Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

CHUYỆN MỘT BÁC NÔNG DÂN NUÔI HAI VỊ TƯỚNG QUÂN







CHUYỆN MỘT BÁC NÔNG DÂN NUÔI HAI VỊ TƯỚNG QUÂN


                                                           Xantưcop Sedrin ( Nga)

                                                            Vũ Nho dịch



Có hai ông tướng. Bởi cả hai cùng khinh suất, nông nổi, nên sắp tới, như có phép thần, theo ý muốn của tôi, các ông sẽ rơi xuống một đảo hoang.

          Hai ông tướng cả đời đã làm việc ở một văn phòng nào đó. Ở đó, các ông ấy được sinh ra, được nuôi lớn và trở thành người già, nên các ông chẳng hiểu biết gì cả. Đến nói cũng chẳng biết gì hơn câu : ” Xin được ngài chấp nhận lời cam đoan hoàn toàn thành kính và tận tụy của tôi!”.

          Người ta bỏ văn phòng vì nó đã vô dụng và giải phóng cho hai ông tướng. Ra khỏi biên chế, hai ông đến Peterburg, ở trên phố Podiatrexki, trong hai căn hộ riêng, có hai chị bếp riêng và hàng tháng hưởng lương hưu. Đột nhiên các ông lạc đến một đảo hoang, rồi tỉnh giấc và thấy cùng đắp chung một cái chăn. Lẽ dĩ nhiên, thoạt đầu các ông chẳng hiểu gì cả và bắt đầu nói chuyện, cứ như không có gì xảy ra.

          - Lạ thật, thưa đại nhân, tôi nằm mơ hay sao ấy! – một ông tướng nói – Tôi thấy như mình đang ở trên đảo hoang...

          Ông tướng nói xong bỗng nhảy phắt lên. Ông kia cũng nhảy lên.

          - Trời ơi! Chuyện gì lạ thế này! Chúng ta ở đâu vậy nhỉ?

          Cả hai kêu toáng lên rồi quay ra sờ nắn nhau xem là mơ hay thật. Hóa ra là thật! Họ tự nhủ chẳng qua cũng chỉ là mơ nhưng cuối cùng vẫn phải buồn rầu thừa nhận chuyện là thực.

          Trước mắt họ, biển trải rộng xa tắp một phía, phí kia là một rẻo đât hẹp, sau rẻo đất ấy  lại cũng là biển không bờ.

          Hai ông tướng bật khóc, lần đầu tiên kể từ ngày người ta đóng cửa văn phòng.

          Họ nhìn kĩ lại nhau và nhận ra cả hai cùng mặc đồ ngủ, trên cổ treo mề đay.

          - Giá có tách cà phê thì tuyệt! – một ông tướng buột miệng; sực nhớ đang gặp một trò đùa tai quái chưa từng thấy bèn òa khóc lần nữa.

          - Chúng ta sẽ làm gì bây giờ? – Ông tướng tiếp lời qua dòng nước mắt. – Chẳng nhẽ viết báo cáo?

          - Phỏng ích gì?

          - Thế này vậy, -ông tướng kia đáp- người hãy đi, thưa đại nhân, sang Đông, còn tôi – sang Tây, buổi chiều mình vòng lại đây. Có thể sẽ tìm thấy gì chăng?

          Họ bắt đầu tìm hướng Đông, hướng Tây. Họ nhớ quan trên dạy nếu muốn tìm hướng Đông thì quay mặt về hướng bắc, bên tay phải chính là hướng cần tìm. Họ bèn tìm phương Bắc, đứng thế này, đứng thế nọ, quay đủ các hướng, nhưng vì cả đời làm việc trong phòng giấy nên không tìm nổi.

          - Thế này vậy, thưa đại nhân : đại nhân đi sang phải, còn tôi sang trái, thế sẽ tốt hơn! – Một ông tướng nói. Ông này ngoài công việc ở văn phòng còn từng làm thầy giáo luyện chữ ở trường võ bị liên tổng, nên tất nhiên có thông minh hơn.


                                                                          Vũ Nho

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI TẬT XẤU CỦA CẤP DƯỚI


 

DÀNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO TỪ NHỎ TỚI TO!


MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI TẬT XẤU CỦA CẤP DƯỚI

Một tổ chức (doanh nghiệp) làm ăn có hiệu quả cần phải có sự tâm đầu ý hợp từ trên xuống dưới. Nhân viên có tinh thần vững vàng, tư tưởng tập trung mọi khả năng để làm việc. Bên cạnh đó, người lãnh đạo nên có một đường lối khôn khéo điều hành, chỉ đạo có hiệu quả. Tuy nhiên, dù có khôn khéo đến mấy cũng không tránh khỏi những phần tử cố ý chống đối. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số tình huống và cách đối phó để các bạn tham khảo.
1. Khi cấp dưới cố tình trì hoãn, không làm việc
Biểu hiện rõ ràng là khi cấp trên ra chỉ thị, mệnh lệnh, cấp dưới cố tình trĩ hoãn công việc, nếu có làm việc anh ta cũng tỏ ra thờ ơ không tha thiết với tình trạng tốt xấu của công việc. Có khi, họ là người sống không có lập trường, cách sống không dứt khoát; lúc thế này, lúc thế khác nên rất hay chạy theo bè nhóm. Ngoài ra, họ còn lạm dụng quyền thế của cấp trên để có hành vi chống đối lại cấp trên.
Là một lãnh đạo, bạn phải làm gì với trường hợp như thế? Tốt nhất bạn nên tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ họ để tìm lý do chống đối. Nếu nguyên nhân do sự lãnh đạo của mình, bạn phải thẳng thắn tự sửa sai, càng sớm càng tốt. Bạn không nên gây áp lực, bạo lực. Điều đó rất dễ gây nên sự chống đối chung, làm mất lòng cả tập thể nhân viên và sẽ bị cả tập thể nhân viên chống lại.
Nếu mình không có lỗi gì, bạn nên đối xử với họ một cách khoan hồng, rộng lượng. Càng giảm trừng phạt theo kỷ luật càng tốt. Hãy coi đó là biện pháp bất khả kháng và cũng là biện pháp cuối cùng. Điều kiện cho phép, bạn có thể dành cho nhân viên của mình đặc quyền phát biểu ý kiến và bày tỏ sáng kiến.
Bạn cũng có thể trao đổi thân tình, khích lệ họ trở lại với công việc nghiêm túc hơn. Đây là một cách làm có hiệu quả nhất mà nhiều người làm công tác lãnh đạo vẫn áp dụng.
2. Khi cấp dưới cố tình không tuân theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên
Đây là thành phần rất nguy hiểm. Họ có thể làm hại tổ chức, làm việc một cách tuỳ hứng, không chấp hành mệnh lệnh của cấp trên theo đúng lề lối quy củ. Những người thuộc loại này không chịu khép mình vào kỷ luật, luôn có đầu óc chống đối. Họ sẵn sàng chống chọi lại cấp trên và không bao giờ tin ở lời nói của ai khác. Đôi khi, họ còn có hành vi, lời nói khôi hài với chủ ý trêu chọc cấp trên. Chính họ đã tự biến mình thành cái gai của tập thể. Đó là tình trạng thực sự nghiêm trọng, có thể nói là vô kỷ luật.
Giải quyết vấn đề này vô cùng khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật sự khôn khéo. Bạn không nên sử dụng hình phạt ngay mà hãy thuyết phục hoặc phân công cho họ một công việc khác.
Trong trường hợp này, cấp trên không nên nổi nóng, cần phải đưa họ vào tình thế cô lập với một công việc thích hợp hơn theo sự phân công của tập thể lãnh đạo.
Bạn đừng nghĩ rằng quyền lực có thể quy phục được hết thảy mọi người. Nếu quyền lực được sử dụng mù quáng, là vũ khí ghê sợ đe doạ sẽ khiến nhân viên bất bình mà nổi loạn. Cho nên, chỉ có công bằng, nhân ái mới làm mọi người khâm phục.
Cấp trên không nên gây áp lực hoặc kiếm cớ để gây sự với nhân viên. Khi cần thiết, có thể dành cho nhân viên của mình quyền được nói lên ý kiến, bày tỏ sáng kiến.
3. Khi cấp dưới gây mất đoàn kết nội bộ

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN với Lời bình




NHƯ MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN
- THƠ TRẦN VẤN LỆ
Lời bình Đặng Xuân Xuyến
*
Như một bài tập làm văn” là bài thơ sáng tác gần đây của nhà thơ Trần Vấn Lệ.
Thơ 5 chữ, cuốn hút người đọc ngay từ những câu thơ đầu:
"Gió không chừa ngọn cỏ
Mưa không chừa lá nào"
Tả thực mà tinh tế, nhiều gợi cảm. Chữ không thừa không thiếu, vừa đủ để người đọc “cảm thấy”, "nhìn thấy" trận mưa quét rát rạt đang diễn ra trước mắt.
Câu: "Mưa gió rung rinh rào" làm nặng thêm sức lạnh của gió mưa, khiến người đọc gai người rùng mình với cảm giác cô đơn trước khung cảnh hoang vắng, lạnh lẽo của chiều mưa gió.
Câu: "Hoa đào còn, rụng hết..." ngắt thành nhịp 3/2 với dấu chấm lửng ở cuối câu khiến dư âm buồn của trận mưa quét đã tàn phá cảnh vật thêm u ám, xót xa.
Không gian và thời gian càng lạnh lẽo và hoang vắng khi nhà thơ đặt "Người đưa thư, một mình" giữa "Rộng mênh mông phố xá", nhất là cách ngắt câu ở "Người đưa thư, một mình" thành 2 vế để tăng thêm sự cô tịch và đẩy sự hoang vắng lạnh lẽo của phố xá chiều mưa nhuốm thêm u buồn sang nỗi lòng của người thơ.
Từ "làm" cố ý lặp lại ở câu: "Làm việc và làm thinh" chủ ý để nhấn mạnh hình ảnh lẻ loi nhưng cần mẫn, trách nhiệm với công việc trong suy nghĩ, hành động của người đưa thư.
"Cái bóng hình” người đưa thư “quen thuộc!" được Trần Vấn Lệ vẽ tiếp bằng những câu chữ bình dị, đời thường mà thật ấn tượng:
"Ông vẫn đi từng bước
Dừng lại trước từng nhà
Cái hộp thư mở ra
Cái hộp thư khép lại..."
Tôi bị những câu thơ này ám ảnh.





Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV TRONG BẢN DỊCH VIỆT, TÀY CỦA TRIỆU LAM CHÂU



  

CHÙM THƠ RAXUN GAMZATOV TRONG BẢN DỊCH  VIỆT, TÀY CỦA TRIỆU LAM CHÂU

10. Где восходит месяц рогом винным,
Слышал я от женщины одной:
«Тот родился в ухе буйволином,
Кто любви не ведал под луной».

10. Nơi trăng mọc lên như một chiếc sừng
Tôi nghe giọng đàn bà thủ thỉ :
“Tình yêu dưới trăng – những ai không biết giữ
Hẳn họ được sinh ra từ lỗ tai trâu?”

10. Hai rường nhó khửn  t’ồng  nghé coóc
Hây  t’ỉnh  nhìn hăn hênh nhỏi mẻ nhình
“Mì căn tẩư ngàu hai - cầư nắm dửc
Chăn tứ rù xu wài, boong te sleng?”

11. После Сталина я никого не боялся –
Ни Хрущева Никиты, ни прочих из них.
И собою самим, как поэт, оставался,
И при этом не врал я, в отличье от них.

11. Sau Stalin, tôi không sợ một ai
Kể cả Khơrutsốp, hay những người khác nữa
Một nhà thơ, tôi đích thực là mình
Tôi xin nói thật lòng, tôi khác họ.
(Stalin, Khơrutsốp – Hai lãnh tụ Liên Xô thời 1950 – 1964)


11. Lăng Stalin, rà bấu lao gần hâư
Thuồn tằng Khơrutsốp, rụ gần đai tó pận
Lẻ slấy sli, khỏi chính dử đang rà
Xo phuối chăn xình, rà táng p’ậu.

12. Был молод и даль призывала меня:
«Черкесским седлом оседлай ты коня!»
А нынче понурился конь вороной,
Увидев тень посоха рядом со мной.

12. Chân trời xa vẫy gọi tôi thời trẻ :
Thắng chiếc yên Checkét lên lưng ngựa đi anh !”
Nay ngựa gục đầu bên hố thẳm
Tôi nhận ra bóng chiếc gậy bên mình.





Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

NHÀ THƠ VIẾT VỀ NGƯỜI THƠ




NHÀ THƠ VIẾT VỀ NGƯỜI THƠ
    Đọc “Những người thơ tôi yêu” của Nguyễn Ngọc Quế, Nxb. Hội Nhà Văn, 2020.
                                       Vũ Nho
            Nhà thơ Nguyễn Ngọc Quế vốn là giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Lam Sơn và Đào Duy Từ nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Vì duyên nợ với văn chương, anh từng đảm nhiệm vị trí Trưởng ban thơ của Hội Văn Nghệ tỉnh Thanh. Anh đã công bố 12 tập thơ và truyện thơ cho người lớn và cho thiếu nhi. Vì yêu mến các nhà thơ mà anh viết “Những người thơ tôi yêu” gồm 15 nhà thơ, xuất bản lần đầu năm  2015. Bây giờ anh viết thêm  10 tác giả và in thành tập dày hơn 400 trang khổ 14,4 x 20,5. Còn kèm thêm 7 tiểu luận văn học và phần “Với bạn bè” in những đánh giá của Trần Vũ Long, Văn Công Hùng, Phạm Thành Hưng về “ Những người thơ tôi yêu”.
        Có thể nói tập sách này là một tập phê bình thơ  hơi nghiêng về chân dung. Nhưng không phải chân dung đời thường mà là chân dung đời thơ của mỗi tác giả. Những gương mặt thơ được người viết mến yêu vẽ bằng nét phác dung dị, thấm đẫm tình cảm đồng nghiệp, vừa trang trọng, vừa gần gũi, sinh động. Bên cạnh đó, tác giả lại chọn trong cả một đời thơ của người được đề cập chỉ một bài. Bài thơ ấy coi như là bài đặc biệt đại diện cho phong cách, cho một nét nổi bật của  chân dung. Ví dụ với nhà thơ Hữu Thỉnh là bài “Tôi bước vào thành phố”; nhà thơ Hữu Loan là bài “Đèo cả”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là bài “Đồng dao cho người lớn”, nhà thơ  Nguyễn Đức Mậu là bài “Nấm mộ và cây trầm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa là bài “Đỉnh núi”, nhà thơ Trịnh Thanh Sơn là bài “Biển vắng”, nhà thơ Lê Đình Cánh là bài “Người đôn hậu”,…Việc chọn ấy đã tiêu biểu chưa,  tác giả được viết và bạn đọc  sẽ cho ý kiến. Nhưng Nguyễn Ngọc Quế có tiêu chí riêng để chọn, không phải ngẫu nhiên, mà qua sự suy ngẫm kĩ càng.
        Quả thật với tổng số 25 người làm thơ và người nghiên cứu thơ ca được viết trong tập sách thì  đúng là một con số rất khiêm tốn so với số lượng nhà thơ có tên trong Hội nhà văn Việt Nam.  Chỉ duy nhất một tác giả nữ là Hoàng Thị Minh Khanh, vốn là dâu của xứ Thanh. Có lẽ chỉ có tác giả Hữu Loan là người nhiều tuổi nhất, sau đến nhà thơ Nguyễn Bao, còn hầu hết đều hơn kém tác giả Nguyên Ngọc Quế non một chục tuổi đổ lại. Tức là những người thơ có thể coi là đồng trang lứa  với  tác giả. Mặt khác họ còn là những người quen biết, gần gũi trong cuộc sống đời thường. Bởi vậy mà tình cảm yêu mến là yếu tố quyết định đầu tiên đối với việc động bút. Cái tiêu chí yêu mến ấy cũng sẽ quyết định sự thành công bởi vì những bài viết của tác giả do yêu mà thấm đẫm cảm xúc. Làm thơ cần cảm xúc mạnh. Viết về thơ, bình thơ  cũng cần cảm xúc mạnh. Nếu thiếu  đi yếu tố đó thì chỉ  còn là những bài viết khô khan, nặng tính thông tin.
          Nguyễn Ngọc Quế là người  dạy tóan, là người làm thơ. Anh viết chân dung thơ các nhà thơ anh yêu mến theo một cách riêng. Không giống như chân dung văn học  trong sách của Vũ Từ Trang, Vân Long, Trần Đăng Khoa, Xuân Sách,…  Một số bạn anh cho rằng  khi viết về “Người thơ”, Nguyễn Ngọc Quế có chú ý đến phần “người” là phần gia đình, quê hương,  công việc,  cá tính và phần “thơ”. Phần người chỉ gọn, ngắn,  thấp thoáng. Còn phần thơ mới là phần chính, phần dụng công của người viết. Đấy là nhận xét có tính khái quát. Còn khi thực hiện thì ngòi bút tác giả linh hoạt. Chẳng hạn, anh viết rất kĩ về phần “người” của nhà thơ Hữu Loan. Bởi vì các mối quan hệ quen biết. Mặt khác, như  anh viết “Đường đời nhà thơ Hữu Loan dài cực nhọc gần một thế kỉ. Đường thơ của ông thì ngắn, ngời sáng hơn mười năm” (trang 28). Có cảm giác là những tác giả quê Thanh Hóa, đồng hương, như Hữu Loan, Trịnh Thanh Sơn, Định Hải, Nguyễn Bao,  Anh Chi, Lê Bá Thự,  Lê Xuân Đức, nên Nguyễn Ngọc Quế biết nhiều về đời tư cũng như các hoạt động  khác, trong  đó có hoạt động văn học nghệ thuật. Vì thế mà phần người được viết chi tiết hơn, dài hơn so với các tác giả khác. Ví dụ như anh viết về Trịnh Thanh Sơn 9 trang thì hơn 5 trang là về đời Sơn. Về Nguyễn Bao 10 trang thì có hơn 6 trang về cuộc đời của tác giả “Hoa chanh”.




Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

CHUYỆN TÌNH CŨ ĐẢO HOANG





CHUYN TÌNH CŨ ĐO HOANG

(Thân tặng biển Cồn Đen và các Thi Nhân Miền Cổ Tích)

Tích xưa kể về một hòn đảo nhỏ
Có cặp gái trai ra bắt ốc mò cua
Tay nắm tay chân trần trên cát mịn
Khiến biển trời, mây nước cũng đong đưa

 Những cặp sứa trắng ngần dập dờn bờ
vai sóng
Đôi sam yêu quấn quýt bỏ bùa
Chùm hoa  tình * xoè tay thon ve vuốt
Đôi tình nhân  mê chẳng nhớ  nổi lối về

Thần Hà Bá dâng thuỷ triều ngập đảo
Váy áo ướt rồi, em hãi lắm mình ơi!
Nào! Đừng sợ!  Nắm chặt tay anh nhé!
Ta sẽ đưa nhau đến cùng biển cuối giời...

Vua Thuỷ tề thương mối tình chung thuỷ
Sai rước về làm ngọc nữ tiên đồng
Duy còn quên  tấm khăn đen huyền trùm mái tóc
Cứ bồng bềnh nhưng nhức xứ
Biển Đông

Dân làng  bao nhớ thương đôi trẻ
Ngóng phía đảo xa mong hình họ hiện  về
Nhưng chỉ thấy   hình chiếc khăn   lộng lẫy
Nên người đời đặt tên đảo Cồn Đen

*

Chúng mình nắm tay nhau trên cầu tre  mơ ước
Anh đọc vần thơ về  những cặp sứa, đôi sam...
Rồi cài lên tóc em một  đóa hoa thủy liễu
Nghe sóng biển thầm thì...
Chuyện… tình… xưa...có...một ...đảo ...hoang...!

15h 34p 23/8/2019
------
* Ở Cồn Đen, hoa Thủy Liễu  ( cây Bần được Gia Long đặt tên) rất đẹp,  còn được gọi là hoa tình yêu.
T. D.
                                                                       Tâm Dung

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

HẠNH PHÚC MUỘN





HẠNH PHÚC MUỘN

Truyện ký của
Vũ Thị Kim Liên
CLB VĂN CHƯƠNG

Chuyến xe đường trường liên tỉnh Bắc - Nam oằn mình hực lên xì khói phía gầm xe rồi tắt máy bên vệ đường có dải cát chạy dài không một bóng cây.

Nhiều tiếng hỏi nhau lao xao, đây là đâu? Nghỉ ở đây nắng và cát thôi đi đi thôi bác tài ơi.

Xuống xe cho khoan khoái sau một chặng đường dài. Tôi ngồi bên vệ đường lấy trong ba lô gói thuốc lá cuộn rút một điếu châm lửa hút...

- Chào anh, cho tôi xin một hơi , thèm thuốc quá nhưng không kịp mua khi lên xe. 

Tôi quay lại giật mình nhận ra người đàn ông vừa xin hút thuốc 

- Ô kìa Trung? Ông đi vào Nam có việc gì? Vợ con không đi cùng sao? 

Người đàn ông đối diện ngỡ ngàng nhìn tôi giây lát như đang hồi tưởng lại một thời xa xưa rồi chồm đến ôm hai vai tôi lắc mà reo lên :

- Ôi Trà , đại đội trưởng Trà phải không !?

Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ sau gần  mười năm giải phóng mới gặp lại.

Tôi ngắm nhìn ông bạn tóc lốm đốm bạc, khuôn mặt khắc khổ sạm đen với hàm răng ám khói thuốc... duy chỉ đôi mắt là vẫn sáng rực đầy sức sống là đặc điểm để người đối diện khó quên. 


                                                                              Vũ Thị Kim Liên

Tôi cùng đại đội với Trung từ năm mậu thân năm một nghìn chín trăm sáu mươi tám. Sau khi giải phóng thì mỗi người đi mỗi ngả không gặp lại nhau. Nay cùng trên chuyến xe Bắc Nam với cuộc tương phùng hội ngộ bất ngờ này.

Xe tiếp tục lăn bánh , chúng tôi đổi giường cho hành khách khác để được cùng bên nhau tâm sự nhắc lại chuyện xưa và nay.

Được biết Trung, sau giải phóng phục viên về quê. Đã lấy một cô du kích xã Lai Vu Kim Thành Hải Dương và có hai con một trai một gái.          Nay anh vào trong nam là tìm và đón người chị họ bên vợ bị thất lạc từ khi sáu tuổi. Tính đến nay cô ấy cũng sấp sỉ bốn mươi tuổi rồi. Mới có manh mối của người làng làm ăn trong sài gòn cho biết. Nên vào đón về đoàn tụ với gia đình.

Chuyện trò hồi lâu Trung hỏi ?                  

- Còn ông vợ con thế nào?  Vào Nam có việc gì? Các cụ còn hay mất? Cụ có khỏe không?

- Tôi chưa lấy vợ , cha mẹ tôi mất từ khi tôi trong quân đội. Tôi vào Nam tìm đứa cháu con anh trai tôi. Giờ nó đang làm công nhân ở Quận 9. Nghe đâu nó bị bạn cùng phòng tàng trữ thuốc lắc. Công an ập vào khám xét phòng trọ của nó tìm được vật chứng lên cũng bị bắt tạm giam. Tôi vào dự phiên tòa xử vụ án đó vào tuần tới. Buồn quá ông ạ.

- Thế à? Chỉ sợ cháu tham gia thì tù tội không tránh khỏi. Nhưng nó chỉ cùng phòng không dính líu thì họ sẽ trả tự do thôi ông ạ.

-  Tôi cũng chưa biết thế nào. Xin vào thăm cháu đã. Mọi việc tính sau.

- Này tôi cứ nghĩ mãi sao ông chưa lấy vợ là thế nào? Ngày xưa trong đại đội ta thì ông đẹp trai sát gái nhất đấy...

Thấy Trung đùa nhắc lại thủa xưa làm tôi bỗng nhớ lại cái ngày bẻ gẫy sừng trâu ấy.

Năm 1968 tôi xung phong lên đường tòng quân vào chiến dịch Mậu Thân lúc đó mới mười bảy tuổi . Gần mười năm gắn bó với quân đội trong chiến trường đã hưởng trọn niềm vui chiến thắng giải phóng dân tộc. Tuy rằng gần tứ tuần rồi mà tôi chưa lấy vợ.. . Thực ra cha mẹ mất sớm. Nhà có ba anh em , anh cả và cô em gái út đã yên bề gia thất. Khi xuất ngũ về làng với sổ thương binh loại 2 ( ngày bị thương mất một phần bộ phận sinh dục) vì thế tôi mặc cảm không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ sinh con nữa. 

 Gần đây công nghệ khoa học phát triển với máy móc, thiết bị hiện đại. Tôi vào là có hai việc , tìm cháu con anh trai xem sự việc của cháu cụ thể để có hướng giải quyết. Việc thứ hai là vào viện Từ Dũ kiểm tra xem có khôi phục lại bộ phận sinh dục khi bị thương tổn ở cuộc chiến tranh khốc liệt xưa được không... 

Xe giường nằm cũng bất tiện vì không ngồi được chỉ nhỏm lên tí cho đỡ mỏi rồi lại nằm xuống. Bên cạnh ông bạn đã gáy pho pho ...

Kí ức xa xưa lại hiện về như mới đây thôi, tôi lại ám ảnh nhớ lại hôm bị thương!

Khoảng gần bảy năm trước sau khi tôi phục viên về làng làm cán bộ xã. Anh chị tôi cùng bà con thôn xóm cũng dắt mối cho vài đám tôi đều chối từ không tiện nói ra hoàn cảnh của mình! Cho đến khi đi dự lễ tôn vinh đảng viên, hội cựu chiến binh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên Thành Phố. Thì mọi người vun vén cho tôi với cô Hoa, Hoa ở xã khác, cũng là lính trường Sơn năm xưa. Kém tôi sáu tuổi, người mảnh dẻ, nước da tai tái do di chứng của các trận sốt rét rừng để lại. Mái tóc dài tết thành đuôi sam hai bên trông cô trẻ hơn tuổi. Ánh mắt đằm thắm, ấm áp giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe.

Chúng tôi cũng đã gặp nhau vài lần . Cô ấy không ngần ngại khi chỉ có hai người:

- Anh à ta là lính cả mà, không phải e ngại, anh có thích chúng ta góp gạo thổi cơm chung không? 

Không để tôi lên tiếng trả lời cô ấy nói luôn:

- Nếu anh không chê em thì chúng ta báo cáo tổ chức hai xã làm đám cưới nhé? 

 Em sợ một vài năm nữa trứng lép không sinh nở được thì có tội với tổ tiên lắm.

Nghe cô ấy nói bỗng thấy sống mũi cay cay, tôi thở dốc nói vội

- Cảm ơn em, anh rất buồn vì không thể làm được điều em mong muốn. Em hãy tìm người bạn đời hợp và giúp em hoàn thành sứ mệnh được làm vợ, làm mẹ. Còn anh không thể làm được gì cho em đâu. 

 Chào em , chúc em hạnh phúc...

Sau câu nói tuyệt tình với Hoa tôi bỏ đi nhanh như chạy bởi không muốn cho Hoa nhìn thấy những giọt nước mắt tuyệt vọng của tôi. Nếu cứ dây dưa thì mãi chỉ là vật cản cho Hoa khi tôi không có chức năng làm chồng được nữa. 

  Nỗi đau của người lính trở về sau chiến tranh là nỗi đau thể xác và tinh thần không gì bù đắp được...

Vậy là hai tháng sau Hoa đi lấy chồng tận Hà giang sau chuyến du lịch cô ấy may mắn tìm được bến đỗ cho mình. Đến nay bảy năm Hoa đã có hai con rồi, không sợ lỡ thì hết tuổi sinh nở. Đang mải nghĩ miên man về những người con gái đã hi sinh cả tuổi xuân, xuất ngũ về quê lỡ thì họ ở cùng nhau tạo thành thôn xóm không chồng thật đau thương! 

Anh trai tôi biết chuyện khó nói đã nhiều lần khuyên cố gắng đi thử vận may xem có bác sỹ giỏi máy móc thiết bị hiện đại sẽ phẫu thuật cấy ghép. Nếu không được thì mới phải chấp nhận. Lần này anh cả róng riết dúi vào ba lô cho tôi bọc tiền cả trăm triệu do anh chị bán ruộng đất đi để lo cho tôi đi phẫu thuật. 

 Vừa buồn vừa lo thế mà ngủ lúc nào không biết! Chìm vào giấc ngủ ... trong mơ tôi thấy gặp lại cha mẹ như lúc còn sống . Mẹ ôm lấy tôi khóc và thều thào nói : con ơi cố lên cha mẹ luôn bên con tổ tiên luôn phù hộ cho con bình phục để cho dòng họ Lê ta con đàn cháu đống đời nối đời con trai của mẹ nhé... nói rồi cha mẹ bay lên mây để tôi gào gọi thảm thiết vì chưa kịp xin lỗi cha mẹ khi vĩnh biệt thế gian này đã thiếu tôi không về chịu tang được khi tôi đang ở chiến trường.

- Trà , Trà ơi , sao vậy...

Tôi choàng tỉnh vì nghe Trung gọi.

- Ông mơ gì mà gọi mẹ to thế...

- Ồ không có gì mơ thấy mẹ như ngày mẹ còn sống đang nói chuyện.

-Ông ngủ tiếp đi , Mới 4h còn sớm. Trung bật đèn pin xem giờ rồi nằm xuống ngủ tiếp.

Trong tôi ngổn ngang bao suy nghĩ, rồi lại chìm vào giấc ngủ .

Đến nơi rồi, ai có hành lý trong cốp xe thi chờ lấy nhé không quên. Phụ xe nhắc nhở hành khách.

Tôi chỉ có ba lô con cóc thời chiến, nhẹ nhàng bước xuống bến xe cùng Trung.

- Cùng tuyến đường lên tắc xi đi cùng tôi? Tránh lãng phí đi hai xe. Trung sốt sắng hỏi. Tôi trả lời

- Ông cứ đi đi, tôi vào bệnh viện Từ Dũ đã.

Tôi cũng vào đó, lên xe đi hai ta cùng đến một địa điểm.

Tôi ái ngại , nhưng rồi cũng leo lên xe.

- Ông vào khám bệnh hay thăm ai? Tôi vào đó thăm cô em họ làm ở đấy rồi mới đi.

Vài ba câu chuyện xe đã đến nơi. Tôi móc ví lấy tiền trả tắc xi, nhưng Trung gạt đi vừa nói vừa đưa tiền cho lái xe

- Ông cất tiền đi, anh em mình có duyên mới gặp lại đấy, đừng khách sáo thế. 

Chúng tôi xuống xe, Trung đi về phòng nhân viên. Tôi vội vàng vào nơi khám bệnh theo yêu cầu. May mà buổi chiều vãn người khám.

Tôi nhanh chóng làm thủ tục và được cô y tá hướng dẫn tận tình.

Đối diện với tôi là một bác sĩ nữ kém tôi chừng chục tuổi, tôi định đi ra  vì tưởng nhầm phòng...

Bỗng nghe giọng trầm ấm  cất lên

- Xin mời bệnh nhân Lê Thanh Trà vào khám và làm thủ tục nhập viện.

Tôi chần chừ ái ngại không muốn bác sĩ nữ khám.

Cô y tá vui vẻ nói, 

Mời anh vào kê khai, tí nữa có giáo sư Trần trực tiếp khám kiểm tra cho anh đừng ngại. 

Gần tứ tuần rồi tôi vẫn ái ngại thậm chí còn xấu hổ nữa. Nhưng thái độ ân cần của y bác sỹ ở đây làm tôi bớt mặc cảm hơn. Kê khai theo hướng dẫn. Cô bác sĩ xem tờ kê của tôi rồi viết một loạt giấy xét nghiệm, hướng dẫn qua phòng chụp x quang rồi bảo cô y tá đưa tôi đi cho nhanh.

Tôi đang phân vân là sao chưa khám gì mà bác sĩ đã biết rõ tôi cần làm xét nghiệm gì, thì cô bác sĩ lên tiếng

- Nếu anh không ngại thì tôi sẽ khám cho anh để để có phác đồ điều trị. Giáo sư bận cuộc họp đột xuất vì thế ...

Cô bác sĩ chưa nói hết câu đã ngừng vì vị giáo sư đáng kính đã bước vào phòng.

- Chào đồng chí , tôi có họp đột xuất về việc chuẩn bị đón bệnh nhân thương binh ngoài Bắc giới thiệu vào. 

Giáo sư ra hiệu cho tôi vào phòng trong thăm khám.

Qua sờ nắn , thăm khám giáo sư vui vẻ trả lời:

-Các bộ phận bên trong còn tốt , đồng chí nhập viện để chúng tôi phẫu thuật lắp ghép dương vật phù hợp nhất cho đồng chí. Sao tìm về y học chậm thế? Giải phóng gần chục năm rồi đồng chí không đi khám mà chữa để lấy lại quyền làm chồng làm cha ư,?

Tôi chộp vội tay giáo sư hỏi trong nghẹn ngào khó tả:

- Tôi vẫn có thể làm chồng làm cha được sao ạ? 

Giáo sư tươi cười :

-Đúng , đồng chí yên tâm, sau phẫu thuật mười ngày vết khâu ngoài da lành. Sau một tháng trở ra sinh hoạt bình thường.

- Dạ, tôi có ngày vui đó sao? Giáo sư? Vâng, tôi tuân theo mọi hướng dẫn.

Giáo sư trao đổi vắn tắt vơi bác sĩ nữ về bệnh của tôi. 

Cô bác sĩ trẻ liếc nhìn tôi rồi nói với y tá 

- Em đưa bệnh nhân vào phòng nội trú bố trí giường và làm các thủ tục để nhận ưu đãi của viện nhé.
Quay sang tôi cô ấy nói

- Đồng chí đừng ngai, giờ về phòng nghỉ ngơi nhé. Tôi bổ xung thuốc cho đồng chí luôn buổi tối nay. Mai làm tiếp các xét nghiệm sau đó sẽ làm phẫu thuật cấy ghép dương vật.

Tôi gật đầu tuân theo mọi chỉ dẫn tại bệnh viện. 
Theo cô y tá vào dãy bệnh nhân chờ mổ . 
Tôi thay mặc quần áo viện theo qui định.
Mọi việc tiến triển thuận lợi . Trước ngày mổ tôi xin phép bệnh viện cho đi thăm đứa cháu con anh trai ...
May mắn tôi kịp gặp phiên tòa xét xử vụ thuốc lắc mà đứa bạn cùng phòng trọ cất giấu khi đi sinh nhật bạn về. Cháu tôi được tòa trả lại tự do khi cháu không dính níu vụ này công an chỉ bắt tạm giam đã điều tra rõ.
Sau khi đưa cháu trở lại cơ quan làm việc và thay đổi chỗ ở mớicho cháu.  Tôi quay về viện ngay để hôm sau phẫu thuật.

Ca phẫu thuật thành công mỹ mãn, tôi được bệnh viện tận tình chăm sóc.
Một tuần sau thì cắt chỉ, được bác sỹ chỉ dẫn từ khâu ăn uống, khâu vệ sinh ...
Sau hai tuần đã được rút ống hút dịch và ống đái...
Lần đầu tiên cầm vào của mình sau gần mười năm không có nó... tôi sung sướng thấy nó động đậy theo cảm xúc và giúp tôi đã xả nước được như xưa thì mắt tôi lại rưng rưng lệ.

  Cảm phục đội ngũ giáo sư bác sĩ Việt Nam ta quá

Nằm viện một tháng khi ổn định được giáo sư thăm khám rồi cho ra viện. Tôi ngỏ ý muốn ủng hộ một phần nhỏ món tiền mà anh chị đã bán đất cho tôi vào chữa trị. Nhưng các y bác sĩ đều từ chối và chúc mừng tôi dành số tiền đó về lo cưới vợ.

- Chúc mừng đồng chí, mọi việc thuận lợi  . Chỉ cần đừng bắt " cậu bé " làm việc quá tải, tránh làm gẫy là tuyệt vời. Tốt nhất chỉ dùng theo kiểu truyền thống nhé. 

Tôi vui vẻ tiếp thu mọi ý kiến lời khuyên của vị giáo sư già căn dặn. Gọi điện về nhà thông báo  cho anh chị tin vui là tôi có thể lấy vợ...

 Trải qua bao năm thăng trầm của đời người, tôi lại trở về hình tượng của người đàn ông thực thụ. Mấy tháng sau tôi đã kết hôn cùng cô giáo làng bên mà chị dâu tôi đã tìm và nhờ người mai mối. Nay tôi đã có hai đứacon gái xinh đẹp .  Cháu lớn mười lăm tuổi cháu bé mười hai tuổi.Tôi rất hạnh phúc mỗi khi nhớ lại ngày đầu làm chuyện ấy ...

Vâng, đêm tân hôn, tôi rất mặc cảm vì nghĩ " đồ giả" sẽ làm nửa kia của mình mất đi cảm hứng và hụt hẫng...

- Hôm ấy nghe vợ gọi anh đi tắm đi, nước em pha rồi ạ.

Nghe giọng nói dịu dàng của vợ tôi bối rối gật đầu. Ngồi đối diện với Huệ - vợ tôi,tôi đã ấp úng nói thật cho nàng biết tôi đang dùng dương vật mới được cấy ghép, dương vật thật đã bị mảnh bom B52 phạt mất rồi... không biết có mang lại xúc cảm và hưng phấn cho vợ được không...

- Đừng lo anh ạ, để em giúp anh nhé!

Sau đêm tân hôn mặn nồng đó,  chính vợ tôi đã làm tan biến  mặc cảm ấy... nàng đã khơi dậy sự khát khao trong tôi, nàng chủ động làm mọi cách để tôi quên đi cái mặc cảm của người lính trường sơn năm xưa mang trong mình nỗi mất mát!  Nhất là nỗi đau về tinh thần.

Sau cưới một năm chúng tôi sinh con đầu lòng đặt tên con là Lê Hoài Thơm,  sau ba năm sinh tiếp con gái nhỏ đặt tên là Lê Hạnh Phúc

Vì : ThanhTrà (tên tôi)+  Minh Huệ ( tên vợ)+ Hoài Thơm + Hạnh Phúc! Trà Huệ Thơm Hạnh Phúc mà...

Ngôi nhà vuông hai tầng đầy ắp tiếng cười và không ai biết thương binh như tôi trải qua cuộc chiến tranh ! Tiếp tục chiến đấu với mặc cảm bản thân để giành cho mình  hạnh phúc , vâng hạnh phúc đã mỉm cười với tôi, tôi đã tìm được tương lai, tình yêu mà tạo hóa đã bạn tặng. Cảm ơn các chiến sĩ áo trắng đã cứu cánh cho tôi thực hiện vai trò làm chồng làm cha để hòa nhập cộng đồng. Cảm ơn Vợ đã cho tôi thụ hưởng khoảnh khắc vượt  lên chính mình để đón nhận yêu thương! Ôm hai thiên thần bé nhỏ vào lòng , tôi càng thêm yêu cuộc sống và cũng cảm ơn đời đã cho ước mơ thành hiện thực - Tình Muộn  nhưng chắc chắn trọn vẹn.

Đêm Hè  2015