Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

KHÂM THIÊN NGÀY THÁNG CŨ

KHÂM THIÊN NGÀY THÁNG CŨ
image.png


Ngoài bài trong thư đính kèm về khu phố Khâm Thiên, tôi mời quý anh chị và các bạn đọc thêm ba bài viết cùng đề tài dưới đây.  

Bài thứ nhất là bài viết về cô Đốc Sao, một ca kỹ nổi tiếng một thời của phố Khâm Thiên.  Chẳng thế mà ta đã có một bài thơ khuyết danh 
về kỹ nữ này: 

Có tiền xuống xóm Khâm Thiên, 
Khao nhau chầu hát, sướng mê mẩn đời. 
Đốc Sao, nhà ấy mà chơi, 
Ả đào xinh đẹp, lại người hát hay. :

Phố Cô Đầu và câu chuyện về kỳ nữ cô Đốc Sao  

Bài thứ hai ghi lại ký ức của một nhân chứng về vụ khu phố Khâm Thiên bị pháo đài B52 bỏ bom đêm 26/12/1972:  

Ký ức người ở lại  

Bài thứ ba là một phóng sự hình ảnh tương đối gần đây về ngõ Văn Chương của Khâm Thiên. Phóng sự này có những hình ảnh rất mỹ thuật:   

Ngõ Văn Chương, Khâm Thiên: Những điều chỉ có ở khu tập thể cũ Hà Nội


---------- Forwarded message ---------
From: Chim Di
Date: Sat, May 28, 2022 at 11:19 AM
Subject: Khâm Thiên ngày tháng cũ.
To:


ngo_chua_lien_hoa-940f4.jpg
Khâm Thiên ngày nay

Đây là chốn ăn chơi của các cụ nhà ta ở những vùng ven đô xưa của Hà Nội vào thời Pháp thuộc...

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

THU CHẲNG THÈM BUỒN*

THU CHẲNG THÈM BUỒN*

                                    

         TRÚC THÔNG

 

58._truc_thong

 

A

thân chui trong ngôi nhà tiện nghi

đầu ngập trong ti tiện

chồng thêm ba bốn tầng

nhân cách càng thấp xuống

lắm phen bay sang Mỹ sang Âu

về lại trong ao tù lặn ngụp

 

sắc mặt lạnh đô-la

lắc đầu xua “không có gì đâu”

cụ già đói đến chìa tay trước nó

 

B

rẽ rất thầm mơn tóc những hàng cây

thế mà gió thu bất lực

trước mặt kia đóng chặt

 

ích kỷ chảy xệ má

nhìn lì lợm

           liệu có gì moi được

 “ồ vô tích sự thứ mùa thu

về nhà đi em ơi

chốt cửa

thời bán buôn đâu có thì giờ!”

 

mặc xác vệt mơ hồ

nổi da gà cả một trời đa cảm...

 

Thu chẳng thèm buồn*: Thơ Trúc thông trong tập “Vừa đi vừa ở”-Nxb HNV-2005.

 

LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

 

                 CHẲNG THÈM BUỒN-THU ƠI !

            nhagiatrantrung                               

 

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

THƠ LERMONTOV TRONG BẢN DỊCH TẠ PHƯƠNG

THƠ LERMONTOV TRONG BẢN DỊCH TẠ PHƯƠNG

 

               Tạ Phương

K…

Ты слишком для невинности мила,

И слишком ты любезна, чтоб любить!

Полмиру дать ты счастие 6 могла,

Но счастливой самой тебе не быть;

Блаженство нам не посылает рок

Вдвойне.- Видала ль быстрый ты поток?

Брега его цветут, тогда как дно

Всегда глубоко, хладно и темно! 

1830

 

GỬI ...

 

Em quá xinh tươi và trong trắng

Quá dịu dàng, thánh thiện để yêu!

Em có thể ban cho nửa thế gian hạnh phúc,

Nhưng lại không có hạnh phúc sớm chiều.

 

Số phận chẳng cho ai nhân đôi niềm hoan lạc,

Thấy chăng em, dòng nước biếc trôi mau,

Dẫu đôi bờ đầy hoa, thì đáy nước

Vẫn tối tăm, vẫn lạnh lẽo, u sầu?

 

1830


HAD WE NEVER LOVED SО КINDLY 1  

Если б мы не дети были,

Если б слепо не любили,

Не встречались, не прощались,

Мы с страданьем бы не знались. 1830 

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

ĐA ĐOAN CHI MỘT CHỮ TÌNH

ĐA ĐOAN CHI MỘT CHỮ TÌNH

                        PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

         Tôi muốn dùng câu thơ của nhà thơ Lan Linh  trong bài thơ  Không nhau 1” làm nhan đề cho bài viết về thơ tình của tác giả trong tập “ Cổ tích mùa Đông”. Có thể nói suốt tập chỉ toàn viết về Em, về tình Em, về tình “tôi” với Em, về một hoài  niệm mối tình đã  đã lỡ, đã chia xa nhưng không thể nào quên. Thời gian của hoài niệm là mùa Đông, mùa giá lạnh, nên nỗi nhớ nhung   hơi ấm càng trở nên khắc khỏai, cồn cào, day dứt. Nghe gió trở mùa, thấy khúc giao mùa, về lại  quê xưa, đi qua phố cũ. Gặp gió, gặp nắng, gặp mưa, gặp bão, gặp đêm trăng, gặp  lá vàng rơi, gặp vạt cải vàng,…  bất cứ điều gì cũng làm cho người thơ đa tình thổn thức nhớ, vời vợi mong, cuồn cuộn trong lòng hoài niệm.

          Nhớ nhất là mắt em, môi em. Môi mắt của người thiếu nữ vừa chớm độ xuân thì. Không ít lần người thơ  nhắc đến làn môi đỏ tỏa hương, mắt long lanh quyến rũ:

          Nhìn trời thu như màu mắt em trong

          Màu môi đỏ vẫn tỏa hương quyến rũ

                   (Sắc hoàng hôn)

          Ngày xưa môi em đỏ thắm

          Mắt huyền tỏa nắng long lanh

                             (Giấc mơ trưa)

          Ta vẫn nhớ  em ta đôi mắt ngọc

          Lóng lánh cười khi mỗi độ thu sang

                      (Đông về qua phố)

                                                                    Vũ Nho

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

CHÙM NGẪU CẢM của TRẦN TRUNG

 

CHÙM NGẪU CẢM Sửa

CHÙM NGẪU CẢM của TRẦN TRUNG

 nhagiatrantrung

1/GẶP

 

Gặp nhau-sau thời ngàn ngàn

Cô-Vít.

Đón nắng lên cao xanh,

Xanh tận,

Tim-Người

 

Nào đâu cần bia rượu mới lên khơi !

Muôn thủa Xưa-Sau,

Tình-Người

Bay

Phóng khoáng...

 

Sóng vẫn dậy ao hồ hay sông biển,

Ta gặp được Mình,

Xanh vút tận-Triền miên.

 

2/HỀ

 

Thời nao, chả có Thằng-Hề,

Miệng mồm.Múa may.Uốn éo...

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

 

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG Sửa

phan-hoang-cq-manh-thang2

Khi bạn bỏ ruộng mong gặp thần đồng

1.

Dù họ là ai và từ đâu đến

dù họ là thần đồng hay ngôi sao

thì họ cũng như bạn và tôi

kết tinh từ khoái lạc tình yêu cùng nỗi đau sinh nở

thì họ cũng như bạn và tôi

có những đỉnh mây thăng hoa

có những vực sâu bão tố

có ánh hào quang đám đông

có nỗi cô đơn lẻ bóng

không ai mãi mãi là số một trên thế gian này

 

Bạn là ngôi sao của những gié lúa vàng mùa thu hoạch

tôi là ngôi sao của những con chữ định mệnh sẻ chia

 

2.

Chen chúc ôm hoa vẫy đón thần đồng

tiếng cười rổn rảng dài hơn mưa ngâu

những thân phận hẩm hiu né về phía hoàng hôn tím tái

 

3.

Nước mắt bao giờ cũng độc hành lặng lẽ

hào quang đâu ngăn nổi con mọt hư danh gặm nhắm tâm hồn?

 

Một chiều thu 2009

 

Cần Giờ bất lực

 

Những con đom đóm vừa bay vừa phát tín hiệu khẩn cấp

những con sóng vừa chồm lên vừa báo động nguy cơ

những con gió từ phía đông vừa ào về vừa thảng thốt

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

NGƯỜI VỀ VỚI LỜI BÌNH

NGƯỜI VỀ VỚI LỜI BÌNH Sửa

CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’ -

MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

*

Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.

ng_xun_xuyn

NGƯỜI VỀ...

- Viết cho G -

.

Người về vạch lá tìm sâu

Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi

Người về dụ nắng rong chơi

Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa

.

Người về phá nhịp đò đưa

Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời

*,

Hà Nội, 19 tháng 5-2022

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

LỜI BÌNH CỦA TRỊNH THỊ NHÂM

NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

CHÙM THƠ ĐẶNG MINH THƯ

 


CHÙM THƠ ĐẶNG MINH THƯ

 

BÀI CA DÂNG BÁC

Mừng ngày mười chín tháng năm

Con về Hà Nội viếng thăm Bác Hồ

Nắng vàng trải khắp thủ đô

Gió reo phần phật lá cờ đỏ tươi

Nghiêm trang con đứng bên Người

 Nhịp tim rạo rực chói ngời lòng con

Niềm tin vững bước sắt son

Con luôn tạc dạ công ơn của Người

Bác như chân lý trên đời

Đẹp hơn tất cả những lời bài ca

Mấy mươi năm Bác đi xa

Nhưng còn thắm đượm mặn mà tình thương

Chúng con bước tiếp chặng đường

Như luôn có Bác vầng dương sáng ngời

 Bác hiến dâng cả cuộc đời

Vì dân,vì nước không ngơi chút lòng

Lời di chúc Bác ấm nồng

Ra đi Bác dặn cả đồng bào ta

Hai miền Nam - Bắc một nhà

Dân giàu nước mạnh,vươn xa xứng tầm

Dẫu cho có lúc thăng trầm

Vẫn vượt qua bởi chữ tâm của Người

Từ rừng núi đến biển khơi

Nhớ công ơn Bác đời đời khắc ghi

 Ngày 11/5/2022 (Đặng Thư)

 

TIẾC

Tiếc cho cái tuổi học trò

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

“MẠCH NGUỒN” VÀ “VÙNG PHỦ SÓNG”

“MẠCH NGUỒN” VÀ “VÙNG PHỦ SÓNG”

Lê Anh Phong
Thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2022 8:55 AM


(Đọc thơ Đoàn Văn Thanh)


Đó là tên 2 tập thơ trong số 7 thi tập của nhà thơ Đoàn Văn Thanh. Xin được mượn hai hình tượng ấy làm từ khóa để mở ra cánh cửa của con đường thơ anh, của một tác giả sinh ra trên miền quê Hà Nam giàu trầm tích văn hóa. Có lẽ với người cầm bút, sáng tạo luôn gắn liền với mạch nguồn và vùng phủ sóng.

Khi đọc thơ anh, tôi luôn tự hỏi: Truyền thống hay hiện đại? Duy tình hay duy lý? Đâu là cái điệu tâm hồn của một người thơ mà tôi yêu quý?

IU.LERMONTOV NGƯỜI KẾ TỤC XỨNG ĐÁNG "MẶT TRỜI THI CA NGA"

 

  1. IU. LERMONTOV - NGƯỜI KẾ TỤC

XỨNG ĐÁNG “MẶT TRỜI THI CA NGA”

Bạn đang có trong tay tập “Thơ trữ tình” của M. Iu. Lermontov  (1814-1841), nhà thơ Nga kiệt xuất, người kế tục một cách xứng đáng A. S. Puskin sau khi “Mặt trời thi ca Nga” vừa lặn. Trong cuộc đời rất ngắn ngủi (chưa đầy 27 năm) của mình, ông đã để lại một di sản văn học khổng lồ gồm thơ trữ tình, trường ca và văn xuôi.

Mikhail Iurievich Lermontov sinh ngày 3 tháng 10 năm 1814 ở Moskva, trong gia đình một viên đại úy nghèo đã nghỉ hưu. Gần 3 tuổi, mẹ mất, Lermontov được bà ngoại đưa về Tarkhanư nuôi dưỡng (nay làng này mang tên ông, ở quận Belinxki, tỉnh Penza). Với mất mát lớn về tình cảm như thế nên từ thuở ấu thơ Lermontov đã khao khát tình người. Vào những phút giờ hiu quạnh nơi thôn dã hẳn cậu bé Lermontov đã đắm mình vào những cánh đồng Nga mênh mông, chứng kiến cảnh sống khốn cùng của những người nông dân trên đồng ruộng. Rồi sau này, những tình cảm thời thơ ấu đó đã phát triển, nẩy nở thành tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng hướng tới tự do và công lý.

Năm 14 tuổi, Lermontov lại được đưa về Moskva để học ở trường Nội trú quý tộc thuộc trường Đại học Tổng hợp. Thời gian này ông đã đọc thơ của A. X. Puskin, bắt đầu sáng tác thơ và tham gia các tạp chí viết tay của học sinh nội trú. Lòng thương cảm đối với những thân phận nghèo khổ đã bộc lộ trong thơ ông rất sớm:

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “PHỤ NỮ 婦女”

 

NHỮNG TỪ NGỮ LÝ THÚ BẤT NGỜ: “PHỤ NỮ 婦女” – Đỗ Chiêu Đức




Chữ NỮ theo "CHỮ NHO...DỄ HỌC" là một trong 214 bộ của hệ thống chữ Nho, được hình thành theo lối Tượng Hình 象形 trong Lục Thư 六書 là sáu cách hình thành chữ viết, có diễn tiến như sau:
 
                     
Giáp Cốt Văn   Kim Văn      Đại Triện        Tiểu Triện        Lệ Thư
  
Ta thấy:
             
                    
        
Giáp Cốt Văn 甲骨文 (là văn tự khắc trên xương trên sừng và trên mai rùa...) và Kim Văn 金文 (là văn tự được khắc trên kim loại, còn gọi là Chung Đỉnh Văn 鍾鼎文) là hình tượng ẻo lả của một cô gái đang qùy gối hai tay vòng về phía trước như đang hầu hạ hay phục thị cho ai vậy; Điều nầy cho ta xác định lại thời gian hình thành chữ viết là sau thời kỳ của Chế Độ Mẫu Hệ. Đến Đại Triện 大篆 và Tiểu Triện 小篆 thì các nét được lược giản và kéo thẳng ra thành chữ viết, và đến Lệ Thư đời Tần (221-206 trước Công Nguyên) thì nét chữ đã thành hình giống như là chữ viết hiện nay. NỮ là Phái Nữ, là Con Gái; trái ngược với NAM là Phái Nam, là Con Trai.

THƠ, EM VÀ QUÊ HƯƠNG...

 


THƠ, EM VÀ QUÊ HƯƠNG

TRONG “THƠ TRẦN VẤN LỆ”

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

*

Nhận được tập thơ THƠ TRẦN VẤN LỆ từ nhà thơ Nguyễn Thiên Nga (nhà thơ Trần Vấn Lệ ủy thác) từ Đà Lạt gửi tặng, tôi rất vui vì có được tập thơ của nhà thơ tôi yêu quý nhưng có chút tiêng tiếc là không được chính nhà thơ Trần Vấn Lệ đề tặng vì cách trở địa lý.

Tôi kết bạn facebook với ông từ tháng 6 năm 2019, từ tình cờ đọc những comment trao đổi giữa ông với bạn facebook về thơ ca, thấy cách “nói chuyện” của ông lạ lạ nên tò mò vào đọc trang facebook của ông và tôi bị thơ ông chinh phục. Sau đó ít ngày, tôi được nhà thơ Trần Quốc Phiệt cho biết đôi chút về ông: "Nhà thơ Trần Vấn Lệ, sinh ngày 31-5-1942 tại Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Trưởng thành và dạy học ở Đà Lạt. Hiện định cư tại Los Angeles - Hoa Kỳ". Sau này, khi đã trở thành bạn facebook một thời gian, nhà thơ Trần Vấn Lệ cho tôi thêm chút thông tin về ông: Định cư tại thị trấn Temple, Nam California, Hoa Kỳ từ năm 1989. Trước năm 1975, là Giáo sư Việt Văn trường Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), đã từng tham gia Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong đơn vị Bộ binh, Quân khu II của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Tập thơ "Thơ Trần Vấn Lệ" là tập thơ thứ 22 của ông đã xuất bản thành sách.

Thơ ông viết tự nhiên, chân thực, không câu nệ hình thức, viết như trải lòng, như có gì viết nấy nhưng lại rất tài dùng câu chữ trong những văn cảnh cụ thể, cũng rất khéo ngụy trang cách thể hiện thi ảnh thi tứ để bạn đọc luôn cảm nhận được sự chân chất, tự nhiên mà sâu lắng, tinh tế trong không gian thơ ca đa tầng, đa chiều của thế giới thơ ca Trần Vấn Lệ.

Bài viết này là chút cảm nhận của tôi khi đọc tập thơ "Thơ Trần Vấn Lệ" qua một số bài thơ viết về THƠ, EM VÀ QUÊ HƯƠNG.

 

1.

Ông viết về “Em” và tình yêu ông dành cho "Em" lạ lắm, chả như mọi người  cứ gồng lên em đẹp đến thế này, em đẹp đến thế kia, em đẹp đến “nghiêng nước nghiêng thành”, đến “hoa ghen nguyệt thẹn”... “Em” của ông đơn giản chỉ là những niềm vui bình dị chợt đến từ câu thơ "nói về em", từ nụ cười “mỉm” của "Em"... chỉ vậy thôi cũng đủ khiến cuộc sống quanh ông trở nên tươi ấm:

"Có câu thơ, một hôm rất lạ,

nói về em như nói một ngày vui!

Em biết không em đã mỉm cười

và hôm ấy tự nhiên trời nắng ấm!"

(Bài thơ làm từ hồi năm xưa xưa lắm)

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN

CÂY ĐÀN BỎ QUÊN

                              Trần Trung

  ( Gửi Người nghệ sĩ đa tình-Phạm Duy)

 nhagiatrantrung

Ông đi đâu, về đâu?

Mà,

nỡ bỏ quên cây đàn Nghệ-Sĩ.

Mà,

nỡ bỏ quên

những lời thầm thĩ

của bao kiếp Giai-Nhân...

              *

Con đường Tình-Nghệ-Thuật,

Ngỡ như gần

Mà, rong ruổi xa xôi.

 Rung ngân trong từng chân tóc bạc, da mồi...

               *

Có Ai thấu chăng,

Phạm Duy một đời tìm kiếm

Hy vọng đồng hành cùng thất vọng?

Nổi trôi theo vận Nước-Non này...

               *

Phạm Duy ơi!

Người đã bỏ quên cây đàn Nghệ-Sĩ bên trời

Bỏ quên điệp khúc bên đời.

Bỏ quên,

      Bản “Tình ca”

                Khôn dứt

                          Người ơi!

    Hà Nội-28/1/2013

 (Tưởng nhớ Phạm Duy-sau một ngày ông mất).

unnamed

 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

CHƠI OẮCH

CHƠI OẮCH

 

                                                                                        Triệu Trình

                                                                                  Vũ Công Hoan dịch

v_cng_hoan_nheo_mt

 CỐ NHÀ VĂN, DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

          Thi là bạn học của tôi năm lớp mười hai. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, chưa được mấy năm, cậu ấy đã dóng dựng nên doanh nghiệp của mình, làm ăn cũng chưa đâu vào đâu. Còn tôi, số phận kẻ cầm bút, tuy cũng mang danh cái gọi

là nhà văn, nhưng thời buổi này, nhà văn đáng giá bao nhiêu, chẳng nói ra người ta cũng biết.

         Hôm nay, giữa lúc tôi đang cấu tứ một truyện vừa, thì chuông điện thoại réo, Thị gọi đến, bảo tôi đi tiếp khách. Tôi cười

  • Cậu định hại mình phải không?

          Thi nói một cách nghiêm chỉnh:

          - Thật mà, một khách hàng của mình, tuy nói buôn bán lâu năm, nhưng luôn luôn thích văn chương, cậu đến việc chắc thành.

          Nói xong Thi bỏ điện thoại. Anh chàng ngạo ngược quá thể, ôi, ai bảo chúng tôi là bạn thân của nhau?

          Vừa bước đến cửa khách sạn “Tử Vân Hiên”, một cô gái xinh đẹp đi đến:

      

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

TRẢ EM

TRẢ EM


                  ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Đứng trước em anh thành người rất lạ

Thả rông hồn đắm đuối mắt em

Em rất gần

Nhưng cũng thật xa xăm

Em hời hợt để anh thèm vị biển

Em hoang sơ để anh khát đại ngàn.


Anh ngợp mình trong ảo vọng ái ân

Mải lặn ngụp xây lâu đài trên cát

Giấu niềm riêng em thản nhiên bỡn cợt

Kéo mùa đông giá lạnh nhích gần

Anh đốt mình cháy bỏng si mê

Thổn thức mãi miền yêu không thể.


Anh biết thế

Và anh không thế

Sánh vai em dạo bước song hành

Gió đại ngàn khắc khoải rừng xanh

Sao phải lén mơ nơi xa lắm

Trả lại em niềm đau đằm thắm

Trả đêm hoang vật vã rã rời

Câu thơ tình viết vội gãy đôi

Nhịp yêu ấy anh đành lỡ dở

Chân nhẹ bước. Tim yêu bỏ ngỏ

Khép nụ cười héo hắt nửa đời trai.

*

Hà Nội, ngày 23 tháng 10-2013

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

unnamed

 

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ CÁI LÍ CỦA CÔ GÁI THÁI

TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ CÁI LÍ CỦA CÔ GÁI THÁI Sửa

TP&BĐ

NGÀY 13 THÁNG 5, CHÚNG TÔI CÓ ĐƯA LÊN TRANG BÀI THƠ CỦA TÁC GIẢ LÊ TRIỂN CÙNG LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ NHÀ GIÁO TRẦN TRUNG. SAU ĐÓ CHÚNG TÔI NHẬN ĐƯỢC THƯ TRAO ĐỔI CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI - NGƯỜI GẮN BÓ VỚI DÂN TỘC THÁI Ở SƠN LA, TỪNG DỊCH XỐNG CHỤ XON SAO ( TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) RA TIẾNG VIỆT. ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN, XIN ĐƯA THƯ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN KHÔI.

Thư trao đổi

Về bài thơ của Lê Triển “ Cái lý của cô gái Thái “…
Bài này phi thực tế , của 1 người không hiểu gì về xứ Thái và Người Thái ?
-1, dùng “ cái lý “ : chỉ có Người Mèo / H ‘ Mông mới có “ lý ông Mèo “… NK trong bài thơ “ Người H’ Mông “ có 2 câu :
“ Cãi lý với người H Mông phải mệt
Một ông đồ Nghệ hoá thành hai “.
-2, phụ nữ Thái tắm ở mó nước , ở khúc suối , sông …thao tác thường là : cởi áo Cóm trước , rồi kéo cạp váy cao lên che vú,rồi lội xuống nước , ngồi từ từ  nước ngập tới đâu thì kéo dâng váy lên trên cổ , cao nữa là để gọn váy tím xếp đội trên đầu , khỏa thân hoàn toàn ngập dưới nước …

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

Những ngày học tiếng Ba Lan

 


Những ngày học tiếng Ba Lan méo cả miệng

DART GIANGG

Mùa thu 30 năm trước (1989) chúng tôi sang Ba Lan học đại học. Một năm học tiếng ở ĐH Ngoại ngữ, Thanh Xuân, Hà Nội với cô giáo Barbara Machejko, cô Oanh, thầy Hiến và cô Hoá cho chúng tôi cảm giác mình đã nắm vững ngôn ngữ của Chopin, của Mickiewicz. Vì sinh viên Việt Nam học thuộc bài rất nhanh, ngữ pháp chia cách rào rào, đọc, hát véo von, có đứa còn làm thơ ‘po polsku’ mới ghê chứ. Tóm lại là giỏi, tự tin lắm.

Bay sang Moscow, đi tàu tới biên giới, đến ga trung tâm Warszawa, câu chuyện tương tự như bao nhóm lưu học sinh khác, không cần phải kể lại làm gì. Nhưng chuyến tàu từ Warszawa đến trường tiếng ở Lodz mới thật sự là lúc lớp tôi, trên 20 bạn, xâm nhập thực tế cuộc sống bình thường của người Ba Lan. Lý do là chúng tôi không ngồi cùng nhau mà tuỳ vé Đại sứ quán mua cho, cứ ngồi chen vào các khoang tàu (przedzial) cùng hành khách Ba Lan, đi về ga Lodz Fabryczna.

Tôi cùng ba bạn cả nam cả nữ ngồi vào một khoang như thế, và hành khách Ba Lan duy nhất có mặt là một anh lính về phép thăm nhà. Có lẽ lần đầu tiên trong đời anh gặp một lúc mấy sinh viên từ Việt Nam lại “bi bô” nói tiếng Ba Lan. Anh lính trẻ và chúng tôi say sưa nói chuyện, thời gian trôi qua sao mà nhanh. Đến một ga trước bến cuối anh ta xuống tàu, chào chia tay và được  một cô bạn trong nhóm chúng tôi tặng chiếc quạt giấy màu xanh đỏ, xếp lại được, và có hình chim chóc hay Chùa Một Cột gì đó.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

TÀO KHANG LÀ GÌ?

TÀO KHANG LÀ GÌ?
Hoàng Tuấn Công, 10 tháng 5, 2022,  Sài Gòn Nhỏ

Tin nhà ngày một vắng tin,
Mặn tình cát lũy, lạt tình tao khang.”
(Truyện Kiều)

Ai xui rã chút duyên kim cải,
Ai khiến rời chút ngãi tào khang…
(Ca dao)

“Tao khang” hay “tào khang” là gì?

Sách “Tập tục đời người” (Phan Cẩm Thượng – NXB Hội Nhà văn, 2017) giải thích:

“Trong tiếng Hán, hạt gạo là đạo (tao), vỏ trấu bọc ngoài gạo gọi là khang. Sự bao bọc này rất khăng khít, nên muốn có gạo ăn phải xay lúa giã gạo. Chữ tạo khang, Đạo khang được chỉ sự chung thủy của vợ chồng, nên có câu Vợ chồng là nghĩa tao khang. Ở đây ta thấy có hiện tượng người Việt dùng nguyên tiếng Trung Quốc cổ lẫn tiếng Hán Việt”.

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

ẤN TƯỢNG TẬP THƠ “THỨC BƯỚC THỜI GIAN” CỦA BÙI KIM ANH

ẤN TƯỢNG TẬP THƠ “THỨC BƯỚC THỜI GIAN” CỦA BÙI KIM ANH

 Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2022

                                             Vũ Nho

                                                                 Vũ Nho & Bùi Kim Anh
 

        Ấn tượng đầu tiên là tập thơ in và trình bày đẹp. Không chỉ tập này, mà các tập thơ gần đây của Bùi Kim Anh đều được chăm chút về hình thức. Thành thử đọc thơ thấy nhẹ nhõm, thanh thoát như đang dạo chơi trong khu vườn đẹp, trong  không gian thoáng đãng, mát dịu rợp bóng cây.

          120 bài thơ viết không ghi ngày tháng bên dưới, nhưng căn cứ vào nội dung và cảm xúc thì dễ nhận ra những bài thơ này viết trong những ngày gần đây. Một cố gắng như không cần cố gắng,  một việc làm như là thói quen, vì làm thơ với tác giả bây giờ như là công việc đi chợ, mua bán, hay  uống cà phê, ngồi vi tính, hoặc nhìn trời, nhìn mây, nhìn cây qua khung cửa…

          Vì sao nói thơ viết gần đây dù cuối bài không ghi ngày tháng?

Ấy là vì có không ít bài nói đến dịch Covid 19. Đó là bệnh dịch mấy năm nay hoành hành trên toàn cầu, trên cả nước ta, trong đó có Thủ đô Nà Nội, nơi nhà thơ sống và viết. Chỉ cần qua không gian buổi sáng và chiều là rõ:

          sớm đầu ngõ không ồn ã bán mua/ mớ rau củ hành phải đi xa mới có

          người già cũng mua hàng online chuyển qua grab/ tin nhắn qua lại nhiều lên

                                                 (Buổi sáng nơi ngõ hẹp)

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

HAI THUỞ NHẠC VE

 

Đinh Y Văn

 

HAI THUỞ NHẠC VE

Tặng các “đồng cảnh”

 có “ve kêu” trong tai

 

Tuổi “teen” mỗi độ sang hè

Lòng vui, tai đón nhạc ve rộn ràng...

 

“Ty cao”* chẳng đợi hè sang

Mùa nào tai cũng rộn ràng nhạc ve!

 

*Tuổi “ty cao”: khoảng từ 50 (fifty) trở lên

   (khái niệm của tác giả)

 

Đ.Y.V

con-gai-hue

 

 

 

 

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

 

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

nh_hong_ha

RƯỢU ĐÊM

(Kính tặng nhà thơ NTC)

 

Không ngủ được, thức cùng với rượu

Men say, vò nát nỗi đau đời

Bến bờ đâu?

Sóng triền miên sóng!

Vỗ vào đêm, kiệt giấc mơ tôi.

 

NHỚ!

 

Tam Đảo xa nhà, thương nhớ ơi!

Hoàng hôn loang lổ, phía cuối trời

Cánh rừng thiêm thiếp, đêm sinh nở

Đầm đìa sương cỏ, nõn tinh khôi

 

 

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

VĨNH BIỆT NHÀ THƠ VÂN LONG!

 

ĐỌC TUYỂN THƠ THẤY MỘT ĐỜI NGƯỜI

Nhà thơ Vân Long đã rời cõi tạm, hưởng thọ 89 tuổi!

TRANG BLOG VŨ NHO NINH BÌNH xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà thơ!

Xin đăng một bài viết của Vũ Nho như nén nhang thơm tiễn biệt anh hồn nhà thơ Vân Long về cõi vĩnh hằng!

anh_vanlong

ĐỌC TUYỂN THƠ THẤY MỘT ĐỜI NGƯỜI

 Đọc Tuyển thơ VÂN LONG, nxb Hội Nhà văn 2013

               Vũ Nho

 

          Tôi mượn câu thơ của nhà thơ Vân Long viết  tặng nhà thơ Quang Dũng để đặt tên cho bài viết nhỏ này.

Quả thật 222 bài thơ trong tuyển cho thấy một đời người, một đời nhà thơ  có nét gì đó tương đồng với bạn của mình:

          Lang thang biển, lang thang rừng,

                                           lang thang tâm tưởng

          Tìm cái Đẹp cho cuộc đời định hướng

Vân Long không lang thang,  nhà thơ đã bám trụ với Hải Phòng mười năm, đã gắn bó với Hà Tây xứ Đoài mây trắng nhiều năm, và trở về Ngõ Tràng An của Hà Nội, nhưng tâm tưởng ông đã trải rộng tới nhiều miền của đất nước.

          Vân Long sớm có tên trên văn đàn. Và Vân Long cũng rất bền bỉ với thơ,  như câu thơ ông  khiêm tốn tự đánh giá:

                   Thơ và đời lặng lẽ…

                             Đêm chờ xét nghiệm

Tôi muốn thảo luận lại với nhà thơ chút xíu về ấn tượng của mình.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

MỘT CHÚT THỜI SỰ*

MỘT CHÚT THỜI SỰ*

                                Phạm Đình Ân

 

Tiệc xong

Bà già giúp việc ra khóa cổng

Ba người con đi lên ba phòng riêng

Ti-vi bật sáng phòng khách

Yên tĩnh.

 

Dội lại từ xóm bên nhiều tiếng kêu:

Cháy! Cháy! Cháy!

Rập rịch chân chân chạy

Lốp bốp tre luồng nổ

Gần xa tiếng la hét.

Bà giúp việc ra cổng ngó.

 

Yên tĩnh.

Ba người con đang bật máy vi tính

Bố và mẹ nằm phòng riêng

Ti vi bị bỏ quên

đang phát chương trình thời sự.

 

Hỏa hoạn được giập tắt

Yên tĩnh.

 

21-4-1999.

 

 

*Một chút thời sự- Thơ Phạm Đình ÂN- Trong tập “ Vòng quay”

NXB Hội Nhà văn-2013

 

 LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

nhagiatrantrung

   MỘT CHÚT THỜI SỰ-TÂM TÌNH VÀ CẢNH BÁO

                                                      

 Có lẽ, một nét riêng và để lại ấn tượng về thơ Phạm Đình Ân trong tôi là sự kiệm lời, gọn nén về câu chữ mà lại đánh thức những điều chiêm nghiệm cùng suy tư của nhà thơ.Nhất là, ở những tháng năm này, khi cuộc sống thời hiện đại, con người đang phải trần mình mà đối mặt với thật nhiều biến động...Với nhà thơ-Những kẻ sĩ nhạy cảm mà cũng đa suy, thì biến động từ diện mạo bên ngoài của xã hội-đã đành.Điều khiến thi nhân day dứt, chấn động trong tâm tư lại chính là những biến động-theo chiều hướng cảnh tỉnh, cảnh báo...là điều đáng buồn, đáng nghĩ thuộc về Nhân tình-Thế thái !

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Vẫn chỉ là chùm cước chú cho Kiều

Vẫn chỉ là chùm cước chú cho Kiều

Posted on 01/05/2022 by Boxit VN

Nguyễn Hữu Liêm

Nhân dịp Nhạc sĩ Trần Quảng Nam cuối tuần 30 tháng 4 này tổ chức gặp gỡ HỘI NGỘ KIỀU ở California, TS Nguyễn Hữu Liêm có gửi một trích đoạn bài viết về Kiều của ông đến BVN nhờ đăng lên cho bạn đọc thưởng lãm. Chúng tôi vui lòng nhận lời ông mặc dù biết rằng thưởng ngoạn văn chương Kiều qua ngòi bút của nhà triết gia trong mục “Thư giãn Chủ nhật” không dễ “thư giãn” một chút nào.

Bauxite Việt Nam

Có lẽ gia sản chính từ Truyện Kiều của Nguyễn Du là vậy: Văn chương chỉ diễn tả được bi kịch cá nhân trong hoàn cảnh – situational tragedy – chứ không khai phá được một tầng nhân cách trên cơ sở Ý chí – the tragic consequences of the individual Will.
Tác giả văn chương Việt bắt buộc từng nhân vật phải mang cho mình một số phận nạn nhân, hoàn toàn thụ động, bất lực. Thế gian chỉ là một bóng tối bao trùm mà ta không thể khai sáng, không muốn thắp một ngọn nến xua tan màn vô minh. Thực tại như là một con quỷ xé nát cuộc đời mà ta chỉ còn van xin ân huệ.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “BIỂN ĐEN” (HẮC HẢI)? - Andy Van

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “BIỂN ĐEN” (HẮC HẢI)? - Andy Van



Cái tên “Biển Đen” chắc hẳn hầu hết chúng ta ai cũng đều nghe qua. Và tôi dám cá rằng khá nhiều người giống tôi đã từng nhầm tưởng “Biển Đen” là vì nó có màu đen. Nhưng tất nhiên không phải như vậy rồi. Bài viết này sẽ giải đáp điều đó.
 
Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về lý lịch trích ngang của Biển Đen đã.
 

Đôi Nét Về Biển Đen
 
Biển Đen - tên tiếng Anh là Black Sea, nằm ở khu vực giữa Đông Nam châu Âu và Tây Á. Biển Đen thật ra là một vùng biển sâu trong nội địa và được bao bọc bởi 6 nước: Thổ Nhĩ Kì, Romania, Bulgaria, Nga, Ukraina và Gruzia. Biển Đen chỉ thông với Địa Trung Hải qua 2 eo biển nông là Dardanelles và Bosphorus. Sông Danube là con sông dài thứ hai ở châu Âu xuất phát từ Đức đổ vào biển Đen.
 

Biển Đen có độ sâu tới 2212m và diện tích khoảng 436.400km2. Ngoài cái tên biển Đen thì vùng biển này còn có một tên khác hay và mĩ miều hơn là “Hắc Hải”.

Tại Sao Lại Gọi Là Biển Đen ?

MÂY BỒNG

MÂY BỒNG

Truyện ngắn của Nguyễn Trường

anh_ng.truong

                          NHÀ VĂN NGUYỄN TRƯỜNG

Lưng chừng núi Thiên Nhẫn, cây cối thưa thớt, cỏ xanh bát ngát điểm xuyết những bụi hoa mua bông tim tím, xen lẫn những cây cúc đắng nở hoa vàng rập rờn trước làn gió nhẹ. Không gian yên tĩnh, trong lành, mát ngọt. Thỉnh thoảng ẩn hiện những chú hươu, nai sắc vàng nhởn nhơ gặm cỏ.

Nhìn đàn thú rừng, Nguyễn Du  trao cung tên cho Nguyễn Ức, nói nhỏ:

- Đến lượt đệ, Huynh tin vào tay cung của đệ.

Nguyễn Ức lẳng lặng nhận cung tên từ tay anh, giương cung, “tách”, mũi tên  bay thẳng về chú nai đầu đàn vừa ngẩng lên, cặp sừng cong cong chỉa ra nhiều nhánh thật hài hòa cân đối. Mũi tên lọt qua cặp sừng làm chú nai giật mình, chạy vút đi kéo theo cả đàn cùng bỏ chạy nhanh như làn gió.

Nguyễn Du cười, sảng khoái:

-Ôi, Hoàng Tín Đại Phu, Trung thành môn vệ úy mà bắn trượt mục tiêu ư?

Hai anh em cùng chạy đến bên bụi hoa mua nơi chú nai ban nãy vừa đứng gặm cỏ, cùng thưởng thức hương thơm thoang thoảng của bầy động vật hiền lành còn vương trên cỏ ướt. Nguyễn Ức cười bẻ lại ông anh:

-Còn huynh, thuộc lòng 18 thứ binh khí, binh thư mà lúc nãy cũng bắn trượt con hươu to như con bò, hì hì.

Hai anh em ngồi trên cỏ, trêu chọc nhau. Cả hai không nói ra, họ đều cố tình bắn trượt mục tiêu, vì đi săn là để thư giãn sau nhiều năm căng thẳng, chứ không muốn sát sinh. Mỗi bữa đi săn về, “chiến lợi phẩm” của họ thu được là trái cây rừng, măng tre, mộc nhĩ, nấm hương...Nhưng dân trong vùng vẫn gọi họ là “Hồng Sơn Liệp Hộ” ( Phường săn núi Hồng).

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

VŨ NHO NÓI VỀ CÁNH ĐỒNG CHUM MÙA HOA BAN… TRÊN VOV TV

VŨ NHO NÓI VỀ  CÁNH ĐỒNG CHUM  MÙA HOA BAN…

TRÊN VOV TV

canh_dong_chum

Câu hỏi 1:Thưaông, “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” là hành trình của người lính, nhưng chỉ nhắc tới ký ức về năm trận đánh lớn đã được ghi dấu trong lịch sử, chỉ qua năm trận đánh lớn này nhà văn Hoàng Thế Sinh đã gửi gắm thông điệp của mình như thế nào?

 

Đây là tập tiểu thuyết có một phần bóng dáng tự truyện. Nhân vật Hoàng ít nhiều gợi cho những người biết tác giả thấy bóng dáng của nhà văn Hòang Thế Sinh. Nhưng tiểu tuyết này không nói về một nhân vật. mà nói về một loạt nhân vật quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên mặt trận cánh đồng Chum. Tác giả không viết kĩ về các trận đánh. Nhưng qua năm trận chiến từ khi các chiến sĩ còn là lính “mới tò te” đến trận quyết định thắng lợi của chiến dịch, tác giả cho thấy các chiến sĩ đã suy nghĩ thế nào, lo lắng ra sao, đối mặt với nhưng mất mát hi sinh của đồng đội và trưởng thành như thế nào. Tiểu thuyết nói về  tình đoàn kết gắn bó của các chiến sĩ tình nguyện Việt nam với nhân dân Lào mà tiêu biểu là bà mẹ  có tên Bun May, cô gái Lào Bua Xa Ly, Bun La… Các anh chiến đấu, hy sinh để  đất nước Lào tươi thắm mãi những cánh rừng hoa Ban. Cũng là bảo vệ những rừng Ban của đất nước mình. Và các chiến sĩ tình nguyện sống mãi với trong tình cảm Việt Lào  thắm thiết, một tình cảm đặc biệt, sâu nặng;  như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

                       Việt Lào hai nước chúng ta

                       Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long.

Câu hỏi 2:Thưa ông, ấn tượng của “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” chính là cách nhà văn dùng ngôn từ để làm nổi bật tâm lý của người lính mang tên Hoàng, thế mạnh sử dụng ngôn từ, khai thác nội tâm nhân vật đã được tác giả đầu tư như thế nào qua tác phẩm này?