Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

TIẾU LÂM GABROVO 22 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 22 ( TIẾP)



HÃY CỨ ĐỂ CHO BÃO NGỚT

Người Gabrovo cùng con trai đi biển. Một lần họ đi thuyền và bị bão đánh dạt ra xa bờ.

-         Trời ơi, nếu Trời thương đến chúng con, con sẽ tạ ơn người cây nến dài như cột buồm – Người cha cầu khấn.

-         Cha ơi, cha lấy đâu ra? Vì người ta không làm nến dài như vậy!

-         Im đi, thằng ngốc! – Ông bố nổi cáu - Cứ để cho bão yên đã, còn sau đó sẽ rõ…



CÁC NHÀ NGOẠI GIAO

Một người dân thành phố Abecđin của Scotlen vào một tiệm ăn trưa cùng với người quen mới của mình từ thành phố Gabrovo. Đúng như mong đợi, họ đặt một con cá cho hai người. Sauk hi người bồi bàn mang món được gọi ra, họ rất lâu không quyết định được việc đụng đến con cá để không lộ ra sự vội vã. Trong khi đó, mỗi người tự nhủ rằng không nên lấy phần đuôi, sẽ thua thiệt vì phần đó mỏng.

          Món cá bắt đầu nguội. Anh dân Abecđin mà phần đuôi cá hướng vào bắt đầu gợi chuyện:

          - Cậu có biết triết học là gì không?

          - Không.


                                                                 Vũ Nho- Chủ trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Hội thảo 100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ( tiếp)

 
II. Hội thảo tại Đà Nẵng ngày 28 - 29 tháng 12 năm 2019

Chép lại từ Giao'Blog

3.




Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.
Mọi thứ đều qua Facebook
TS Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc nội dung của Tao Đàn Thư Quán, đơn vị tổ chức hội thảo quốc tế "100 năm chữ Quốc ngữ", khai mạc ngày 28.12 cho biết: Khác với những hội thảo truyền thống trước đây, hội thảo này được tổ chức theo cách thức riêng. Đó là một đoàn thể chính thống (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng) đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo; một công ty tư nhân (Tao Đàn Thư Quán) hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ kinh phí tổ chức hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo đã dùng mạng xã hội Facebook để loan tin về hội thảo và kêu gọi cộng đồng tham gia/ tham dự hội thảo".

Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M
Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M
Cụ thể, sau khi xây dựng đề cương nội dung, ấn định ngày giờ, địa điểm tổ chức và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đồng ý cấp phép tổ chức hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo đã đăng tải chương trình hội thảo bằng các ngôn ngữ: Việt - Pháp - Anh trên Facebook, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia/ tham dự hội thảo.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019 

 (Chép lại từ Giao' Blog )

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.


Tin từ các nơi. Cập nhật dần.

---
I. Hội thảo tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 12 năm 2019
..
1.


Kính thưa quý vị,
Hôm nay chúng ta gặp mặt là để cùng nhau bàn về CHỮ QUỐC NGỮ nhân kỷ niệm 100 năm ngày chữ Quốc ngữ lên ngôi trong phạm vi cả nước.

TỰ NHỦ (1)




TỰ NHỦ (1)
           Trần Tiến
 .
Tôi không mơ mộng cảnh giàu sang
Chức tước hư danh cũng chả màng
Trót mang cái nghiệp nghề viết lách
Trọn đời sống kiếp kẻ lang thang.
 .
Vừa mới nơi này mai chốn nọ
Mừng chưa kịp tỏ buồn đã ló
Ghế chưa ấm chỗ đã vội rời
Việc cũ còn tồn ai liệu lo?
 .
Khổ nhất, tội nhất cái thân nghèo
Bao nhiêu tai ương cứ bám theo
Tưởng qua dốc rồi hể hả hát
Ngờ đâu con thác dựng ngang đèo.
 .
Vẫn biết nghề nào chả gian nan
Nhụt chí việc gì cũng dở dang
Tài sức lưng vốn mình hèn mọn
Đừng ham giành chỗ chốn quan trường.
 .
Than thân trách phận với ai đây
Đường dài mới biết ngựa nào hay
Khi quyết xông pha vào rừng thẳm
Chớ ngại non cao với tuyết dày…
*.
Hà Nội, Tháng 03 năm 2012
TRẦN TIẾN
Địa chỉ: Nhà 6, ngách 20, ngõ 107, phố Hồng Mai,
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.



Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

KỂ THÊM VÀI CHUYỆN ... CỦA TÔI



KỂ THÊM VÀI CHUYỆN ...
CỦA TÔI
Đặng Xuân Xuyến 
Dành cho các bạn thích tìm hiểu tâm linh
*
Sáng 11 tháng 05 năm 2019, vào viện thăm người ốm, thằng em (xã hội) than thở: - Năm ngoái mẹ em đi xem, thầy nói năm 2019 đề phòng hao tổn nhân mạng. Về nhà mẹ cứ rầu rĩ, lo mẹ có mệnh hệ gì thì em sẽ khổ. Em càu nhàu là mẹ mê tín vớ vẩn. Giờ nhìn mẹ nằm một chỗ, đến cả em mẹ cũng không nhận ra... Em xót xa lắm.
An ủi thằng em vài câu rồi về. Định đến thăm cậu (họ) cũng đang trị bệnh ở bệnh viện Bạch Mai nhưng sợ cái lưng trở chứng nên về nhà, để chiều hoặc tối đến thăm vậy.
Dù bác sĩ dặn phải thật hạn chế ngồi, hạn chế vận động để dưỡng lưng, nhưng hôm nay, cũng cố ngồi lạch cạch bàn phím kể vài chuyện “người thực việc thực” có liên quan tới tôi về “thuyết Thiên Mệnh”, không phải để “tuyên truyền” mê tín dị đoan mà chỉ để củng cố niềm tin tín ngưỡng trong tôi: CON NGƯỜI CÓ SỐ PHẬN.

1. CHUYỆN CỦA LÊ XUÂN HẢO
Mẹ tôi là em ruột bà nội của Lê Xuân Hảo. Hảo làm ở Công ty Văn Hóa Bảo Thắng khoảng mười năm. Ngày đó, tôi mới nghiên cứu Tử Vi nên rất háo hức xem lá số Tử Vi cho mọi người, vì thế, trong tập lá số Tử Vi của nhiều người, có lá số Tử Vi của Hảo.
Một chiều đầu hè năm 2003, Hảo xin nghỉ việc vào Sài Gòn học tiếng để cuối năm đó sang Nhật làm việc. Tôi ngạc nhiên nói với Hảo: - “Chắc mẹ cháu nhớ nhầm ngày, giờ sinh chứ đúng như ngày giờ mẹ cháu đã cho chú biết thì cháu không có số xuất ngoại”. Hảo nhếch miệng cười: - “Vâng. Mẹ cháu nhớ nhầm”. Vì nghĩ dữ liệu lá số Tử Vi của Hảo không chính xác nên tôi không lưu lá số của Hảo.
Hơn năm sau, đầu Thu 2004, Hảo đến Công ty Văn Hóa Bảo Thắng xin trở lại làm việc vì “không sang Nhật được.”. Cũng vừa lúc mới cho lái xe nghỉ việc nên tôi nhận Hảo trở lại lái xe cho công ty.
Khi chuẩn bị cưới vợ, Hảo tâm sự: - “Bố mẹ cháu bảo tuổi chúng cháu xung khắc, đứa 1976, đứa 1982, dễ gặp trục trặc lắm.”. Tôi nói: - “Về đặc tính của Ngũ Hành thì 2 đứa tuy “xung khắc” nhưng đều tuổi dương nên sự “xung khắc” cũng không ngại, lại nữa, chồng khắc vợ thì vợ sẽ biết sợ chồng mà giữ đạo, kết hôn được, chỉ sợ vợ khắc chồng sẽ phạm “nghi bại nghi vong” thì tối kỵ. Còn xét về lý tính của Ngũ Hành thì đẹp, biển có dải cát mới là bãi biển, mới nên thơ. Hai đứa lấy nhau sẽ có nếp có tẻ, kinh tế cũng được. Muốn chuẩn xác phải luận giải theo lá số Tử Vi nhưng lá số của cháu chú không lưu nên căn cứ vào Âm Dương Ngũ Hành và cung Thê, cung Tử Tức trên tướng mặt của cháu, chú chỉ ước đoán được vậy”. Hảo tiếp lời: - “Chúng cháu tổ chức cưới giả, rồi mới cưới chính thức để tránh những trục trặc sau kết hôn.”. Tôi định bảo: -“Ừ. Cẩn thận cũng tốt nhưng người ta chỉ thực hành nghi lễ cưới giả khi cả 2 chưa có quan hệ (sinh lý) vợ chồng với nhau, và “mẹo” đó cũng chỉ để giải quyết tinh thần là chính...” nhưng thấy Hảo thành tâm lắm nên tôi không nói.
 Giờ, Hảo có 2 con, 1 trai, 1 gái. Kinh tế gia đình Hảo, như tôi nghe chuyện từ làng xóm thì cũng khá ổn.

2. CHUYỆN CỦA ĐẶNG TUẤN ANH



Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

TẠ PHƯƠNG VỚI THƠ NGA




TẠ PHƯƠNG VỚI THƠ NGA

 Vũ Nho


Vốn không phải là người được đào tạo làm văn chương, nhà khoa học Tạ Hòa Phương lại mê đắm thơ ca Nga như là mê đắm những cảnh quan địa chất mà anh theo đuổi và trở thành nhà khoa học có tên tuổi. Vì mê đắm như thế, nên bạn đọc đã biết đến một dịch giả Tạ Phương bên cạnh các tên tuổi như Thúy Toàn, Bằng Việt, Thái Bá Tân, Thụy Anh... "THƠ NGA TỪ MỘT GÓC NHÌN" là một tuyển tập khá phong phú, đa dạng về các nhà thơ Nga, một số trước đó đã được Tạ Phương tuyển dịch và giới thiệu như một tác giả trong một tuyển tập. Trong tập này, dù chỉ xuất phát từ "góc nhìn" của dịch giả với hàm ý khiêm tốn là không bao quát hết một nền thơ giàu thành tựu với không ít các nhà thơ nổi tiếng không chỉ của nước Nga mà còn của toàn thế giới, nhưng có thể nói là khá đa dạng và toàn diện về các nhà thơ Nga. Có 26 nhà thơ Nga được chọn dịch với nhiều tên tuổi đã quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Đó là các nhà thơ Nga cổ điển như F. Chiutchev, A. Puskin, M. Lermontov, A. Blok, E. Esenin; đó là các nữ nhà thơ mà hầu như ai yêu thơ Nga cũng biết như O. Berggoltz, A. Akhmatova, M. Tsvetaeva; các nhà thơ Xô viết nổi tiếng như K. Simonov, E. Evtusenko, B. Pasternak,… Hầu hết các nhà thơ đã qua đời, nghĩa là thành tựu thơ một đời của họ đã được xác nhận ở Nga. Nhưng vẫn có hai nhà thơ còn sống dù tuổi đã cao.



Như vậy là trong bạt ngàn rừng thi ca Nga, nhà địa chất Tạ Phương đã chọn ra một số mẫu có tính chất tiêu biểu, giúp bạn đọc qua một số “mẫu vật” mà biết cả mạch quặng trầm tích giàu có và quý giá, qua một số giọt nước mà biết được cả đại dương, qua một số cây mà biết được cả cánh rừng đại ngàn.






Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

NGÔ NẾP, NGÔI NHÀ GIỮA LÒNG HÀ NỘI,...



 Chùm thơ cuối Đông 2019 của Trần Trung

1/  NGÔ NẾP

Ngô nếp nướng,
Tự xửa xưa.
Thơm vào bốn cõi, thơm ra...
Quê Mình.

Ngày đông ngô nếp lượn quanh
Nhớ thương nếp bắp
                    Hương-Tình
                                 Càng thương.

      ( Hà nội, một chiều nhớ Quê,
         20/12/2019 )

2/NGÔI NHÀ CỔ GIỮA LÒNG HÀ NỘI

Hạc chầu thanh thoát, bên Rùa vững bền,
Đồng vọng hướng lên:
Ngôi nhà toàn lim-cổ xưa ba trăm năm
Giữa lòng Thăng Long-Hà Nội.

Chưa kể thời gian cất xây,
Tự đời Cảnh Hưng thứ 32-Vững chãi.
Vững chãi lâu bền cho xưa sau
Và, mãi mãi lòng Người.


                                                               Trần Trung

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Tưởng niệm GS. TS. Ngô Ngọc Liễn!

Để tưởng niệm GS. TS. Ngô Ngọc Liễn, xin đăng tiểu sử tóm tắt của GS.TS và bài viết của chúng tôi về cuốn sách "Lê Văn Thịnh - Vụ án Thái sư hóa hổ" của GS.



GS.TS  Ngô Ngọc Liễn.
Năm sinh: 1934.
Quê quán: La Khê, Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.
Tốt nghiệm Đại học Y khoa Hà Nội. Từng là Chủ nhiệm bộ môn, Chủ nhiệm khoa Tai - Mũi - Họng của trường. Tu nghiệp tại Cộng hoà Dân chủ Đức.
Là Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa đầu ngành Tai - Mũi - Họng.
Tác phẩm
Có hơn 20 cuốn sách y khoa. Trong đó đáng kể nhất là: Bệnh học Tai - Mũi - Họng hơn 500 trang; Từ điển thuật ngữ Tai - Mũi - Họng Anh Pháp Việt, hơn 1000 trang.
Văn xuôi
Thân thế và thơ văn Tiến sĩ Ngô Duy Viên, 2010; Mẫu Ỷ Lan (tiểu thuyết kịch sử), 2013.
Đi tìm hồn Việt trong Thăng Long – Hà Nội, 2014; Đi tìm hồn Việt trong Hồ Tây, 2015.
Đi tìm hồn Việt Hồ Gươm lịch sử và di tích, 2017; Lê Văn Thịnh - Vụ án: Thái sư hoá hổ
(tiểu thuyết lịch sử), 2018,
Các tập thơ
Hà Nội đêm thu, 1997; Thu, 2004; Thoảng qua và suy ngẫm, 2006; Hồ Tây chiều thu, 2010; Hồ thu, 2016.



TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VỀ NGƯỜI ĐỖ THỦ KHOA KÌ THI NHO HỌC ĐẦU TIÊN
           
Về cuốn “Lê Văn Thịnh vụ án : Thái sư hóa hổ” của Ngô Ngọc Liễn, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2018
                                                          Vũ Nho
           Lê Văn Thịnh là người đỗ Thủ khoa đầu tiên của khoa thi Nho học nước ta thời Lý. Ông  là thầy d ạy vua, làm đến chức Thái sư, có nhiều công lao, song lại bị vướng vào vụ án “hóa hổ”, mà không bị “tru di tam tộc”, chỉ bị đi đầy ở Thao Giang.  Trong chính sử những dòng viết về nhân vật này thật ngắn ngủi. sách “Đại Việt sử lược” (viết vào thời nhà Trần) chép:
Tháng 11 năm 1095, vua Lý Nhân Tông xem đánh cá ở Dâm Đàm. Lúc bấy giờ vua ngự trong chiếc thuyền nhỏ, thị vệ theo hầu rất ít. Thái sư Lê Văn Thịnh vốn có mưu gian, nhân cơ hội ấy mới dùng ảo thuật làm khói sương nổi thoắt lên bao phủ cả mặt hồ, ban ngày mà tối tăm mù mịt.
Một lát, nhà vua nghe tiếng mái chèo sắp đến gần, có ý sợ xảy ra tai biến mới lấy cái mác phóng ra. Khói sương theo mác mà tan biến đi thì thấy thuyền của Lê Văn Thịnh đã đến gần, với đồ hung khí. Vua sai người bắt giữ Lê Văn Thịnh rồi hạ chiếu đem an trí ở miệt Thao Giang (nay là Phú Thọ). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại lý (tức Vân Nam, Trung Quốc), giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó. Và, đến đây thì làm phản.

Vĩnh biệt Giáo sư Tiến sĩ Ngô Ngọc Liễn!



Vĩnh biệt Giáo Sư Tiến Sĩ NGÔ NGỌC LIỄN!

Theo điện thoại của gia đình GS.TS. Ngô Ngọc Liễn, 
GS.TS. Ngô Ngọc Liễn đã từ trần đột ngột  do bệnh tim vào 10 giờ đêm ngày 18 tháng 12 năm 2019, hưởng thọ 86 tuổi.
Lễ viếng và lễ tang GS. TS. Ngô Ngọc Liễn cử hành lúc 16 h ngày thứ Bảy,  21 tháng 12 năm 2019 tại nhà tang lễ Quốc Gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
An táng tại  nghĩa trang quê nhà Hà Đông.

Xin chia buồn sâu sắc cùng gia đình!
Cầu chúc cho anh hồn GS.TS. Ngô Ngọc Liễn siêu thoát miền cực lạc!
vunhonb.blogspot,com

TIẾU LÂM GABROVO 21 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 21 ( TIẾP)

THẬT TỐT LÀ CẢNH BÁO
-         Này, ông hàng xóm! Chó nhà ông lại ăn gà nhà tôi!
-         Thật tốt là ông đã cảnh báo! Tôi sẽ không cho nó ăn gì hôm nay!

MAY MÀ TRÓT LỌT
Chuyện này xảy ra ở thế kỉ trước. Nông dân một làng ngoại ô Gabrovo mời thầy giáo đến dạy ở trường làng. Họ thỏa thuận với thầy là sẽ không trả công bằng tiền mà bằng rượu rakie- mỗi nhà trả hai xô.
Khi các nhà bắt đầu nấu rượu, thầy giáo mang một cái thùng lớn và lần lượt đến từng nhà lấy rượu. hai trăm nóc nhà – Bốn trăm xô rượu. Sau đó thầy giáo tuyên bố bán rượu rakie. Các lái buôn đến thử thì hóa ra trong thùng toàn nước lã.
          Thì ra, nhà nào cũng nghĩ rằng hai xô nước lã nhà mình chẳng làm nhạt được rượu rakie của các nhà khác.

CÁO PHÓ
Chúa tha tội cho cha tôi đã mất vào ngày phiên chợ. Vì sự yên tĩnh của linh hồn ông, quán sẽ mở cửa đến đêm khuya!

BỨC ĐIỆN
Một anh Gabrovo đến thành phố khác buôn bán. Bán hàng xong, anh ta quyết định gửi cho vợ bức điện sau: : “Anh đã bán hàng được lời. Anh sẽ về Gabrovo vào chiều thứ 6. Đimitri của em”. Anh ta thấy bức điện thế là dài.
-         Mara biết rằng mình luôn bán hàng có lãi. Anh nghĩ và gạch từ không cần thiết. Còn lại “Anh sẽ về Gabrovo vào chiều thứ 6. Đimitri của em” – Anh ta vẫn cảm thấy phải trả nhiều tiền.
-         Thật rõ là mình sẽ về Gabrovo, mình sẽ không ngồi ở đây đến Chủ nhật không có việc và tốn tiền vô ích! Thế là  bức điện chỉ còn : “ Đimitri của em”.
-         Tất nhiên rồi, chẳng của vợ thì của ai nữa? Thế thì tốn tiền làm gì?
Anh ta xé bức điện và ra khỏi nhà Bưu điện.


                                                                    Vũ Nho - Chủ trang