Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

SEN TRẮNG

 


SEN TRẮNG

(Tặng Bạch Liên)

           TRẦN TRỌNG GIÁ

Từ bùn mầm trỗi nụ lên
Nắng mai giục nở giữa thềm lá xanh
Trắng trong hương sắc thơm lành
Em như hạt giống trâm anh của đời.

Đêm nghe thơ, nhạc không lời
Thấy em trinh trắng giữa đời muôn hoa
Thơm từ bùn đất thơm ra
Hương em đã hóa ngọc ngà từ lâu.

Anh mong có được kiếp sau
Bên em… sẽ dịu khổ đau kiếp người
Dãi dầu hương sắc sen phơi
“Cất chưng” năm tháng cho đời thêm xanh…

Trần Trọng Giá
(Ảnh tác giả và st mạng; ảnh chỉ mang tính minh họa)
[Hình ảnh]

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
 

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI GIỚI THIỆU SÁCH...

 NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI GIỚI THIỆU SÁCH...

Tác phẩm"Nơi biên cương Tổ quốc - Thơ & lời bình" (NXB Hội Nhà văn năm 2022) là cuốn sách tạo nhiều dấu ấn trong tôi nhiều bạn đọc. Cuốn sách được Hội nhà văn Hà Nội tổ chức hội thảo tại Hội trường 19 Hàng Buồm với nhiều tham luận ghi nhận giá trị của tập sách. Miền đất biên cương - phên giậu của Tổ quốc - là nơi bao bọc chở che đất mẹ Việt Nam yêu thương trước những tai ương giặc giã nên tự ngàn xưa đến nay và mãi mãi muôn sau, những người con đất Việt vẫn đời đời nối tiếp nhau xả thân bảo vệ. Có lẽ nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả ấy là nguồn cảm hứng thôi thúc nhà văn Nguyễn Thị Thiện đi sâu, tìm tòi, chọn ra những bài thơ hay viết về chủ đề miền biên viễn để làm nên tác phẩm "Nơi biên cương Tổ quốc - Thơ & lời bình". Ấn phẩm gồm 32 bài thơ và lời bình, với 256 trang (khổ 14,5x 20,5 cm), mang đến cho bạn đọc cái nhìn khái quát về lịch sử chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất.

Qua những bài thơ: từ "Nam quốc sơn hà" mà nhiều người cho là của Lý Thường Kiệt, "Qủy môn quan" của Nguyễn Du cho đến thời hiện đại có "Pắc Bó hùng vĩ" của Hồ Chí Minh… sự tìm tòi và lời bình giảng của nhà văn Nguyễn Thị Thiện giúp độc giả có dịp được cảm nhận, thưởng thức sâu hơn, kỹ hơn. Trong mỗi bài viết, nhà văn giới thiệu hoàn cảnh ra đời,  làm rõ cái hay về nội dung, cái đẹp về nghệ thuật  trong  những áng thơ hay của các nhà thơ nổi tiếng như: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm… Những nhà thơ - chiến sỹ như: Quang Dũng, Phạm Tiến Duật, Khuất Quang Thụy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa… Hay cả những nhà thơ thời kỳ đất nước hòa bình, đổi mới như Chử Thu Hằng, Phạm Minh Tân, Vũ Minh Thu, Ngô Bá Hòa… Tất cả đều hướng về dải đất biên cương với tình yêu tha thiết, không phải chỉ bằng những lời nói suông bởi đã có bao lớp người ngã xuống vì chủ quyền và sự bình yên của dải đất này.

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ TẠ THỊ MINH LÝ

 

CHÙM THƠ TẠ THỊ MINH LÝ 

 

Hồ thung lũng Tình Yêu

 

Một góc Hồ mộng mị,

Mây nước sao vẫn chờ?

Người trở về ngẩn ngơ,

Lòng lao xao gợn sóng!

 

Lồng muôn hình, muôn bóng,

Đâu thủa xưa dại khờ?

Thung lũng hoa hồng nở,

Hoa nào của mộng mơ!...

 

Chỉ thấy một hồ cười

Những nụ hoa của sóng!

Triệu tình yêu nóng bỏng,

thành mây bay, ngập ngừng!...

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG

 

THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG 

n._xuan_thang

MÙA HÈ CỦA EM

Lúa chín vàng rủ bên ngực áo

Chờ em thơ đóng bút sách nghiên

Sau mùa gặt nước lên trong thấy

Mang cá tôm, mầu mỡ phù xa


Mặt hồ thoáng gió đưa dịu nhẹ

Làn môi em chạm khẽ nhành non

Đôi mắt biếc không nhìn xa xăm nữa

Lắng đọng yêu thương, gửi gắm tâm tư.


NXT tháng 6/2023



CHIỀU NAY BÊN MẸ

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

CÁNH BUỒM TRẮNG

 


CÁNH BUỒM TRẮNG

                            TRUYỆN NGẮN CỦA THẾ ĐỨC

Trời mưa nặng hạt, cuối đông mà mưa to thế thì thật hiếm có.

Đứng ở bến đò ngang bên này, nhìn sang bên kia không thấy một bóng người. Dưới chân đê, cánh đồng mới gặt còn chưa kịp cày ải, những gốc rạ ướt sũng, tơi tả theo từng cơn gió thổi rào rào, lạnh buốt.

Ông Thẩm quàng mảnh tơi nhựa, đầu đội chiếc nón lá, tát nước đò oàm oạp.

- Sao mà lắm nước thế không biết? - Ông cằn nhằn!

 Sắp tết rồi, nếu không mưa thì ông Thẩm cứ nhoài người ra mà chèo đò, đưa khách qua sông.

Tầm này mọi năm, khách bên kia sang sông đi chợ sắm tết lũ lượt. Chợ họp có phiên. Nếu hôm nay không đi, thì chỉ còn ngày Hai mươi tám Tết là phiên cuối cùng, có mưa nữa, chắc cũng không đừng được. Ông Thẩm bảo thằng Thảo, đứa con trai út mới mười ba tuổi, đến hôm ấy phụ với ông một tay chèo mới kịp được.

Thằng Thảo “Vâng”rồi chạy vào cái ổ rơm nằm co ro, xuýt xoa kêu rét.

Thảo cùng học một lớp với tôi. Nhà Thảo, nhờ có nghề chở đò nên có vẻ khá giả. Mới học chưa xong cấp hai phổ thông, nó đã ra dáng cậu ấm ghê lắm. Lúc nào cũng ăn diện, đầu chải bóng mượt bằng một loại sáp nó mày mò tự chế từ hạt bưởi, cũng thơm ra phết, rồi rẽ cái ngôi lệch một bên, trông rất oách.

Hồi ấy, ở quê tôi, cung cách như thằng Thảo là dân chơi nhất làng, không có ai cùng lứa tuổi bì kịp.

Hôm nọ, đứng trên sân nhà nó, tôi tiết lộ:

- Hè này, tớ sẽ đi đò chở cát cùng ông Phi ở tận Đồng Quan nhé!

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ THIẾU NHI CỦA THU SANG

 


CHÙM THƠ THIẾU NHI CỦA THU SANG 



NHỊP TRỐNG MÙA THU

Tiếng trống trường náo nức

Rạo rực cả mùa thu

Gió biểu diễn hát ru

Bầu trời thay áo nắng.

 

Bằng lăng pha mực tím

Phượng nhuộm thắm khăn quàng

Hoa sữa đứng xếp hàng

Trắng trong màu đồng phục.

 

Điệu đà chưa chị Cúc

Khoe bộ váy vàng ươm

Ơ kìa đàn bươm bướm

Khiêu vũ khắp sân trường.

 

Mùa thu đi khai giảng

Khắp đất trời lên hương.

 

 

 

EM YÊU MÙA THU

 

Ông Trời phơi chiếc áo choàng

Bà Gió nhè nhẹ ngồi sàng heo may

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

SỨC MẠNH CỦA VẾT THƯƠNG – THƠ MỌC LÊN TỪ NỖI ĐAU

 SỨC MẠNH CỦA VẾT THƯƠNG – THƠ MỌC LÊN TỪ NỖI ĐAU

(Ấn tượng đọc Niềm tự trọng của những đóa hoa, tập thơ của Ánh Tuyết,
NXB Hội Nhà văn, 2021)

BÙI VIỆT THẮNG

bui-viet-thang

Mặt trời mọc từ phương Bắc hay là thơ mọc lên từ nỗi đau
Một lần, cách nay đã lâu, trong cuộc tao ngộ văn chương với các bạn
văn cùng trà tuổi, nhà văn Bảo Ninh vốn kiệm lời ở giữa đám đông, hôm đó nói một câu ngắn gọn, chắc nịch và thâm thúy: “Làm cái anh viết văn phải có thân phận mới mong câu chữ có được sức nặng”. Hôm nay, qua một người
mới quen - ông Nguyễn Ngọc Phan, làm việc ở báo Thời báo Vănhọc nghệ thuật - tôi có trong tay tập thơ mới của Ánh tuyết Niềm tự trọng của những đóa hoa. Tôi vẫn tự nhận mình không sành khi đọc thơ (bằng văn xuôi), nhưng lần này có gì đó lôi cuốn tôi từ tập thơ mới của nữ thi sĩ quê hương năm tấn (Thái Bình). Đọc xong, trước lúc đặt bút viết bài phê bình, tôi lật giở sách Nhà văn Việt Nam hiện đại (in lần thứ V, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.22), tìm tác giả, đọc thấy những dòng Suy nghĩ về nhề văn: 

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI VÀ TIẾNG LÒNG CHAN CHỨA YÊU THƯƠNG

 NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI

VÀ TIẾNG LÒNG CHAN CHỨA YÊU THƯƠNG


                        Th.S.  Nguyễn Thị Thiện

nh_n.t.mai_1

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI


Trong bài thơ “Con đường” của Nguyễn Thị Mai có những câu: “Con đường có tuổi tôi đau/ Là khi cha mẹ chia nhau tháng ngày/ Bờ vai run bím tóc gầy/ Mắt tôi nhòe ướt hàng cây cuối chiều”. Cứ ngỡ rằng hoàn cảnh đầy xa xót qua những vần thơ đẫm nước mắt như thế sẽ khiến người ta buồn, mặc cảm, dễ đầu hàng trước búa rìu của số phận.
Nhưng chủ thể trữ tình đây lại hoàn toàn khác. Tuổi ấu thơ vất vả đã tôi rèn nghị lực và ý chí khiến chị tự lập, biết vượt lên nghịch cảnh để sống vững vàng, sống tốt, chị trở thành thần tượng của nhiều người bởi nhan sắc đằm thắm dịu hiền và tài hoa hiếm ai bì 
kịp.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG

 

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG 


n._xuan_thang

XƯA - NAY


Nghe truyện xưa Lý, Trần trao vận nước

Việc thiên triều nhẹ tựa yêu thương


Nghìn năm trước tích hay còn đó

Cụ thủ đền tâm huyết dẫn việc xưa

Qua tiếng sáo đưa hồn vào dã sử

Vận nước đang lên thắng mọi cường quyền 


Ngoại, nội xâm lăng, không cơ thắng thế

Ngài chỉ tiến lui hợp ý nước, lòng người.


Đền Thái Vi, 2023

NXT



NÀNG

Nàng xuân đến, ai chưa mong đợi

Mắt ướt mi, cây lá khẽ thì thào

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ MINH LÝ



 Câu chuyện ngày trở về

 

Ngày vui đang đến rồi đây,

Về nguồn câu chuyện hôm nay rộn ràng,

Thỏa lòng mơ mộng xốn xang,

Tuyệt vời lắm nhé, Thu vàng Monda,[1]                                              

 

Thầy cô, bầu bạn gần xa

Gặp nhau vẫn ngỡ như là chưa lâu,

Tình yêu cái thuở ban đầu,

Miền xa vời vợi tưởng đâu quên rồi.

 

Hoa xinh hé nụ ngỏ lời,

Phố xưa vẫn thế, vẫn ngời sắc hoa!

Nặng lòng năm tháng Monda,

Dải mây yêu, với Hồ hoa đợi chờ.

 

Yêu thương lòng những ngẩn ngơ,

Nửa đời quay lại như mơ thủa nào!

Tháng năm như cánh chim chao,

Tưởng đâu, muôn giấc chiêm bao diệu kỳ. 

 

                                      29/10/2011

   Thu chia tay Hà Nội

 

Một mai Thu sẽ rời xa,

Trời xanh Hà Nội nắng hòa gió se,

Chia tay Thu dạo phố hè,

Lượn trên cao thẳm, vuốt ve sóng hồ,

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

NGƯỜI NHẶT NHỮNG MẢNH VỠ...

 NGƯỜI NHẶT NHỮNG MẢNH VỠ...

(Ba đoản khúc về Vụn vặt chuyện nhà, tập truyện ngắn của Y Mùi,

Nxb Quân đội nhân dân, 2022)

BÙI VIỆT THẮNG

bui-viet-thang
1.Vào độ cuối năm 2014, chị Hoàng Tuyên lúc đó còn ngồi ở phòng làm
việc của Ban Sáng tác (Hội Nhà văn Việt Nam) nhờ tôi xem (và nhận xét)
bản thảo tập truyện ngắn của tác giả có bút danh là lạ: Y Mùi (góp thêm vào
“danh bạ” nhà văn có chữ Y đầu: Y Điêng, Y Phương, Y Ban, Y Nguyên).
Lúc đó tôi chưa hề biết rõ “tung tích” tác giả chính là Tiến sỹ Y khoa Đào
Thị Mùi (vợ nhà thơ Trần Quang Quý). Sau này khi in, tập truyện ngắn có
tựa Những nẻo đường tu (2015). Tác phẩm đầu tay của chị là những truyện
ngắn gọn ghẽ, sắc lẻm và dí dỏm, lúc nào cũng lấp loáng tiếng cười. Y Mùi
chọn hướng tiếp cận đời sống thông qua những chuyện đời “vặt vãnh”,
thông qua những phận người bé nhỏ, những tình huống đời sống trớ trêu,
hay nói cách khác là những nghịch cảnh. Đọc truyện ngắn Y Mùi thấy hiển
hiện những mảnh vỡ của cuộc đời, mỗi truyện như một chiếc gương nhỏ xíu
bỏ trong túi áo mà ta bất chợt có thể lấy ra để soi rọi cõi nhân sinh của đồng
loại trong một cuộc bể dâu đời mới. Chín truyện ngắn trong tập Những nẻo
đường tu như là sự gom góp những mẩu chuyện đời sinh sắc và sống động
xung quanh chúng ta. Không có gì là to tát, cũng không nhằm đi tới những
luận đề xã hội rộng lớn có tầm vĩ mô với ý tưởng “điều chỉnh xã hội”. Nhà
văn dường như chỉ muốn ghi nhanh theo cách ký họa những cảnh đời bỗng
chốc hiện diện kề cạnh, khiến chúng ta phải suy nghĩ về nhân tình thế thái
thời buổi hỗn mang và nhiễu nhương. Đọc truyện ngắn Y Mùi tôi mường
tượng đến một người phụ nữ ở thôn quê, đi trên đường chiều làng mình, cần
mẫn nhặt nhạnh những “mảnh vỡ” của số phận đời người (nhiều hơn cả là
phụ nữ và trẻ nhỏ). Đôi khi tôi lại hình dung Y Mùi như một nghệ nhân nặn
tò he, dưới bàn tay khéo léo của mình khiến “cõi nhân gian bé tí” hiện lên
muôn hình muôn vẻ. Trong số 5 tác phẩm đã in của Y Mùi có đến 4 tập
truyện ngắn (công bố từ 2015-2022): Những nẻo đường tu, Người quê,
Đường chiều, Vụn vặt chuyện nhà. Tôi nghĩ, chính thể loại truyện ngắn đã
chọn Y Mùi, theo lối “chọn mặt gửi vàng” như dân gian thường nói. Viết
ngắn cũng chính là cái “tạng văn” của tác giả có nụ cười thường trực trên
môi này.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

VỀ QUÊ GIỮA VỤ GẶT CHIÊM

 


VỀ QUÊ GIỮA VỤ GẶT CHIÊM

                     ĐINH Y VĂN

Về quê giữa vụ gặt chiêm
Hôm nay tôi đã thỏa niềm ước ao!
Nao nao âm điệu rì rào

Nao nao hương lúa, nao nao sóng vàng...

Gặp ai ai cũng rộn ràng
Lối quen đâu cũng phủ vàng rơm thơm
Sân sân đầy lúa vàng ươm
Tiếng con chim gáy bên vườn rung say…
Thoáng mà mười mấy năm nay
Bồi hồi lại có một ngày gặt chiêm
Tay ôm đon lúa reo êm
Có gì chuyển giữa thân mềm lúa ơi?
Bát canh cua có mây trời*
Ăn cơm ngoài ruộng nhớ lời thơ hay
Mâm ngay trên đám cỏ dày
Hương đồng ngào ngạt gió bay bốn bề…
Thấm vào da thịt tình quê
Từ trong nắng gió lần về tháng Năm.


(* Ý thơ Ngô Hoàng Anh)

Đ. Y. V.

anh_chuan_5


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

TRỞ LẠI LENINGRAD

 TRỞ LẠI LENINGRAD


            BÙI MINH TRÍ
Có thể là hình ảnh về 3 người và Đài phun nước Buckingham

Nước Nga sao diệu kỳ đến thế
Thành quách lâu đài soi bóng gương
Chân bước hững hờ chiều lữ thứ
Mà tôi đất lạ hoá quê hương
*
Xa rồi vương vấn buồn khôn tả
Thu đến mùa vàng nhớ bạch dương
Huyền ảo Neva khoe dáng vẻ
Ùa về kỷ niệm nỗi niềm thương
*
Cánh buồm đỏ thắm duềnh trên sóng
Đêm trắng thành Len một chốn say
Tôi khuyết vào đâu như cõi mộng
Dân ca em hát gió xa bay

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ A.AKHMATOVA

 

CHÙM THƠ A.AKHMATOVA 

 t_phng

BẢN DỊCH CỦA TẠ PHƯƠNG

*  *  *

 

Я окошка не завесила,
Прямо в горницу гляди.
Оттого мне нынче весело,
Что не можешь ты уйти.
Называй же беззаконницей,
Надо мной глумись со зла:
Я была твоей бессонницей,
Я тоской твоей была.

 

5-3-1916

 

 

 

 

*  *  *

 

Em chẳng buông rèm cửa sổ,

Nhìn thẳng vào phòng đi, anh!

Vì bây giờ em vui vẻ

Nên anh bỏ đi không đành.

Cứ gọi em - kẻ ngoại tình,

Trút xuống đầu em giận dữ:

Em từng làm anh mất ngủ,

Từng là nỗi đau đời anh.

 

5-3-1916

 

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG

 

CHÙM THƠ NGUYỄN XUÂN THẮNG 

anh_m.x.thang

PHIÊU DU ĐẤT TỔ


Mời em về quê anh đất Tổ

Mới chớm nhớ, thơm mùi cọ ngấu

Phảng phất hoa cau thị xã ôn hoà

Bước nhấn nhá, thăm Hiền Lương đất Mẫu

Dải khăn hồng lưu truyền mãi nhân gian


Khẽ ngoái lại bên sông xanh mướt

Đồng Thanh Ba lúa trổ tháng hai

Mùi bưởi dịu tiết hanh khô đất sỏi

Đoan Hùng xa khẽ nhớ muốn gần


Rừng núi biếc còn nguyên di sản

Thanh Sơn yêu rừng quý quốc gia

Đất Thanh Thuỷ bên Đà giang xanh biếc

Khoáng nóng thơm cay đồng đất quê mình


Thành phố nhỏ ngã ba sông sâu thẳm

Chuyện xưa nay thấm đẫm ngọn nguồn

Hồn nước Việt qua bao năm gìn giữ

Mười tám đời Vua hiền, sáng cõi Văn Lang.


NXT,

tháng 3 năm Quỹ Mão


CHỢT THẤY

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

MỘT NGÀY VỚI BIỂN NHA TRANG



 MỘT NGÀY VỚI BIỂN NHA TRANG

              Trần Trọng Giá

Mùa hè về biển Nha Trang
Muôn ngàn thích thú…Thiên Đàng mộng mơ.
Biển ôm sóng tự bao giờ?
Nha Trang ôm biển đón đưa ta về.

Chiều rơi… nắng, gió thầm thì
Biển trong xanh, sóng nói gì em ơi!
Tim anh thổn thức bồi hồi
Câu thơ cất cánh… đất trời đơm hoa.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

ĐÊM TRẮNG THẦN TIÊN(*)

 ĐÊM TRẮNG THẦN TIÊN(*)


          BÙI MINH TRÍ

Sankt-Peterburg thành phố thần tiên
Tháng sáu về thời gian lãng mạn nhất
Ta như lạc vào miền cổ tích
Lễ hội Đêm trắng hoàng hôn
*
Đèn đã tắt, ánh sáng như sương
Những lâu đài nguy nga soi nước biếc
Dòng Neva cả đêm vẫn thức
Chờ đến giờ chiếc cầu lớn tách đôi

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

THIÊN THẦN TRẮNG

 


THIÊN THẦN TRẮNG

 
                       Truyện ngắn của THẾ ĐỨC
Tôi và chị, họ hàng đã cách ba đời. Chị là người Hà Thành chính cống. Tôi bảo thế, bởi chị sinh ra ở Hà Nội. Nước da của chị cứ trắng như trứng gà bóc vậy. Khuôn mặt trái xoan, hai má lúc nào cũng ửng hồng. Cái mũi dọc dừa, thẳng tắp. Cặp môi đỏ mọng. Đôi mắt tròn xoe, ngơ ngơ ngác ngác, như con bồ câu vẫn đậu trên cành bưởi trước ngõ.
Hai chị em tôi cùng tuổi, con gái sắp vào độ thập tam thường lớn vống lên. Bởi thế, chị cao hơn tôi tới gần nửa cái đầu.
Tuổi thơ của chị không giống như tôi. Mùa hè năm ấy, chị được về thăm quê, tá túc ở nhà người họ hàng gần, chỉ cách nhà tôi cái sân gạch và một hàng rào dâm bụt. Lần đầu, cái gì cũng thấy lạ lẫm, chị luôn miệng hỏi:
- Cái này gọi là gì?
- Rơm đấy!
Nhìn đống rạ bên cạnh cầu ao, chị bảo:
- Đống rơm to thế?
- Không phải, đống rạ!
Chị lắc đầu cười:
- Chả biết nữa!
Tôi chỉ cho chị cái khác nhau của hai thứ quê mùa ấy. Chị lại hỏi:
- Để làm gì ?
- Rơm để dành cho trâu ăn vào mùa khan cỏ, còn rạ thì để thổi cơm.
- Nấu cơm chứ! - Chị vặn lại.
Tôi buồn cười. Ở quê, chưa nghe ai nói “nấu cơm” bao giờ.
Ngay từ buổi đầu, hai chị em tôi đã quấn quýt bên nhau, y hệt hai đứa trẻ hàng xóm. Tôi xé hàng rào dâm bụt thành một lỗ đủ để chui lọt, làm lối đi tắt rất tiện.
Tuổi ấu thơ thường có những tín hiệu lạ kỳ như thế, người lớn chưa chắc đã hiểu nổi…

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

DỊCH GIẢ THÚY TOÀN CẦU NỐI VĂN HỌC NGA - VIỆT

 

DỊCH GIẢ THÚY TOÀN CẦU NỐI VĂN HỌC NGA - VIỆT Sửa

DỊCH GIẢ THÚY TOÀN - CẦU NỐI VĂN HỌC NGA VIỆT

                                  Vũ Nho

ong_nho

NHÀ VĂN VŨ NHO - ẢNH PHẠM VĂN SƠN

               Hoàng Thúy Toàn, chàng trai làng Phù Lưu phường Đông Ngàn thành phố Từ Sơn là một trong 100 người được bác Hồ gửi đi đào tạo tiếng Nga ở   Liên xô năm 1954, sau  khi Bác nhờ Trung Quốc đào tạo 42 người về tiếng Nga năm 1950.

Lớp 100 người đó có nhiều tên tuổi chúng ta biết đến sau này như Chu Nga ( phu nhân của Thúy Toàn),  Vũ Khoan, Hồ Huấn Niêm,  Hồ Thể Loan, Đặng Nhật Minh, Trần Khuyến, Lưu Văn Lợi, Vương Thịnh ( người dịch bài hát Đôi bờ),…

Có thể là một ngẫu nhiên hay một  cơ duyên bí ẩn nào đó, Thúy Toàn sau khi học ở Nga về đã tự nguyện gắn bó với nghề dịch văn học Nga. Anh cung cấp các bản dịch in trên báo. Rồi lần lượt in các cuốn sách dịch văn học Nga. Các nhà thơ lớn của Nga như  A. Puskin,  Iu. Ler montov,  A. Blog, S. Esenhin,  R. Gamzatov, I. Bunhin, F. Chiuchev,… đến bạn đọc Việt Nam qua cầu nối của Thúy Toàn. Anh còn đặc biệt quan tâm đến công việc dịch qua các tác phẩm viết về những người dịch văn học ở Việt Nam, Dịch văn học, văn học dịch, Những người dịch văn học ở Việt Nam, Những con ngựa thồ,…

Nhà dịch thuật, biên khảo, lại kiêm sưu tầm nên Thúy Toàn đã sưu tầm giới thiệu các nhà văn thế giới dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và các nhà thơ dịch Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Một phần của bộ sưu tập này đã được dịch giả công bố. Người dịch muốn  công bố trọn vẹn trong hai cuốn sách mà mình đã có đủ tư liệu, như một đóng góp vào giới thiệu Truyện Kiều và Nhật kí trong tù.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2023

NGÀY NƯỚC NGA

 

NGÀY NƯỚC NGA 

NGÀY NƯỚC NGA
 
 
 
 
 
NGÀY NƯỚC NGA
Ngày 12 tháng 6 là ngày lễ trọng đại của Liên bang Nga. Đó là Ngày Nước Nga (День России) – tức là Ngày Quốc khánh Liên bang Nga.
Lịch sử Ngày Nước Nga khởi đầu từ ngày 12 tháng 6 năm 1990, khi Đại hội đại biểu nhân dân nước Cộng hòa liên bang xã hội chủ nghĩa xô-viết Nga (РСФСР - Российская Советская Федеративная Социалистическая Республика) thông qua bản Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của nước Nga. Năm 1992, Xô-viết Tối cao Liên bang Nga thông qua Nghị quyết xác định ngày 12 tháng 6 là “Ngày thông qua Tuyên ngôn về chủ quyền quốc gia của Liên bang Nga” và quy định đây là ngày lễ nhà nước, một ngày nghỉ lễ.
Tuy nhiên, tên gọi chính thức như trên là quá dài, nhiều người khó nhớ. Vì thế, vào năm 2002, ngày 12 tháng 6 được chính thức gọi là Ngày Nước Nga.

TÔI CÓ BÀI THƠ
ĐỈNH NÚI LENIN(*)
Tôi yêu xiết bao đỉnh núi Lenin
Từ đây ngắm bình minh Moskva tuyệt diệu

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

 


CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG 

Lời ru đêm góa phụ
Đêm ẩn ức, lời ru ngắt ngứ
Phố chớp đèn, đắm tiếng nhạc jazz
Lời cuồng vọng, ai còn níu giữ
Điệu ru buồn, thắc thỏm hiên nhà
*
Đêm mộng mị, em ru mộng mị
Tan vỡ rồi, một giấc mơ hoa
Sao đắng đót, tháng ngày hoang phí
Còn lời ru, xa vắng nhạt nhòa
*
Tiếng hát đọng bè trầm mượt phố
Ảo mộng trôi trong tiếng ầu ơ ...
Lời ru rớt bên thềm, lổ chổ
Mơ hồ nghe tiếng vọng dại khờ ...
V/2016
Người đi mở đất
Dấu nắng rối ngang triền dốc
Lượn lờ khói quyện bóng cây
Bếp lữa giữa rừng cô độc
Chậm chiều mờ tỏ, vầng mây

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

HỒN BIỂN

 

HỒN BIỂN 

HỒN BIỂN
( Thân yêu tặng các Thi Nhân Miền Cổ Tích - Nhân cuộc cùng đi chơi biển)
Tản văn của Phạm Ngọc Tâm Dung

\
Chẳng hiểu sao, khi đứng trước biển bao la, thưởng ngoạn làn gió khoẻ khoắn, phóng đãng, tôi lại có một mặc định: hình như thứ gió này mang... tính nam thì phải!
Không ai biết, gió biển xuất phát từ đâu, đã đi qua bao độ dặm dài. Chỉ biết, nó không những trong veo mát lành mà còn mang theo những cốt, những hồn tinh túy, được đại dương mênh mông rút từ con tim, gan ruột mà hào phóng ban phát cho đất liền; Ấy là nơi những hoang đảo san hô xinh đẹp, bốn mùa rực rỡ tươi hồng, xứ sở của những câu chuyện huyền thoại, đẹp như chốn bồng lai; Ấy là nơi, những mỏ ngọc ngà châu báu, mà ngày xửa ngày xưa có người con trai nghèo, nhờ con chim lạ, ân tình mà hốt đầy cả túi ba gang; Ấy là những nơi, hun hút rốn vực thẳm - chốn thâm cung của vua Thủy Tề oai linh, của những nàng tiên cá lộng lẫy, huyền bí, cùng muôn loài thủy thần, thủy quái và vạn vạn, ức ức "hiền dân" điệp điệp trùng trùng; Ấy là nơi, ghi dấu những chiến tích chinh phục đại dương của loài người, từ con mảng thô sơ của người cổ đại, những con thuyền nan, thuyền gỗ, buồm trắng, buồm nâu rong ruổi, đến những con tàu, những hạm đội hùng mạnh coi đại dương bao la chỉ như cái..." ao làng"!

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2023

NGHE EM LÊN LÃO

 


NGHE EM LÊN LÃO 

NGHE EM LÊN LÃO – BÀI THƠ HAY DÀNH CHO CHỊ EM TUỔI MỚI VÀO ĐỜI
NGHE EM LÊN LÃO
(Tặng Trần Thị Trâm)
Tác giả Nguyễn Thị Mai
Hết hồn! em báo tin vui
Tết này lên lão bảy mươi tuổi mình
Trời ơi! Em vẫn trẻ xinh
Miệng cười tỏa nắng lung linh đóa hồng
Sau lưng còn ngỡ chưa chồng
Tóc đen, gáy trắng, vai bồng, eo thon
Mà sao đã bẩy mươi tròn
Mà sao lên lão. Lòng còn đang xuân?
Tin như đại bác bắn gần
Em đùng một phát… Anh dần chết tươi
Tết này em đã bẩy mươi
Lạy em! Đừng nói với người yêu em.
Bài thơ 12 câu nói là để tặng Trần Thị Trâm nhưng do cái tài, cái tình của tác giả - một người trong cuộc có con mắt xanh mà bài thơ vui ấy đã trở thành món quà tinh thần thật dễ thương cho tất cả những phụ nữ tuổi mới vào đời , tức là các bà, các cô từ bắt đầu về hưu đến U tám chục:
Hết hồn! em báo tin vui
Tết này lên lão bảy mươi tuổi mình

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

THỬ BÌNH ĐOẠN “ KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”

 


THỬ BÌNH ĐOẠN “ KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH”

VƯƠNG TRỌNG

Ngưng Bích là tên lầu, ngụ ý màu xanh ngưng lại tạo nên màu của lầu, ngôi lầu màu xanh, cái màu đặc trưng của các khu nhà chủ chứa ở Trung Quốc ngày xưa bắt các cô gái hành nghề mại dâm. Có lẽ lúc này Thúy Kiều chưa cảm nhận được cái màu xanh kinh sợ đó, nhưng chẳng bao lâu nữa nàng sẽ nhận ra khu nhà này biến đổi nàng “Xưa sao phong gấm rủ là / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường / Mặt sao dày gió dạn sương / Thân sao bướm chán ong chướng bấy thân…”. Nhưng đó là trong tương lai gần, còn giờ đây, nàng chỉ coi lầu xanh là ngôi nhà giam cầm, khóa tuổi xuân mình, không đi đâu được. Nàng ngồi lặng một mình, phóng tầm mắt ra xa, gặp vầng trăng chân trời thu gần lại, dãy núi được đẩy ra xa để cả hai cùng nằm trên một bình diện như một bức tranh. Đây không phải là lần duy nhất nàng ngồi buồn ngắm cảnh ở lầu Ngưng Bích, mà dường như Tú Bà đã đưa nàng về ở đây trong nhiều ngày, làm nàng buồn chán, ngày cũng như đêm, “bẽ bàng mây sớm đèn khuya” trong cảnh buồn tủi, cô đơn. Cảnh gợi tình, nàng ngồi nhớ người thân, bắt đầu là người tình mà hoàn cảnh đã buộc nàng phụ lời hẹn ước. Trên bước đường lưu lạc, đây là lần thứ hai nàng nhớ chàng, lần thứ nhất khi ngồi trên xe ngựa theo Mã Giám Sinh trên đường từ Bắc Kinh về Lâm Tri, “Dặm khuya ngất tạnh mù khơi / Thấy trăng mà thẹn những lời non sông”, nhưng lần ấy nỗi nhớ chưa thật cụ thể như lần này:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 

CHÙM THƠ CẦN VŨ 

can_vu

               NHÀ THƠ CẦN VŨ

TÌNH YÊU DIỆU KỲ

(Kính tặng cố Nhà thơ, Nhà báo Pháp Madeleine Riffaud và nhà văn Nguyễn Đình Thi).

 

Câu chuyện tình lãng mạn, vượt thời gian

Và bất chấp không gian, xuyên lục địa

Có một tình yêu diệu kỳ như thế

Xúc động nghẹn ngào triệu triệu con tim.

 

Những lá thư, tựa như những cánh chim

Bay tìm nhau, trao nỗi niềm nhung nhớ

Quê hương ông những tháng năm đạn lửa

Ngòi bút bà, chia nửa những thương đau.

 

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

CÙNG EM LÊN MỘC CHÂU

 CÙNG EM LÊN MỘC CHÂU

              TRẦN TRỌNG GIÁ

Mùa hè xa thành phố
Cùng em lên Mộc Châu
Quên ồn ào náo nhiệt
Thảo nguyên xanh một màu.

Đổi vải reo vui hát
Giữa đất lành Trường Khoa
Lẫn hương thầm ngào ngạt
Níu chân người Phương xa.

Trải dài như tấm thảm
Đồng cỏ xanh bao La
Các hoa hậu bò sữa
Đùa vui khi chiều tà.

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

MẸ TÔI VỚI LỜI BÌNH

 TRẦN THỊ HUYỀN TRANG


MẸ TÔI

 

Cuối đông xác pháo rợp làng,

Cau tươi lụa thắm rỡ ràng yếm xanh

Mẹ tôi tóc hãy còn xanh

Bồng con nước mắt vòng quanh khóc chồng.

Rơm khô khói toả trắng đồng

Người xa xứ khắp tây đông thì về

Lần theo ngọn gió đam mê

Vài cô goá bụa bỏ quê theo người.

Có người yêu mến ngỏ lời

Mẹ thưa: dang dở đành thôi phận mình

Bỏ rơi trứng nước sao đành

Lửa hương đâu cứ để dành đợi không!

Tôi mơ thấy mẹ lấy chồng

Nấc lên thành tiếng giữa dòng chiêm bao

Mặc tình trăng khuyết dầu hao

Lời ru mẹ chảy ngược vào canh thâu.


Chẳng đành dứt áo qua cầu

Ngày trường đêm thẳm nuốt sầu gượng vui

Mùa xuân chim én bay đôi,

Có người đứng ngóng xa xôi lặng buồn...

Vần xoay chớp bể mưa nguồn,

Tiễn tôi mình mẹ cuối đường gió giông.

Tôi rời mẹ cuối năm đông

Rộn ràng áo đỏ pháo hồng xe hoa.

Giật mình cơn bão tràn qua

Bắc thang mẹ giọi mái nhà chấp chênh.

Chân run ai đỡ xuống lên,

Gió đưa gió đẩy ai quên mẹ già.

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

“GIÓ ĐƯA GIÓ ĐẨY AI QUÊN MẸ GIÀ”

 

Tình  mẹ  vô  cùng  thiêng  liêng,  cao  đẹp    là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca. Viết về một đề tài quen thuộc nhưng "Mẹ tôi"của Trần Thị Huyền Trang - rút từ tâp "Bài thơ tặng mẹ" NXB Hội nhà văn 2008 - lại có sự cảm nhận riêng độc đáo.