Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

ĐẾN THĂM CAO THỦ

 

ĐẾN THĂM CAO THỦ Sửa

Đến thăm Cao thủ

Tập truyện thơ ”Bức tranh của bé Hằng” của  Nguyễn Hoàng Sơn, Nhà xuất bản Kim Đồng


                                       VŨ NHO

 n.hong_sn

                   NHÀ THƠ NGUYỄN HOÀNG SƠN

          Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn khi in tập truyện thơ "Bức tranh của bé Hằng" đã vào tuổi ngũ thập (năm m­ươi). Nhưng chú hay bác Sơn đó vẫn xưng­ anh với các em. "Anh kể các em nghe". Chắc là quen miệng, hoặc là không muốn có khoảng cách tuổi tác, hoặc là xư­ng hô thế cho gần gũi, thân mật. Mà cũng có thể là muốn mãi mãi trẻ trung. Vậy, chúng ta cứ gọi tác giả là anh nhé.

          Ngư­ời anh vui tính, hóm hỉnh dẫn chúng ta đến thăm nhà bé Hằng:

                             Nhà bé Hằng to lắm

                             Ba tầng lầu nguy nga

                             Cửa sắt luôn luôn đóng

                             Chó béc - giê coi nhà

          Chà chà! Rõ là một nhà giàu. Chắc là bé Hằng và mọi ng­ười trong nhà phải sướng như tiên. Cứ tưởng thế, nhưng hoá ra chẳng phải. Bé Hằng có phòng riêng, có nhiều quà, lắm đồ chơi, như­ng mà:

                             …nhà vắng tiếng cư­ời

                             Lối sân rêu quạnh quẽ

          Mẹ bé Hằng chừng như­ cũng có điều gì không vui:

                             Thở dài khi đọc th­ư

                             Hoặc ôm Hằng lặng lẽ

       Ngắm phố chiều sang thu

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Nguyễn Đình Chiểu trong giao lưu văn hóa quốc tế

 

Nguyễn Đình Chiểu trong giao lưu văn hóa quốc tế

Vanvn- Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), ai cũng nhớ ngay bài viết nổi tiếng của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc in trên tạp chí Văn học tháng 7 năm 1963, khi ông khẳng định Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của văn chương nước ta.

Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có vị trí danh dự, là một nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Triết lý văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu là triết lý nhân sinh. Tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu dường như đã vượt qua tư tưởng Tống Nho chính thống. Tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Đình Chiểu đang trên quá trình Việt hóa – bình dân hóa một cách sâu sắc. Triết lý ấy thể hiện trong bài Than đạo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Nếu như truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên, một sáng tác đầu đời khi vừa gặp trắc trở của số phận, nêu chuyện đạo lý con người, sống nhân nghĩa: Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình; thì truyện thơ Nôm Dương TừHà Mậu lại khuyến cáo con người nên tìm về chính đạo, biết yêu cái chính, ghét cái tà, con người phải biết tu thân. Truyện thơ Nôm Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, sáng tác những năm cuối đời vẫn đậm đà tư tưởng ấy của Nguyễn Đình Chiểu; đạo đức của người thầy thuốc, tư tưởng yêu nước và nội dung y thuật đan cài với nhau. Có thể thấy tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh: đạo nghĩa, làm việc nghĩa, tu thân (vỏ là Nho giáo mà lõi là phong cách sống của người Việt Nam Bộ: thấy việc nghĩa không làm là đồ bỏ). Nguyễn Đình Chiểu là một mẫu hình nhân cách văn hóa. Từ chối của Nguyễn Đình Chiểu trước đề nghị của viên Tham biện tỉnh Bến Tre, Michel Ponchon năm 1883, không nhận tiền bạc, quà tặng, không nhận lại ruộng vườn của ông ở Gia Định mà người Pháp chiếm đoạt qua câu nói khảng khái trước Michel Ponchon “Đất vua không ai trả thì đất riêng của tôi có sá gì”, là bằng chứng xác thực nhất về phẩm chất không màng danh lợi của một nhân cách lớn. Ở phương diện công dân, biến cố đau thương của đất nước khi bị xâm lược, khiến Nguyễn Đình Chiểu càng thể hiện rõ phẩm chất của một nhà văn hóa lớn. Cả cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sống theo triết lý này. Hành động trong cuộc sống thường ngày của Nguyễn Đình Chiểu là công việc của một thầy giáo. Lựa chọn nghề thầy giáo xuất hiện với các nhà nho ở Việt Nam khi không có khả năng ra làm quan, hoặc thôi không làm quan, trở về làng. Nguyễn Đình Chiểu lựa chọn nghề thầy giáo sau biến cố của cuộc đời. Ông ba lần đi chuyển nơi ở: từ quê mẹ (nay là quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đến quê vợ (nay là huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), rồi về làng An Đức (nay là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Vì thế, trường học của người thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu cũng thay đổi ba lần. Thông thường, các nhà nho sử dụng nhà mình làm nơi dạy học. Trường của thầy giáo mù lòa như Nguyễn Đình Chiểu, chắc cũng như trường của các nhà nho khác.

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

TẬP TRUYỆN NGẮN HAY CỦA KIỀU BÍCH HẬU

 



TẬP TRUYỆN NGẮN HAY CỦA KIỀU BÍCH HẬU

          Đọc “Trời là ta ở tột cùng nhân bản”, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2021

                                            Vũ Nho

          Mười sáu truyện ngắn chụm cùng một đề tài trẻ tự kỉ và trầm cảm của Kiều Bích Hậu với hơn 300 trang in khổ cổ điển 13cm x 19cm là một tập truyện ngắn hay, để lại nhiều ấn tượng. Có người cho rằng cùng một đề tài như thế rất dễ gây nhàm cho người đọc. Sao Kiều Bích Hậu không chia sẻ, trộn thêm các đề tài khác? Thật ra, đây là một chủ ý của tác giả. Cùng một đề tài, nhưng không truyện nào na ná truyện nào. Mỗi truyện là một số phận, một cảnh ngộ. Truyện nào cũng gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc. Phải tự tin lắm mới sắp xếp cuốn sách như vậy.

          Mười sáu truyện ngắn viết về trẻ tự kỉ, trầm cảm của Kiều Bích Hậu bao gồm ba loại nhân vật chủ yếu. Tất nhiên, đầu tiên là những đứa trẻ tự kỉ. Tiếp sau đó là cha mẹ chúng, những người “bị tội  giời đày” đã sinh ra chúng. Và thứ ba là những người thầy cô, huấn luyện viên, tình nguyện viên trong các Trung tâm  nhận nuôi dưỡng và can thiệp để những đứa trẻ đó có thể tự mình phục vụ các nhu cầu và có thể hòa nhập trở lại đời sống bình thường.

           Nhà văn không phải là bác sĩ chữa bệnh tự kỉ và trầm cảm, vì vậy, những dấu hiệu của bệnh tật và cách chữa trị đối với lũ trẻ không phải là điều được quan tâm và viết kĩ. Điều quan trọng nhất mà nhà văn hướng đến chính là số phận của những đứa trẻ và tấm lòng của cha mẹ chúng. Những đứa trẻ đó có khi là báu vật của gia đình, của dòng họ. Thế rồi bệnh tự kỉ, trầm cảm đã biến chúng thành gánh nặng của mẹ cha, của những người thân. Nếu là bệnh thông thường thì còn có thuốc chữa, còn có hy vọng khỏi bệnh. Còn  tự kỉ và trầm cảm ư? Đó là thứ mà bác sĩ và nền y học hiện tại “chỉ giúp thuyên giảm chứ không thể chữa khỏi được bệnh. “Thế giới bó tay. Chúng tôi làm gì hơn được!”- Vị bác sĩ nhanh chóng kết luận trước cả núi câu hỏi mà Lan đau đớn đặt ra” (Vệt máu, trang 274). Chứng tự kỉ nhưng mỗi đứa trẻ lại có những “tật” riêng không giống nhau. Bé Cam thì thường “đập đầu vào bất cứ thứ gì khi xúc động mạnh, hoặc muốn đòi hỏi gì đó.  Nó cũng đập vỡ tất cả những gì trước mặt. Nó thích nghe tiếng đồ bị vỡ, nhất là đồ sứ, thủy tinh. Ban đêm nó không bao giờ ngủ mà chỉ la hét. Nhà trường bình thường không nhận nó. Mẹ đẻ nó cũng không chấp nhận bệnh của nó…và bỏ đi…” ( Bí mật của chồng, trang 29). Còn Võ, một trẻ tự kỉ khác thì chỉ ăn toàn thịt và đánh mẹ tàn ác. “Mặt chị ( mẹ Võ)  luôn tím bầm vì bị con đấm, tát. Cánh tay chị chi chít vết răng cắn của con” (Vượt qua, trang 58). Bé Minh, con chị Hà thì “cho đến năm bốn tuổi chỉ nằm, uống sữa rồi khóc la, chứ không biết đi, biết nói, biết ăn cơm như trẻ bình thường   (Mũi tên đỏ vút bay, trang 79) Bé Tâm thì chứng tự kỉ làm cho bé kinh sợ người mẹ đẻ của mình “mỗi khi bé ngẩng mặt lên, nhìn mặt người phụ nữ ấy, bé thấy một khuôn mặt méo mó dị dạng và dữ tợn, đặc biệt là đôi mắt lồi to như hai cái bát úp lên mặt, nhìn như muốn nuốt chửng bé. Bé chỉ muốn chạy trốn” (Đêm dài ma ám, trang 105). Cu Bim lại là một kiểu khác. “Bim lên ba tuổi không biết nói, chỉ hét khi không vừa ý. Càng lớn nó càng có những cố tật kì dị, bạ cái gì cũng bẻ gãy. Ống nước bằng kim loại trong nhà tắm mà Bim cũng vặn gãy được. Và nó thường tấn công cu Bát, anh ruột nó bằng cái bút chì hoặc bút bi. Có lần nó đâm thủng lưng anh bằng cái bút bi” (Cái chết của một thiên thần, trang 131). “Liễu, thiếu nữ mười lăm tuổi bị tự kỉ, không biết nói, không biết đọc, không biết viết. Tuy tự kỉ nhưng thiếu nữ này rất hiền, hay cười mơ màng” (Khúc hoan ca của trình yêu, trang 118). Quẫy, con của một đại gia đá quý Yên Bái thì thích gây sự chú ý bằng cách leo vút lên cây cổ thụ như mèo rừng. Vắt vẻo trên cành cao, Quẫy hú hét như động dại. Khi vào Trường thì tiếp tục tự làm chảy máu để thu hút sự chú ý (Vệt máu, trang 271, 273).

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

BÀN TAY CỦA CHA

 


BÀN TAY CỦA CHA

                                                                    Quý Phương

Bàn tay Cha, nắm tay con

Dìu qua tất cả những cơn bão đời

Khi con mái tóc xanh ngời

Tóc Cha bạc trắng mây trời kém xa

 

Bàn tay nhỏ, trong tay Cha

Con bình yên cả trong mơ vẫn cười

Nuôi con khôn lớn nên người

Tay Cha run rẩy, trở trời lại đau

 

Con như chim lạc phương nào

Đủ lông cứng cáp bay vào trời xanh

Nhớ, quên công đức sinh thành

Bởi còn toan tính lợi danh cho mình

 

Chiều nay ngơ ngẩn đứng nhìn

Trên con phố nhỏ có hình bóng ai

Nắm tay con trẻ bước dài

Trong làn mưa mỏng trên vai ướt mèm

 

Tự nhiên con bỗng dưng thèm

Bàn tay bé xíu nhỏ mềm như xưa

Để Cha nắm lại cho vừa

Dắt con qua những lọc lừa thế gian

 

Tự nhiên nước mắt tuôn tràn

Kiếp phù sinh ngắn hơi tàn mấy khi

Bôn ba rồi chẳng được gì

Cha ơi đợi nhé con về chiều nay

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

"BÀN TAY CHA NẮM TAY CON/ DÌU QUA TẤT CẢ NHỮNG CƠN BÃO ĐỜI”

 

Cảm hứng thơ về cha khá phong phú nhưng viết riêng về "Bàn tay của Cha" như thi sĩ Quý Phương quả là độc đáo. Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng, tri ân sâu nặng đối với Cha - người đã gánh vác bao cực nhọc để sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ các con nên người. Nhan đề "Bàn tay của Cha" tạo cho người đọc ấn tượng khó quên. Nói bàn tay là nói đến một bộ phận cơ thể trực tiếp cầm, nắm để giao lưu tình cảm và nhất là để làm việc, dù là lao động chân tay hoặc trí óc. Nói bàn tay của cha, người đọc hình dung ra đôi tay thô ráp, vạm vỡ, chai sần nhưng ấm áp. Bàn tay của cha có thể mang vác vật nặng, làm được việc khó. Từ "Cha" trong bài điệp tới 7 lần,  được viết hoa thể hiện rõ thái độ kính yêu, cảm phục của chủ thể trữ tình.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

LÊ THÁNH TÔNG ĐÁNH GIÁ NGUYỄN TRÃI

 

LÊ THÁNH TÔNG ĐÁNH GIÁ NGUYỄN TRÃI

 

Vũ Nho


 

 

        Trang 6 của cuốn Văn thơ Nguyễn Trãi dùng trong nhà trường (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội năm 1971) chúng ta gặp lời dịch câu thơ " Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" kèm với lời bình: "Hai mươi lăm năm sau, Lê Thánh Tông, con Lê Thái Tông, hiểu rõ nỗi oan của Nguyễn Trãi và đã nói về ông:

        Lòng dạ Ức  Trai sáng vằng vặc như Sao Khuê (Ức  Trai tâm thượng quang Khuê tảo).

        Lời nói đó đã nêu được tấm lòng và nhân cách cao quý của Nguyễn Trãi"

        Rất nhiều các thế hệ thầy giáo, học sinh đã sử dụng và tin theo tài liệu này. Gần đây, trong dịp tìm tư liệu cho chuyên đề về Nguyễn Trãi, chúng tôi thấy có đôi điều cần bàn lại để tránh sự hiểu nhầm.

       1. Đúng là vua Lê Thánh Tông, người hiểu rõ nỗi oan của Nguyễn Trãi và đã thanh minh cho ông. Tuy nhiên, câu thơ "Ức  Trai tâm thượng quang Khuê tảo " không phải là câu thơ viết riêng về Nguyễn Trãi nhằm mục đích giải  oan. Đây là câu thơ nằm trong bài thơ có tựa đề dài đúng băng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Thánh Tông chế văn, dư tĩnh toạ thâm cung, hà tư cổ tích, quân minh thần lương, dự đương kim cơ nghiệp chi thịnh, ngẫu thành nhất luật" (Chế văn của Thánh Tông "ta ngồi trong chính điện nghĩ tới các bậc vua sáng tôi hiền đời xưa và cơ nghiệp thịnh trị ngày nay, ngẫu tác một bài thơ").

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

MỘT TRÁI TIM NẶNG NGHĨA TÌNH NGƯỜI

 


Một trái tim nặng nghĩa tình người

                 TS. BÙI NHƯ HẢI

Hoàng Tấn Trung là một người tài năng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, ở lĩnh vực nào cũng gặt hái được những thành công nhất định, được đông đảo công chúng trong và ngoài nước biết đến, quan tâm và yêu mến. Hoàng Tấn Trung không chỉ là một nhà ngoại giao tài giỏi của tỉnh Quảng Trị, mà còn là một nhà thơ và nhà thư pháp có tên tuổi. Đúng như lời Tự bạch: “Tôi không bao giờ đánh bóng mình. Thơ và thư pháp đối với tôi cốt để luyện tâm và tải đạo”. Thật đúng như thế, Hoàng Tấn Trung đến với thơ và thư pháp không phải nhằm mục đích tự đánh bóng chính mình, thích khoe khoang, nổi tiếng, mà đó chính là sự đam mê, có sẵn trong máu thịt và tâm hồn, vì thế sáng tác thơ và viết thư pháp cốt để chỉ luyện tâm và tải đạo.

Về thư pháp, Hoàng Tấn Trung bén duyên cũng không sớm mà cũng không muộn, trong vòng hơn hai mươi năm trở lại đây, tuy sở thích này có từ khi đang còn là học sinh. Nhân dịp Xuân Quý Tỵ năm 2012, đài truyền hình Quảng Trị có làm một chương trình với chủ đề Thư pháp Hoàng Tấn Trung. Trong cuộc phỏng vấn, phóng viên có đặt ra câu hỏi về Quá trình đến với thư pháp? Nhà thư pháp Hoàng Tấn Trung đã kể về quá trình đến với thư pháp như sau: “Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã thích những nét chữ đẹp, tôi đã từng mượn vở của những người bạn cùng lớp để mang về nhà bắt chước viết theo. Vì vậy, chữ của tôi ngày một đẹp hơn, được thầy cô khen ngợi. Nhờ chữ đẹp cộng với chút năng khiếu văn chương, nên những bài văn của tôi thường được điểm cao. Sau này lớn lên, mỗi khi gặp trên sách báo hoặc thấy người lớn viết kiểu chữ fantizi (fantaisie) là tôi rất thích, vì cảm thấy trong nét chữ ấy có sự phóng khoáng, bay bỗng, có hồn và hấp dẫn hơn. Tôi lại người rất thích yêu thơ, thích những câu danh ngôn, những lời hay ý đẹp của các bậc thánh hiền và tôi thường học thuộc lòng. Đầu năm 2000, lần đầu tiên tôi sang học ở Sesoul, Hàn Quốc tôi đã đi xem ở Cung Văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Tôi rất say mê ngắm nhìn những bức thư pháp chữ Triều Tiên và cả chữ Hán. Mặc dù không hiểu nội dung nhưng tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó nó phiêu bạt, phóng đãng, hấp dẫn và tôi đã lấy làm thích thú. Rồi mùa hè năm 2000, lần đầu tiên festival Huế tổ chức, tôi đến với không gian thư pháp Huế và say mê với những bức thư pháp của Nguyệt Đình, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phước Thành,... và đứng chờ đến lượt có được một bức thư pháp về nhà treo, nhưng chờ mãi đến xế chiều vẫn không thể nào có được vì người xin chữ quá đông. Đường về Quảng Trị rất xa, ngồi trên xe tôi vừa nghĩ hay là mình cứ tự “mày mò” tập viết, tự tìm cách khai phá con đường để đi! Rồi tự nhủ: “Thư pháp có gì ghê gớm đâu? Chỉ vài cây bút lông, vài tờ giấy với lọ mực xạ là viết được. Một yếu tố làm cho tôi tin tưởng và mạnh dạn hơn đó là, chữ viết thường ngày của tôi xem ra cũng khá đẹp”.  Thế là, ngày hôm sau tôi ra hiệu sách mua hai bút lông, một lọ mực xạ đem về mày mò tập viết. Mỗi buổi tối tôi chong đèn luyện bút. Những bức thư pháp đầu tiên tuy nét bút còn vụng về nhưng tôi vẫn cảm thấy chúng đẹp và “rất có hồn”, sau đó tôi mạnh dạn đem tặng những người bạn thân. Trong số họ, có người khen, có người chê, có người động viên, thế là tôi vững tin vào khả năng của mình và quyết tâm hơn. Cứ ngày ngày, đêm đêm đọc sách, tìm hiểu các bậc đàn anh đi trước và rèn luyện từng con chữ. Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn còn rèn luyện: luyện cả bút và luyện cả tâm nữa”. Qua lời kể về quá trình đến với thư pháp, bạn đọc càng nể phục hơn về sự kiên trì, sức bề bỉ của Hoàng Tấn Trung trong việc rèn chữ, luyện tâm như thế nào. Để có được sự thành công về lĩnh vực thư pháp, trở thành một nhà thư pháp đúng nghĩa, đích thực, Hoàng Tấn Trung đã tập luyện nét chữ và luyện tâm đầy khổ ải, rất kiên trì và bền bỉ suốt gần hai mươi năm ròng rã. Tính đến thời điểm này, ngoài tham gia các lễ hội truyền thống lớn trong và ngoài tỉnh, Hoàng Tấn Trung có hàng chục cuộc triển lãm thư pháp riêng, có hàng trăm bức thư pháp đến tay người yêu thích, đam mê. Đặc biệt, Hoàng Tấn Trung đã tạo dựng được một không gian thư pháp riêng tại tư gia của mình khá đồ sộ. Hằng ngày có rất nhiều bạn bè thân hữu, văn nghệ sĩ và cả những người yêu mến thư pháp khắp mọi nơi đều tìm về không gian thư pháp tại tư gia của nhà thư pháp Hoàng Tấn Trung để chiêm ngưỡng, để xin chữ về treo trong nhà hoặc để tặng. Những bức thư pháp của Hoàng Tấn Trung đều viết từ những lời hay, ý đẹp của những bậc thánh hiền, những nhà tư tưởng lớn và những câu thơ của các nhà thơ từ cổ chí kim mang ý nghĩa tích cực, tác động biện chứng đến nhân sinh quan và thế giới quan của con người. Vì không thuộc phạm vi của bài viết nên tôi sơ lược để bạn đọc biết thêm vài nét về nghệ thuật thư pháp Hoàng Tấn Trung, vì thế nội dung thư pháp tôi sẽ bàn đến vào dịp khác trong một bài viết về nghệ thuật thư pháp của Hoàng Tấn Trung sâu và rộng hơn.

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

CHÙM THƠ LÊ THÚY BẮC



CHÙM THƠ LÊ THÚY BẮC

Chùm thơ Lê Thúy Bắc

 l_thy_bc

SOI

 

Chợt nhìn thấy ta

Lênh loang mặt nước

Chưa được một giây

Nước oằn mình

Ta oằn mình

Méo mó

Nụ cười – ai đó dạm mua

Méo mó

Ta đau khổ

Nước bể thành rạn vỡ

Khóe mắt chợt buồn

Nước tràn

Ngây ngô

Bờ môi khô sót lại

Ta soi khờ dại trong gương

Vẫn nét mặt quen

Lấm lem

Tình ái

Lấm lem

Bờ môi

Ta soi hình hài cũng không đến nỗi

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

CHẬP CHỜN BÓNG MA COVID-19

 


CHẬP CHỜN BÓNG MA COVID-19                                   **********                   


 1-  Qua rồi Hiroshima ,
      cuộc sống hồi sinh       
      Liệu còn sót ai sau Siêu Covid !?

 2-  Chập chờn lửa thiêu 
      Sông Hằng cháy khét
      bao giờ dòng trong?

 3-  Chiến binh áo trắng 
      ngày đêm lâm trận 
      Anh hùng vô danh

  4-  Sẽ còn những ai
       khi những Siêu Covid   
       tận diệt loài người? 

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

VẾT BỚT TRUYỀN ĐỜI

 


VẾT BỚT TRUYỀN ĐỜI

 

           

                  TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 

 
  

Khách du lịch đến thị trấn T, không mấy người biết mấy chục đường phố san sát nhà cao tầng bây giờ chính là những đường lô lầy lội của cái làng kinh tế mới heo hút bốn mươi năm về trước. Lúc ấy, chả ai ngờ đến một ngày cái xó rừng heo hút ấy sẽ biến thành đô thị, đường lô thành đường phố sang trọng mang tên những danh nhân, nên cứ nôm na lấy những chữ số và chữ cái A, B, C… mà gọi ấp, gọi lô cho dễ nhớ. Mỗi ấp khoảng chục lô, mỗi lô dựng sẵn mấy chục căn nhà tranh vách đất. Sau vài đợt dân Sài gòn ùn ùn đổ xuống từ những chuyến xe đò, đã không còn một một miếng thổ cư vô chủ.

Ngày ấy, gã di dân tự do, đến muộn. Lô nào lô ấy ém đủ người rồi. May còn duy nhất một căn giữa lô A, lão chủ cũ nửa đêm im ắng khép cửa trốn về thành phố đã nửa tháng nay. Anh trưởng ấp tình thực khuyên gã: Cái lô A ấy toàn bọn bụi đời đá cá lăn dưa, an ninh phức tạp lắm, người lương thiện khó sống được với chúng. Căn nhà này, đã hai ba lần đổi chủ rồi. Chưa đầy ba bẩy hăm mốt ngày đã cuốn gói không kèn không trống. Gã hỏi lý do. Thì cũng bởi trộm cắp như rươi. Hong mấy bộ đồ, giữa ban ngày ban mặt, lơ là một chút, chỉ còn dây phơi trống trơn. Ấy là chưa kể cái xe đạp dựng xó nhà, con heo trong chuồng, cửa nẻo dù khóa kỹ, chúng để cho ngày nào, biết ngày ấy. Hỏi anh có chịu nổi không? Gã chặc lưỡi, thôi thì thử thời vận chút xem sao. Một tuần sau, chiếc xe lôi chở gia đình gã cùng mấy thứ vật dụng cũ nát chạy vào vuông sân cỏ rậm như rừng, đúng lúc hai lão già mình trần trùng trục, một da đầu đỏ au chơm chởm mớ chân tóc bạc trắng, một thấp lùn, mặt ngắn, vết bớt đỏ bầm đóng sau gáy, hàm râu trên đen nhức che nửa miệng, đang ôm lưng nhau quay mặt đái tồ tồ vào vách đất căn nhà xơ xác mái tranh cùn. Lão mặt ngắn lè nhè: Đọ của mày với của tao, cái nào bự hơn. Vợ gã mắc cỡ úp nón che mặt. Gã e hèm đánh động, cả hai đứng tỉnh bơ. Sau vài cú rùng mình, vảy vảy, lão đầu trọc buông ống quần, nấc cụt một hồi: Bọn này xin lỗi nha. Trốn nợ ít bữa, lại về à. Nó chặt tay chẳng tha đâu. Lá gan chú mày bự đấy. Chắc lão tưởng thằng cha bỏ đi tháng trước quay về.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

VĨNH BIỆT TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN TRANG!

 

 TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN TRANG 
NGUYÊN VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
NGUYÊN CHÁNH THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÃ TẠ THẾ NGÀY 16 THÁNG 6 NĂM 2021
HƯỞNG THỌ 75 TUỔI

XIN CHIA BUỒN SÂU SẮC VỚI GIA ĐÌNH!
CẦU CHÚC CHO ANH HỒN TS. NGUYỄN VĂN TRANG SIÊU THOÁT MIỀN CỰC LẠC!
A DI ĐÀ PHẬT!


VŨ NHO
VUNHONB.BLOGSPOT.COM

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

TÌM HIỂU THÊM VỀ XUẤT XỨ CÂU “NHẤT SINH ĐÊ THỦ BÁI MAI HOA”




Vào Th 2, 14 thg 6, 2021 vào lúc 14:05 Khôi Nguyễn <khoidinhbang@gmail.com> đã viết:
                 TÌM HIỂU THÊM VỀ XUẤT XỨ CÂU
                    " Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa"
                                        ------
     Ngày 5-6-2006 NK có viết bài : Câu đối " Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa " có phải của Cao Bá Quát ? Bài viết có dẫn chứng theo " Như Kinh Nhật ký" thì là của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tư Giản ( năm 1868) nhân đi Sứ sang triều cống nhà Mãn Thanh.
     Nay sau 15 năm, nhân đọc cuốn " Rong chơi cùng U Mộng Ảnh" của Trương Trào (1650-1707) do Huỳnh Ngọc Chiến (dịch-Nxb Hồng Đức 2020) thì đôi câu đối này là của Danh sĩ đời Thanh là Trương Chi Hạc, tự Văn Giai, có đôi câu đối đáng để ta nói " Mai lấy Trương Chi Hạc làm tri kỷ" : 
                           Tứ hải luận giao cầu cổ kiếm
                            Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa
                          ( Bốn biển luận giao tìm kiếm cổ
                             Nhất sinh đê thủ bái Mai hoa)
Nghĩa là : đi khắp bốn biển bàn chuyện giao du, giống như đi tìm cây kiếm cổ. Suốt một đời chỉ cúi đầu trước hoa Mai.
   Câu đầu tràn đầy hào khí mà vẫn thanh cao, câu sau bộc lộ ngạo tâm mà vẫn vô cùng tĩnh dật.

BẰNG LĂNG TÍM

 


BẰNG LĂNG TÍM Sửa

Lê Đức Nghinh
 
VIẾT LẠI GIẤC MƠ
 
Rạ rơm mẹ nhóm ngày nào
Còn cay trong mắt tìm vào giấc con...
Vẫn nguyên hương vị bùn non
Thấm từng hạt lúa căng tròn nắng mưa
Bàn tay ngậm vết sần xưa
Trắng dần tóc mẹ sớm trưa lần hồi
Đê cong vắng bóng mẹ ngồi
Tre còng dáng mẹ một thời chuốt nan
Hiện về rổ, rá mẹ đan
Dao pha mấy luỹ tre làng năm xưa
Đêm nằm thấy lại tuổi thơ
Mẹ ơi! hạt cốm trong mơ cũng hiền
Đèn leo lét ở đầu hiên
Cạn dầu lụi bấc, mơ đêm giấc mùa
Rổ khoai mẹ luộc ngày xưa
Bao năm tháng đến bây giờ còn thơm...
                 
BẰNG LĂNG TÍM
 
Thương tím màu đang trổ
Hoa rụng dầy đường đi
Nắng ươm vàng lối nhỏ
Tiếng ve ngân thầm thì.

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

CHUNG TAY VÌ NIỀM TIN

 


CHUNG TAY VÌ NIỀM TIN

 

              BÙI MINH TRÍ

 

Ta đã sát vai chẳng quản hy sinh

Ta đã chung tay xây nền độc lập

Thắng giặc ngoại xâm Mùa xuân thống nhất

Ta ngẩng cao đầu Tổ quốc quang vinh

 *

Gieo rắc tang thương Thế giới hoàng kinh

Là giặc gớm ghê mang tên Covid

Ta lại chung tay, trái tim liên kết

Quyết thắng trận này, vì một niềm tin

 *

Có trái tim hồng chiến sĩ áo xanh

Có bàn tay vàng lương y áo trắng

Tất cả vì dân lên đầu trận tuyến

Quên nỗi nhớ nhà, kiệt sức, nắng hanh

 *

Thực phẩm đem chia, gạo ATM

Có bao con người sáng lòng thiện nguyện

Mời thức ăn ngon, gửi bát cơm trắng,

Pha dòng nước mát xoa dịu trái tim

 *

Góp gió thành bão đổi lấy vắc xin

Cụ già, bé em, nhân viên, doanh nghiệp

Theo cờ  đỏ vàng sao vững vàng bước tiếp

Tôi yêu Việt Nam, tự hào Việt Nam!

 

Bùi Minh Trí 

 vna_potal_phu_tho_lien_hoan_hat_xoan_thanh_thieu_nhi_thanh_pho_viet_tri_lan_thu_vi_nam_2019_stand


Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

BÀN TAY CỦA CHA

 


BÀN TAY CỦA CHA

 

                                                                    Quý Phương

Bàn tay Cha, nắm tay con

Dìu qua tất cả những cơn bão đời

Khi con mái tóc xanh ngời

Tóc Cha bạc trắng mây trời kém xa

 

Bàn tay nhỏ, trong tay Cha

Con bình yên cả trong mơ vẫn cười

Nuôi con khôn lớn nên người

Tay Cha run rẩy, trở trời lại đau

 

Con như chim lạc phương nào

Đủ lông cứng cáp bay vào trời xanh

Nhớ, quên công đức sinh thành

Bởi còn toan tính lợi danh cho mình

 

Chiều nay ngơ ngẩn đứng nhìn

Trên con phố nhỏ có hình bóng ai

Nắm tay con trẻ bước dài

Trong làn mưa mỏng trên vai ướt mèm

 

Tự nhiên con bỗng dưng thèm

Bàn tay bé xíu nhỏ mềm như xưa

Để Cha nắm lại cho vừa

Dắt con qua những lọc lừa thế gian

 

Tự nhiên nước mắt tuôn tràn

Kiếp phù sinh ngắn hơi tàn mấy khi

Bôn ba rồi chẳng được gì

Cha ơi đợi nhé con về chiều nay

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN



"BÀN TAY CHA NẮM TAY CON/ DÌU QUA TẤT CẢ NHỮNG CƠN BÃO ĐỜI”

 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

VÀI CHIA SẺ VỀ NHỮNG NGÀY ĐẠI DỊCH

 


VÀI CHIA S V NHNG NGÀY ĐI DỊCH

 

                    Tản văn của  Phạm Ngọc Tâm Dung


 

 

            Sáng dậy, mở đầu một ngày mới là tranh thủ xem nhanh tin tức trên mạng về tình hình diễn biến Covid đêm qua. Ban trưa, thay vì đọc vài ba trang sách như thường lệ cho dễ ngủ thì lại mở mạng đọc nhanh tình trạng Covid ra sao. Buổi tối, thay chỗ cho sự mọi người rôm rả trò chuyện về các việc làm trong ngày, bàn bạc về ngày mai ăn gì, tuần tới thăm thú những đâu... thì lại chỉ quẩn quanh vấn đề Covid...

           Ngày chủ nhật, lẽ ra là ngày con cái cháu chắt, người thân trở về sau một tuần bận rộn, thì nhà cửa vắng teo. Bởi từ tuần trước, thấy dịch nặng, ông bà đã ra một "bố cáo" đặc biệt,  quán triệt: "nhà nào ở đâu yên đấy"!

          Nhìn mấy đứa trẻ không được đến trường, khi thì uể oải vạ vật như các "ông bà cụ non", lúc thì trêu chọc nhau chí chóe, có khi khóc om sòm nhà cửa mà xót ruột. Đến giờ "học on lai" nghiễm nhiên  chúng "tước khí giới" của ông bà, mỗi đứa ôm một cái điện thoại, khi ngồi một chỗ, lúc... vừa đi... vừa học, thậm chí vừa ăn vừa học... Mà cháu đã học thì cả nhà phải lặng lẽ, ai làm gì cũng tránh tiếng động, đừng nói chi chuyện trò, cười nói, hát hò…

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

CHÙM THƠ BẢO NGỌC

 

CHÙM THƠ BẢO NGỌC

bo_ngc

ĐẤT HÁT

 

Ơ này bạn Đất

Sao chẳng nói cười

Bé cất tiếng gọi

Cũng không trả lời!

 

Bé ngồi nặn pháo

Tiếng sấm đì… đoàng

Pháo nổ… pháo nang

Cả làng mở hội.

 

Lên đồi ngày mới

Lưng trời nắng hong

Hạt vàng của mẹ

Thơm cơn gió đồng.

 

Ghé tai xuống cỏ

Tí tách hạt mầm

Là Đất hát đấy

Bé nghe thấy không?


 

 

LỜI CỦA TRẺ CON

 

Nghe Đồng Xanh kể chuyện

Từ ngày xửa, ngày xưa

Trái Đất mới xuất hiện

Cỏ cây vui bốn mùa.

 

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021

LONG KỀU - TRUYỆN NGẮN CỦA TRỊNH BÁ SƯỚNG

 

 

LONG KỀU - TRUYỆN NGẮN CỦA TRỊNH BÁ SƯỚNG


Trở trời, thời tiết thay đổi những mảnh kim khí trong người tôi lại có dịp trỗi dậy hoành hành thể xác thật đau đớn. Đã mấy hôm nay nằm lì ở nhà uống thuốc giảm đau để ổn định cơ thể, mảnh bằng hạt ngô nằm trong xoang gót rất đau, đi lại khó khăn, hay vết thương chẩm trái đau đầu cũng khổ. Nhưng sợ nhất là mảnh kim khí xuyên qua liên sườn năm sáu, thấu phổi trái đang ở cạnh động mạch nằm cách rốn phối 3cm thì lo lắm, cứ phải kháng sinh đều đặn, khỏi biến chứng mỗi khi đau. Đang loay hoay kéo chiếc chăn bên cạnh đắp thêm cho khỏi lạnh, bỗng điện thoại kéo lên dồn dập, tôi uể oải cầm máy.
- A lô.
- Xin lỗi đây có phải số điện thoại của anh Trịnh Bá Sướng Hà Tây không?
- Vâng tôi đây. Ai đấy ạ?
Tiếng quát lớn: Tao đây! Tao là Long kều ở Ninh Bình đây, mày nhớ chưa?
Quên cả cơn đau tôi chồm dậy khỏi giường, mừng quá dí mạnh điện thoại vào tai cố nói to: 
- Có phải mày là thằng Long kều hồi cuối tháng 7 năm 1972 đánh nhau ở thị xã Quảng Trị, đêm đơn vị pháo kích hầm này có bốn người bị sập, lôi lên chết ba còn mình mày sống phải không?
- Ờ ờ đúng rồi! Đúng rồi! mày nhớ dai quá! Dai quá!
Chúng tôi mừng lắm, nói với nhau toàn những chuyện nhặt nhạnh, không rõ đuôi đầu trong chiến tranh. Đó là một ngày cuối đông năm 2014, gặp lại nhau sau hơn 40 năm xa cách bằng lời nói tiếng cười của hai kẻ chí cốt.

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

CHUYỆN TÌNH CỦA HẮN

 


CHUYỆN TÌNH CỦA HẮN

                                      Truyện ngắn của Thế Đức


     Tình yêu là đề tài muôn thuở! Và “ghen là tên lính gác của tình yêu không bao giờ ngủ gật!”Hắn mượn câu nói của Shakespeare để khẳng định như thế. Hắn còn bảo, ghen có thể là hương vị của tình yêu, nếu biết sử dụng ghen như một thể loại nghệ thuật siêu hình!

Mà có thấy hắn ghen bao giờ đâu.Như vậy, cái suy luận của hắn cũng có cơ sở để tin được.

Nhưng lần này thì đúng là hắn ghen.Hắn đã biến cái thể loại nghệ thuật siêu hình ấy thành một liều thuốc độc, khiến nàng sụt tới ba ký. Và cả hắn cũng thế…

     ***

Hắn đã kịp kết duyên nối tóc với một người đàn bà trước khi trở thành kẻ độc thân như bây giờ.Hắn sống giản dị, không nghiện ngập gì.Mỗi bữa ăn, hắn chỉ uống một ly rượu nhỏ.Hắn rất biết kiềm chế mỗi khi có dịp tụ tập chúng bạn.Nói vậy, cũng không phải là tuyệt đối. Năm thì mười hoạ hắn cũng say một lần. Những lần trót say, hắn cũng chẳng khác gì những thằng người say rượu. Nhưng có thể nói, hắn là một thằng say tử tế. Bởi khi say, hắn không quậy phá bao giờ. Đời hắn có hai lần say khá lý thú. Lần thứ nhất, hắn uống với đồng nghiệp ở một quán nhỏ ven Hồ Tây nhân dịp mừng thành tựu công việc. Đêm ấy, trăng sáng như ngọc. Hắn đang vui nên nhìn cái gì cũng thấy hứng thú.Hắn vịnh thơ.Chả là hắn cũng có chút tâm hồn lãng mạn, hễ cứ xuất khẩu là thành thơ. Bạn bè hắn lúc ấy đều chếnh choáng hơi men cả, chẳng biết hay dở ra sao, cứ thấy hắn vịnh thơ là vỗ tay tán thưởng. Đang lúc cao hứng, lại say quá chừng, hắn nhìn gà hoá cuốc thế nào mà thấy bóng của cái chòi câu do mặt trăng quăng xuống lại tưởng con thuyền đang bồng bềnh trên mặt nước. Con thuyền vốn là hình ảnh không thể nào quên của hắn thời thơ ấu. Thế là hắn muốn trổ cái tài chèo đò của hắn.Cứ thế, hắn nhào tới, nhào lui.Hắn ngã.Lại chồm dậy.Lại ngã.Lại chồm dậy.Chân hắn líu lại, bước thấp, bước cao. Đến lúc hắn lao ùm xuống nước…

Bữa ấy, hắn làm mọi người được một phen cười vãi cả tiểu.

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

NGUYÊN AN - NGƯỜI CẦN MẪN VIẾT CHÂN DUNG


 

NGUYÊN AN – NGƯỜI CẦN MẪN VIẾT CHÂN DUNG

              Đọc “Sương lại càng long lanh”  Tiểu luận và chân dung văn học của Nguyên An, Nhà xuất bản Văn Học, 2020

                                     Vũ Nho

bo_vn_nguyn_an

            Mỗi người viết phê bình văn học có một cách thức, một con đường riêng đi vào thế giới văn chương. Có thể nói Nguyên An là một người thủy chung và có đóng góp quan trọng vào thể loại chân dung văn học. Vì sao có thể nói như vậy? Vì tác giả không  chỉ viết chân dung như các nhà văn đã viết chân dung quen biết  bằng văn xuôi là Nguyễn Tuân, Vân Long, Vũ Từ Trang, Trần Đăng Khoa, Nhật Tuấn,… bằng thơ là Nguyễn Vũ Tiềm, Vũ Quần Phương, Xuân Sách, Nguyễn Khôi, Đỗ Hoàng,… Khác biệt của Nguyên An chính là ở chỗ anh không chỉ thực hành, mà về lí thuyết,  sau khi cung cấp những chân dung nho nhỏ theo dạng vắn tắt về các nhà văn Việt Nam trong nhà trường, anh có cả một luận án tiến sĩ về chân dung văn học do GS Nguyễn Đăng Mạnh  là người hướng dẫn khoa học, bảo vệ tại khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1993. Với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu về chân dung, Nguyên An (Nguyễn Quốc Luân) đã khẳng định trong luận án của mình mấy  luận điểm vô cùng quan trọng về chân dung văn học. Chân dung văn học xét về thể loại, đó là loại bút kí, sáng tác văn chương. Xét trong lịch sử Văn học Việt Nam, những loại như Thơ vịnh nhân vật, Thơ điếu, Thơ tự vịnh, vè, câu đối, văn tế, văn xuôi tự sự ( liệt truyện, tiểu thuyết) đều thuộc về chân dung văn học.  Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Nhà nghiên cứu chia ra có loại chân dung văn học viết chủ yếu về cuộc đời nhà văn. Lại có loại chân dung văn học viết chủ yếu về sáng tác của nhà văn. Chân dung văn học là thể văn bộc lộ rõ nét chất chủ quan của người viết.

          Nhìn vào bản kê các tác phẩm viết và công bố của Nguyên An, có thể thấy rõ, tác giả là người thủy chung son sắt với thể loại chân dung văn học.

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2021

TRÒ CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ LỤC HƯỜNG VỀ TIỂU THUYẾT “NGUYÊN KHÍ NGÀN ĐỜI”

 


TRÒ CHUYỆN VỚI TÁC GIẢ LỤC HƯỜNG VỀ TIỂU THUYẾT “NGUYÊN KHÍ NGÀN ĐỜI” Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2021

 v_nho__lc_hng

Vũ Nho thực hiện phỏng vấn

      Vũ Nho ( V.N.) :

  • Xin tác giả cho biết vì sao lại chọn viết về triều đại nhà Mạc? Trong triều đại đó, lại không chọn những nhân vật quan trọng nhất như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, hoặc Mạc Kính Điển, mà lại chọn Lễ Bộ thượng thư Tả Thị lang Phạm Thọ Khảo, một nhân vật chỉ làm quan 10 năm và chắc chắn có ít tư liệu từ chính sử hay dã sử?

 

Lục Hường  ( L.H.):  - Từ khi vào học THPT tôi đã dành nhiều sự quan tâm tới lịch sử, đặc biệt là các triều đại phong kiến Việt Nam. Tôi đã nhiều lần thắc mắc, tìm tòi để tìm ra những quy luật tưởng như vô cùng đơn giản với sự thịnh vượng hay suy vong của một Vương triều. Dần dần, tôi càng tìm hiểu, càng thấy có nhiều điều chính sử đề cập theo một mô típ, nhưng những câu chuyện dã sử thì khác. Đó vẫn là một phần của lịch sử, thậm chí đó còn là góc nhìn khách quan hơn rất nhiều so với những phân tích, suy luận trong chính sử, thế nhưng không phải ai cũng công nhận dã sử. Tôi dành sự quan tâm của mình tới Triều đại Nhà Mạc, một triều đại có nhiều kỳ thi, một triều đại tôn trọng vai trò của phụ nữ. Bao nhiêu kỳ thi được tổ chức từ thời Vua Mạc Đăng Dung, đến cả Vua Mạc Mậu Hợp, được coi là thời kỳ kết thúc sự thịnh vượng của Triều Mạc, thì cũng tổ chức rất nhiều khoa thi. Quan trọng hơn, nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất cũng được triều Mạc công nhận. Trong rất nhiều những câu chuyện tôi đã tìm hiểu, các nước khác cùng thời, nữ có chí lớn thì thường phải giả nam để đi thi, nhưng cũng không mấy ai đỗ đạt tới Tiến sĩ. Còn triều Mạc thì khác, một triều đại tôn trọng nữ giới, một triều đại chú trọng tới giá trị của học thức, trí tuệ và đặt người dân ở vị trí trung tâm, đó luôn là triều đại thịnh vượng muôn đời ít nhất là trong tâm trí của riêng bản thân tôi.

Việc chọn Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo – Lễ Bộ thượng thư Tả thị lang là nguyên mẫu để xây dựng “Nguyên khí ngàn đời” với tôi là một chữ duyên mà sẽ thật khó để giải thích hết, nhưng điều đầu tiên khiến tôi bất ngờ, khi đọc được những tài liệu ít ỏi, Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo được Vua ban cho 6 chữ vàng “Dực vận khai bình đại liêu”. Thắc mắc trong tôi là vì sao một Lễ Bộ thượng thư Tả thị lang của thời kỳ Triều Mạc đang suy vong lại được trao 6 chữ là Công thần khai quốc, trong khi tài liệu về Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo không nhiều. Xoay quanh nhưng thắc mắc đó, xoay quanh những điều tôi may mắn nhận được, tôi đã viết “Nguyên khí ngàn đời” bằng tất cả sự trân trọng, ngưỡng mộ của mình dành tới cho tiền nhân, dù đó là Vua hay là quan thì đó đều là những người đã hi sinh cả cuộc đời giữ gìn nguyên khí của quốc gia, khiến cho đất nước trường tồn.

 

 V.N.: - Tác giả đã tham khảo những tài liệu Lịch sử nào về nhân vật Phạm Thọ Khảo và Mạc Mậu Hợp, Bùi Văn Khuê (Bùi tướng quân)?

L.H. : - Vào tháng 2 âm lịch năm 2020 tôi về Từ đường thờ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo để xin phép được viết cuốn sách, tôi nhận được một tài liệu về Cụ Tiến sĩ được Viện nghiên cứu Hán Nôm dịch, cơ bản như sau

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

HƯƠNG THIÊN LÝ

 


HƯƠNG THIÊN LÝ

                 ĐINH Y VĂN

Thoảng hương thiên lý đâu đây

Lòng con bỗng lại dâng đầy nhớ thương

Sân nhà hoa vẫn ngát hương

Mẹ ơi!  Mẹ đã lên đường đi xa!...

 

Hoàng hôn vàng  lặng nhạt nhòa

Con tìm nào thấy đâu hoa con tìm!

Mẹ à? Sao Mẹ lặng im?

Vẳng nghe khắc khoải tiếng chim kêu chiều…

 

ĐINH Y VĂN

khan_3

 

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

CHÙM THƠ HOÀNG VĂN NĂM

CHÙM THƠ HOÀNG VĂN NĂM Sửa

nh_hong_vn_nm

AI?

 

Ai người xao động tim tôi?

Để ngày ngày cứ bồi hồi ngóng trông!

Nhớ nhung rạo rực tim hồng.

Gieo vào tôi phút mềm lòng tương tư!...

 

TẶNG NHAU

 

Cùng chung một tiếng thở dài

Giấc mơ chưa trọn thức hoài năm canh

Cùng chung mộng ước trong lành

Gói trong thương nhớ để dành tặng nhau!...

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

NGƯỜI ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

 


NGƯỜI ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Sửa

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 110 NĂM BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/2011 - 5/6/2021)

NGƯỜI ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC


 

                BÙI MINH TRÍ

Ra đi hai bàn tay trắng

Dấu chân gian khổ không mềm

Paris một viên gạch đỏ

Luyện tôi ý chí, bền gan

*

“Tự do, bình đẳng, bác ái”(1)

Cớ sao đầy rẫy bất công?

Chỉ có cách mạng mở lối

Đưa dân thoát khỏi lầm than

*

Từ Matxcova băng tuyết

Bật khóc tìm được “Luận cương”

Đây là con đường cứu nước

Mặt trời  xóa hết mù sương

*

Trở về hôn lên nắm đất

Cao Bằng nhớ về Lênin

Tháng Tám cờ bay Tổ quốc

Vùng lên phá xích chặt xiềng

*

Đọc lời  “Tuyên ngôn độc lập”

Máu tim khối óc kết thành

Từ bốn phương trời đất nước

Tiếng hát bay lên trời xanh.

Bùi Minh Trí

_______________________

(1)Năm 1876, nhà điêu khắc Pháp Frédéric Auguste Bartholdi, từ những phác thảo trước đây và bức tranh “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” của họa sĩ Eugène Delacroix đã xây dựng bức tượng NỮ THẦN TỰ DO BÌNH ĐẲNG BÁC ÁI “để đời” tặng nhân dân Mỹ.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2021

Đỗ Lai Thúy, biết mình trên lưng cọp?


 

Đỗ Lai Thúy, biết mình trên lưng cọp?

Thứ sáu - 04/06/2021 00:17
 
 
                      Phùng Văn Khai

        

Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy

       Đỗ Lai Thúy là thầy tôi. Ông giảng Khóa 6 Viết văn Nguyễn Du cách đây đã hơn 20 năm. Đến lớp, thầy đã ít nói lại nói nhỏ, ở dưới anh chị em mải mốt chuyện riêng, thành ra lớp học nhiều khi mỗi người mỗi ý theo cá tính văn chương. Cơ mà, khi chỉ còn vài người trong quán rượu thì các ý kiến của thầy mới được đám học trò chúng tôi tối đa tranh thủ.
Mặc dù khi đó thầy nói cũng ít, cơ bản lắng nghe chúng tôi tranh cãi, phản biện, khoe khoang, tinh tướng vấn đề gì đó về văn hóa, lịch sử, văn học nghệ thuật đến độ căng thẳng thầy mới đứng ra phân giải, mà cũng chỉ vài câu, thậm chí là vài chữ như “cậu Đoàn đúng”, “chị Ngọc sai”, “chưa chắc”, “có lẽ thế”… là tình hình đâu vào đấy cả. Chúng tôi đủ thông minh hiểu rằng, để nói ngắn được như thầy không chỉ dựa vào tài năng mà cái chính yếu là trên nền tảng thực học mới có được.

Bình bai thơ: “Vòng quay” của Phạm Đình Ân

 


Bình bai thơ: “Vòng quay” của  Phạm Đình Ân

                   VÒNG QUAY

Bước qua nhanh nhanh

chầm chậm bước tới.

Thân thuộc

lạ xa

Sáng sáng hai dòng người ngược chiều đi bộ thể dục

 

sương hồ lãng đãng

hành lý mỗi người một xúc cảm.

 

Lại giáp mặt

chỉ tấc gang

mà hụt tầm không níu kéo được

Nhanh nhanh bước tới

bước qua chầm chậm.

 

Gặp nhau

không gặp

trong vòng quay bất tận quanh hồ.

5-7-2003

(Rút trong tập “Vòng quay” Thơ Phạm Đình Ân-nxb Hội Nhà văn-2013)

 

LỜI BÌNH CỦA THANH ỨNG

               Phạm Đình Ân là nhà thơ có một vị trí rất đáng chú ý trong Văn học Việt Nam hiện đại. Ông có những tập thơ viết cho thiếu nhi được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích và là tác giả của một số tập sách nghiên cứu phục vụ cho việc dạy và học văn trong nhà trường. Tuy nhiên, người ta vẫn chú ý đến ông ở những tập thơ trữ tình mà ông đã cho ra đời đều đặn từ những năm 2000 cho đến nay. Ấn tượng hơn cả là tập “Vòng quay” vừa xuất bản năm 2013. Tiếp nối tình cảm đậm đà, dung dị  mang nặng chất suy tư  giầu trí tuệ của thơ ông từ trước, “Vòng quay”  là sự chưng cất cô đọng , nâng lên tầm  khái quát mang ý nghĩa triết luận sâu sắc  về  nhân sinh,  về thời cuộc với ngôn ngữ thơ tinh lọc, giầu biểu cảm.

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN THỜI LÀ LÍNH VĂN NGHỆ


 

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN THỜI

LÀ LÍNH VĂN NGHỆ

ng_xun_xuyn

ĐĂNG XUÂN XUYẾN

*

Khi con trai (Đặng Tuấn Hưng) bỏ học trường Đại học thương Mại (Hà Nội) để theo học khoa diễn viên, trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất lo vì nghề diễn viên cực và bạc lắm. Không theo nghiệp diễn nhưng từng là lính văn nghệ, đã tham gia Hội diễn toàn Quân năm 1985 tại Bộ Tư lệnh 350 Kiến An, Hải Phòng nên tôi hiểu được phần nào mặt trái của nghề diễn. Năm đấy, tôi cùng đồng đội mang giải B về cho Binh đoàn Hương Giang. Thời đấy chỉ có giải A, giải B, giải C và giải Khuyến khích, không có giải Huy chương vàng, bạc hay đồng như bây giờ.

Trước khi đi tham dự Hội diễn toàn Quân, tôi cùng đồng đội xuống các đơn vị trực thuộc Binh đoàn Hương Giang để "công diễn". Lấy danh nghĩa là "đi báo cáo" nhưng thực ra là "đi xin tiền" để cải thiện đời sống vì chế độ đãi ngộ lính văn nghệ thấp mà cường độ tập luyện lại nhiều nên chúng tôi ai cũng xanh xao, gầy gò. Lần về công diễn ở sư đoàn 325A, tôi được đồng đội cũ (Trung đoàn 84) rủ vào xã Đoàn Kết (Lục Ngạn, Bắc Giang) chơi, được bà chủ quán (người dân tộc KLan thì phải) xem bói miễn phí, có câu “phán” mà tôi không thể quên: -"Thời gian tới mày bị một vụ tai tiếng, mất hết danh dự nhưng cũng nhờ bị oan ức như thế thì mày mới thoát đại nạn".