Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ MẠC NGÔN

 

Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng, văn học nghệ thuật không phải là thứ công cụ dùng để hát bài ‘ca tụng’. Bởi vậy, không có tác phẩm nào của ông ca ngợi cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, hầu như tất cả đều phơi bày “mặt tối” của thực tế xã hội.

Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, vốn xuất thân từ nông dân. (Ảnh: Nytimes)

Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, vốn xuất thân từ nông dân. Ông được thế giới biết đến qua tác phẩm “Cao lương đỏ” đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim. Sau đó, bộ phim đạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Năm 2012, ông nhận giải Nobel Văn học danh giá. 

Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt “săn lùng” Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như “Đàn hương hình”, “Cây tỏi nổi giận”, “Rừng xanh lá đỏ”, “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ”… Ở Mạc Ngôn, người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa.

Vào tháng 7 năm nay, hội Nhà văn Trung Quốc, tờ báo Đảng “Quang Minh nhật báo” và các tổ chức có thẩm quyền chính thức khác cùng với các phương tiện truyền thông trung ương đã chính thức loại nhà văn Mạc Ngôn ra khỏi danh sách “Các nhà văn Trung Quốc danh tiếng của 100 năm” vì không mang theo “gien đỏ” cách mạng, lại còn có xu hướng “bám gót nước ngoài”.

Truyền thông Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng lúc đã đăng các bài quan trọng, nhấn mạnh rằng văn học và nghệ thuật phải phục vụ ĐCSTQ. Nhấn mạnh rằng, phàm là những tác phẩm bôi đen chống phá Trung Quốc đều thiếu “gien đỏ” phải bị vứt bỏ.

Các tác phẩm của Mạc Ngôn đã phần lớn phơi bày mặt tối của xã hội Trung Quốc. Ông từng nói: “Nói sự thật là phẩm chất đáng quý của một nhà văn. Nếu nhà văn không dám nói thật thì nhà văn ắt phải nói dối, như vậy anh ta vô nghĩa đối với xã hội, đối với nhân dân…”

“Tôi nghĩ văn học, nghệ thuật không bao giờ là công cụ để tụng ca, văn học, nghệ thuật phải vạch trần bóng tối, phải vạch trần sự bất công xã hội, bao gồm cả việc vạch những u tối trong tâm hồn con người”. Bởi vậy, khẩu hiệu sáng tác của Mạc Ngôn dành cho bản thân là: “Tả nhân tính, nói lời thật”.

Dưới đây là 3 câu chuyện ngắn mà ông đã kể lại, rốt cuộc đó là “tả thực” hay “bám gót nước ngoài”, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận.

CHÙM THƠ CẦN VŨ

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa

anh_chan_dung_can_vu

                 NHÀ THƠ CẦN VŨ

GIỌT ĐÀN ĐƠN CÔI

 

Giọt đàn ai thả canh thâu

Rớt vào nỗi nhớ, thẳm sâu khoảng trời

Đàn ơi hãy thốt lên lời

Gửi theo ngọn gió tới người tri âm.

 

Thương ngàn năm, nhớ vạn năm

Mà sao vời vợi, xa xăm hỡi đàn

Mây che trăng khuất, trăng tàn

Hồn ai thấm lạnh giọt đàn đơn côi.

 

                                                  Hà Nội, 02/6/2022

 


EM MÃI ĐỢI ANH VỀ

[Thơ họa theo bản nhạc của nhạc sĩ, ca sĩ Hiền Xuân]

 

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2022

LẠI CHUYỆN “DỐT ĐẶC CÁN MAI”

LẠI CHUYỆN “DỐT ĐẶC CÁN MAI”

 

Cán mai và lưỡi mai khi tháo rời nhau.
Ảnh: HTC
       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo Người Lao Động (7/10/2021) đăng bài viết “Dốt đặc cán mai” của chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công [HTC]; bản dài đăng trên Tuấn Công Thư phòng). Trong bài viết này, tác giả phản biện một số cách hiểu chưa đúng về nghĩa đen của câu thành ngữ; lý giải tại sao lại ví von “Dốt đặc cán mai”, mà không phải “đặc cán thuổng” hay “đặc cán cuốc”, “đặc cán xẻng”...

Bài Lắt léo chữ nghĩa: Dốt đặc cán mai(An Chi - báo Thanh Niên - 5/12/2021) đi theo một hướng khác. Sau khi dẫn cách giải thích nghĩa đen của HTC, An Chi (AC) đặt vấn đề tìm hiểu nghĩa của chữ “đặc” trong “dốt đặc”.

AC viết:

 “Tại sao lại nói dốt đặc? Câu trả lời của chúng tôi là: “Sở dĩ người ta nói dốt đặc vì đặc cũng là dốt”.

Và phân tích:

“Thật vậy, đặc là một hình vị Hán Việt mà chữ Hán là [𤙰], được Quảng vận giảng là “ngu đần” (độn dã [鈍也]). Dốt đặc thuộc về những trường hợp của các cấu trúc “đôi” mà thành tố sau, đồng nghĩa với thành tố trước, được dùng làm từ chỉ mức độ của tính chất mà thuật ngữ ngữ pháp gọi là absolute superlativeTừ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu của Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng dịch là cực cấp tuyệt đối; ngữ pháp Trần Trọng Kim dựa theo tiếng Pháp superlatif absolu mà gọi là tuyệt đối tối cao đẳng cấp. Thí dụ trong tiếng Việt: xanh rờn, đỏ lòm, vàng khè... Vì cái ý chỉ mức độ cực cao đã có sẵn trong từ thứ hai (rờn, lòm, khè) nên ta không thể thêm các phó từ như rất, lắm, quá… vào mà nói “rất xanh rờn”, “đỏ lòm quá”, “vàng khè lắm”. Cũng vậy, ta không thể thêm các phó từ đó vào mà nói “rất dốt đặc”, “dốt đặc lắm”, “dốt đặc quá”. Chỉ có người không/chưa biết tiếng Việt mới nói như thế mà thôi.

MÙI THUỐC SÚNG

"Mùi thuốc súng " Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ

 Bấy giờ người cựu binh hơn 60 tuổi mới bật khóc. Khóc nức nở! Nước mắt tràn trề má anh. Lúc anh quay lại nhà hai mẹ con lại qua bụi cây có dây tơ hồng. Trong đêm tối vắng trăng, anh không nhìn rõ mọi vật, nhưng anh vẫn thấy tất cả. Bàn tay anh sờ nhẹ mơn man vào đám dây tơ nguyệt trên bụi cúc tần mà nhà nào chả có.

Chiến tranh chấm dứt. Anh đòi trở về quê nằng nặc, từ chối tất cả mọi ưu đãi, thăng hàm, đề bạt, chỉ mong về quê. Với anh, cuộc chiến đã xong, đất nước đã hòa bình và thống nhất. Quê hương là tiếng gọi duy nhất, sau 12 năm anh ra đi.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

CÓ MỘT NGƯỜI CON GÁI

Có một người con gái…

                     HOÀNG DÂN

 

             Hãy bắt đầu từ cái “dải yếm” trong câu ca dao: Ước gì sông rộng một gang/Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

Ai từng sinh ra và lớn lên ở một làng quê thuần nông với đủ cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre thì trong kí ức hẳn còn đọng lại những lời ru, mà phần nhiều lời ru thường là những câu ca dao được cất lên bằng một giọng điệu tha thiết nao lòng. Dường như người ru đang giãi bày tâm sự của chính mình? Có nỗi niềm của thân phận lênh đênh. Có nỗi hờn giận của số phận hẩm hiu. Và có cả nỗi sầu tủi của duyên tình lỡ dở... Những nỗi niềm ấy thì đời nào mà chẳng có? Nhưng, ngày xưa, trong một không gian quá hẹp của lũy tre làng và trong sự cương tỏa khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến thì những nỗi niềm ấy có thể đậm đặc hơn, nghiệt ngã hơn và dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tuyệt vọng hơn?! Có lời ru rằng:

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi*

Có biết bao con sông và cái cầu trong ca dao? Có lẽ nhiều lắm! Bởi mỗi con sông, mỗi cái cầu là một mảnh tâm trạng, một nỗi niềm, thậm chí là một cuộc đời! Thử xem:

                                                          - Ước gì sông Cái có cầu

            Để em sang giải cơn sầu cho anh

                                                               - Ước gì bể hẹp như ao

                 Bắc cầu đòn gánh mà trao nhân tình

                                                                - Hỡi cô cắt cỏ bên sông

                          Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang

                                                                - Qua cầu ngả nón trông cầu

                    Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

...

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG Sửa

tm_dung

                   NHÀ THƠ PHẠM TÂM DUNG

Trắng tươi Thịnh Long

 

Ta về với biến Thịnh Long
Ngất ngây gió hát, trắng bông mây trời
Yếm trần, thể ngọc trắng tươi
Biển ơi! Sao cứ chẳng thôi vỗ về.

Sóng xô, sóng níu, sóng đè
Sóng sao không đẩy em về phía tôi?
Bồng bênh giỡn sóng em cười
Xin em hãy nghé sang tôi một lần!

Tôi tìm trên cát dấu chân
Vô tình sóng lướt tội thân dã tràng
Trắng tươi - trắng đến mơ màng
Mình tôi với biển lang thang… đi về...


 

Viết cho anh

 

Em chẳng thể làm gì được nữa đâu anh
Chỉ có nụ cười mẹ cha ban sẵn 

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

CHÙM THƠ CỦA GỚT (GOETHE)

 

Chùm thơ của Gớt - Joahann Wolfgang von Goethe 

 1.b._nguyn_vn_hoa

Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh ) chuyển ngữ để  mừng sinh nhật ông ngày  28-8 ( 1749-2022)

Tư liệu gôc tiếng Đức :Gedichte von Goethe -de

*Bài 1

Nước và gió

Linh hồn của con người 

Giống như bạn với  giọt nước 

Số phận của con người 

Giống như bạn với làn gió 

Seele des Menschen,
Wie gleichst du dem Wasser!
Schicksal des Menschen,
Wie gleichst du dem Wind!

 

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

CAO BÁ QUÁT-NIỀM CÔ ĐƠN-KIÊU HÃNH

 

CAO BÁ QUÁT-NIỀM CÔ ĐƠN-KIÊU HÃNH

( Về bài thơ chữ Hán Sa hành đoản ca)

                                             Trần Trung

 nhagiatrantrung

Chu Thần-Cao Bá Quát, một hiện tượng hiếm quí trong thơ Trung đại.Mà, có lẽ cho đến nay, người đời vẫn chưa đánh giá một cách sâu sắc, đích thực về ông-nhất là mảng thơ Hán tự đặc biệt phong phú, nổi bật của nhà thơ họ Cao.

Nếu gọi ra điệu hồn riêng trong thơ chữ Hán của Cao bá Quát, có thể khái quát trong mấy chữ này chăng :Một hồn thơ phóng khoáng, đôn hậu và cũng đầy kiêu hãnh, sâu sắc.

   Với Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên cát)-Thi phẩm đặc sắc, trong chương trình ngữ văn lớp 11( Sgk Ngữ văn 11, từ năm học 2007), Cao Bá Quát thực sự đã kết đọng trong lòng độc giả những cảm nhận khó quên về một Người và cũng là một Lớp-Người: Nhà Ngo tài tử-Những kẻ sỹ, nghệ sỹ mang tình yêu chân thành đến mức tôn thờ Cái-Đẹp: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một đời (Ta) chỉ biết cúi đầu trước hoa mai).

   Những Kẻ sỹ-Nghệ sỹ, chân thành và kiêu hãnh trong cảm hứng trước thiên nhiên mà giãi bày tâm nguyện: “Bất kiến ba đào tráng/ An tri vạn lí tâm” (Nếu không thấy được sóng hung/Làm sao biết được tấc lòng muôn phương).

   Đứng ở góc độ người dạy, muốn thẩm định thi phẩm “Sa hành đoản ca”, tôi muốn nhấn tới một điều cơ bản và thiết thực trong giảng dạy.Đó là, giúp học sinh nắm bắt đời và thơ của thi sỹ họ Cao-Tất nhiên, từ đó cần chỉ ra nét riêng, điệu riêng của thơ Chu Thần. Đấy chính là tâm thế bức xúc của một thi nhân trước bao điều bất công, ngang trái; Trước bao điều thực giả hỗn độn giữa sa mạc-cuộc đời! Cảm thức được điều đó, mới nhận ra, mới tường minh chất bản ngã, bản lĩnh của Cao Bá Quát. Nhà thơ họ Cao đã chọn hình thức biểu hiện của thơ ngũ ngôn, phù hợp với giọng điệu tâm tình cho những câu thơ khơi mở:

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2022

CHIẾC ĐINH THUYỀN

 

CHIẾC ĐINH THUYỀN

*

nguyn_bng_2

NHÀ VĂN NGUYỄN BÀNG


Khi hai người đã ngồi bên bộ ghế mây bóng màu nâu vàng, cụ giáo Nhâm mới khoan thai nhìn người khách trẻ để tìm lại dấu vết tuổi mười ba mười bốn của người hoc trò cũ. Lòng già xôn xao một niềm vui khó tả. Mười lăm năm trước, khi Vũ Hưng chào thầy, theo gia đình vào Nam, thầy Nhâm cũng thôi cầm phấn lên bục giảng, dời thanh phố về nghỉ hưu ở quê nhà. Ai ngờ lại có hôm nay, từ đầu kia cách trở tới 2000 cây số, người học trò cũ lặn lội lần tìm về tận cái làng quê hẻo lánh này thăm cụ.

- Em ra Bắc có việc gì thế? Cụ giáo Nhâm đầm ấm hỏi.

- Dạ thưa thầy - Vũ Hưng lễ phép trả lời, vẫn chăm chú nhìn cụ giáo, lòng vui mừng vì thấy bóng dáng tuổi già mới in trên mái tóc bạc phơ còn mọi dáng vẻ thầy vẫn như xưa: mảnh khảnh, tinh anh và phúc hậu - Con được ra Thủ đô họp mặt các nhà doanh nghiệp trẻ tài năng. Họp xong, mọi người lên Sapa nghỉ mát, con con xuôi xuống biển về lại thành phố tuổi thơ của con với mong muốn chính là đươc gặp lại thầy. Con thật xúc động vì đã ngần ấy năm mà thoạt nhìn, thầy đã nhân ngay ra con, cái thằng “Hưng Đinh thuyền’’ đã làm thầy nhọc lòng dạy dỗ.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

GS.TSKH. MAI THANH TÂN VIẾT VỀ SÁCH CỦA VŨ NHO

GS.TSKH. MAI THANH TÂN VIẾT VỀ SÁCH CỦA VŨ NHO Sửa


 
 bia_hxh
HỒ XUÂN HƯƠNG
Nhà phê bình văn học Vũ Nho là người có nhiều tâm huyết trong lĩnh vực văn học với hàng trăm đầu sách viết và dịch đã xuất bản, đặc biệt là các nghiên cứu về các bậc thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… Hôm nay tôi rất vui mừng nhận được cuốn “Hồ Xuân Hương, Đời và Thơ” do Vũ Nho gửi tặng.

ĐI THUYỀN Ở TRÀNG AN

 

ĐI THUYỀN Ở TRÀNG AN Sửa

Đinh Y Văn

 anh_chuan_5

 

ĐI THUYỀN Ở TRÀNG AN

 

Thuyền nan trôi vào cổ tích

Hồ xanh - hang động - hồ xanh…

Đáy nước in trời long lanh*

Trập trùng núi non ngút ngát

 

Chim hót ríu ran bay sát

Cá bơi tung tăng theo thuyền

Tóc tiên mềm mượt ảo huyền

Lung linh muôn hoa súng đỏ…

 

Tràng an từ ngàn xưa đó

Vẫn xuân sắc đến bây giờ

Và Tràng An muôn sau nữa

Hữu tình kiều diễm mộng mơ…

 

*Mượn chữ trong Kiều

 

Đ.Y.V

 

 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

GẶP LẠI CỐ NHÂN

GẶP LẠI CỐ NHÂN Sửa

Gặp lại cố nhân

NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG

Tôi trang điểm xong và sửa soạn thay váy áo chỉnh tề mà lòng vừa rộn ràng vừa hồi hộp. Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng. Anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ? Còn anh ấy, tôi không quên mái tóc bồng bềnh của chàng sĩ quan Hải quân mỗi lần anh về phép thăm tôi và tôi từng mơ là thi sĩ để dệt những vần thơ trên tóc anh.

Bây giờ tôi đã 70 và anh 75 tuổi đời rồi.

Tôi và Nguyện yêu nhau được một năm, vào lúc cuộc chiến khốc liệt mùa hè đỏ lửa 1972 anh bỏ dở học hành vào đời lính biển. Tình yêu càng xa cách càng nhiều nhớ thương chất ngất, tôi và Nguyện luôn khao khát chờ mong một ngày nào đó hai đứa sẽ nên duyên chồng vợ. Nhưng biến cố năm 1975 chúng tôi chia lìa nhau, mất nhau không một tin tức nào của nhau cả.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG

CHÙM THƠ PHAN HOÀNG Sửa

phan-hoang-cq-manh-thang2

NHÀ THƠ PHAN HOÀNG

 

Bụi vàng Sơn Nam

 

1.

Trong suy nghĩ nôm na sông rạch

trong giấc mơ hào khí miệt vườn

ông đâu muốn nép mình phía nam ngọn núi

 

Bằng nguồn sữa người đàn bà láng giềng tốt bụng

bằng lưng vốn chữ nghĩa đam mê trời cho

thủng thẳng bơi vào dòng xoáy văn chương

ông nuôi mộng làm ngọn núi phương nam

lưu giữ từng hạt vàng phù sa mang hình mồ hôi nước mắt

lưu giữ từng mùi hương rừng pha mùi máu tổ tiên

 

2.

Chong ngọn đèn dầu soi mùa len trâu

nheo mắt lắng nghe chuyện xưa tích cũ

ông biết mình cần gì làm gì

ông thấu hiểu mình nên đi đâu về đâu

trên đất nước lời ru bị chia cắt bởi lòng tham như Tây đầu đỏ

 

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2022

CHÙM THƠ CẦN VŨ

 

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa

anh_chan_dung_can_vu


SÂNTRƯỜNGTẮT NẮNG

 

Ve râm ran níu chân người trở lại

Sắc phượng hồng, rộn rã kỷ niệm xưa

Cây bàng già siêu ngả trước gió mưa.

Qua năm tháng, như lòng ai nghiêng ngả.

 

Chỉ riêng tôi mãi ghi lòng, tạc dạ

Cả một thời hoa cỏ, tóc em bay

Cả một thời những nhung nhớ, nồng say

Trái tim ghép, vẫn còn đây vết khắc.

 

Nghe trong gió thoảng như lời em nhắc

Nếu mai này mình lỡ cách xa nhau

Nếu tháng ngày dù lạc bước nơi đâu

Mùa phượng "cháy", mình cùng về anh nhé...

 

Bởi vì đâu, dẫu nhớ mà không thể?

Bến u buồn, con đò đã sang sông

Cớ sao em nỡ vội bước theo chồng

Tôi lẻ bóng, giữa sân trường cuộn gió.

 

Có cơn giông mịt mù dâng bão tố

Bỗng ùa về bóp nghẹt, trái tim đau

Ve gọi hèngân khúc nhạc trao nhau

Tôi lặng đứng

sân trường xưa

tắt nắng.

 

Hà Nội, ngày 11/5/2021.

 

 

BIẾT THẾ

KHÁI NIỆM THU TRONG TÔI

KHÁI NIỆM THU TRONG TÔI Sửa

KHÁI NIỆM THU TRONG TÔI*

                             Thúy Bắc

 

Thu lướt vàng trên lá biếc

Đẹp và buồn

Nhìn dáng em bập bùng áo mỏng

Chợt nhớ thời bé bỏng

Tôi không lúc nào biết có mùa thu

Không lúc nào biết có mùa xuân

Chỉ thấy mùa đông dằng dặc

Rét run người rang cắn vào môi

Những chiều đông

Cóng buốt cô đơn

Dài mãi ra

Chưa kịp thấy hoa đào hồng, hoa bưởi trắng mùa xuân

Đã có những ngày hè cháy nắng

Mồ hôi mặn chat thấm qua môi

Tôi không có tuổi thơ bắt bướm hái hoa

Khái niệm có thu từ buổi sớm buồn

Người ra đi

Và tôi thì đợi chờ mãi mãi

Mùa thu đẹp và buồn trong tôi từ đó

 

Heo may gió

Tôi bang khuâng nếu kéo sợi thu dài

Giọt sương thu trên lá biếc ban mai

Lấp lánh như người còn trở lại

Thu trong tôi

           Đẹp

                Buồn

                       Rực vàng

                                    Tê tái !

 

                              9/1998

Khái niệm thu trong tôi*: Thơ Thúy Bắc trong tập”Nỗi đau không lành”

Nhà xuất bản Phụ nữ-1990.

 LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

ĐẸP BUỒN-NỖI KHẮC KHOẢI THU

nhagiatrantrung

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

MỘTC HÚT TÂM SỰ...

MỘT CHÚT TÂM SỰ

KHI ĐỌC THƠ NGUYỄN TUYỂN

*

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

Tôi đọc thơ Nguyễn Tuyển không nhiều, cũng không thường xuyên nên hiểu về thơ của Nguyễn Tuyển không được sâu nhưng có lẽ Cha Mẹ và Quê Hương là mảng đề tài chiếm dung lượng khá lớn trong thơ anh thì phải.

Cũng là nhớ về đấng sinh thành nhưng với nhà thơ Nguyễn Tuyển (trong "Ngỡ") thì khác, anh hạnh phúc hơn khi còn bố còn mẹ nên nỗi nhớ cũng nhẹ nhàng hơn và ít nước mắt hơn so với nỗi nhớ của những ai không còn bố, không còn mẹ. Cho dù trong anh có quắt quay nhớ đấng sinh thành thì cũng chỉ ở mức rưng rưng ngấn lệ, nhưng vẫn còn đầy ắp hạnh phúc của sự chờ đợi được cha mẹ chằm bặp, yêu thương:

"Tôi mơ mùi thơm gạo mới

Nồng nàn vị mặn đất quê

Tôi mơ những chiều mẹ đợi

Bố lên nương rẫy chưa về"

(Ngỡ)

Hay những câu thơ thấm đẫm sự nhớ thương, lòng biết ơn và niềm tự hào về đấng sinh thành của người con khi phiêu bạt xa xứ:

- "Nhớ khói lam chiều quyện mái nhà tranh

Mùi cơm mới thơm nồng mồ hôi mẹ

Cha gánh hoàng hôn bước về lặng lẽ

Phía triền đê lúa trở dạ ngậm đòng”

(Thương nhớ quê nhà)

- “Mẹ nằm đếm tháng tính ngày

Tay lần tràng hạt cầu may mùa vàng

Cha ngồi bên bếp lửa tàn

Mơ trong gió thoảng những làn khói rơm”

(Tháng Ba hạt lúa nghẹn lòng)

- “Vườn của mẹ bỗng như bừng thức giấc

Những sớm mai cha mỉm cười tất bật

Chiếc áo sờn mẹ gánh cả mùa Xuân”

(Mùa Xuân đã đến phía sau mình)

Đọc những câu thơ ăm ắp tình mẹ, ăm ắp tình cha như thế hỏi ai chẳng nao lòng?!

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

MƯA BÓNG MÂY

MƯA BÓNG MÂY Sửa

nhagiatrantrung

MƯA BÓNG MÂY*

                            Trần Ninh Hồ.

 

Lâu lắm rồi tôi quên nghe mưa rơi

Không nghe mưa, có chi mà khắc khoải

Ôi những vật vã mưa,thì thầm mưa, mưa mãi

Mà lạ lùng sao tôi quên nghe?

 

Rồi cho đến một ngày tôi chợt thấy

Hình như mưa. Có lẽ.Hình như mưa

Sau sững sờ,tôi ngó qua cửa sổ

Chỉ làn mây lơ đãng giữa trời mưa

 

Và lơ đãng gieo long lanh vào nắng

Như ai qua gieo nỗi nhớ vơi đầy

Không ào ạt,không trắng trời trắng đất

Ai bao ngày như mưa bóng mây?

 

 

*Bài thơ trích trong tập Trần Ninh Hồ 36 bài thơ-

NXB Lao động-Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.

 

LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

 

THOÁNG DỊU MÀ ÁM ẢNH-MƯA BÓNG MÂY

                                        

  Với ba khổ thơ thoáng đãng, tự do, Trần Ninh Hồ nhẹ nhàng mà dư ba gửi vào thi phẩm “Mưa bóng mây” của anh chút tâm tình thật nhẹ mà không hề kém phần sâu xa...

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

ANH VÀ TÔI

 

ANH VÀ TÔI

          ĐÀO THANH CƯỜM

anh_co_cuom

Tuổi thơ tắm ở ven sông
Đâu hay “Đồng Tử Tiên Dung” là gì?
Chẳng cần vùi cát làm chi
Vô tư, nào biết giấu đi “của trời” 

Thời gian theo nước sông trôi
Tuổi thơ dần chín, sang thời bão giông
Lở bồi chung một dòng sông
Bến thì anh đợi, bến trông em chờ

Khát khao ước cái dại khờ
Chia tay, cầm cái ngu ngơ vào đời
Vẫn trinh nguyên anh và tôi
Người Nam, người Bắc đôi nơi vẫn chờ

“Hoang vu khép của làm ngơ”
Để hôm nay tóc trắng bờ hoa lau
Nước sông vật vã chân cầu
Run run bới cát tìm nhau một đời

Chuyện xưa ngày ấy anh, tôi
Chỉ còn kỷ niệm một thời tuổi thơ!.

Ảnh mượn trên mạng.
Phản hồi

MỘT GÓC THU HÀ NỘI

MỘT GÓC THU HÀ NỘI

ngc_h_

Tản văn của Nguyễn Thị Ngọc Hà                       

             Nơi anh sinh, cách nơi tôi đang sống không xa lắm, chỉ cần ngược  triền đê sông Hồng thêm một khúc lượn là tới. Hồi trẻ dại, tôi thường ra doi đất tận bãi ngô ngoài đồng bãi để ngóng con thuyền có cánh buồm như trong thần thoại. Tôi chờ từ khi cánh buồm chỉ như một đốm trắng lấp lóa trong nắng sớm ở phía làng anh,  cho đến khi con thuyền ghé vào bến chợ hoa làng tôi. Tôi cứ mường tượng, sẽ thấy những nhân vật như trong trong truyện cổ tích bước ra từ sau cánh buồm ấy...
       Đến bây giờ tôi vẫn không tự lý giải nổi, vì sao sau ngày giải phóng Miền Nam, anh lại định cư ở trong thành phố Sài Gòn. Phải chăng, vì anh đã nợ ân tình với cô y tá tiền phương kia.  Ai, hoặc ai, tôi không trách. Riêng anh lẽ nào nỡ bỏ cả triền sông bên thành phố phồn hậu, đầy ắp kỉ niệm thuở thiếu thời của mình, bỏ lại người thiếu nữ đã ước mơ anh là chàng hoàng tử trên con thuyền có cánh buồm trắng năm xưa. Có lẽ nào anh đã quên hết. Một lần tôi hỏi, anh chỉ trả lời ngắn gọn với giọng trầm buồn. Anh rất yêu quê mình. Sau đó chỉ im lặng. Một sự im lặng mà ngoài anh, chỉ có tôi mới hiểu được, bởi tôi đã xuyên suốt sự im lặng ấy.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

NGỦ RƯNG

 


NGỦ RỪNG

                   ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

Sáng còn ở Phong Vân

Trưa đã đến làng Cá

Chiều vượt sông Tà Cang

Tối ngủ rừng Xa Lý…

 

Trăng tròn ơi sáng thế!

Trời lại càng mông mênh

Con hươu tác bâng khuâng

Gọi ai hoài trong núi

 

Bồi hồi nghe tiếng suối

Nhớ mẹ hát à ơi

Nhấp nháy sao xa vời

Tưởng xóm thôn đỏ lửa

 

Đống củi còn cháy dở

Đã tí tách sương rơi

Chăn mỏng đắp chung đôi

Ấm cả tình đồng đội

 

Giấc mơ vừa đến vội

Gà rừng đã gáy ran

Ánh ban mai chưa lên

Lính đã ùa xuống suối

 

Chao!

Nguồn nước giưa rừng

Rủa mặt sao mà khoái!

 

Lời bình của Vũ Nho

Ngủ rừng được viết khi Đặng Vương Hưng hăm một, hăm hai. Bài thơ này hay vì nó đầy sức trẻ, hay ở sự tươi trẻ. Sáng, trưa, chiều tối, mỗi thời điểm một địa danh, đi bộ hay hành quân bằng ô tô thì cũng suốt ngày trên đường. Thế nhưng họ rất trẻ, rất khỏe nên tới nơi mới không lăn ra mà ngủ say như chết. Hãy xem các chàng lính trẻ măng tơ làm gì. Ngắm trăng, nghe hươu tác, nhớ mẹ hát à ơi ( Có lẽ nhiều chàng chưa kịp có người yêu nên chẳng thấy kể vào đây, hay là cong đang ngường ngượng?). Họ cứ thao thức như thế, mới chợp ngủ thì trời đã sáng:

          Giấc mơ vừa đến vội

          Gà rừng đã gáy ran

Lại tiếp tục hành quân nên các anh dậy sớm lắm:

          Ánh ban mai chưa lên

          Lính đã ùa xuống suối

          Chao!

          Nguồn nước giữa rừng

          Rửa mặt sao mà khoái!

Có một chút gì trẻ con và hồn nhiên trong hành động “ùa”, trong tiếng tấm tắc : Chao! Khoái! Vâng! Rất trẻ trung và thật khỏe khoắn.

          Đấy là cuộc hành quân lên giữ chốt miền biên cương phía Bắc. Họ ra đi hồn nhiên như thế, trẻ trung như thế, khỏe khoắn như thế nên phên dậu phía Bắc mới vững bền trong ác liệt mùa Xuân năm 1979.

          In trong TUYỂN TẬP VĂN HỌC DÂN TỘC & MIỀN NÚI, TẬP 3, NXB GIÁO DỤC, 1999.

 

 tay-bac7

 

 

Phản hồi

 

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Hồ Xuân Hương là nhà thơ kiên quyết đổi mới

 

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH MỚI CỦA GS. HÀ MINH ĐƯC Sửa

Hồ Xuân Hương là nhà thơ kiên quyết đổi mới

 

Vanvn- Trong khảo luận của mình, GS Hà Minh Đức thêm lần nữa khẳng định: “Hồ Xuân Hương – Ngòi bút tiên phong: Hồ Xuân Hương là nhà thơ kiên quyết đổi mới”.

GS Hà Minh Đức

Chạm tuổi 90, đã gần như đạt được tất cả giải thưởng danh giá bậc nhất của một người làm khoa học xã hội, GS Hà Minh Đức vẫn cần mẫn làm việc, vẫn đều đặn mỗi năm ra mắt một cuốn sách mới. Khảo luận: Thơ Xuân Hương – siêu phẩm của tài năng thi ca mà Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành đầu quý II là thành quả mới nhất của GS Hà Minh Đức – một trí thức – một nhà văn hóa luôn lao động không ngừng nghỉ…

Thật khó để đưa ra một phát hiện mới về chân dung thơ Hồ Xuân Hương, khi hàng thế kỷ qua, Bà chúa thơ Nôm đã là nguồn cảm hứng nghiên cứu, tìm tòi, thậm chí sáng tác của rất nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả lớn… Nhưng cũng thật tiếc nếu gói ghém lại gia tài thi ca mà Hồ Xuân Hương để lại, bởi những tò mò háo hức về thơ, hơn nữa về con người, cuộc đời bà vẫn luôn kích thích trí tưởng tượng của con người hôm nay.

Khảo luận: Thơ Xuân Hương – siêu phẩm của tài năng thi ca của GS Hà Minh Đức.

Với sự cẩn trọng của một nhà nghiên cứu dày dặn kinh nghiệm, với sự lịch thiệp của một nhà văn hóa, GS Hà Minh Đức chỉ khiêm nhường chia sẻ: “Trân trọng tìm hiểu, học hỏi những người đi trước, bạn bè cùng thế hệ, tiếp nhận sự cổ vũ chân tình và cảm phục của các nhà văn, nhà khoa học, nhà văn hóa nước ngoài, tôi mạnh dạn viết một chuyên luận về nhà thơ Hồ Xuân Hương.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

MÙA THU TRONG THI CA ĐỨC

 

MÙA THU TRONG THI CA ĐỨC Sửa

 

Chủ đề Mùa Thu trong thi ca Đức

Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa(Tháp Dương Bắc Ninh )

1.b._nguyn_vn_hoa

                 TS. NGUYỄN VĂN HOA

*Bài 1 Vô thường  của Erhard Horst Bellermann (* 1937)

Lá đầy màu sắc,

Chứng kiến bởi vô thường.

Cây cối trang điểm

Với một bảng màu đầy rực rỡ

Đến sáng tạo quả bóng mùa thu lớn 

Erhard Horst Bellermann (*1937)

Bunte Blätterpracht,von Vergänglichkeit gezeugt.

Bäume schminken sichmit bunter

Farbpalettezum großen Herbstball        

**Bài 2 Bạch quả  của  Lilly Schumann (* 1935)

Đèn tháng mười một 

Mưa đá rơi về đêm.

Tuy nhiên, bạch quả, mang lại một cách tuyệt vời

Mùa thu  để lại cho mình màu vàng! 

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CHÙM THƠ CẦN VŨ

CHÙM THƠ CẦN VŨ Sửa

anh_chan_dung_can_vu

THUYỀN NAN VÀ BỜ CÁT

 

Tình anh bờ cát trắng

Bên em - chiếc thuyền nan

Mỗi khi thuyền xa vắng

Bờ cát buồn miên man.

 

Biển lồng lộng, mênh mang

Dạt dào muôn sóng vỗ

Ráng chiều tà, bóng đổ

Cuốn thủy triều dâng cao.

 

Biển mời gọi khát khao

Biết khi nào giông tố?

Thuyền nan em bé nhỏ

Nép bên bờ anh thôi.

 

         Hà Nội, 21/01/2020.

 

TÌNH SÓNG HẠ LONG

 

Em lại trở về bên Hạ Long xanh

Thấp thoáng bóng con thuyền neo bến đậu

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

TRONG MỘT CÕI RIÊNG

  TRONG  MỘT CÕI RIÊNG

 

          Đọc Cõi tôi của Lưu Thị Bạch Liễu, nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007

                 VŨ NHO

 

                     


                

          Cuộc thi thơ tình năm 2006-2007 của báo Văn Nghệ, Lưu Thị Bạch Liễu được giải A với 3 trong số 5 bài thơ dự thi. Trong tập Thơ tình tuyển chọn  năm 2007 của nhà xuất bản Hội nhà văn, Lưu Thị Bạch Liễu là một ẩn số. Không có ảnh, không có năm sinh, và cả không một dòng địa chỉ. Bây giờ trong tập thơ Cõi tôi  của nhà xuất bản Hội nhà văn cũng vậy. Mặc dù chẳng khó khăn gì khi in một tấm hình, một vài dòng sơ lược về bản thân, hoặc  nhiều hơn nữa là số điện thoại, địa chỉ  email. Nhưng với tác giả Bạch Liễu, không  có một thông tin nào khác. Phải chăng, tác giả muốn người đọc chỉ hình dung chị qua thơ, và chỉ thơ mà thôi. Bởi vì  thơ là sự phản ánh chân thực nhất, là tấm gương soi của hồn người, như Hàn Mặc Tử từng viết: Người thơ phong vận như thơ…

          Có thể thấy rằng trong thơ Lưu Thị Bạch Liễu thể hiện là một người phụ nữ thích một mình, thích kín đáo, lặng lẽ độc hành. Nhiều  tên bài thơ phản ánh đặc điểm này : Độc hành, Cõi tôi, Tự khúc (1,2), Không ai đùa sóng với tôi, Một mình (1,2,3).

          Những câu thơ của chị càng thêm rõ:

          Một mình trên đường Đông […]/Một mình trên đường Sương /bước từ mờ mịt/ vào mịt mờ /gió vội đi đường của gió/ tôi trên đường của tôi (Cõi tôi).      Ta hãy đến vào ngày sinh nhật của nhà thơ thì càng rõ:

Không rượu /không nến/ không hoa/ chỉ một người nhớ/ đang xa (Sinh nhật).

Chính cái tình trạng một mình, tình trạng  cô đơn cho phép người ta chìm vào trong cõi lặng,  thăng hoa lên cõi lạ, đạt được sự tự do tuyệt đối ở cõi tôi trong suy tưởng, ngẫm ngợi, nhớ thương, mơ ước và mong đợi.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

HƯƠNG CHÈ SẮC ĐẤT

HƯƠNG CHÈ SẮC ĐẤT Sửa

v_nho_tc_bch_kim

VŨ NHO

HƯƠNG CHÈ – SẮC ĐẤT

Tôi lạc giữa triền xanh

Biếc một vùng lá nõn

Búp chè non óng ngọt

Như ánh nhìn nơi em

Bao nhiêu là ngày đêm?

Bao nhiêu là nắng gió?

Bao nhiêu là vất vả?

Cho rừng hoang nên chè!