Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẾN LỚP

 



NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẾN LỚP

 

                    Truyện ngắn của Phạm Tâm Dung

 tm_dung

                   Có lẽ chẳng ai có cái kỷ niệm "Ngày đầu tiên đến lớp" giống như nó. Đến lớp, không được học mà bị “đuổi” về…

               Nó là một con bé năm tuổi, mẹ suốt ngày chạy chợ mùa nào thức ấy. Khi thì củ nâu, con cá, lúc lại thúng gạo mớ rau...bán mua từ tận chơ Mèn miền biển đến Chợ Nang, Chợ Lụ, chơ Rãng... Cha nó rời quân ngũ là về với con thuyền, với mảng bè xuôi ngược. Thi thoảng mới cùng các cậu bên ngoại, ghé về Bến Đáy, trút la liệt lớn bé nào củ nâu, nào bè gỗ, tre nứa ...rồi lại gom muối, đồ khô của vùng biển mà hối hả ngược dòng lên tận mạn Tuyên Quang, Yên Bái...chẳng mấy khi nhìn thấy mặt con cái.

           Hằng ngày, nó thức dậy khi bà nó cất tiếng trầm trầm ơi à ru em bé đang ngái ngủ, làu bàu đòi mẹ. Rồi bao nhiêu âm thanh quen thuộc dội vào tai nó.

Này là tiếng gáy ồ ồ cùng tiếng đập cánh bồm bộp của bác tướng gà sống nhà chú Dần. Tiếng cành cạch be bé mà đanh quánh ra trò cùng tiếng gáy ke ke chưa vỡ tiếng của chú trống choai hoa mơ.

Trời còn tối om, mẹ nó đã bỏ chị em nó lại với bà, đi chợ Mèn từ bao giờ. Chờ cho em bé thiu thiu ngủ, bà nó nhẹ nhàng dắt lại cánh màn và xuống bếp nấu nồi cám cho con lợn sề mới ở cữ tám con. Nó cũng lồm cồm bò dậy theo bà. Chân đất, nó nhon nhón  xuống bếp ngồi cạnh bà. Bếp lửa rực hồng, nhảy nhót. Bóng bà nội to lớn in trên vách, làm nó liên tưởng đến câu chuyện người khổng lồ anh Hùng kể hồi chiều. Mà trong ý nghĩ của nó, bà nội nó là người tài giỏi nhất thế gian. Bà làm được đủ mọi việc, bà biết đủ thứ chuyện, hát cũng hay và rất yêu thương chị em nó...

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ NHỚ XUÂN

 

CHÙM THƠ NHỚ XUÂN

CHÙM NHỚ XUÂN

 

(Theo điệu thơ Hai-Ku, Nhật Bản)

 

                       Trần Trung

 
nhagiatrantrung

1/Cây-Núi xanh đầy

Chợ Tình Khau Vai

Dài...Thương Ai !?

 

2/Trăng lướt

Gió tìm mơ

Chờ...

 

3/Cụ bà sánh bên cụ ông

Tản bộ...

Bao giờ tới?

 

4/Rớt đồng tiền

Sủi tăm

Tiếc.

 

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

HÀ NỘI VẮNG EM


 

HÀ NỘI VẮNG EM

                             Tế Hanh

Thế là Hà Nội vắng em
Anh theo các phố đi tìm ngày qua

Phố này bên cạnh vườn hoa
Nhớ khi đón gió, quen mà chưa thân

Phố này đêm ấy có trăng
Cùng đi một quãng nói bằng lặng im

Phố này anh đến tìm em
Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây

Anh theo các phố đó đây
Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em.

Lời bình của  Vũ Nho

Em là một  tình nhân với thi sĩ Tế Hanh. Chắc là do có công việc nào đó mà em rời xa Hà Nội, thành ra Hà Nội không có em, Hà Nội vắng em. Đối với những người đang yêu, đang say thì sự vắng thiếu này thật khó mà khỏa lấp. Bởi vậy mà thi sĩ đi tìm lại những kỉ niệm ngày qua, để mong khuây bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ em.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

 


CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

Gửi ...

Bình yên nhé – người xưa, tóc rối

Xa lắm rồi, ngày tháng lênh đênh

Xao động mãi, dặm đời chìm nổi

Đong yêu thương, cuối bãi đầu ghềnh

                     *

Bình yên nhé – người xưa, mây trắng

Trôi về nơi xa lắm, người ơi!

Dẫu có biết, trời xanh dấu nắng

Vành môi xưa, tím ngắt, gọi mời

                     *

Bình yên nhé – người xưa, hư ảo

Mộng ban đầu, tan vỡ từ lâu

Mưa bụi bay, còn ai ướt áo

Con đường quen, đứng đợi chờ nhau

                    *

Bình yên nhé – người xưa, sâu lắng

Bài tình ca, tròn khép cung môi

Điều trăn trở, phía sau dấu lặng

Sao mơ hồ, đọng mãi tình thôi

                   *

Bình yên nhé – người xưa, hoan lạc

Bỏ quên bờ sông mộng ngày xưa

Kỷ niệm chất trong phòng cũ nát

Nhịp đời trôi, réo gọi đẩy đưa ...

                   *

Bình yên nhé – người xưa, nắng mới

Theo nhau về, trong những bước chân

Thương lối cũ, cỏ hoa vẫn đợi

Vỡ toang chiều, rơi rụng tràn sân ...

                                         VIII/2015

 

Chiều ký ức

Đôi mắt em, chìm trong dáng núi

Chiều Sông Pha, trôi chậm qua đèo

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

GÁ TÌNH

 

GÁ TÌNH

  ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn
.
Rồi em cũng phải gả chồng
Rồi tôi cũng phải làm chồng người ta
Thôi thì hai bảy mười ba
Bữa nào trời đẹp tôi qua bỏ trầu.
.
Người ta lấy bạc bắc cầu
Để tôi sấp ngửa cơi trầu lỡ duyên
Người ta khát lộc say quyền
Để em phận gái thuyền quyên bẽ bàng.
.
Gặp nhau khi đã trễ tràng
Dở dang duyên phận nhỡ nhàng lời yêu
Chỉ là gạo nấu chung niêu
Chẳng mong củ ấu khéo yêu thành tròn
Đã quen ngậm trái bồ hòn
Nào đâu nghĩ đến vuông tròn nặng sâu…
.
Bữa sau tôi sẽ bỏ trầu
Để em thôi gả làm dâu nhà người.
*
Hà Nội, ngày 20 tháng 03.2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
hoa-tuoi-go-vap_hoa-mai
 

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

HÌNH DUNG CUỘC TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CHIÊU HỔ

 

HÌNH DUNG CUỘC TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI CHIÊU HỔ NGUYỄN BÌNH KÌNH

                                            PGS.TS.Vũ Nho

vu_nho_iu

       Việc xướng họa giữa Hồ Xuân Hương và Chiêu Hổ là có thật được ghi   trong thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, sớm nhất năm 1893 trong bản chép của Landes. Nhưng mọi gán ghép Chiêu Hổ cho Phạm Đình Hổ từ lâu đã gây ra nghi ngờ. “Tảo Trang trên Tập san Nghiên cứu Văn học số 3/1962 đã chứng minh  một cách thuyết phục rằng Chiêu Hổ không phải là Phạm Đình Hổ (tác giả Vũ trung tùy bút) như lâu nay mọi người vẫn nghĩ”. (Đào Thái Tôn – Hồ Xuân Hương tiểu sử văn bản tiến trình huyền thoại hóa, Nxb Hội nhà văn, 1999, trang 31). Nhưng Chiêu Hổ là ai thì câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.

          Năm 2021 nhà nghiên cứu Nghiêm Thị Hằng công bố Chiêu Hổ chính là Nguyễn Bình Kình, cũng là Tổng Cóc (Nghiêm Thị Hằng – Giải mã bí ẩn nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Nxb Hồng Đức, 2021, trang 89 – 99). Đây là một phát hiện đáng tin cậy.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

HÒA BÌNH TRÊN TRÁI ĐẤT

 


Nhạc sĩ Vũ Hường từ thành phố Vũng Tàu gửi cho trang Miền Cổ tích bài hát “Hòa bình trên trái đất”, nhạc Vũ Hường, lời thơ của Tanhia.

Vũ Nho xin dịch nghĩa bài thơ của Tanhia viết về cuộc chiến tranh Nga – Ukraina, có liên quan đến Belaruxia và VietNam.

 

Mир на Земле

 

     Taния

 

Беларусь- Россия, Украина -Вьетнам

Мы дружим на зло всем нашим врагам.

Поддержим друг друга мы вместе всегда.

Любовь сохраним на года и века.

Я знаю, война-это страшная боль,

За руки возьмемся мы вместе тобой,

И встанем щитом против всякого зла,

Ведь нужен нам мир,а война не нужна.

Я видел,прошел я когда-то войну .

Я знаю и горечь и беды и тьму

И горькие слезы сиротских потерь,

Как матери ждали и ждут сыновей.

Давайте мы будем любить и дружить,

Петь песни и дружбой такой дорожить.

Пусть радостно будет и мне и тебе,

Что в мирное время живём на Земле.

 

Bản dịch  nghĩa của Vũ Nho

 

 Hòa bình trên trái đất

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ HAIKU VIỆT CỦA ĐINH NHẬT HẠNH

CHÙM THƠ HAIKU VIỆT CỦA ĐINH NHẬT HẠNH Sửa

0.0.5.a._nht_hnh

BÁC SĨ ĐINH NHẬT HẠNH

NGHĨ VỀ...RẤT XA 

 
1-  Nghĩ về ...rất xa
 Bom rơi chết chóc
 Lòng người đa đoan

 2-  Chưa kịp chào đời 
Bé đi theo mẹ
 ...9 tháng về trời

 3-  Ôm em chó bông
 bé ngoan bật khóc 
Bom rơi xé trời

 4-  Theo mẹ tản cư
 phường trời vô định
 -Mẹ ơi ! Về nhà 

5-  Quê hương ngùn ngụt cháy 
Tử thần quơ lưỡi hái 
mùa gặt máu dân lành 

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG THÁNG 3 NĂM 2022

HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN CHƯƠNG 3/2022

                                P.V.

Trao đổi thơ. Trái qua : Lan Phiến, Tú Oanh, Đào Thị Hường, Hạnh Mai, Vũ Quần Phương, Hoàng Văn Năm.  ảnh của Vũ Nho.
 

          Vì dịch Covid kéo dài nặng nề, nên mọi dự định hoạt động của CLB Văn chương tại cuộc họp hồi tháng  11 năm 2021 đều dừng lại. Mãi đến cuối tháng 3, khi mọi người đã tiêm đủ 3 mũi vac xin, khi nếu ai bị Fo cũng nhẹ và chỉ một tuần là trở lại âm tính, một nhóm Hội viên mới thực hiện chuyến tham quan và trao đổi về thơ ở Hạ Long tại khách sạn Premier Village. Nhà thơ Vũ Quần Phương  và phu nhân có tiêu chuẩn ở đây 3 ngày 2 đêm. 6 thành viên  khác  gồm Chử Thu Hằng, Hạnh Mai, Lan Phiến, Tú Oanh, Vũ Nho, Hoàng Văn Năm được mời ở 3 ngày hai đêm và 2 bữa sáng tự chọn miễn phí. Mọi người cùng nhau góp tiền thuê phương tiện đi lại, thuê tàu đi trên vịnh, tham quan HANG SỬNG SỐT, và tiền ăn các bữa chính trong ngày.

Chuyến đi được tổ chức chu đáo. Anh chị em có điều kiện gần gũi và  hiểu hoàn cảnh của nhau. Thu hoạch lớn nhất là những buổi trao đổi thơ trên ô tô, trên tàu thủy. Và có một buổi riêng góp ý cho thơ của Hạnh Mai và thơ của Tú Oanh. Hai tác giả đã chọn  đọc một số bài yêu thích trong hai tập Tình yêu không tuổi của Hạnh Mai và Nắng bên khung cửa của Tú Oanh. Sau đó nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà văn Vũ Nho,  nhà thơ Chử Thu Hằng và các thành viên phát biểu nhận xét góp ý chân thành, thẳng thắn. Nhà thơ Lan Phiến cũng đọc 2 bài thơ mới viết  để mọi người góp ý. Phần quan trọng là nhà thơ Vũ Quần Phương trao đổi kinh nghiệm làm thế nào để thơ gắn liền với đời sống. Dù viết về những đề tài bình thường, nhỏ bé xung quanh, nhưng cần phải có ý nghĩa khái quát, vượt ra khỏi câu chuyện cụ thể. Nhà thơ lấy các ví dụ về một số bài thơ như Chiếc diều giấy, Mùa Ve, Trong tàu điện ngầm, Vết chân Phật,… anh sắp in vào tập thơ mới  để minh họa. Anh phân tích về chuyện Ve: Người bố hứa bắt cho con chú Ve. Nhưng không thực hiện. Rồi  con lớn, con chơi trò chơi khác. Thế là không còn cơ hội nào để thực hiện lời hứa kia. Có một điều cứ day dứt người bố khi nghe tiếng ve kêu…

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

TÌNH KHÚC THÁNG BA

 


TÌNH KHÚC THÁNG BA

 

             BÙI MINH TRÍ


 

 

Tháng ba tới ngõ rồi em

Tình yêu cởi áo, rắc men qua cầu

Mộc miên cháy đỏ sắc màu

Ai đem bông thắm trao nhau một lần

*

Đường quê rộn rã tiết xuân

Hội làng chiêng trống khi gần khi xa

Trúc xinh theo gió la đà

Tim hồng loạn nhịp tháng ba bồi hồi

*

Màn xanh én nhạn có đôi

Mùa loang áo tím đứng ngồi không yên

Tháng ba gửi nhớ vào quên

Mắt em lúng liếng nét duyên má hồng

*

Con đò chở nắng qua sông

Hình như em sắp cưới chồng phương xa

Sao em chẳng lấy gần nhà

Cho quê kể  chuyện tháng ba … thì thầm.

 

Bùi Minh Trí

 

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

MẸ TÔI của NGUYỄN TRỌNG TẠO VỚI LỜI BÌNH

MẸ TÔI của NGUYỄN TRỌNG TẠO VỚI LỜI BÌNH

NGUYỄN TRỌNG TẠO

 

                     

MẸ TÔI

 

Mẹ tôi dòng dõi nhà quê

Trầu cau từ thuở mới về làm dâu

Áo sồi nâu, mấn bùn nâu

Trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên

Cha tôi chẳng đỗ Trạng nguyên

Ông đồ hay chữ thường quên việc nhà

Mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca

Hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu

Chồng con duyên phận phải chiều

Ca dao ru lúa câu Kiều ru con

Gái trai bảy đứa vuông tròn

Chiến tranh mình mẹ ngóng con thờ chồng.

Bây giờ phố chật người đông

Đứa Nam đứa Bắc nâu sồng mẹ thăm

Tuổi già đi lại khó khăn

Thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên.

Mẹ tôi tóc bạc răng đen

Nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.


 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

Nguyễn Trọng Tạo (1947-2019) là người con xứ Nghệ có tài năng nhiều mặt. Không chỉ là nhạc sĩ tài hoa, hoạ sĩ, nhà báo giàu kinh nghiệm, ông còn là nhà thơ nổi tiếng. Trong số các thi phẩm của ông, tôi rất thích bài "Mẹ tôi”.Với ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh gần gũi, thân thương, đây là tiếng lòng của người con thương yêu, quý trọng và biết ơn sâu sắc mẹ mình, người phụ nữ nông thôn bình dị, đảm đang, hết lòng hy sinh vì các con và gia đình.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

VĨNH BIỆT CHUYÊN VIÊN MÔN TOÁN CỦA BỘ GIÁO DỤC!

THEO TIN CỦA BLOG ĐANG NGUYỄN

 ÔNG NGUYÊN HỮU THẢO, CHUYÊN VIÊN MÔN TOÁN CỦA VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC ĐÃ MẤT NGÀY 15 THÁNG BA NĂM 2022. HƯỞNG THỌ 82 TUỔI.

TANG LỄ CỬ HÀNH TẠI HỮU BẰNG, THẠCH THẤT, HÀ NỘI.

XIN CHIA BUỒN SÂU SẮC VỚI BÀ LIÊN VÀ CÁC CHÁU THÀNH, HIỀN, LONG!

CÔNG ĐOÀN VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC VÀ BAN LIÊN LẠC HƯU TRÍ CỦA VỤ SẼ ĐẾN CHIA BUỒN TẠI NHÀ RIÊNG SỐ 28 NGÕ 41 PHÙNG CHÍ KIÊN, QUẬN CẦU GIẤY HÀ NỘI!

CẦU CHÚC CHO ANH LINH ÔNG NGUYỄN HỮU THẢO SIÊU THOÁT MIỀN CỰC LẠC!

VŨ NHO VĨNH BIỆT!


3 BÀI THƠ CỦA ĐẶNG QUỐC VIỆT

 

3 BÀI THƠ CỦA ĐẶNG QUỐC VIỆT



GA VẮNG  

 

Nghỉ hè

Nam Định em xuôi

Sân ga dùng dắng

Tiễn người anh thương

 

  Phượng hoe mắt đỏ ven đường

Ve sầu chát chúa nhiễu nhương cất bè

  Quê nhà nay vãn bóng tre

Diều ngân méo tiếng

Nắng nhòe bến sông

 

Đuổi theo ánh mắt níu lòng

Hàng ray hun hút

Song song đôi đường!  

         

 

HÀNG CỎ KHÔNG GA   

 

Giữa sân ga ánh điện nhạt nhòa 

Vũng nước ngầu hắt bóng 

Rặng liễu lắc mình, rũ nước xuống

Không muốn chàng đón đợi trú nhờ mưa   

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

CUỘC TÌNH TAY BA

 

CUỘC TÌNH  TAY BA

 

                                                                                              Tiểu Dậu

                                                                                      Vũ Công Hoan dịch

v_cng_hoan_nheo_mt

 

          Lãnh tụ phong trào dân quyển nổi tiếng nước Mỹ, mục sư Lu Thơ Kinh, người được nhận giải No ben hoà bình quốc tế, trong bài diễn văn “Tôi có một mộng tưởng” đọc tại  nhà kỷ niệm Lin Kon nước Mỹ,  ông đã làm chấn động cả thế giới. Cho mãi đến  bây giờ, toàn thế giới đều đang đặt câu hỏi, một người da đen xuất thân bần hàn như ông, xét đến cùng thì sức mạnh nào đã khiến ông giành được thành tựu to lớn đến như vậy? Tháng 6 năm 2009, nhà sử học người Mỹ  Tay lo bu lan xi cuối cùng đã có lời giải đáp: Đằng sau mục sư có một người đàn bà vĩ đại lặng lẽ giúp đỡ ông. Không có người đàn bà này, sự nghiệp và cuộc đời của ông đều không có gì hết.

 

                 THẦN TƯỢNG SAU KHI GẶP , VỪA THẤY ĐÃ XIÊU LÒNG

 

          Năm 1929, Lu Thơ Kinh ra đời tại thành phố At lan ta nước Mỹ. Ngay từ lúc còn bé, bố đẻ là mục sư đã dạy bảo cậu con trai sau này lớn khôn phải trở thành một người đàn ông quả cảm mà kiên cường. Màu da đen đen đã khiến Lu Thơ Kinh sống trong sự phân biệt  chủng tộc từ còn nhỏ. Do đó ngay từ đầu, cậu đã có một nguyện vọng mãnh liệt. Đó là theo đuổi bình đẳng chủng tộc và hoà bình thế giới.

 

          Năm 1948, Lu Thơ Kinh được nhận học vị  học sĩ của trường đại học Moer haosi. Năm 1955, Lu Thơ Kinh nhận học vị tiến sĩ ở trường đại học Bo si dun. Lu Thơ Kinh sau khi tốt nghiệp đã lấy nữ giáo sư đàn pianô người da đen Keleita. Họ sống ở thành phố Montegomeri, cùng màu da cùng mộng tưởng, khiến hai người sống vô cùng hạnh phúc.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

MIẾU CÔ HỒN

 

MIẾU CÔ HỒN

    TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 nh_v_thin_khi_1

 

Bóng phần tử xa chừng hương khúc

Bãi tha ma kẻ dọc người ngang

Cô hồn nhờ gửi tha phương

Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng

(Văn Chiêu hồn - Nguyễn Du)


Mấy năm cuối đời, bà tôi thường lảm nhảm nói một mình. Vừa ăn xong bữa trưa, bát đũa rửa chưa kịp khô, bà đã lệt xệt vào bếp hỏi vu vơ: Ơ cái nhà này, quá ngọ rồi mà chả cho ăn cho uống gì sất là sao. Tôi bảo bà lẫn rồi. Bà mắng: Cha bố anh. Bán cái lẫn của tôi cũng mua được cây vàng cho anh làm vốn đấy. Không ít lần bố tôi đang tiếp khách, bà chống gậy lần mò đóng hết cửa trước cửa sau, cả bốn khuông cửa sổ cũng đóng nốt. Kín bưng rồi bà ra ngồi với khách, phân trần: Các anh có lớn mà chẳng có khôn. cửa nẻo mở toang toác không sợ ma đói nó nghe lỏm chuyện à?

Rồi bà kể lể dài dòng: Sau đận đói tháng ba Ất Dậu (1945) ấy, Đường làng Điềm chật ních ma đói. Quờ tay là chạm vào họ như chạm quả bóng bay lơ lửng. Nhà có giỗ bố, hôm trước con cái bàn với nhau  nấu nướng những gì, hôm sau ông bà ông vải chớ hòng được hưởng. Ma đói kéo đến đầy nhà. Cỗ bàn bê xuống vữa vãi như đồ ăn thừa. Nửa đêm ông vải về báo mộng chẳng được miếng nào. Ma đói nhào vào tranh ăn hết. Sau làng mời thày pháp về lập miếu cô hồn đầu bãi dứa dại ngoài đê  sông Nguồn, ngày rằm, mồng một cử người thay phiên nhau cúng nồi cháo trắng mới yên yên đấy.

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

RƯỢU VỚI BẠN

 

RƯỢU VỚI BẠN

- tặng Đỗ Tuân, bạn tôi -

 .   ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Nào thì chén nữa, thêm chén nữa

Uống cạn đêm nay cho đã thèm

Tao mày đằng đẵng bao niềm nhớ

Ngán đếch rượu kia khuấy say mèm.

 .

Ừ, mày chửa say, tao chửa say

Mấy chuyện oán ân khó tỏ bày

Thiên hạ đo tình bằng đọ của

Nào uống đi mày, nuốt đắng cay.

 .

Thì bởi tâm mày trọn Thẳng Ngay

Tao mải loay hoay chọn Nghĩa Tình

Mà đời những rặt trò gian lận

Tao mày nếm đủ những gian truân.

 .

Ừ uống đi mày. Uống để say

Dốc cạn đêm nay với chén này

Niềm đau cố dán vào đáy chén

Thôi uống đi mày. Uống nhé, say.

*.

Hà Nội, đêm 07 tháng 3-2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

unnamedmn

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

CHÙM THƠ ÁI NHÂN

 

CHÙM THƠ ÁI NHÂN

VÔ ĐỊNH

Hạ tàn nắng cũng nhạt phai
Heo may vồn vã nô ngoài bãi lau
Lòng buồn như đổ mưa ngâu
Lời em giã biệt… mà đau đến giờ

Mộng mơ trôi giữa không bờ
Bến sông vô định ai chờ đợi ta
Gục lòng bên gốc cây đa
Lang thang hồn Cuội là đà tỉnh say

Bao mùa khao khát mơ chay
Tro tàn ký ức ai hay lại bùng
Thu xanh xanh đến lạnh lùng
Tương tư quá vãng ngập ngừng chia ly

Đường trời mây trắng vân vi
Bóng yêu ký ức thiên di phương nào?

DUYÊN THƠ 

Lơ thơ tơ nhện giăng mành
Đa đoan mắc lưới long lanh mắt cười

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

Xuân Đức trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại

 


Xuân Đức trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại

 

                        TS. BÙI NHƯ HẢI

Xuân Đức tên thật là Nguyễn Xuân Đức - một tiểu thuyết gia, kịch tác gia nổi tiếng của nền văn học Việt Nam đương đại, có nhiều tác phẩm văn học còn mãi với thời gian. Ông sinh ngày 04 tháng 01 năm 1947, tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thuở nhỏ Xuân Đức sống cùng gia đình ở quê mẹ, tại bờ Bắc sông Bến Hải - Hiền Lương. Năm 1965, tốt nghiệp phổ thông tại Trường cấp ba Vĩnh Linh, Xuân Đức thoát ly gia đình, rồi tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh chiến đấu tại vùng núi Quảng Trị, phía Nam bờ Hiền Lương. Với vốn kiến thức văn hóa sâu rộng, Xuân Đức đã tham gia viết bài cho báo Quân đội của Khu đội Vĩnh Linh, rồi Quân khu 4. Năm 1976, Xuân Đức được cử tham gia trại sáng tác của Tổng cục Chính trị. Năm 1979, Xuân Đức theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, Xuân Đức được phân công công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị và đã được kết nạp

vào hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982. Xuân Đức công tác tại đây cho đến khi chuyển ngành với quân hàm Trung tá vào năm 1990. Sau khi trở về Quảng Trị, Xuân Đức sống tại thị xã Đông Hà, Quảng Trị và chuyển ngành công tác tại Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở. Từ năm 1995 đến 2006, Xuân Đức là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin, Tổng thư ký Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị. Tháng 7 năm 2006, Xuân Đức nghỉ hưu. Vào lúc 21 giờ, ngày 20 tháng 06 năm 2020, nhà văn Xuân Đức đã trở về với đất mẹ tại nhà riêng Cửa Việt, Quảng Trị sau một tai nạn bất ngờ, hưởng thọ 74. Sự ra đi đột ngột của nhà văn Xuân Đức - một người con Quảng Trị tài danh đã khiến gia đình, người thân, bạn bè văn giới, độc giả bàng hoàng, thương sót và tiếc thương vô cùng.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

VĂN CHƯƠNG LAI LÁNG (Gửi PGS.TS. nhà văn Vũ Nho)

 


THƠ BỐN DÒNG
VĂN CHƯƠNG LAI LÁNG
(Gửi PGS.TS. nhà văn Vũ Nho)
 
                        THANG NGỌC PHO
 
Một nhà văn thậm đa năng
Chẳng hay ông ngủ, ông ăn lúc nào
Mà sao năng lượng dồi dào
Văn chương lai láng như sao trên giời !
 
Một nhà văn thậm đa năng. Đó là PGS.TS Vũ Nho. Hoạt động văn chương của ông rất đa dạng. Ông viết đủ các thể loại: thơ, bình luận, sưu tầm, nghiên cứu, phóng sự, dịch thuật, trả lời phóng vấn các báo chí, các đài phát thanh, truyền hình... Ông hăng hái tham gia các buổi hội thảo, các cuộc sinh hoạt văn học nghệ thuật các cuộc giao lưu của các câu lạc bộ thơ ca, Các cuộc dã ngoại xa gần, Ông thường xuyên viết bài, đưa lên trang facebook, đọc và bình luận trên các trang facebook của bạn bè. Ông sẵn lòng viết bài giới thiệu các tập thơ theo lời mời của tác giả kể cả những tác giả chưa thành danh. Theo giảng viên Nguyễn Thị Lan thì đến nay ông đã xuất bản được 114 đầu sách trong đó có những công trình đồ sôi. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, các đài phát thanh, truyền hình đã viết bài ca ngợi về các tác phẩm của ông, theo tác giả tập hợp trong cuốn "Trên sóng, trong lòng bè bạn" thì đã có 50 bài viết và 20 bài trả lời báo đài về văn chương. Đó là một thành tựu đáng nể về hoạt đông văn học nghệ thuật của ông. Một hiện tượng hiếm hoi trong nền văn học hiện đại nước nhà. Viết đến đây, tôi xin ngả mũ kính chào tỏ lòng bái phục nhà văn họ Vũ kính yêu!

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

CHÚC MỪNG 8 THÁNG BA NĂM 2022!

 CHÚC MỪNG 8 THÁNG BA NĂM 2022!

CHÚC CÁC BÀ, CÁC MẸ, CÁC CHỊ, CÁC EM, CÁC CHÁU

ANH LÀNH!

THẮNG DỊCH COVID!

VUI TƯƠI, HẠNH PHÚC!

VUNHONB.BLOGSPOT.COM
 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CHÙM THƠ CÙNG NHAN ĐỀ “MẸ”

 



HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

QUA CHÙM THƠ CÙNG NHAN ĐỀ “MẸ”

Th. S. Nguyễn Thị Thiện

Người mẹ - là đề tài bất tận của nghệ thuật, nhất là thi ca. Thơ Việt Nam hiện đại viết về mẹ rất phong phú, có nhiều bài hay bởi mẹ là người đã khơi nguồn cảm hứng cho các nhà thơ. Thật thú vị trong quá trình tìm đọc, nghiên cứu những bài thơ về chủ đề người phụ nữ, tác giả bài viết đã bắt gặp tới năm bài thơ đều có nhan đề chỉ một từ duy nhất "Mẹ" của các tác giả Nguyễn Ngọc Oánh, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Quốc Minh, Bằng Việt và Đoàn Thị Ngọc Thu. Tuy chủ đề giống nhau, đối tượng hướng tới giống nhau, cảm xúc về mẹ cơ bản tương đồng nhưng các sắc thái biểu hiện về mỗi người mẹ, cách thức ngợi ca tri ân mẹ  ở mỗi tác giả lại khác nhau. Tất cả tạo nên chân dung đa dạng về người mẹ với vẻ đẹp ngời sáng chất của người phụ nữ Việt Nam.

 

"Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều"

Đây là câu thơ của Tố Hữu rút từ bài thơ “Chào xuân 67” đã khái quát sâu sắc phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Càng trong vất vả gian lao, phẩm chất người mẹ, vẻ đẹp của người phụ nữ càng tỏa sáng. Có 4/5 bài thơ trên ra đời trong thời kỳ đất nước chiến tranh, cuộc sống vô vàn thiếu thốn, gian lao (riêng bài thơ của Đoàn Thị Ngọc Thu ra đời sau). Tất cả những người mẹ trong chùm thơ đều sống trong cảnh nghèo khó, thường ngày các mẹ lao động tăng gia sản xuất cật lực để nuôi con cái và cả gia đình. Trong thơ của Nguyễn Ngọc Oánh, chân dung người mẹ hiện lên thật sống động: "Cánh bàng thà lái heo may/ Mẹ gầy cái dáng khô gầy cành tre/ Gót chai nứt nẻ đông hè/ Ruộng sâu bấm mãi đã tòe ngón chân". Chỉ mấy câu thơ tác giả đã làm hiện lên rõ nét cả cuộc đời cơ cực của mẹ. Thơ chẳng là điêu khắc mà có thể chạm khắc sống động hình ảnh người mẹ Việt Nam chân thật và xúc động biết bao! Cách diễn đạt "tòe ngón chân" rất gợi cảm, quen thuộc với lối nói của người nông dân chứng tỏ tác giả am hiểu lời ăn tiếng nói của quần chúng rất sâu sắc. Mẹ không những chăm chỉ việc đồng áng, lo cái ăn, mẹ còn cần cù may vá, lo cái mặc cho cả nhà: "Mẹ ngồi vá áo trước sân/ Vá bao mong ước tay sần mũi kim". Ngôn ngữ thơ tinh tế chứng tỏ người con đã thấu hiểu nỗi đau thể chất và cả khát khao của lòng mẹ: mong các con được ấm áo no cơm, riêng mẹ chẳng nề hà, dù bản thân vất vả đến đâu. Mỗi bữa ăn giấc ngủ, bao giờ mẹ cũng nhường nhịn cho con: “Bát canh đắng lá chân chim/ Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con/ Co ro một mảnh chăn mòn/ Tàn đêm giấc ngủ vẫn còn ngoài chăn”.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Năm chuyện hoang đường đã đi vào những cuốn sách lịch sử

 


Iaroxlav Kolobatov

Năm  chuyện hoang đường đã đi vào những cuốn sách lịch sử

                    Vũ Nho dịch

Chúng tôi sẽ chỉ ra từ đâu xuất hiện quan niệm sai lầm mà nhân loại tiếp nhận như là một chân lý bất biến.

 Nhiều  sai lầm lịch sử được viết trong những cuốn sách giáo trình lịch sử, và đến nay vẫn được chấp nhận  như là sự thật.

1.     Phức hệ Napoleon

Điều được viết trong các  sách giáo khoa: Napoleon  là người bé nhỏ (thường được  ghi chiều cao là 157 cm), vì điều này  là nguồn gốc của mặc cảm tự ti, mà ông đã cố gắng để vượt qua bằng cách thực hiện  liên tiếp những hành  vi vĩ đại. Dựa trên quan điểm này, nhà tâm lý học người Đức Alfred Adler đặt ra thuật ngữ " Phức hệ Napoleon ". Cách biểu đạt này có nghĩa là  khát vọng của người  vóc dáng không cao  bù đắp cho khiếm khuyết của mình thông qua hành vi  gây hấn và theo đuổi quyền lực tuyệt đối.

Thực tế thì như thế nào: Nhà sử học Bernard Chevalier, người đã  từng làm  giám đốc Bảo tàng của thời đại Napoleon tại Malmaison, tiến hành điều tra riêng của mình. Ông đã tìm thấy một báo cáo bác sĩ Francesco Antommarchi, trong đó có sự hiện diện của 18 nhân chứng mổ xẻ cơ thể của Napoleon ngay lập tức sau khi ông ta  chết trên đảo Thánh Helen. Trong số những thứ khác, ông chỉ ra rằng chiều cao đầy đủ của Napoleon 5 feet 2 inch 4 dòng. Dịch sang hệ thống số liệu hiện đại, chiều cao của Napoleon Bonaparte là 169 cm. Đối với những người cùng  thời, ông là một người đàn ông  cao hơn  mức trung bình.  Vấn đề ở chỗ là  thời đại  tăng tốc phát triển chưa bắt đầu và những người cao hơn 180 cm vào đầu thế kỷ XIX là một ngoại lệ hiếm hoi. Đặc biệt, các trung đoàn lính ném lựu đạn ở Pháp  tuyển những người  có chiều cao không ít hơn 173 cm. Nói cách khác, "người đàn ông nhỏ" Napoleon  chỉ thua kém lính ném lựu đạn  chỉ một vài centimet. Tại sao có huyền thoại về  dáng vóc nhỏ bé của vị Hoàng đế? Theo Chevalier,  các họa sĩ thường  mô tả  Napoleon trong nhóm với các nguyên soái của mình. Họ là những người khổng lồ thực sự. Nguyên soái Mortier  cao đến 195 cm, Murat với sự  chiều cao  190 cm chỉ hơi kém hơn ông kia. Trong bối cảnh này, ngay cả  nguyên soái Ney với 180 cm của mình trông  cũng lùi xùi.

 

 

2.     Đại tướng Rajewski và  các con trai

Những gì được viết trong sách giáo khoa: Trong trận chiến ở Saltanovka ( một làng cách Mogilev 12 km) bị thương bởi  đạn ria, Đại tướng Rajewski  trong thời điểm  hiểm nghèo của trận chiến  đã dẫn hai con trai mình (16 và 11 tuổi)  lên phía trước và kêu gọi những người lính : "Anh em binh lính! Các con tôi và tôi sẽ mở đường cho anh em đến vinh quang! Tiến lên vì Sa hoàng và Tổ quốc! " Được khích lệ bởi  hành động  của vị tướng sẵn sàng hy sinh  các con trai của ông, những người lính  xông lên theo Rajewski và  đánh lui quân Pháp.

TẾT NHÂM DẦN 2022

 


               TẾT NHÂM DẦN 2022
                  Tác giả : Phạm Ngọc Sách

Ơ thế là xuân đã ghé nhà
Một năm Tết nữa phải chia xa
Con  luôn mong ngóng về bố mẹ
Cháu hay thắc thỏm nhớ ông bà



Xuân nơi đất khách buồn cô quạnh
Tết ở cố hương cũng nhạt nhòa
Mong cho năm tới: xuân đoàn tụ
Đất nước an lành vạn tiếng ca !
          Hà Nội ngày 31-1-2022.