Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

CHÙM THƠ BẢO NGỌC


 

CHÙM THƠ BẢO NGỌC

bo_ngc

CHÚNG TỚ XÂY NHÀ

 

Khu vườn rộng mênh mông

Sao toàn ngôi nhà nhỏ?

 

Nhà của chị Kiến Gió

Cuộn trong tàu lá khoai

Kiến lửa chọn ụ đất

Xây thành lũy đến oai!

 

Còn mấy nàng Bươm Bướm

Tối ngày thấy rong chơi

Hỏi nhà đâu? − Chẳng biết!

“Thích là cứ bay thôi!”

 

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

70 NĂM ĐHSP HÀ NỘI - GS NGUYỄN KHẮC PHI

 

70 NĂM ĐHSP HÀ NỘI - GS NGUYỄN KHẮC PHI Sửa

THẦY CÔ SƯ PHẠM VĂN KHOA
THẦY NGUYỄN KHẮC PHI
gs_khc_phi
                      GS.NGUYỄN KHẮC PHI
 
- Chu Văn Sơn
 
Dân văn Sư phạm I, thật chẳng khoá nào như cái khoá 79-83 chúng tôi! Hồi ấy, lần đầu tiên tổ chức thi học sinh giỏi trên qui mô toàn quốc, lần đầu tiên có chuyện đội tuyển được vào thẳng Sư phạm. Đông quá là đông. Và toàn những tay khá cả. Mà đã khá thì thường kiêu và quậy. Tôi đoán hồi ấy các cụ trong khoa chắc là điên đầu lắm về đám kiêu binh. Nhiều giáo viên đã không kiên nhẫn được khi giờ dạy cứ thấy lớp trống hàng mảng. Đến giờ của thầy chủ nhiệm lớp mình mà cũng bỏ bê không thương tiếc, thì thật là… Ban chủ nhiệm khoa, đảng uỷ khoa, chi bộ sinh viên, liên chi đoàn khoa đã phải vào cuộc về chuyện này. Nhiều biện pháp được áp dụng. Nhưng hiệu quả yếu. Đã thế, hồi ấy lại có hàng loạt khẩu hiệu tệ hại lưu hành trong giới sinh viên “không trốn tàu không phải sinh viên”, “không bị ghẻ không phải sinh viên”, “không bỏ học không phải sinh viên”… chúng đã từng là những “viên đá tảng” triết lí cho đám kiêu binh ỷ vào. Cáu tiết, chủ nhiệm khoa đã đập bàn trong cuộc họp với các giáo viên chủ nhiệm và cốt cán của khoá. Tôi nhớ, phải họp lớp, họp chi đoàn, thậm chí, họp phòng, quán triệt liên miên, rồi những dọa nạt không cho thi, trừ điểm, hạ hạnh kiểm. Nhưng cũng chả mấy ăn thua. Rắn không lại. Vài kẻ sợ thôi, còn vẫn thế. Nhiều cụ dạy buồn chết đi được, ở nhà đọc sách còn hơn. Lớp cứ trống dài dài…
Nhưng, cứ giờ thầy Phi thì luôn chật cứng.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

THẦY CÔ SƯ PHẠM VĂN KHOA - THẦY LƯƠNG DUY THỨ

 

THẦY CÔ SƯ PHẠM VĂN KHOA
THẦY LƯƠNG DUY THỨ
THẦY TÔI – HÀNH TRÌNH KHÔNG MỎI…
- Đinh Phan Cẩm Vân
 
gs._lng_duy_th
           GS. LƯƠNG DUY THỨ

Không hiểu sao mỗi lần nghĩ về thầy tôi lại nhớ câu nói của Lỗ Tấn: Kỳ thực, trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi; tôi lại nhớ Thục đạo nan của Lý Bạch: Đường Thục khó, khó như lên trời xanh…
Những năm 80 của thế kỷ trước, chúng tôi được gặp thầy nơi giảng đường Đại học, và cứ ấn tượng mãi về thầy với cái tên trùng với tên một nhân vật của Nam Cao trong tiểu thuyết Sống mòn: Thầy giáo Thứ. Cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn bấy giờ cùng với dáng vẻ, cách ăn mặc giản dị, có phần đơn sơ của thầy, tưởng như chân dung “giáo khổ” của Nam Cao vẫn còn nguyên vẹn, bằng xương bằng thịt. Cơ duyên đưa đẩy khi tôi chọn học chuyên ngành văn học Trung Quốc, và lại yêu thích Hồng lâu mộng nên được thầy nhận hướng dẫn Luận văn. Khoảng cách thầy trò bấy giờ rất vời vợi, phần vì cách biệt tuổi tác, vì uy tín khoa học của thầy và vì tôi cũng thụ động. Tôi chỉ biết cắm cúi học hành, làm việc, chẳng bao giờ dám hỏi thầy, hoặc trò chuyện. Thầy cũng ít nói. Đến nhà thầy, một căn hộ thuộc khu tập thể cán bộ công nhân viên chức Đại học Sư phạm Hà Nội ở Đồng Xa, tôi càng ấn tượng về sự đạm bạc, thanh bần của nghề giáo. Cũng như gia đình tôi vậy, bố mẹ tôi cũng là nhà giáo. Và tôi hiểu, linh hồn, sức sống, sự giàu có của một gia đình nhà giáo chính là ở những cuốn sách, ở cái giá sách kia. Tôi bị hấp dẫn ngay giá sách của gia đình thầy. Không phải ở sự đồ sộ mà vì những đầu sách bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp … tôi chẳng hiểu gì nhiều nhưng thực sự bị mê hoặc. Tôi cảm nhận được vị nắng gió trong những cuốn sách đã theo thầy có lẽ từ thời là sinh viên Đại học Trung Sơn (Trung Quốc), rồi thời kỳ thầy giảng dạy ở Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Việt Bắc. Những cuốn sách hành trang cuộc đời, sau này đưa thầy trở thành một trong những Giáo sư đầu ngành ngành Văn học Trung Quốc.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

MUÔN NẺO CÕI VỀ

 


MUÔN NẺO CÕI VỀ

 

               TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

 


  

Thời kháng chiến chống Pháp, làng quê ông Hiếu lọt vào vùng đệm giữa ta và địch. Ban ngày tề ngụy tạm thời kiểm soát. Ban đêm các đoàn thể Việt Minh công khai hội họp, du kích bí mật gài mìn tận chân đồn lính ngụy. Thuở ấy ông Hiếu còn bé tẹo. Sau này được bà nội kể cho nghe: Rằng thì là cha mày hồi đó đang là ông giáo trường làng. Rằng thì là, đang buổi hỗn canh hỗn cư, một sáng chủ nhật, cha mày liều lĩnh lên thành phố viếng tang thày giáo, lớ ngớ thế nào, lạc vào trận càn, bị bọn giặc tóm vào trại lính. Thế là ngẫu nhiên từ chân hương sư, chúng ép cha mày mặc đồ nhà binh vàng chòe màu cứt ngựa. Chuyện cứ như đùa. Cứ đinh ninh đích thân ông huấn học can thiệp thì ắt được trả về bục giảng. Ai ngờ, bị lùa tuốt luốt xuống tầu chiến, chạy thẳng vào Nam kỳ, cha mày bặt tin từ đấ

Từ đấy, cuộc đời cha ông Hiếu cắm neo vào con hẻm nhếch nhác, bát nháo giữa Sài Gòn hoa lệ. Chịu phận tha hương bằn bặt mấy chục năm trường, tới tuổi già lụ khụ, ông cụ mới có dịp về thăm cố hương đúng một lần. Chưa thực hiện được ý định cuối đời sẽ quay về đất Tổ, sống thêm vài ba năm, lúc nào hai năm mươi thì yên nghỉ giữa lòng đất mẹ. Chẳng dè, cụ nhắm mắt xuôi tay sau một cơn đột quỵ. Hũ tro cốt của cha, ông Hiếu gửi tạm trong một ngôi chùa ở vùng ven thành phố. Chùa nhỏ nhưng ngôi tháp để cốt cao ngất những chín tầng. Một chỗ ngồi cho một hũ cốt, chỉ nhỏ bằng hai bàn tay, phải đóng số tiền không nhỏ. Xưa nay việc hiếu ai nỡ so đo mắc rẻ. Cứ tưởng gửi tạm thôi. Chẳng ngờ vong hồn cha ông phải chen chúc ở đấy hơn chục năm rồi.

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

NHỚ ANH HÙNG LIỆT SĨ BÙI NGỌC DƯƠNG

 


NHỚ ANH HÙNG LIỆT SĨ BÙI NGỌC DƯƠNG

(Cu sinh viên khoa Xây dng ĐHBK Hà Ni)

      

                BÙI MINH TRÍ

Hành lang Khe Sanh thn su qu khc
L
nh đã ban, anh đi trước m đường
              t
n công s ch huy tp đoàn ca gic
Hiên ngang
đứng trên xe tăng  

đánh quân thù phn kích

G
m thét nhng chùm đại bác
Đạn n, bom rơi nht nguyt cũng m
Đạn pht trúng cánh tay gn đứt  anh nh đồng đội cht lìa
Chân b
thương, vn ch huy đánh tiếp
Theo anh nh
ư nước v b quân ta ào lên phá tan đồn gic

Tr
ước hm lô ct sau trn tiến công
Anh ngã xu
ng bên vách đá
              máu tô c
đỏ, hn tri non sông
L
i tri trăng đứt trong hơi th:
M ơi! Nhim v trao con đã hoàn thành

Trường Bách Khoa nhn danh hiu anh hùng
Có chi
ến công anh trong ánh sao rng r
Gi
a khu vườn trường Li th khc đá
D
ưới màu xanh lá, tượng đài gin đơn:
Chi
ếc mũ lính úp lên trang sách
              bên nh
ành hoa thm sc lung linh

 

               Bùi Minh Trí

________________--

Gác bút nghiên lên đường chiến đấu

Bùi Ngọc Dương sinh ngày 15.02.1943 tại số nhà 15 phố Trần Nhân Tông, Hà Nội. Đang là sinh viên khoa Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, anh đã tình nguyện nhập ngũ vào Binh chủng Công binh và được biên chế về Trung đoàn Công binh 7 thuộc Bộ Tư lệnh 559.

Với chuyên môn sẵn có của một sinh viên sắp tốt nghiệp khoa Xây dựng, Bùi Ngọc Dương đã có nhiều sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mở đường cũng như xây dựng công trình chiến đấu của đơn vị.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

THÁNG 7 NHỚ MỘT THỜI HOA LỬA

THÁNG 7
NHỚ MỘT THỜI HOA LỬA

                  TRỊNH BÁ SƯỚNG
 
Lại sầm sập ùa về
Với tôi thời hoa lửa
Chiến tranh không còn nữa
Mà như quẩn quanh đây

Bao năm tháng vơi đầy
Khoả lấp vào dĩ vãng
Nhưng sao còn lảng vảng
Ám ảnh tấm thân gầy...

Bom đạn giăng bủa vây
Súng thù đan chéo mặt
Nắng nóng cùng đói khát
Quân số dần rụng rơi

Bạn vừa mới đây thôi
Vài dòng thư viết vội
Quê xa chờ dịp gửi
Giờ tan thành hư vô

Chiến hào đỏ sắc khô
Máu bao người đồng đội
Hầm anh nổ tung rồi
Không một lời trăn trối

Kìa khói vàng loang tới
Sặc sụa ai đứt hơi
Cháy đỏ rực quanh người
Lan theo dòng Cơ rếp

Đời mỏng như lá biếc
Giữa dông tố phong ba
Gầm gào dứt lìa xa
Vẫn kiên cường bám trụ...

Bao năm rồi như hẹn
Tháng bảy lại ùa về
Thành Cổ một mùa hè
Đau thương đầy kỷ niệm

Chắp tay lòng cầu nguyện
Đời hai chữ bình yên
Linh hồn xưa bạn hiền
Thanh thản miền cực lạc

Trí lực giờ cạn kiệt
Thời gian phá tàn phai
Xin mãi mãi ngày mai
Viên mãn tràn hậu duệ
unnamed

 

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

CHÙM THƠ NGUYỄN MINH HIỂN

 

CHÙM THƠ NGUYỄN MINH HIỂN

MÂY TRẮNG

 

                                             Mây trắng chiều bay thấp

                                             Nắng vô tư ồn ào

                                             Ta tìm chi trong biếc

                                             Em thì thào gửi trao

 

                                             Mây dường như không biết

                                             Nắng lừng nắng hanh hao

                                             Có chùm hoa chẳng biết

                                             Giọt sương vương nơi nào

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

CHIỀU HỒ TÂY MÙA DỊCH

 


CHIỀU HỒ TÂY MÙA DỊCH

                  

                                 Tản văn của Phạm Tâm Dung

tm_dung_1

          TÁC GIẢ PHẠM TÂM DUNG

        Chiều buồn, lên sân thượng, ngắm cảnh Hồ Tây. Con đường vắng vẻ lạ thường làm cho tôi nhớ Hồ Tây đến nao lòng, dù nơi tôi ở với mặt nước Hồ chỉ tính bằng khoảng cách của những ...sải tay.

         Nhớ những buổi chiều được đạp xe đi một vòng quanh hồ, ta có cảm giác như người được bước ra từ  sau cánh cửa thời gian quá khứ lạc vào xứ sở tương lai lạ lùng. Hồ Tây hiện ra với những bức tranh đủ màu sắc khác nhau. Không chỉ chủ sở hữu một làn nước xanh quanh năm gợn sóng, Hồ Tây còn đẹp bởi trời xanh như một thứ trang sức, làm cho nước hồ như xanh hơn. Rồi cây ven hồ soi bóng xuống tấm gương nước long lanh. Rồi người thể dục , người đi dạo  nhấp nhô, chập chờn như cánh bướm…

          Có một lần tôi đi du lịch Trung Quốc, khi đến Hàng Châu, ngắm cảnh Tây Hồ. Trong khoảng không gian đẹp mê hồn của trời mây non nước, biết chúng tôi là người Việt Nam, anh hướng dẫn viên du lịch nước bạn liền kể một câu chuyện thế này:

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

GIẤC MƠ CON GÁI

 


                                GIẤC MƠ CON GÁI

           TRẦN THU HÀ

Thời gian không chiều ai lặp lại đâu anh

Nó tự nhiên như ta tự nhiên tồn tại

Vậy mà trái đất đã xoay1/2 thế kỷ

Ta tìm nhau trong khắc khoải chờ mong .

 

Em mơ thấy trong mơ và trong huyền thoại

Hài lòng cả khi mất trắng

Ta lãi ròng bởi nhịp đập con tim

Trong đôi mắt như chim tìm trái cấm

Là chim khôn không nhặt trái rụng bao giờ !

 

Con đường nào sót lại dấu chân anh

Con đường nào giam nỗi đau trần thế

Bùa mê – bùa mê

Mi như vi rút  biến hình.

 

Cái ngục tù chung thân tấy lên sau mỗi mùa giáp hạt

Sao mi giam lỏng ta trong khu vườn đầy hoa ngàn năm gió không trườn qua hậu thế

Dìm ta trong đôi mắt âu lo

Những vết cắn không gì xóa được

Những dấu răng mất máu

Thác lũ ơi không yên nghỉ kiếp người

 

Biết thời gian không lặp lại đâu anh

Em tìm lại giấc mơ ,những dấu chân in trong biển bạc , phút lưu đầy sang trọng

Một chút thôi

Trục biến thiên cũng phải cúi đầu .

 

                                    30-4-2020

                                   Trần thu Hà.

 

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2021

CÁC ANH Ơi...

 


CÁC ANH Ơi...
 
TRINH BÁ SƯỚNG

Anh bạn tôi
Nhớ lại quá khứ xa xôi
Cùng đánh giặc nơi đất trời xứ Quảng
Hơn bốn mươi năm tâm hồn phiêu lãng
Bước chân  mòn trải khắp non sông
Sang Á sang Âu thỏa chí tang bồng
Lòng đau đáu nhớ về đồng đội cũ
Ai mất, ai còn, đã bao đêm không ngủ
Nhờ truyền hình thăm hỏi khắp gần xa
Một mảnh tình..xin gửi trước bao la
Luôn hy vọng, những người xưa gặp lại
Thời gian trôi lòng mỏi mòn khắc khoải
Đất nước thanh bình, đồng đội ở nơi đâu
Kỷ niệm xưa...thời trai trẻ cùng nhau
Dưới bom đạn, còn hằn sâu dấu tích
Cây súng trong tay qua mấy mùa chiến dịch
Bao bước quân hành..trải bấy nỗi thương đau
Đồng đội ơi...các anh ở nơi đâu
Anh mãi gọi cho vơi sầu nỗi nhớ
Tiếng anh lan khắp mọi miền sứ sở
Vang vọng đều .tha thiết...các anh ơi.....

Thân tặng anh Hội bạn chiến đấu năm 1972 tại Quảng Trị. Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh 
Nhiều lần anh nhờ truyền hình nhắn tìm đồng đội năm 2013 , từ đó mà chúng tôi gặp lại nhau

 unnamed

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

ĐEM THƠ LÀM VỐN NÓI LỜI MÙA XUÂN

 

ĐEM THƠ LÀM VỐN NÓI LỜI MÙA XUÂN

                                                 PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

ba_dng_on_trng

         Nhà thơ Dương Đoàn Trọng, cây bút chủ lực của Thi Nhân Miền Cổ Tích, Chủ tịch Chi hội thơ Đường luật huyện Chương Mĩ, Hà Nội thuộc Hội Thơ Đường luật Việt Nam có nhã ý mời tôi viết giới thiệu tập thơ mới anh định in với nhan đề “Chấm đèn xanh”. Tác giả đã có thơ in trên các báo Người Hà Nội, Văn Nghệ, Người Cao tuổi, Phụ Nữ Việt Nam, Diễn Đàn Văn nghệ Việt Nam, trong các tuyển thơ địa phương và Trung ương. Anh cũng từng nhận Giấy khen của Câu lạc bộ thơ di sản Hán Nôm Việt Nam, Bằng khen của Trung tâm bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Giải thưởng thơ Lục Bát Trăng vàng  ( 2012 -2018). Đã xuất bản tập thơ “Bến xưa” tại nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2018.

          Một cựu chiến binh, thương binh nghỉ chế độ quân đội say mê với thơ ca như thế thật đáng nể trọng.

          Điều ngạc nhiên là bên cạnh những bài thơ Đường luật nghiêm ngắn, chỉn chu về  niêm luật, đa dạng  phong phú về đề tài,  thì  ngòi bút của thi nhân cũng khá đa dạng. Có thơ ngũ ngôn, có câu đối, có thơ thủ vĩ ngâm, khoán thủ, áp cú, và đặc biệt là lục bát. Lục bát mượt mà và không hiếm những bài thơ đùa, thơ vui giàu ý vị.

          Sở dĩ nói thơ của Dương thi nhân “nói lời mùa xuân” bởi vì tác giả hay viết về mùa xuân, và điều này quan trọng hơn, những vần thơ anh  giàu niềm vui, giàu  sức trẻ, giàu cảm xúc yêu đời. Viết về tờ lịch, anh coi đó là “mảnh thời gian”, những con số tháng, ngày là con số đợi chờ:

          Treo lên con số đợi chờ

          Mong sao bóc những ước mơ sắp thành

          Tay cầm tờ lịch mong manh

          Mà lòng trĩu nặng vòng quanh tháng ngày

                        (Mảnh thời gian)

Phải trẻ trung về cảm xúc mới có thể có cái vui tếu, hài hước nhân ngày đầu Xuân:

           Muốn thăm núi

          Chẳng dám trèo

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

VỀ NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH VỚI HAI BÀI THƠ TÌNH HAY NHẤT

 


VỀ NHÀ THƠ XUÂN QUỲNH VỚI HAI BÀI THƠ  TÌNH HAY NHẤT

BÙI MINH TRÍ

 220px-xuan_quynh

Xuân Quỳnh (1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 .Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Chị đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam.Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam.Xuân Quỳnh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Các tác phẩm chính:Tơ tằm – Chồi biếc ( in chung phần Chồi biếc, NXB Văn học, 1963), Hoa dọc chiến hào (in chung, 1968), Gió Lào, cát trắng (1974),Lời ru trên mặt đất (1978),Cây trong phố – Chờ trăng (in chung phần Chờ trăng, 1981),Sân ga chiều em đi (1984),Tự hát (1984),Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994), Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994),Không bao giờ là cuối ( 2011).

Chi được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2017

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.

 

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,...Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt Nam.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh. Đây là hai bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh. Đã có nhiều tác giả bình luận và cảm nhận hai bài thơ này. Tôi là người vừa yêu thơ vừa yêu ca hát, nên xin góp đôi lời cảm nhận theo hai lĩnh vực  THƠ – NHẠC về hai bài thơ này để thể hiện lòng yêu quý thơ Xuân Quỳnh của tôi.

 

  1. THUYỀN VÀ BIỂN

Nguồn: Xuân Quỳnh, Chồi biếc, NXB Văn học, 1963

Bài thơ “Thuyền và biển” của nhà thơ Xuân Quỳnh  được độc giả yêu mến và đón nhận nhiệt liệt. Bài thơ lại được nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc với giai điệu trữ tình bay bổng, khiến mọi người càng hâm mộ và thuộc cả bài hát, cả lời thơ. Các ca sĩ thể hiện: Quang Lý, Bảo Yến, Thu Trang, Elvis Phương ….

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

 

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

nh_hong_ha

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

HAI NGƯỜI MẸ!

 

Chung một ngõ, hai nhà sát vách

Hai ban thờ, hai người mẹ đơn thân

Khói hương trầm, toả thơm vấn vít

Một ngọn đèn, sáng cả hai sân

 

Má Bảy, con trai là liệt sỹ

Chồng hy sinh trong trận chống càn

Ngày toàn thắng, má cố kìm nước mắt

Mẹ anh hùng - như bao mẹ Việt Nam!

 

Thằng Hai Hoàng, con trai má Tám

Thi vào đại học, đỗ thủ khoa

Mơ hoạ sĩ, chưa thành sự thật

Tuổi hai mươi, xung lính cộng hoà

 

 

Ngày thống nhất, Hai Hoàng tử trận

Má âm thầm, không dám khóc to

Mất con rồi, cảnh nhà xơ xác

Lận đận thân  già - bữa đói bữa no

 

Rồi một hôm, má Tám không ngờ

Má Bảy chia đôi phần đãi ngộ

Dù nhỏ thôi, nhưng tấm lòng rộng mở

Như thuốc nhiệm màu, dịu bớt nỗi đau..

 

Ôi tấm lòng, nghĩa cả tình sâu

MẸ ANH HÙNG - xin vinh danh lần nữa!

Ngày 30-3-2015

 

 

 

BẾN KHÔNG CHỒNG

(Kính tặng nhà văn D H)

 

Đêm đêm... đón ngoài vô tận

Tin tức người thân chiến trận chưa về 

Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

CHUYỆN NGOÀI LỀ VỀ BÀI THƠ ‘BẠN QUAN’

 


CHUYỆN NGOÀI LỀ VỀ

BÀI THƠ ‘BẠN QUAN’

*

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Một ngày tháng 8 năm 2016, tôi nhận được email của Vũ Thị Hương Mai, đứa em hàng xóm cũ và là cộng tác viên của blog Trang Đặng Xuân Xuyến, cho biết những bình luận của nhà thơ Phạm Khang (nguyên biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Hóa) với bạn đọc Nguyễn Quý Mậu về bài cảm nhận của nhà thơ Chử Văn Long với bài thơ "Bạn Quan" của tôi:

"Nịnh cả thôi. Chử Văn Long là chúa nịnh Quý ạ. Đừng cả tin. Bài thơ trên toàn ý của người xưa. Thời thơ mới. Cũ lắm. Nhạt lắm. Cảnh ấy đâu sống động ở thời @ Quý ơi.".

Mời Quý vị đọc bài thơ BẠN QUAN của Đặng Xuân Xuyến, viết ngày 18 tháng 3 năm 2016:

BẠN QUAN

.

Bạn cũ lâu ngày gặp lại

Chén rượu quê đưa đẩy tẩy trần

Tao ruột ngựa hỏi câu ngớ ngẩn

Mày làm quan chắc kiếm bộn tiền

Chức ấy rẻ mà sinh lắm lãi

Mày học ngu nhưng thủ đoạn tài

Tao học giỏi nhưng mù thủ đoạn

Mãi long đong chức phó dân quèn

Mày nhăn mặt chửi tao thằng đểu

Quá nửa đời mãi chửa hết ngu...

.

Rượu tới tầm

Mày ghé tai tao

Nói thật nhỏ

Căng tai mới rõ

Làm người khó

Làm quan càng khó

Chốn quan trường chó vịt giống nhau

Mày than đời chỉ rặt những thau

Quan càng lớn chữ nhân càng nhỏ

Ví miệng quan giống trôn trẻ nhỏ

La liếm quen rồi nào biết bẩn nhơ.

.

Tao gật gù giả bộ ngớ ngơ

Khen các quan vì dân vì nước

Nghe nửa câu mắt mày trợn ngược

Chửi tao khùng hệt “lũ dân ngu”

Mày chửi thề đặc giọng quân khu

Đời đã chó

Quan trường càng chó

Rồi nhăn nhó

Than đời mày nhọ

Mấy tháng trời bổng lộc hụt xơi...

.

Rượu mày mời

Tao uống khó trôi

Thịt mày gắp

Tao nhai khó nuốt

Trời nhiều gió

Hay lòng tao nổi gió

Rượu đầy vò

Tao ngất ngưởng vờ say.

*.

Hà Nội, trưa 18 tháng 03.2016

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 


 

Và những ỉ ôi thơ tôi:

"Nghe thấy mép của cụ Nguyễn Bính, cụ Hàn Mặc Tử cười thầm. Lại nghe cái mê loạn của cái tình trăng gió ướt át của liêu trai... thành ra giả tạo và không thật khiến cho bậc kiêng chữ kiêng khem khó nuốt trôi được. Thơ đọc được phải có chữ thật của mình, gan ruột mình, tuyệt nhiên không uốn éo vay mượn của người khác. Kiếp nạn của thơ khó bắt mạch và giáo hóa lắm đấy...".