Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

QUÊ HƯƠNG - TRẺ: VỀ ĐI EM GIÀ: VỀ LÀM CHI NỮA?



QUÊ HƯƠNG - TRẺ: VỀ ĐI EM

GIÀ: VỀ LÀM CHI NỮA?
Nguyễn Bàng

*

Tôi, một đời xa quê, chỉ được sống với gia đình ở quê mười năm tuổi thơ rồi sau đó cứ mỗi tuổi một xa quê hơn. Đầu tiên là từ quê ra tỉnh học, rồi lên miền núi, xuống miền biển, lấy vợ sinh con đẻ cái ở đất khách quê người. Giờ về già lại vào sống ở trong Nam, quê hương không chỉ “khuất bóng hoàng hôn” mà bình minh cũng không nhìn thấy bóng. Trong tôi nỗi nhớ quê nhà luôn sâu nặng và lòng khát khao được về sống ở quê nhà ngày càng kết thành một giấc mộng lớn.

Bởi thế, ngày 01 tháng 08/2016, có trong tay bài thơ VỀ ĐI EM của Đặng Xuân Xuyến viết ngày 30/07/2016, tôi đọc bài thơ ấy với một niềm hứng khởi say mê.

Bài thơ mời mọc một cô em:

Về đi em! Về ngắm trăng buông

Chỉ một lần về ngắm trăng buông thôi, nhưng qua lời mời gọi đầy yêu thương của nhà thơ đã làm sống dậy biết bao hình ảnh đẹp của quê nhà: mảnh trăng buông, câu mái đẩy, dòng sông hát, đêm thanh gió mát.

Chỉ một lần về ngắm trăng buông thôi, nhưng em sẽ cùng ta nuôi hy vọng tô sống lại những vẻ đẹp của quê nhà đang bị dần phai nhạt:

Cổ tích trầu cau đã hết nhựa rồi,

Và:

Dẫu nắng bên sông không còn chấp chới,

Câu lý ngày xưa dẫu thôi diệu vợi

 Thì:

Ta tựa vai nhau nối lại câu hò.


Với những lời nhắn gọi dịu dàng thiết tha ấy, Đặng Xuân Xuyến đã bộc lộ rất đẹp tình yêu thương, niềm trách nhiệm đối với quê nhà và hy vọng sẽ cùng em sẽ níu giữ lại được những nét đẹp xưa của quê hương.


                      Tác giả Nguyễn Bàng

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

TIẾU LÂM GABROVO 13 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 13 ( TIẾP)

ĐOÁN RA
Một chú bé Gabrovo mua một thỏi socola hình người.
-         Cháu cần loại nào: một cô bé hay một cậu bé? – người bán hàng hỏi.
-         Tất nhiên, cậu bé! – Chú bé nhanh trí đáp.

MUỘN RỒI
Một người dân thành phố Elena muốn đào một cái hố trong sân. Nhưng anh ta quyết định láu cá để khỏi phải tự đào. Anh ta cho gọi một người Xư gan và nói rằng phán đoán theo gia phả, ở sân nhà anh ta có kho báu. Thậm chí, anh ta còn chỉ cả vị trí và bảo : Hãy đào kho báu này, chúng ta sẽ chia đôi. – Anh ta đề nghị người Xư gan.
          - Ông chủ ạ, đừng tin cái loại gia phả đó – Người Xư gan nói- Một ông Gabrovo cũng có cái gia phả như thế. Tôi đào cho ông ta một cái giếng mà chả tìm thấy gì hết.

KHÔNG CÓ GÌ TỪ SỐ KHÔNG
Những người bạn Gabrovo tụ tập uống cà phê yêu cầu một người giàu nhất bọn nói xem làm thế nào mà sau thời gian ngắn tích cóp được nhiều tiền. Như người ta thường nói : Tay không mà nổi cơ đồ.
-         Khi  các bà vợ các anh nấu súp, họ cho bao nhiêu gạo vào nồi? – Anh nhà giàu hỏi.
-         Hừm, cần bao nhiêu thì cho bấy nhiêu!
-         Vợ tôi cũng làm như vậy. Nhưng trước tiên, cô ấy lấy ra mươi- mười lăm hạt gạo để lại. Hôm nay mươi hạt, ngày mai mươi hạt.

GIAO KÈO
Một anh Gabrovo bắt tay vào bán ngô nấu ở lối vào nhà ngân hàng. Ngô rất ngon, người mua đông vô kể. Sau thời gian ngắn, anh ta giàu tướng. Đến cuối mùa, một anh bạn quen đòi vay tiền.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Ai là cha đẻ của Văn học Đức?







Ai là cha đẻ của Văn học Đức ( nay là BRD)?
Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa  -dịch giả thơ Đức ( Tháp Dương – Bắc Ninh )

1 Thân thế
 Ông sinh ngày 23-11-1597 mất 20 -8-1639;
Hưởng dương có 42 tuổi ‚
Ông là con trai  của người bán thịt  tên là Sebastian Opitz (Opitz war der Sohn des Metzgers Sebastian Opitz);
 Năm 1614 khi  17 tuổi  ông học trường trung học Maria Magdalenen ở Warsaw
 Năm 1617 khi 20 tuổi ông học  tại trường trung học hàn lâm Beuthen trên Oder (ngày nay là Bytom).
Năm 1618 khi 21tuổi ông làm gia sư ở  Tobias Scultetus thuộc Frankfurt (Oder)
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1619 khi 22tuổi ông học Đại học Heidelberg.
Năm 1620  khi 23 tuổi ông đến Hà Lan làm  gia sư;
 Năm 1624 khi 27 tuổi ông  xuất bản tác phẩm chính của mình-“ Cuốn sách của nhà thơ Đức” (Martin Opitz' „Buch von der Deutschen Poeterey“).
Ở tác phẩm này  , ông mô tả các quy tắc và nguyên tắc của thước đo chính xác của ngôn ngữ Đức;
Nhờ tác phẩm trên “Buch von der Deutschen Poeterey “ ngày 14 tháng 9 năm 1628 khi 31 tuổi ông nhận tặng thưởng từ Hoàng đế Ferdinand II.
Năm 1637  khi 40 tuổi tại Gda-xtan với tư cách là một thư ký và nhà sử học triều đình ("nhà sử học hoàng gia") để phục vụ Vua VLADISLAV IV của Ba Lan.
2-Tác phẩm của Ông :
Tác phẩm đầu tiên của ông là những bài thơ Latin, nhưng trong những năm học trung học, ông bắt đầu viết thơ Đức và viết các tác phẩm song ngữ.
năm 1624 đã xuất bản "Cuốn sách của nhà thơ Đức" ;
Ông đặt ra các quy tắc cho "sự thuần khiết của ngôn ngữ, phong cách, câu thơ và nhịp điệu".
"Cuốn sách của nhà thơ Đức" là động lực chính cho người Đức phát triển thành ngôn ngữ văn học của riêng mình;
Nguyên tắc  cụ thể là, để dung hòa sự đa dạng hóa với từ trọng âm, trở nên quyết định cho tất cả các bài thơ Đức, thế tục cũng như tâm linh mượn nội dung, hình thức và các yếu tố phong cách các hình thức trữ tình;
Thay thế tiếng Latin  bằng văn học tiếng Đức và cuối cùng đã tạo ra mối liên hệ với sự phát triển của văn học quốc gia châu Âu khác.
 1617 ông đã viết một bài luận đầu tiên chống lại sự từ chối tiếng Đức.
 Đây cũng là ý tưởng để tạo ra một bài thơ nghệ thuật bằng tiếng Đức.
Ông không muốn thua kém các quốc gia châu Âu khác như Pháp hay Ý, do đó theo đuổi một cuộc đấu tranh , có chủ đích cho một nền thơ bản địa Đức ;
 Ông nỗ lực phản bác quan điểm phổ biên khi ấy cho rằng tiếng Đức không phù hợp với thơ thực sự.


                                                                                    TS. Nguyễn Văn Hoa

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

CHÙM ĐANG THU




 CHÙM ĐANG THU
                 Trần Trung

1/EM CÓ NHỚ
Em có nhớ mùa xuân...
Sài Gòn xưa?
Mưa chớp mi vương đọng giọt buồn
Sài Gòn độ còn thanh vắng...

Dịu dàng mưa xuân vương đọng,
Như mắt Em-Xuân,
Khắc khoải đợi trông.

Mưa,
Xuân-Tình, Sài Gòn. Nhớ,
Dù ô đủ che Tình-Em-Anh
Sài Thành, mưa-Lành!

Cho dẫu triều cường lên, mưa đổ,
Sài Gòn ơi!
Trời vẫn miết mải xanh hoài,
Trong mắt Em-Anh.
                   HÀ NỘI, 14/9/2019.

2/NẮNG DU TỬ

Nắng ngà ngà nắng, như đang...
Mắt trâu đôi chén,
Thoảng màng như say.

Ôi chao cái nắng thu này,
Ngỡ men Tình-Ái chưa đầy lòng si

Chuốc thêm cho Nắng-Người đi!
Ngây ngưa
            Du tử
                  Thầm thì-Bén duyên.
                  HÀ NỘI, 14/9/2019

3/CHÙM ĐÔI

3.1/Thẹn thùng yêu thuở... ngày xưa
A còng (@) nay, cứ phứa phừa, cũng xuôi.



Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Xuân Diệu với Trần Đăng Khoa



Xuân Diệu với  Trần Đăng Khoa

                                 

                                                      Vũ Nho

                                     

          Có thể nói nhà thơ Xuân Diệu là người có công lớn góp phần phát hiện ra tài năng Trần Đăng Khoa, quảng bá và giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa không chỉ ở trong nước, mà còn cả ở nước ngoài. Chính ông đưa đoàn vô tuyến truyền hình Pháp về làng quay phim Thế giới nhỏ của em Khoa năm 1968.Và cũng chính ông dịch một số bài thơ Khoa ra tiếng Pháp.

Xuân Diệu đã cùng Huy Cận về tận Hải Dương thăm nhà Khoa, thăm cái sân "cái thế giới đầu tiên của bé Khoa", xem xét tỉ mỉ các "nhân vật" trong thơ Khoa. Mẹ Trần Đăng Khoa kể ; " Bác nhà báo đã mượn cây đèn bão xách ra vườn, soi từng giàn trầu, gốc cau, luống mía và mấy cây bưởi". Chiều hôm sau, trong khi Huy Cận nói chuyện với mọi người thì Xuân Diệu đã kéo Khoa ra ngoài, thực hiện cuộc chuyện trò đầu tiên." Ông ngồi bệt xuống góc sân trước cửa chuồng gà và bắt đầu chất vấn tôi. Mồ hôi ông vã đầm đìa, ướt đẫm cả cái áo sơ mi kẻ sọc".

Nói về ảnh hưởng lớn lao của Xuân Diệu đối với đời thơ của mình, Trần Đăng Khoa viết: " Tôi đến với thơ hồn nhiên như em bé đến với trò chơi. Nhưng khi gặp Xuân Diệu thì tôi hiểu được rằng thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Nó là một công việc sáng tạo cực nhọc. Có thể nói may mắn cho đời tôi là tôi đã sớm gặp Xuân Diệu".

          Sau khi Xuân Diệu gặp Trần Đăng Khoa ở quê, trực tiếp kiểm tra và xem xét hiện tượng thơ của chú bé thần đồng, đặc biệt là sau buổi phát thanh tiếng thơ đêm 1 tháng 6 năm 1968," Xuân Diệu trở thành người thầy dạy nghề nghiêm khắc, gần gũi, thân thiết" của Trần Đăng Khoa. Kể cũng là một sự lạ. Huy Cận cũng gặp Trần Đăng Khoa, Chế Lan Viên cũng thế.Cả hai nhà thơ đều cảm tình, quý mến bé Khoa. Nhưng chỉ có Xuân Diệu là gắn bó thân thiết với Khoa suốt đời. Phải chăng có một duyên nợ riêng, tiền định giữa hai người ?

1.     Xuân Diệu với Trần Đăng Khoa

Xuân Diệu coi Trần Đăng Khoa như cháu, như  em, như đồng nghiệp và ông đã dành không ít tâm sức cho cậu học trò đặc biệt này. Ông có riêng một "bảo tàng" của Khoa- một thùng sắt" trông hao hao như cái tráp đồ lề của mấy ông thợ cạo nhà quê". Tất cả thư từ, bản thảo của Trần Đăng Khoa ông đều cất vào đó. Và ông đều đọc, đều có ý kiến nhận xét. Đây là  hồi ức của Trần Đăng Khoa :"…nhận thư và thơ tôi, bao giờ ông cũng trả lời, và trả lời ngay tắp lự. Trong thư ông nhận xét và góp ý rất cụ thể. Ông không phân tích, bình luận dông dài, mà chỉ đưa ra cái kết luận ngắn gọn có tính tổng quát".

          Chúng ta thử xem những ý kiến của Xuân Diệu đã tác động đến Trần Đăng Khoa như thế nào trong những trường hợp cụ thể. Qua đó, có thể thấy được nhiệt tình, sự tinh tế, có nghề của Xuân Diệu. Đồng thời, cũng thấy được người học trò của ông đã tiếp thu sự chỉ bảo từ vị sư phụ của mình ra sao.

1.1.Bài thơ  Hạt gạo làng ta

Trần Đăng Khoa viết  đoạn kết của bài thơ như sau:

                             Hạt gạo làng ta

                             Gửi ra tiền tuyến

                             Gửi về muôn phương

                             Làm nên chiến trường

                             Làm nên niềm vui

                             Các cô các bác

                             Đừng để gạo rơi

Khi Khoa đưa bài thơ này cho Xuân Diệu, ông đọc xong, trợn mắt bảo: "Các cô các bác không phải là trẻ con đâu nhé, không đợi cháu dạy khôn như thế. Cháu còn bé phải tránh cái lối dạy dỗ. Giáo huấn- đấy là cái nhược điểm, cái bệnh chung của nền thơ ta. Cháu phải tránh xa".






          Như vậy Xuân Diệu không chỉ chê nhược điểm của bài thơ cụ thể. Ông đã yêu cầu chú học trò tránh lối dạy dỗ đã đành. Xa hơn, ông còn chỉ ra cái nhược điểm của cả nền thơ ta lúc đó. Tiếp thu sự phê phán của Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa đã làm cho bài thơ có kết thúc thật cô đọng và hồn nhiên: Hạt gạo làng ta. Gửi ra tiền tuyến. Gửi về phương xa. Em vui em hát. Hạt vàng làng ta.

          1.2. Bài thơ Đêm Côn Sơn

Trần Đăng Khoa viết:

Mờ mờ ông Bụt ngồi nghiêm

Sợ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền

          Xuân Diệu đã thay hai chữ Sợ gì thành Nghĩ gì. Quả thật hai chữ Sợ gì làm cho câu thơ không thật liền mạch. Trần Đăng Khoa đã nhận xét về  trường hợp này:" Xuân Diệu chỉ thay một chữ Nghĩ, ông bụt đã hoá thành cơ thể sống, đã thành sự sống. Câu thơ bỗng sinh động có thần"

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

ĐỜI NGHỆ SĨ với lời bình




“ĐỜI NGHỆ SĨ” - NỖI CẢM THƯƠNG
VỚI NGƯỜI NGHỆ SĨ
*
ĐỜI NGHỆ SĨ
(Tặng MC Lê Thanh Bạch)

Nước mắt ngược vào tim đắng chát?
Đời “con hát”
Kiếp tằm rút ruột nhả tơ
Mua vui mấy nhịp trống chèo
Ngẩn ngơ mây trôi bèo dạt...
*.
Hà Nội, 24 tháng 10. 2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

LỜI BÌNH của Bùi Đồng
ĐỜI NGHỆ SỸ là bài thơ rất ngắn, của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ chỉ “vỏn vẹn” với 5 dòng thơ thôi nhưng đã khái quát được nỗi đau đời về thân phận của người nghệ sỹ:
Nước mắt ngược vào tim đắng chát
Đời “con hát”
Kiếp tằm rút ruột nhả tơ
Mua vui mấy nhịp trống chèo
Ngẩn ngơ mây trôi bèo dạt...
Đọc xong thấy buồn, giật mình thấy đời ai cũng vậy. Cái kiếp con tằm, nhả tơ làm đẹp đời cho đến tận lúc chết! Mà chết rồi cũng nào có được yên, lại phải bị đem luộc chín để lấy ra những sợi vàng óng ánh mà dệt thành gấm vóc dâng đời... 




Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

THU CHẠNH TÌNH ĐƠN




THU CHNH TÌNH ĐƠN
                       Đường Văn
                   1

T
ương tư dáng ai thanh
Ng
ười khi nao vương vn?
Lang thang m
ơ được chết
gi
a huyn vi gic mng kê vàng

Đ
ơn phương!
Càng chôn càng s
ương,
Tháng năm, nh
chp chn

Thu ch
nh tình non
Đêm bão tan. Tr
n trc
Dám h
n ai?
Ch
nhói thương mình!

            2

Phút ch
nh lòng
Thu chín r
ưng rưng khóc
tho
t ngây ngây như cười
Run đ
i đông sm
vàng phai theo n
ng
heo may
                                                                        Tiến sĩ Đường Văn


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

TIẾU LÂM GABROVO 12 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 12 ( TIẾP)

BÍ MẬT NGHỀ NGHIỆP
Người Gabrovo đi trên chiếc xe ngựa kéo chở lúa mạch. Con ngựa gày gò kéo xe một cách mệt nhọc.
-         Ông chở cái gì vậy? – Một người qua đường hỏi.
-         Tôi chở lúa mạch – Người chủ xe thì thầm.
-         Cái gì? – Người qua đường hỏi lại.
-         Lúa mạch! – Người chủ xe vẫn thì thầm.
-         Vì sao ông nói thầm thào, ông bị viêm họng à?
-         Ấy không! Tôi sợ con ngựa nghe thấy trong xe chở lúa mạch. Bởi vì tôi cho nó ăn toàn trấu.

TỰ MÌNH ĐI
Cả gia đình xúm quanh một người Gabrovo quá cố.
-         Con nghĩ rằng – Chàng rể nói – Cần mai táng cha ở hàng đầu tiên.
-         Nếu cha còn sống – Cậu con trai đáp – và nhìn thấy sự mai táng tốn kém thế này thì cha sẽ thích hàng sau cùng.
-         Đừng tranh cãi- Bà góa nói-  hãy làm điều cần làm. Nếu mà người quá cố có thể nghe thấy giá cả như thế này, thì ông sẽ tự mình đứng dậy và đi ra nghĩa trang!



Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Chùm thơ thiếu nhi của VŨ XUÂN QUẢN





CON VẸT LÁU LỈNH

Con vẹt nhà cháu hâm hâm

Cháu đi là nó hét ầm cả lên

Xẵng giọng như chị bảo em

Nhại hoài lời dặn cũ mèm của ông



Trật tự vì lớp khá đông

Nhớ năng phát biểu và không nghịch ngầm

Tối về cũng phải học chăm

Đạt học sinh giỏi cuối năm thưởng qùa



Một lần đi học về nhà

Chưa kịp chào Nội nó la om xòm

Xấu chưa cậu học sinh còm

Chỉ nhăm nhe hỏi Nội còn kẹo không?



KHUYÊN BẠN

Cái cò cái vạc cái nông

Mải chơi học vẹt nên không hiểu bài



Tính nhẩm Vạc vác điểm 2

Đố vui Cò nghĩ đến dài cổ ra

Cái Nông luôn miệng kêu ca

Bài toán trắc nghiệm thế mà khó nhai


                                                                       Nhà thơ Vũ Xuân Quản