Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

CHÙM THƠ của VŨ NHO




CHÙM THƠ của Vũ Nho

LÚNG LIẾNG ƠI

Người người náo nức hội Lim
Mình tôi đến hội chẳng tìm gặp ai
Tương Giang thành ruộng lâu rồi
Ngẩn ngơ Quán Giốc người ơi nhạt nhoà

Chị Hai xinh đã nên bà
Em còn mắt sắc như là dao cau
Lúng liếng chi thắt lòng nhau
Bỏ bùa câu hát qua cầu chơi vơi

Lúng liếng  là lúng liếng ơi
Phút giây lúng liếng một đời ai quên

                             Hội Lim 1997


MÈO VẠC
          Ăn mèn mén, uống rượu ngô, đi xe cót
          Đêm đá cao xanh lồng lộng sao trời
          Xin hãy tặng cho nhau quẩy tấu
          Để mai gùi Mèo Vạc về xuôi
                                      21/5/2009
         -------------
          Xe cót : xe ôm
          Quẩy tấu : tên loại gùi của đồng bào dân tộc H Mông

CỬA LÒ HOÀI NIỆM
Đường Bình Minh xanh những hàng cây
Lối nhỏ đây
Dấu chân ngày nào không thấy
Biển Cửa Lò mơ màng thức dậy
Bâng khuâng mùa xưa


                                                               Vũ Nho Chủ trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

NGUYỄN HIẾU- CÁCH TÂN SÂN KHẤU THẬT NHỌC NHẰN…



Chép lại từ FB của Nguyễn Hiếu

NGUYN HIU- CÁCH TÂN SÂN KHU THT NHC NHN…
                        Lê Huy Quang

Bài này, chúng tôi viết khi nhà văn, kịch tác gia Nguyễn Hiếu chỉ còn cách tuổi 70 ba năm (nhân sinh thất thập- nhưng bây giờ thì không còn hiếm nữa!). Trong làng văn, người ta đã biết đến một Nguyễn Hiếu với 23 tiểu thuyết, 9 tập truyện ngắn, vài trăm bài thơ. Còn trong làng kịch, nếu tính từ 2008 là năm ông xuất hiện trở lại với làng sân khấu (vở Linh hồn đông lạnh), một kịch bản viễn tưởng duy nhất của sân khấu Việt Nam đương đại tại Nhà hát Kịch Việt Nam, với một số phận oan nghiệt như một định mệnh- khi người ta biến nó thành công cụ để đấu đá, tranh giành địa vị. Tính từ năm 2008 đến 2014 này, đã 6 năm trôi qua để dần hiện lên một Nguyễn Hiếu vẫn viết ràn rạt, ồ ạt với gần 20 kịch bản, nhưng lượng kịch bản dựng trên sân khấu của ông mới dừng ở con số 4. Với Nguyễn Hiếu, chữ “trở lại” là chuẩn xác, bởi vì ông đã có hơn nửa thế kỷ cầm bút. Nếu tạm coi những giải thưởng là sự thành công và công nhận của chuyên môn và bạn đọc, thì tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn của ông đã có thành tựu. Nhưng kịch lại là thể loại Nguyễn Hiếu đến đầu tiên, đam mê đến day dứt trong hành trình sáng tác với bao nỗi nhọc nhằn, vất vả để tìm bằng được cho mình một độc đạo…


                                                                 Nhà văn Nguyễn Hiếu


Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

ĐÊM LẠNH






ĐÊM LẠNH
.
Gác nhỏ co ro
Phì phò ngoài hiên tiếng gió
Nặng mưa lạnh từng giọt rỏ
Lật mình khoảng trống chơ vơ.
.
Đêm mờ bờ môi hé mở
Phập phồng ngực hồng dụ dỗ
Bàn tay, bàn tay.... nín thở
Giật mình. Gác nhỏ co ro.

*.
3giờ, sáng 24 tháng 12.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

THÀNH PHỐ MÙA XÀ CỪ THAY LÁ




THÀNH PHỐ MÙA XÀ CỪ THAY LÁ
(Tản văn)
Nguyễn Thị Lan
1. Những ngày cuối tháng Ba đầu tháng Tư âm lịch, thời khắc giao mùa Xuân sang Hạ, khi cái nắng còn chưa oi ả và cũng chưa chói chang, tôi lang thang đi “thưởng lãm” cây trong thành phố. Dọc đường Trần Hưng Đạo, đại lộ Hồ Chí Minh, đường Hồng Quang, công viên Bạch Đằng, đặc biệt trước cửa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội ở đường Bạch Đằng có những hàng cây xà cừ cổ thụ đẹp đến xao xuyến lòng. Đi dưới hàng cây, tôi bắt gặp những chiếc lá vàng nhỏ xoay xoay trong gió. Đã cuối Xuân đầu Hè sao còn lá rụng, cứ ngỡ mùa Thu, mùa Đông cây mới rụng lá? Nhưng thành phố có  một mùa như thế khi xà cừ đổ vàng, mùa “ thay áo” của một trong những loài cây lâu đời nhất ở thành phố Hải Dương.
Con đường Bạch Đằng chiều chiều tôi đi qua rợp bóng xanh mát của hàng cây xà cừ cổ thụ. Ở đây có những cây tuổi đời trên nửa thế kỷ được trồng từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi Bác Hồ phát động Tết trồng cây. Những “cụ cây” xà cừ sừng sững như một chứng tích với gốc vạm vỡ, xù xì, với những cái mấu và mắt gỗ lồi lên như vết sẹo….
Cây xà cừ còn được gọi là cây đại lực sĩ, khắp thành phố có nhiều gốc xà cừ đường kính đến nửa mét, có cây đường kính gốc đến hàng mét.
Tôi yêu cây xà cừ vì đó là một loại cây rất mộc mạc, giản dị, khiêm nhường, thanh tao nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt. Khi hầu như tất cả những loại cây đường phố rụng lá vào mùa Thu thì đến mùa Đông thành phố vẫn xanh một màu xanh mang tên xà cừ. Những chiếc lá xà cừ vẫn thi gan cùng rét buốt. Xà cừ “gồng” lại màu xanh cho mùa Đông đỡ trống vắng, cô đơn, lạnh lẽo. Nhưng vào mùa Hạ, khi những loại cây khác đang độ thanh xuân ngút ngàn thì xà cừ lại vội vàng đổ lá. Giữa mùa Hè mà lá vàng ngập đường. Xà cừ thay lá rực rỡ một góc trời.
Trong bản giao hưởng bốn mùa, thời điểm xà cừ vàng lá là một nốt nhạc lặng cần phải có, là khoảnh khắc những chiếc lá cống hiến hết mình cho cuộc đời được ngẩng đầu kiêu hãnh, đẹp dịu dàng và yêu kiều nhất trước khi trở về với cội nguồn.


                                                               Nhà văn Nguyễn Thị Lan

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

MONG MANH




MONG MANH 



                                    Đinh Y Văn

Một loài hạ đẳng vi sinh

Chọn loài thượng đẳng thông minh đối đầu

Làm rung chuyển cả toàn cầu

Đông Tây Nam  Bắc chẳng đâu an lành.



Thấp cao hóa cũng mong manh!...

Đ.Y.V



Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

ĐẾN VỚI TIỂU THUYẾT NGUYỄN HIẾU

ĐẾN VỚI TIỂU THUYẾT NGUYỄN HIẾU
Nhân đọc ba tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu

                               CHU LAI
 

Nguyễn Hiếu là người thế nào ?
Có những người viết lâu lâu gặp lại, nói ba điều bốn chuyện, cười hố hố, uống vài vại bia, nhận định cái này một tý, người kia một tý, lắc đầu gật đầu rồi chia tay mà chẳng mấy khi để ý đến con người đó sống ra sao, đã làm được gì, đang ủ dấm cái gì để rồi ít lâu sau lại vẫn thế, nhàn nhạt, cười cười, không gây ấn tượng, quên đi .
Nguyễn Hiếu là như vậy.
Sinh 1948, tuổi mậu tý tại một vùng quê ngoại thành Hà Nội, làng Chèm cổ kính, nhưng với mái tóc xoăn, bộ ria bạc, giọng nói khàn khàn. Trông Hiếu có vẻ già trước tuổi riêng có cái cười là khá trẻ trung, hiền lành, hóm hỉnh. Trí nhớ của tôi hoặc của khá nhiều bạn bè về Hiếu chỉ dừng lại ở chân dung một nhà báo sắc sảo, chuyên về kinh tế, đôi khi có viết vài bài lý luận đọc được, đôi ba vở kịch và hình như có cả làm thơ cùng dăm cuốn tiểu thuyết nhưng không nổi trội, thế thôi. Gần đây, do cơ duyên tôi tạm gác văn chương chuyển sang sân chơi sân khấu. Cái sân chơi nghiệt ngã mà không ít nhà văn nhảy sang một thời gian va đập rồi lại ôm đầu máu trở về. Một đôi lần mở trại sáng tác có Hiếu tham dự, bất ngờ thấy ở kịch bản của Hiếu, ngoài những miếng mẹo sân khấu chỉn chu lại toát lên chất văn học khá đậm đặc, một điều mà cánh viết kịch thường trăn trở hướng đến. Chất văn học nằm ngay trong số phận, tính cách, tâm lý, lời thoại của nhân vật chứ không chàng màng đơn điệu như thường gặp. Thế là tò mò, tôi mới hỏi một bạn văn có tên tuổi nghe nói có chơi với Hiếu từ lâu hiện cũng đang dự trại: Này, ông đọc kịch bản của Nguyễn Hiếu chưa? Đọc rồi, cả xem nữa, sao, có gì không ổn à? Không, có cảm giác như mỗi vở kịch của cái tay Hiếu đều có hơi hướng của một cuốn tiểu thuyết được nén lại, đúng không? Thì rõ, hắn được mệnh danh là một lực sĩ tiểu thuyết đấy, viết như thụi, năm nào cũng ra sách, tính đến nay ít nhất đã có chòm chèm 30 đầu cả ngắn lẫn dài, cả tuyển cả rời, nhìn thấy ngán. Tôi tròn mắt, ghê thế kia à, thú thực mình chưa được đọc một cuốn nào của Hiếu cả. Một là có thể mình lười hoặc sách của Hiếu không mấy vang danh trên văn đàn hay thị trường sách báo. Đến lượt anh bạn già vốn phũ miệng trợn mắt: Ông lại mắc vào cái tật là không chịu đọc cái gì, đọc của ai rồi.Tay này cầm bút từ tuổi thiếu niên, có bài được đăng trước cả tôi với ông kia, hắn vốn là học sinh giỏi văn toàn miền Bắc, lại có đi qua cái anh Tổng hợp văn, đầy rãy giải thưởng ra đấy. Giải truyện ngắn giải tiểu thuyết, truyện vừa, giải thơ, giải kịch… đủ cả. Có giải ở trung ương, có giải ở cấp ngành, có giải lại kết hợp cả ngành lẫn trung ương, giải Hội nhà văn, giải báo Văn nghệ, giải Văn nghệ quân đội…toàn những cửa hàn lâm, oách ra phết. Chết thật, chơi với hắn lâu rồi vậy mà mình không biết nhỉ, tệ quá! Tôi thú thật.Và liền nhận tiếp được cái trừng mắt thứ hai kèm theo một miệng cười buồn buồn khổ khổ của người đối thoại: Cái buồn là ở chỗ đó, có người viết một lại hưởng mười, viết một cuốn sách hưởng vinh quang cả đời mà thực chất cuốn đó nó cũng thường thôi, cũ mèm, trắng xác. Còn có người viết mười lại chẳng được hưởng một, thậm chí không được hưởng gì, càng viết càng chìm nghỉm đi đâu mà văn của hắn chứa đầy chất cách tân, phá cách, sắc lẻm, rậm rạp.Cuộc sống ồ vào như vỡ đập, đọc cứ rợn cả người. Hắn đấy, thằng Hiếu đấy, nếu để tìm ra một thằng cầm bút viết khỏe nhất nhưng cũng là lận đận, thua thiệt về nghề nhất ở cái nước Nam mình thì chỉ có hắn.



                                                               Nguyễn Hiếu




CHÙM GIỮA NGÀY DỊCH



           

 CHÙM GIỮA NGÀY DỊCH
                                         Trần Công
                 (Kỉ niệm rụng như lá-Trần Dần)

1/MỘT NGÀY NÀO
Lá xanh bừng mướt
Một ngày...
Non. Biếc...rờn rợn nhòa-Theo mùa.

Lại một ngày, đâu cần đo đếm
Xanh lìa, ngày đến ngày qua

Ta rủ nhau đi, tơi bời lá rụng
Xanh gần thoắt hóa xanh xa
Miết mải trôi ngang
Rụng sâu vào Giếng-Mắt-Người

Kỉ niệm đọng giữa lòng ta Vui-Buồn, Sướng-Khổ
Miên man miên man là xanh
Rồi nữa,
Lại đến một ngày
Ta tâm nguyện và đồng thuận sống cùng thiên nhiên
Lá xanh cây quyện với Lá-Xanh-Người
Rụng vào kỉ niệm...
                 Tuyệt đích-Vô biên.

                      Hà Nội, 14/3/2020.

2/BIẾT BUỒN

Ngỡ như muôn thuở xưa sau,
Nỗi buồn trùm khắp !?
Biết đâu thanh thản nắng ấm xuân thì
Hay đùng đùng bão giông sa sập
Mịt mùng trường dạ tối tăm



Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NHÀ VĂN MĨ VỀ NHỮNG CÁI TẾT VIỆT NAM




TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NHÀ VĂN MĨ VỀ NHỮNG CÁI TẾT VIỆT NAM
                                                          VŨ NHO

Chị Lady Borton ( có tên Vệt Nam là Út Lý) hiện là điều phối viên dự án của tổ chức Quây cơ (Quaker) Mỹ ( một tổ chức phi chính phủ từng hoạt động giúp đỡ nhân dân Việt Nam từ khi nước ta còn chia hai miền Nam –Bắc). Tôi tìm gặp chị vì mới đọc cuốn sách chị viết rất hay về nhân dân ta. Cuốn sách nổi tiếng có nhân đề : “ Tiếp theo nỗi buồn” – Một người Mỹ giữa làng quê Việt Nam” ( Bản dịch tiếng Việt, NXB Thế Giới, Hà Nội, 1997).
          Chúng tôi gặp nhau tại Văn phòng Quây cơ ở khách sạn La Thành.

Vũ Nho (VN) :  Chị Lý này, chị học tiếng Việt ở đâu mà giỏi vậy. Chị có thể cho biết tên giáo viên đã dạy tiếng cho chị không?

Út Lý: Ồ! Anh quá khen! Tôi nói tiếng Việt tàm tạm thôi. Xin anh đừng nói nhanh quá. Thế này nhé: Tôi tự học ở bên Mỹ nhưng chẳng có dịp thực hành. Do có môi trường và do yêu cầu công việc nên học có kết quả nhanh. Tôi không theo một lớp học nào cả.
Tiếng Việt khó lắm nhưng chừng hai năm thì tôi có thể nói và nghe hiểu. Khi tôi về Mỹ, khả năng nghe nói giảm hẳn. Sang Việt Nam nó lại phục hồi và phát triển.

VN: Đọc sách của chị, tôi biết chị đã ăn nhiều cái Tết ở làng quê Việt Nam, có lần chị đã ăn sáu bữa cỗ thịt lợn trong một ngày ở xã  Khánh Phú! Vậy chị đã ăn bao nhiêu cái tết Việt Nam?

Út Lý: (cười) Để tôi nhớ lại xem: Hai tết ở Quảng Ngãi, một tết ở Bàn Long, một tết ở Sài Gòn, ba tết ở Hà Nội, một tết ở Khánh Phú. Tôi ăn một cái tết Việt Nam với những thuyền nhân ở trại Bilau Buđông trên đất Malaixia nữa.

VN: Xin lỗi vì tò mò. Khi ăn “cỗ thịt lợn” chị có được mời ăn món tiết canh chứ. Chị có dám thử không?

Út Lý: Ồ, có chứ. Tôi không muốn làm mếch lòng những người quý mến mình.

VN: Có phải vì nể như thế nên trong sách chị viết rằng một bữa cơm ở Bàn Long chị đã ăn một lượng thịt bằng số thịt chị ăn chừng hai mươi năm. Phải vậy không?

Út Lý: Đúng, đúng. Vì người Quâycơ thường ăn chay.

VN: Trong các món Việt Nam, chị thích món nào nhất?



                                                                  Vũ Nho Chủ trang

QUA SÔNG DÌM ĐÒ




QUA SÔNG DÌM ĐÒ
(Trích trong MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG của Đặng Xuân Xuyến, xuất bản lần đầu năm 1998)
*
Những người có kinh nghiệm, khi đi xa không bao giờ lại coi chuyến đi cứ phải tay mang vai vác để đèo thêm vất vả; họ biết mang theo cái gì để chuyến đi gọn gàng, nhanh chóng mà mục đích chuyến đi vẫn hoàn mỹ. Những thứ không còn tác dụng, giữ lại vừa chiếm chỗ, vừa mất công sức bảo quản, vừa chịu những chi phí không đáng có mà lại trở thành gánh nặng tinh thần, tâm lý thì quả là không có lợi ích gì. Thương trường cũng vậy, tất cả mọi sự ôm đồm, sự quá tải đều đem đến thất bại, tạo thêm những cản trở trên bước đường đi tới thành công.
Ngạn ngữ có câu: “qua sông dìm đò” là khuyến cáo hãy biết vất bỏ những thứ đã không còn cần thiết, không còn giá trị, để bớt đi những băn khoăn, những phiền hà sau này. Mặc dù "con đò" của bạn có đẹp, có quý giá nhưng nay nó không còn cần cho bạn nữa, nó đã trở thành gánh nặng cho bạn thì bỏ đi là đúng, có gì phải tiếc nuối. Hơn nữa, nếu để lại “con đò”, bạn không những đèo thêm gánh nặng mà “con đò” rất dễ trở thành nhịp cầu cho kẻ khác bước qua, đạp lên bạn để bước tới thành công. Cho nên “qua sông dìm đò” để tránh phiền hà về sau là điều không thể không biết, không thể không làm.





Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Thư ngỏ gửi hai vị Chủ tịch và Tổng biên tập




Hà Nội, ngày 19/3/2020

Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hội VHNT NAM ĐỊNH & ông TBT Tạp chí VĂN NHÂN


Sau khi đọc bức thư ngỏ của hai tác giả Đình Phương & Hoài Ngọc Anh gửi các văn nhân Nam Định, đăng trên trang trannhuong.net, với nỗi trăn trở khôn nguôi: Chất lượng của Tạp chí Văn Nhân có thời điểm sa sút?

Với tư cách là con dân Nam Định đang định cư tại Hà Nội, tôi không thể không viết một bức thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hội VHNT NAM ĐỊNH &ông Tổng biên tập Tạp chí VĂN NHÂN, nhằm góp một kiến giải nào đấy, ngõ hầu giúp Tạp chí có thêm một ý kiến tích cực.

Thưa ông Chủ tịch & ông Tổng biên tập

Qua theo dõi một số năm gần đây, tôi thấy ban biên tập làm việc thiếu cẩn trọng, năng lực chuyên môn chưa cao?

Xin chứng minh:

Tạp chí số Xuân Giáp ngọ (2014 ) và số Xuân Ất mùi ( 2015), đều đăng thơ của tôi, nhưng cả hai lần đều không gửi biếu tạp chí. Đến ngày thơ rằm nguyên tiêu tôi ra Văn Miếu QTG, đến thăm quầy sách báo Xuân và chào mừng các bạn văn Nam Định thì mới phát hiện ra thơ của mình đã được in số Tết. Tôi phản ánh điều này với TBT Nguyễn Thị Cảnh. Tổng biên tập có lời xin lỗi, rồi chúc mừng năm mới và lúc đó tôi mới nhận được tạp chí.

Tạp chí nhà văn số 3 năm 2008 đã in bài thơ Trên bến Đò quan của tôi không sai một chữ nào so với bản gốc. Thế mà cũng bài thơ này khi in trên tạp chí Văn nhân số 126/2019, câu thứ 15 (từ trên xuống), đã bị sửa lại: Nghêu ngao giọng hát còn vài đôi câu, nghe rất sượng, làm xô lệch cả bài thơ (câu gốc: Nghêu ngao câu hát lai lai tiếng Tầu ), đó là hạn chế của người biên tập?

                   Nhà thơ Vũ Xuân Quản