung,  ba tập thơ riêng, một tập trường ca, ba tập truyện kí. Tập thơ  mới này chia hai phần : Từ thuở binh nhì gồm các bài viết về bạn bè, đồng đội,  thao trường, chiến trường từ khi sắp nhập ngũ  ( Nghe em tập giảng 1979), cho đến khi suy tưởng về Lau trắng Điện Biên tháng 5 năm 2014, lúc đã mang quân hàm Đại tá trên vai. Phần thứ 2 có tên là Vòng quay, cũng vẫn là người lính Mai Nam Thắng đó thôi, nhưng chỉ có 1 bài viết năm 1989 còn tất cả đều từ năm 2000 trở  lại đây. Nghĩa là  anh đã vào tuổi “ tứ thập nhi bất hoặc” hay nói một cách thơ ca như tác giả thì “ Giờ như sông tư lự dềnh dàng/ Sau cuộn xiết thác ghềnh bão lũ” ( Chỉ là ảo giác). Chia phần này riêng ra vì đây là phần nghiêng về thế sự, những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về sự thấp cao, sự phải trái, sự  đúng sai, sự riêng tư, sự vĩnh hằng của một người từng trải.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Hoa hồng trước câu hỏi nghệ thuật

                            
Nhà giáo nhà văn Hoàng Dân


  Hoa hồng trước câu hỏi nghệ thuật
                                                Đỗ Trọng Khơi

Từng cánh, từng cánh
đơm bông thắm tươi
hương nồng, sắc ngời

Từng cánh, từng cánh
rã rời rụng rơi
sắc tàn, hương lạt

Đâu là hình thức
đâu là nội dung
ơi bông Hoa Hồng?

Lời bình của Hoàng Dân
Đôi khi người đọc cần biết tác giả là ai để có thể hiểu thêm về bài thơ, mà với Đỗ Trọng Khơi thì gần như một điều kiện tiên quyết. Bị liệt khi đang học lớp 4, cuộc đời Khơi từ đấy chỉ còn “cựa quậy” trong một cái không gian sinh tồn hơn chục mét vuông ở một làng quê thuộc tỉnh Thái Bình. Nhưng Khơi không gục ngã. Khơi kiên trì đọc sách để tích luỹ tri thức, miệt mài làm thơ để giãi bày tâm trạng và cả những ước mơ. Những người không may mắn thường có những ước mơ vô cùng giản dị. Người mù chỉ mơ một lần trong đời được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Người điếc chỉ mơ một lần được nghe tiếng gà gáy. Người câm chỉ mơ một lần được gọi “mẹ ơi”! Còn người như Khơi chỉ mơ được cắp sách tới trường… Đối với những người bình thường (mắt sáng, tai thính, miệng dẻo, chân tay cứng cáp…) thì chỉ cần đồng cảm được với những ước mơ kia đã là nhân ái lắm rồi!