Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

CHÙM THƠ TRẦN THU HÀ

 


CHÙM THƠ TRẦN THU HÀ

 

ÂM THANH CỦA SÓNG

 

Ngôi nhà người đàn bà như giấc mơ dậy thì

Trong giấc mơ ngôn từ

Em thôi kẻ buồn trên mắt

Ta xếp đầy nhau

Khi giọt sương đêm chảy tràn đêm quánh đặc vẽ nên hồn vía nhà thơ.

 

Trên đường đua siêu tốc

Ta tiêu hoang đến vỉa cuối cùng

Nhớ lời ru

Chỉ mình em là đủ !

 

Ôi !

Em thấy anh như gặp biển lần đầu

Mênh mông lắm và diệu kỳ lắm đó

Em một mình hong nỗi nhớ dưới sao khuya

Anh ru  em bằng âm thanh của sóng

Phút thăng hoa biển ngưng quẫy đạp

Mùa đàn ông … khỏi nói bằng lời !

 

Trường Sa – con sóng trường sa nỗi nhớ Trường Sa những âm thanh thổn thức

Khi khuôn mặt lên giây cót

Như cái kén vô hình cuộn chặt con tim

Ta dâng đầy nhau âm thanh của sóng

Em thấy anh như gặp biển lần đầu !

 

                                  Nam Định 5-7-2020

                                                  Trần thu Hà.


                                                  BẾN MƠ

 

Người đàn bà đi qua bến mơ

Không lần nào giống lần nào

Buồn vui không múc cạn

Lòng thì trăng chân ngập bùn rêu.

 

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

CÓ MỘT MA TRƯỜNG NGUYÊN CẦN MẪN VIẾT PHÊ BÌNH

 


CÓ MỘT MA TRƯỜNG NGUYÊN CẦN MẪN VIẾT PHÊ BÌNH

 

Qua ba tập Hiện đại mà dân tộc, Trên cánh đồng chữ nghĩa và Các nhà văn nói về nghề *

 

                                                                 Vũ Nho

 

Ma Trường Nguyên bắt đầu sáng tác bằng thơ, rồi sau viết văn xuôi. Anh tâm sự rất hồn nhiên : “Cái gì mà thơ không nói được thì tôi nói trong tiểu thuyết; và ngược lại, cái gì không nói  được trong tiểu thuyết thì tôi nói trong thơ”. Chắc khi trả lời nhà giáo, bạn viết Đinh Văn Định ở ĐHSP Việt Bắc, Ma Trường Nguyên không nghĩ rằng  sẽ có ngày có tình huống này : Cái gì không nói được trong thơ và trong tiểu thuyết thì sẽ nói… trong “tiểu luận- phê bình” (!) Khi  diễn ra cuộc hội thảo về sáng tác của Ma Trường Nguyên năm 2009, anh có 10 tập văn xuôi trong đó có 7 tiểu thuyết và 8 tập thơ (có 3 tập in chung). Dù đã viết tiểu luận và phê bình, nhưng thời điểm ấy anh chưa có một tập nào in riêng. Chỉ từ 2010 đến năm 2013, nhà văn Ma Trường Nguyên đã cho in liên tiếp ba tập phê bình tiểu luận. Thế là trên cánh đồng chữ nghĩa đam mê và cực nhọc, anh đã kịp khai phá một góc mới mẻ, góp thêm tiếng nói vào lĩnh vực ít người làm, nhất là các nhà văn người dân tộc ít người. Ghi nhận công sức và thành tựu lao động của anh, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam đã tặng giải thưởng cho  hai tập Hiện đại mà dân tộc ( 2010), Trên cánh đồng chữ nghĩa (2012).

Bài viết này tôi muốn nói đến tiểu luận phê bình của nhà văn Ma Trường Nguyên, một người viết đã có nhiều thành đạt trong sáng tác.

Đọc những bài viết của Ma Trường Nguyên, hầu hết đều ghi ngày tháng ở phía dưới ( trừ mấy bài không ghi), có thể thấy nhà văn  bắt đầu viết phê bình bài đầu tiên là năm 1981. Đó là bài viết về tập trường ca của Hữu Thỉnh, bạn cùng lớp viết văn khóa I. Rồi bẵng đi đến năm 1996 cũng chỉ viết có hai bài. Rồi sau đó mỗi năm một vài bài. Cho đến năm 2010 in tập tiểu luận phê bình đầu tiên. Tổng cộng 11 bài dài ngắn. Nhưng chỉ hơn một năm sau, anh đã có 12 bài trong tập thứ hai và chưa đầy một năm, lại có 14 bài trong tập mới.

Có thể thấy Ma Trường Nguyên viết tiểu luận phê bình rất cần mẫn. Cái khoản tiểu luận  có vẻ như là không phù hợp lắm với người chuyên về tư duy sáng tác như anh. Có phải vì thế chăng mà khi đã cao niên, Ma Trường Nguyên mới bắt đầu thử bút? Điểm lại các bài đã viết, thấy có một số ít bài bàn những vấn đề khái quát như Hiện đại mà không đánh mất mình, Vài ý nghĩ về thơ và bản sắc dân tộc trong thơ, Thái Nguyên vùng văn hóa đặc sắc, Văn hóa trong sự phát triển của kinh tế và xã hội. Tôi nghĩ rằng đấy là những bài viết của anh trong cương vị học viên trường viết văn Nguyễn Du hoặc Phó giám đốc sở văn hóa Thái Nguyên. Tuy ít, nhưng đó là những căn cứ quan trọng để anh triển khai  mảng phê bình tác phẩm. Bàn về những vấn đề rộng đó hay viết phê bình một tác giả thơ miền núi, bao giờ nhà phê bình Ma Trường Nguyên cũng đứng ở góc độ một nhà văn dân tộc Tày để đòi hỏi sự kế tục truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa, sự cách tân và  hiện đại. Đó là điểm nhất quán của anh. Điều mà anh tâm niệm, cũng chính là điều anh đòi hỏi ở các bạn viết người dân tộc anh em : “Người làm thơ dân tộc thiểu số trước hết học để chắt lọc những di sản tinh túy của dân tộc mình để làm vốn. Nhưng muốn sáng tác được những bài thơ thực sự của mình là phải biết thoát ra để vươn lên, chứ không được lạm dụng hoặc lười biếng “ăn cắp tài sản” của cha ông khoác áo của mình vào để có vẻ có màu sắc dân tộc” .

NÍU XUÂN

 


NÍU XUÂN
Anh bảo thằng này ngớ ngẩn
Chị lườm rõ thật em tôi
Hoa tàn rồi hoa lại nở
Trăng khuyết rồi trăng lại tròn
Chỉ mình em tôi dớ dẩn
Vít mây bẻ gió kết thuyền...

Sớm nay Xuân về qua ngõ
Tay bế tay bồng rất vội...
Cây si già thêm mấy tuổi
Níu xuân đợi đến bao giờ...
*
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

ĐÁP ÁN

       


                                                 

ĐÁP ÁN

 

                                                                         Vương Mông

                                                                    Vũ Công Hoan dịch

 

          Lão Vương nằm mơ. Lão nghe đài phát thanh nghe được một câu hỏi có thưởng: Người khát nên làm thế nào? Nói là tiền thưởng 600 đồng, bảo mọi người đoán thử, có thể gọi điện thoại cho nhà đài, có thể gửi tin ngắn, cũng có thể gửi điện báo bưu chính. Phát thanh viên giọng con trai con gái nghe ngọt lịm cứ nhấn mạnh điện thoại và số máy di động của họ, còn có cả địa chỉ của cô em.

          Người đầu tiên có may mắn nghe tiếp thông điện thoại trả lời, “ hãy khẩn trương nhỏ giọt, tiêm nước muối sinh lý”. Sai rồi, tiền thưởng tăng lên đến 800 đồng.

          Thế là phát thanh viên nam nữ nói gợi ý, không nhất thiết bằng phương pháp tiêm.

          Người thứ hai tiếp thông điện thoại trả lời: “Nên ăn kẹo bạc hà mác ngư nhân”

          Lại sai rồi, tiền thưởng tăng đến 1000 đồng.

          Người thứ ba trả lời nói : “Uống viên giải độc ngưu hoàng”. Người chủ trì tiếp tục khêu gợi, suýt nữa trả lời đúng.

          Lão Vương nghĩ, câu trả lời này đương nhiên là uống nước, câu hỏi đơn giản như thế, tại sao ai cũng trả lời trật?

          Lão Vương nối thông điên thoại, phía bên kia điện thoại nói: điện thoại của ngài đã nối thông, xin chịu khó chờ đợi.

 


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Đôi điều về tự do của Hội nhà văn Đức

 

Đôi điều về tự do của Hội nhà văn Đức 
                                 Nguyễn Văn Hoa 
           1.Đặt vấn đề 
“ Mỗi cây mỗi hoa , mỗi nhà mỗi cảnh “ ; Ta không thể “ Râu ông nọ , cắm cằm bà kia” , Cho nên giới hạn bài này chúng tôi chỉ muốn tham khảo Hội nhà văn Đức ( Thành lập từ 1924 đến này ) , đề cập 3 vấn đề:
-  Vị trí hội nhà văn trong xã hội.
-  Hội nhà văn có độc lập với chính quyền không
-  Kinh phí hoạt động.
Qua đó người cầm bút tự ngẫm nghĩ mà rút cho mình những thu hoạch cần thiết  khi cầm bút 
  2. Tản mạn về tổ chức Hội nhà văn 
-  2.1  Hội nhà văn Đức thành lập năm 1924;
13-4 -1933 tổ chức trợ giúp cảnh sát ( die SA als „Hilfspolizei )đã đến “ gây bão “ một cuộc họp của người cầm bút đương thời ở Đức  , các nhà văn phải tẩu thoát; 
 
Và việc tổ chức  đốt sách ở Đức vào năm 1933 để thấy nhà cầm quyền đương thời Đức đã  thấy rõ vai trò không nhỏ của người cầm bút  trong xã hội .
2.2 Hội & chính quyền  
Thế chiến thứ 2, Các nhà văn chống chính quyền đương thời  đã phải sống lưu vong ; ở hải ngoại  1934 họ đã tổ chức Trung tâm P.E.N tiếng Đức ;( P.E.N viết tắt tiếng Đức của Nhà thơ- Nhà viết tản văn – nhà viết tiểu thuyết) , trụ sở ở Lonđon Anh ; 
3 Kinh phí 
 Trước 1990 , Thời Đông Đức ( D D R ) 
Bộ Văn hóa đã cấp kinh phí cho Hội nhà văn ,  ví dụ 1989 khoảng 2,5 triệu Mark;
D D R duy trì nhà nghỉ mát  cho các văn ; sau 2001 khu này đã trả lại cho người Do Thái ;
Thời BRD 
 Ngoài duy trì hoạt động Hội trong nước , Họ đang duy trì qũy  đặc biệt , Trung tâm PEN của Đức, với sự tài trợ của Văn phòng Ngoại giao, duy trì một số căn hộ  các thành phố Nuremberg và Munich đều cung cấp căn hộ riêng cho chương trình này dung túng các nhà văn nước ngoài lưu vong .
Họ cân nhắc còn trao huân chương mang tên 1 chủ tịch hội nhà văn Đức cho các nhà văn nước ngoài ;
 3 Rõ ràng Hội nhà văn này qua nhiều thời kỳ lịch sử ( lúc đen tối nhất bị đốt sách )   khó thoát khỏi kiềm tỏa của chính quyền ; thậm chí còn là công cụ “ dối ngoại “ để dung túng  “ nhà văn “ có chính kiến khác với chính quyền bản xứ  ./.

 

Ngày 25 -11-2020

 

Nguồn tham khảo tiếng Đức 
Zentrum P.E.N .de

 


Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

CHÙM THƠ VỀ QUÊ

 


CHÙM VỀ QUÊ-2020
Thơ- TrầnTrung

1/TÔI VỀ QUÊ
Tôi rời Thăng Long,về Quê-Nam Định
Gặp được tủi mừng bạn cũ, trò xưa.
Nghĩa tình nghẹn ngào-Người cũ .
 
Tôi về,
Thầm mong gặp được Tú Xương, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương…
Ngỡ quen mà lạc lối, rẽ vào Ngõ văn Nhân.
Nghe,
Đường Quê hồi âm-Vắng ngắt.
 
Tôi về Quê.
Tôi tìm Tôi, nghe lòng quặn thắt…
 
Đột hiện rời rã
Tiếng ghi-ta lao lực đêm dài,
Từ căn phòng Đặng Thế Phong, số 9 phố Hàng Đồng,
Nămấy…
Vọng về  đây.Về đây…
 
2/TAY NÂNG
Tay nâng chén rượu ngang mày,
Mời Ai ?
Chạm với gió mây, ngùi ngùi
Chạnh lòng, tôi uống với Tôi,
Run từng chân tóc,
Bồi hồi xưa sau.
 
Bao giờ mới gặp mưa xuân,
Hội chèo ngang ngõ, ra đình mà    coi
 

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

BÀI CA THÂN PHẬN

 


BÀI CA THÂN PHẬN 

Tập  “Người thắp đêm”  của Vũ Tuyết Nhung

                                           Vũ Nho

 Tác giả tập thơ này là một người xuất thân nông thôn theo như những vần thơ chị  tự  bạch:

                             Tôi từ ruộng đất đi ra

                             Lạc đường nơi chợ phồn hoa đông người […]

                               Tôi từ ruộng đất nâu trầm

                             Đi đâu cũng một tấm lòng nhà quê

                             Trượt chân trong những cơn mê

                             Đứng lên vin bóng con đê tôi về

                                               (Tôi từ ruộng đất mà ra)

Như thế là đã khá rõ. Có chuyện “lạc đường” ở chợ phồn hoa thị thành, có sự cố “trượt chân trong những cơn mê”. Nhưng người đó đã đứng dậy, vẫn giữ “tấm lòng nhà quê”  hồn hậu, chất phác để ứng xử với mọi người, với cuộc đời. Tôi thích và có cảm tình với những bài thơ viết về cha, mẹ của tác giả. Đặc biệt là những câu về mẹ :

                             Mẹ ngồi chải nắng xôn xao

                             Mà bao nhiêu gió xạc xào lòng con

                                                (Mẹ ngồi chải tóc)

                             Cuối tuần tất tưởi đò giang

                             Con về mong thấy bình an mẹ già

                             Mẹ ngồi tóc trắng mây xa

                             Bếp nhà không khói sao nhòa mắt con

                                      (Sợi khói xa mờ)

        Cô gái quê ấy  đã từng mơ mộng trong tình yêu đẹp như cổ tích , chỉ có trong thế giới của nghìn lẻ một đêm:

                             Chúng mình

                              suối gặp biển

                             Bồng bềnh những cuộc thủy du

                             Chúng mình

                             cây và chim

                             Du dương tiếng hót

                             Mát dịu êm đềm

                             (Truyện cổ tích lớn rồi không ai đọc)

Nhưng cổ tích vẫn là cổ tích. Còn đời thực thì không được như ý. Bởi thế mà có sự ngẩn ngơ trước sen tàn, hay đó là sự héo tàn của một mối tình:

                             Hoa xưa nay biết tìm đâu

                             Mình tôi lặng một niềm đau sen tàn

                                                  (Sen tàn)

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

CHÙM THƠ ĐỘC V ẬN CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 


ĐÊM CUNG SAY NGÕ L...
Chùm thơ độc vận của Đặng Xuân Xuyến

*    

ĐÊM CUỒNG SAY...

 

Em nhé, một lần quậy cùng ta

Một đêm giả khướt lướt Ngân Hà

Một đêm vịn cớ vì ta đã

Mà hứng đêm cuồng say với ta?

 

Ừ, giả lần thôi, đâu chết a

Người ta thiên hạ vẫn thế mà

Thì bởi ả Hằng lả lơi quá

Mà dáng ai kia cứ nõn nà...

 

Thôi, ngả vào ta, cuộn vào ta

Để đêm thánh thót rót trăng ngà

Để làn gió thoảng loang hương lạ

Để trộn vào ta, nghiến nát ta.

*.

Hà Nội, 2G45 ngày 01-07-2020

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 


NGÕ LẠ

 

Từ bữa em cùng người lạ

Che chung chiếc ô về nhà

Ngõ nhà mình thành ngõ lạ

Lừng khừng mỗi bước anh qua.

 

Hôm nay ngày thứ mười ba

Em lại che chung ô lạ

Tiếng cười nghe mà vồn vã

Bước chân lấn chút điệu đà.

 

Ừ, ngõ nhà mình thành lạ

Sớm chiều tíu tít người ta

Anh giờ đã là kẻ lạ

Ngõ về nhà xa quá xa.

*.

Hà Nội, chiều 19-09-2020

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

SAI LẨM CỦA MAT VÂY

 


SAI LẨM CỦA MAT VÂY

                          L. Laghin

                           Vũ Nho dịch từ tiếng Nga

 

L. Laghin từng viết truyện ngụ ngôn, kịch bản phim hoạt hình, tiểu phẩm châm biếm, tiểu thuyết và truyện vừa. Nổi tiếng nhất là truyện “Ông già Khốt-ta-bít”. Tác giả còn say viết truyện cổ tích châm biếm với tên gọi chung “Truyện cổ tích mếch lòng”. Dưới đây chúng tôi giới thiệu truyện “Sai lầm của Mat vây”.

         

        Ngày xưa có một ông già tên là Mát vây. Ông sống khá giả.

Một buổi sáng nọ, Mát vây thức dậy và thấy những con gà của mình đang mổ tiền. Khi tất cả không mổ - thì không mổ, còn đằng này, tất cả lại đang mổ tiền. “Trời ơi! – Mát vây nghĩ – Giá ở đây gần biển, ta sẽ quăng xuống một tấm lưới và bắt lên con CÁ VÀNG, thế là trong chốc lát ta sẽ thành giàu có”.

          Ông nhìn, bỗng thấy sóng rào rào ngay cạnh chân mình. Mát vây lập tức quăng lưới vào đám sóng đó và lôi lên chú Cá Vàng. Nhưng Mát vây là người có văn hóa. Ông yêu thích Puskin  từ ngày còn nhỏ, đặc biệt là truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con Cá Vàng”. Truyện cổ tích ấy có lẽ ông đã đọc hàng triệu lần. Ông nhớ nhập tâm.

          Dẫu sao, để chắc chắn, ông quyết định làm rõ.

-         Ngươi chính là cá Vàng đấy hả? – ông hỏi.

-         Chính tôi đó. Và tôi còn biết rằng, từ sáng hôm nay, những con gà nhà ông bắt đầu mổ tiền. Tôi hi vọng rằng ông nắm được tư tưởng chính câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Puskin đấy chứ?

-         Còn phải nói!

 

                                                                                              Vũ Nho

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

NHỚ VỀ THẦY CÔ



NHỚ VỀ THẦY CÔ 
  (Kính tặng các thầy cô giáo nhân ngày 20/11)

Con về trường cũ cô ơi
Còn nghe trong gió vọng lời ngày xa
Lửa bung đỏ tán phượng già
Nhớ Thầy vương bụi phấn hoa trắng đầu.

Trường làng bóng đổ mưa ngâu
Thầy cô, bè bạn tiễn nhau một thời
Máy bay quần nát khoảng trời
Còn dòng lưu bút, tiễn người xa quê.

Bọn con nhiều đứa không về
Thăm trường cũ, giữa vòng mê luân hồi
Bao thầy cô đã xa rồi
Còn nghe vẳng lại những lời dạy xưa.

Nhớ ngày rỗng chuyến đò trưa
Thầy thương từng đứa, nắng, mưa giữa dòng
 Lại về "úp mặt" trên đồng
Con nghe thổn thức tiếng lòng cô ơi !!...

Sân trường đỏ xác hoa rơi
Mà nghe da diết dậy trời tiếng ve...

                             Lê Đức Nghinh

 

CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM!

 

Chúc các đồng nghiệp mạnh khỏe, vui vẻ, HẠNH PHÚC!

vunhonb.blogspot.com

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

NHỮNG CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG

 


NHỮNG CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG

                                                                Ngô Nguyễn

 

Thật may mắn, tôi quen biết một đại gia mà lại vào loại bự cơ đấy. Lão thi thoảng rủ đi thưởng thức đặc sản dành cho những kẻ lắm tiền. Từ chối nhiều vì nghĩ mình nghèo, sao dám tới những nơi tiêu tiền như rác này. Một lần vị nể, tôi đành nhắm mắt theo lão đi cho biết. Vào tới nhà hàng lão quăng ra bàn một xấp tiền 500.000đ nguyên bao kiện mới cứng nói với chúng tôi:

- Hôm nay cố tiêu cho hết chỗ này. Thích gì các cậu cứ gọi tớ bao trọn gói kể cả massa. 

Bọn chúng tôi nhìn xấp tiền mà lác mắt, chỗ tiền này có thể mua được mấy chiếc xe máy ấy chứ. Thấy chúng tôi ngồi ngây như tượng, lão ném vào tay tôi cuốn thực đơn:

- Các cậu chọn đi chứ! Sao còn ngồi đực mặt ra vậy.

 Tôi mở ra, giở từng tờ thưc đơn mà hoa mắt. Món tráng miệng nào cũng tiền trăm. Món ăn chính tiền triệu. Tôi băn khoăn không dám gọi. Lão giật lại cuốn thực đơn, gọi nhân viên nhà hàng đến. Lão tự chấm vào thực đơn.  

Trong bữa ăn nghe lão kể mà thèm nhỏ dãi bởi đồng tiền lão kiếm khá dễ dàng. Như lão sinh ra là để hưởng lộc. Lão có tới hai chục con gà đẻ trứng vàng cơ đấy. Nói vậy chắc bạn đọc không hiểu, xin được diễn giải đôi chút. 

Chả là cha mẹ lão để lại cho lão một mảnh đất hàng nghìn mét vuông nằm ngay trên mặt đường lớn giữa thủ đô mới ác chứ. Trong thời kỳ xóa bỏ bao cấp, lão bán đi một miếng chỉ hai trăm mét vuông đã đủ sửa sang nhà cửa và xây hai mươi quầy hàng cho thuê nằm ngay trên mặt phố. Thế là lão có hai mươi con gà đẻ trứng vàng hàng ngày. Từ đó lão chẳng phải làm gì mà tiền cứ tồ tồ chảy vào túi lão. Ăn và mua sắm chẳng đáng bao nhiêu so với thu nhập hàng tháng của lão. Tiền nhiều chẳng biết tiêu gì, lão rủ bạn bè đi nhậu, đi du lịch đây đó. Nổi hứng, lão bỏ tiền triệu để mua vui gái tân trong đêm. 

Lão kể đẫm màu tình ái, tớ không bao giờ ăn của thừa kẻ khác, chẳng lo nhiễm phải căn bệnh thế kỷ. Có lần tớ chi tới 20 triệu chỉ để thưởng thức em chân dài tại khách sạn năm sao. Em có đôi chân thon ngà ngọc làm tớ mê mẩn đến ngây dại. Tớ mơn trớn đùi nàng, nó mịn và mát như lụa Vạn Phúc. Nghe lão, chúng tôi quên cả ăn. Lão thấy chúng tôi chăm chú nghe hài lòng kể tiếp, tớ cứ ngắm em hoài không rời khiến làn da nàng từ từ hồng lên thật hấp dẫn. Tớ thích thú ngắm nghía vẻ đẹp mê hồn của nàng. Nàng không thể nằm im. Nàng rạo rực xoay sở như có lửa đốt. Cuối cùng nàng bật dậy ôm tớ dâng hiến cái quý giá nhất đòi tớ đáp ứng. 

Nhắc đến gái, bỗng như thấy thiếu thứ gì lão vẫy phục vụ đến ghé tai nói nhỏ:

- Cho bọn anh ba bịch sữa non nguyên tem!

Bọn tôi bất ngờ đang uống rượu sao lão lại gọi sữa thì ba cô gái non tơ chừng 17, 18 bước ra. Lão vẫy các nàng lại bàn:

- Lại đây các em! Tiếp rượu!

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Đôi điều tản mạn về Dự án số hóa 15.000 bức thư của J W von Goethe ( Gớt )

 

Đôi điu tn mn  v D án s hóa 15.000 bc thư ca J W von Goethe (Gt)

                                       TS. Nguyễn Văn Hoa

1-  Việt Nam đã biết đến Gớt ( J W von Goethe ) , qua bản dịch dịch thơ “ Faust” của Đỗ Ngoạn & Thế Lữ , còn ở Đức có Việt Kiều  tiến sỹ Trương Hồng Quang làm đề án tiến sỹ ngữ văn có liên quan đến Faust và Truyện Kiều ( Nguyễn Du);

200 năm Nguyễn Du , giới Kiều học đang có nhiều hoạt động thiết thực hơn , và cũng còn tranh luận gai hóc về nguồn gốc Truyện Kiều ;

Giới hạn bài viết này chúng tôi xin đề cấp đến Kinh nghiệm của Đức trong quá trình số hóa 15.000 bức thư của Đại thi hào số 1 của Đức , Ông cũng được chú ý như Nguyễn Du của Việt Nam ;

2. Mục tiêu của đề án số hóa 15.000 bức thư này

2.1 Ông là ai

Johann Wolfgang von Goethe 174922 tháng 3 năm 1832) là một nhà thơnhà viết kịchtiểu thuyết gianhà vănnhà khoa họchọa sĩ lỗi lạc người Đức. Ông được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister's Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther...

Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi (đoạn tuyệt) trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịchthơ, và triết học.( Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Johann_Wolfgang_von_Goethe)

2.2 Mục tiêu hàng đầu Dự án này là bảo tồn, phát triển, nghiên cứu và trưng bày các bản thảo các thư  từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, đặc biệt là từ thời Goethe sống.