Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

TẬP THƠ VĂN LÊ DUY ĐẢN SƯU TẦM TẠI HUYỆN YÊN PHONG - HÀ BẮC

 

TẬP THƠ VĂN LÊ DUY ĐẢN SƯU TẦM TẠI HUYỆN YÊN PHONG - HÀ BẮC

                                         ĐÀO THÁI TÔN

Viện Nghiên cứu Hán nôm

Năm 1993, trong đợt đi sưu tầm tài liệu Hán Nôm tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc, chúng tôi đã sưu tầm được tập thơ văn Lê Duy Đản ngay tại nhà thờ dòng họ Lê Duy.

Đây là một cơ may để chúng ta có thể khôi phục lại đây đủ hơn gương mặt một tác gia văn học đời Tây Sơn qua Gia Long; đồng thời đính chính lại được lầm lẫn từ mấy chục năm qua trong một số sách cho rằng Lê Duy Đản tức Lê Đản tác giả bộ sách Nam Hà tiệp lục.

Xin được miêu tả đôi nét về cuốn sách.

1. Dù đã mất mấy trang đầu và cuối, sách này vẫn còn 155 tờ (tức 310 trang), giấy bản, còn tốt.

- 15 tờ đầu chép thơ Lê Duy Đản trong thời gian cùng Lê Chiêu Thống và "quốc mẫu" lận đận chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh.

- 64 tờ tiếp theo là Tùng đảo canh thù tập.

- 31 tờ tiếp theo là Hương La Lê Quý hầu đăng khoa gia môn hưng thịnh tự.

- 42 tờ sau chót là Đẩu Phong tiên sinh hành trạng tự thuật.

2/ So với kho sách Hán Nôm của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì hiện nay kho chỉ có:

- Lê Duy Đản thi tập, 82 trang, (A.2821)

Tập này còn được chép trong Mặc Ông Chỉ Trai Lê tham thi văn hợp biên - VH.97.

Như vậy là tập thơ văn Lê Duy Đản tại nhà thờ ông là một tài liệu quí hiếm, chảng những bổ sung cho chúng ta nhiều tác phẩm của Lê Duy Đản, mà còn giúp ta biết rõ hơn về tiểu sử của ông. Cũng nhờ những tư liệu mới này mà chúng ta đã có thể chứng minh rằng:

a/ Nam Hà tiệp lục là của Lê Đản, người lành Thịnh Cuông, huyện Chân Định, trấn Sơn Nam sau là Trực Ninh, thuộc Nam Định. Lê Đản do vậy là nhà Sử học.

b) Còn Lê Duy Đản, người làng Hương La, huyện Yên Phong tỉnh Hà Bắc. Ông là nhà thơ.

Do khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chưa bàn tới vấn đề phân biệt giữa Lê Duy Đản và Lê Đản. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu về Thơ văn Lê Duy Đản qua những tài liệu mới tìm được:

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

NGƯỜI YÊU ĐẾN NÁT CUỘC ĐỜI CHO THƠ

 

NGƯỜI YÊU ĐẾN NÁT CUỘC ĐỜI CHO THƠ

                        Về thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến

 v_nho_tc_bch_kim

                                            Vũ Nho

         

          Hơn một trăm bài thơ tình rút từ bốn tập thơ đã in cũng nói lên phần nào sức yêu và sức viết của cây bút nữ Đoàn Thị Lam Luyến. Nói tách sức yêu và sức viết bởi vì không phải ai và bất kì ở đâu, hai điều này cũng song hành trong trạng thái thống nhất. Có thể có người “Yêu rất nhiều nhưng viết chẳng bao nhiêu” và ngược lại. Với Đoàn Thị Lam Luyến, tình yêu như cội nguồn, lại cũng là động lực nuôi dưỡng, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo và cũng là sông lớn, là biển cả, là ốc đảo, là miền đất hứa cho trái tim hạn hán của chị hướng về. Bốn tập thơ đã in thì 3 tập có nhan đề liên quan trực tiếp đến tình ái : Lỡ một thì con gái, Chồng chị chồng em, Dại yêu. Nhan đề tập Châm khói cũng mang ý nghĩa tượng trưng và triết lí về tình yêu. Vì yêu thơ tạo nên lời. Yêu mà viết, viết để thêm yêu. Yêu thành một giá trị, thành lí tưởng để sống chết vì nó.

          Suốt cuộc đời tôi tìm kiếm tình yêu

                             Không có số được vàng

Chàng trai Xuân Diệu ngày xưa hăm hở yêu, giục giã yêu, nhưng thấy “yêu là chết ở trong lòng một ít”. Với Lam Luyến, yêu là để giàu có, để phồn thực, để sinh sôi với sức mạnh kì diệu “ Tình yêu hôm nay là hạt. Sớm mai đã hoá thành rừng” (Tình yêu). Yêu đồng nghĩa với dâng hiến, một sự dâng hiến thiêng liêng không phải chỉ cho bạn tình, mà còn cho đời mình, cho nghệ thuật, cho thơ ca : Yêu đến nát cuộc đời cho thơ ( Yêu để cho thơ ). Với một tình yêu như thế, nhớ thương đâu chỉ là của cá thể, cá nhân:

                             Nhớ- thành cây cho đất

                             Thương- thành hoa cho đời

                                                Mong anh

          Thơ tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến trào dâng từ một tình yêu mãnh liệt của một tái tim cuồng nhiệt hiếm thấy ở những cây bút nữ vốn thiên về ngọt ngào , duyên dáng và dịu dàng, e ấp.

 

Có lẽ xuât phát từ một cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, một sự khát khao cuồng nhiệt, tuyệt đối nên Đoàn Thị Lam Luyến không chấp nhận tình cảm ở mức độ lừng chừng. Chị định nghĩa :

Tình yêu không là cuồng nhiệt

E khi sương gió lạnh lùng

                             Tình yêu

Với cách nói có vẻ như  ngập ngừng không quả quyết ấy, cô gái họ Đoàn đã đòi hỏi yêu là cuồng nhiệt, yêu là phải cháy huy hoàng ngọn lửa mê say, yêu là phải hết mình. Ngọn lửa tình  mãnh liệt ấy khi đã bùng lên trong trái tim yêu thì con người bình thường có những ham muốn to lớn rất khác thường:

                   Ta muốn ôm cả đất

                   Ta muốn ôm cả trời

                             Gửi tình yêu

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

ĐỌC THƠ NGUYỄN BÍNH

 


  dao

NGÀY XUÂN ĐỌC (VÀ HỌC) THƠ CỦA CÁC NHÀ THƠ LỚN VIỆT NAM 

ĐỌC THƠ NGUYỄN BÍNH

BÙI MINH TRÍ

 Làng quê lãng mạn hồn thơ                                                   

“Mưa xuân”, “lòng thấy giăng tơ” đêm nào

Hội chèo làng Đặng ngọt ngào                                                

“Cách xa” chi cũng đường vào ngát xanh*

“Hoa chanh lại nở vườn chanh                                             

Thầy u mình với chúng mình chân quê”    

Đường chiều thi sĩ đê mê

“Hái mơ cô gái” có về cùng chăng?*

Chuyến này “Lỡ bước sang ngang”                                       

“Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay”  

“Cây đàn sum họp đứt dây”                                                     

“Sân ga đưa tiễn” tối ngày lẻ đôi  *

“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

Bến sông một chiếc đò ngang

“Bỏ đò cô lái”, khách sang nhuốm sầu*

“Tâm hồn tôi” lạc nơi đâu                                      

Để “Hồn trinh nữ” còn đau mấy lần?                                  

“Mười hai bến nước”, “Mây tần”                                           

Trên sân khấu “Bóng giai nhân” nét cười    *                                                                

“Bóng cờ bay “ đỏ “Tháp Mười”                                        

“Trả ta về” với cuộc đời nước non  

“Đêm xuân tiếng trống” vang dồn                                          

“Lái đò sông Vỹ”, ”Cô Son” hát chèo*

Màn “Đêm sao sáng” trong veo                                              

”Đôi ta tình nghĩa” thương yêu một đời                                

Thi nhân như giọt nước trời                                                

Dẫu xanh hy vọng không vơi nỗi buồn.     

                                                                           Bùi Minh Trí 


 

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

VIẾNG NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

 


VIẾNG NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP
     "Ác ở trong hiền chứ ác ở đâu"
                     - thơ H.H
 
" Thời đồ đểu"...thuở Trời sinh ra Thiệp
Ông cha mày cao sang thì mày phải gian nan
Bản Hua Tát nhốt tuổi xuân Giáo Thứ
Cò cưa lừa xẻ "bổ túc" mấy khúc sử An Nam.
                               *
"Linh nghiệm" đấy liều thân "nhảy vào lửa"
"Kiếm sắc" đây đưa "Tướng về hưu" đi dòm gái tắm truồng
Hạt "muối của rừng" đượm hồn lãng tử
Gặp Anh hùng Núp, nhảy bổ vào " Văn nghệ" xốc lên trang.
                                *
Đắc địa vàng lang thang đưa cái Ác lên ngôi
Vung cây bút chửi cả làng Văn Hóa
"Lũ vô học làm Thơ" mơ lên đời phố xá
" tuổi hai mươi..." hút hít cứ là "phê" !
                                  *
"Thiên tài" đấy mà ê chề lãnh đủ
thì mở quán Hoa Ban bán rượu nhậu thịt rừng
"Giăng lưới bắt chim" thả rông "Phẩm tiết"
Văn như " Vàng lửa" chẳng đủ nuôi thân.
                                   *
Thôi thì " mổ Nhà văn" về quy Y tại xóm
"Mưa Nhã Nam" chẳng mát mặt Văn Hào
"Tiểu long nữ" khóc " Thương cho đời bạc"
"Suối nhỏ dịu êm" ...thiền với bác Nam Cao.
                                    *
Thế là hết ! để "Đồng quê thương nhớ"
Lũ Văn nhân được bữa " đọc Điếu văn" hỉ hả tỏ nịnh đời
"Niệm khúc cuối " đưa Thiệp về cát bụi
" Vết trượt này" ... văn Thiệp thực lên ngôi.
 
              Hà Nội , 23-24/3/2021
            Nguyễn Khôi kính viếng...
 


 

Điếu văn vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

 

Điếu văn vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Vanvn- Vào lúc 10h30 sáng nay, ngày 24.3.2021, tức ngày 12 tháng 2 năm Tân Sửu, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đã diễn ra trang trọng nghi lễ tiễn đưa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp về cõi vĩnh hằng do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp gia đình tổ chức. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội, Trưởng ban lễ tang đã đọc điếu văn vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong niềm xúc động tiếc thương khôn nguôi về một tài năng kiệt xuất của nền văn học Việt Nam. Sau đây là toàn văn điếu văn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2021)

BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

*****

ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI TANG LỄ NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP

 

Vào hồi 16h45 phút, ngày 20 tháng 3 năm 2021 (tức ngày 08 tháng 02 năm Tân Sửu), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng đi về cõi vĩnh hằng. Trên tất cả các báo chính thống và mạng xã hội ngập tràn thông tin về sự ra đi của ông cùng những đánh giá về vị trí của ông trên văn đàn nước Việt, ngập tràn lời chia buồn và tiếc thương. Chỉ điều ấy thôi đã nói lên ảnh hưởng lớn lao của ông trong đời sống văn học và đời sống xã hội nước nhà.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình di tản qua nhiều vùng quê ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội rồi đi dạy học hơn 10 năm ở một vùng núi phía Bắc. Sau đó ông trở về Hà Nội và chính thức bước vào con đường của một nhà văn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đến với văn chương khá muộn. Nhưng khi “Những ngọn gió Hua Tát” và những truyện ngắn khác của ông xuất hiện thì cũng là lúc cơn bão mang tên Nguyễn Huy Thiệp trỗi dậy, thổi qua cánh rừng đời sống văn chương Việt và nó làm tất cả rung lên. Kể từ năm 1975 cho tới lúc này, chưa có nhà văn nào có khả năng làm thay đổi một cách sâu sắc thi pháp và tinh thần văn xuôi Việt Nam như ông. Và cho tới lúc này, ông vẫn là người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

ĐỌC NHANH “DẤU CHÂN MÙA THAY LÁ” Thơ Minh Hiền

 


ĐỌC NHANH

“DẤU CHÂN MÙA THAY LÁ” Thơ Minh Hiền, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020

Trần Quang Quý

 0.0.0.0.0.0.10_minh_hin

     Nguyễn Minh Hiền yêu thơ nhưng làm thơ muộn. Chỉ khi nghỉ hưu, với công việc cán bộ vi sinh, bệnh viện Phụ sản Trung ương chị mới khởi làm thơ, vào năm 2020. 10 năm với 4 tập thơ xuất bản, chị đã đi qua “Tháng Ba”, “Chín ngọn gió đồng”, “Bảy tia nắng chiều” và bây giờ là “Dấu chân mùa thay lá”. Vậy ta thấy gì ở tập thơ thứ tư của người thơ này?

      “Dấu chân mùa thay lá” có những mảng thơ chính: Viết về gia đình, quê hương và thân phận người phụ nữ; đời sống phố cổ (nơi chị đang sinh sống) với mùa - tháng - thời

gian luân chuyển: Những nẻo đi và gặp của chị - trong sự đi, ấn tượng hơn cả là viết về miền núi và biên cương Tổ quốc, gửi gắm nhiều tâm sự về vẻ đẹp non sông và chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.

      Trước hết, trên những mảng đề tài, dù quen thuộc hay mới mẻ của chị, thấy rõ Nguyễn Minh Hiền vẫn trăn trở, có ý thức làm mới mình, tìm cách biểu hiện so với những tập thơ trước. Những biểu cảm sâu lắng, những giằng xé suy tư, những trải nghiệm đời sống mà chị quan tâm. Từ một chiếc gối ôm "chung tình" mà nay "Cơn cớ gì, anh bỏ chiếc gối có vị em / Khuya lắm rồi nhòe ánh đèn đêm/ thấy anh mang kỷ niệm ra phơi khóc?... Trái tim em hoa đá đêm dài" (Chuyện chiếc gối ôm). Hay: "Người đàn bà đong giấc ngủ Đông/ trong hai mảnh chăn trên chiếc giường đầy kỷ niệm/ Đã từ lâu khâm liệm một cuộc tình/... Đêm mòn đêm... tỉnh giấc/ Ký ức ùa về chát mặn tháng năm qua" (Đêm mòn). Đó là thân phận người đàn bà khi đã "cạn duyên". Có tồn tại bên nhau cũng chỉ là mối tình "khâm liệm" khi người ta không còn sẻ chia, cảm thông và cùng gánh vác, xây dựng tổ ấm gia đình. Khá nhiều bài thơ nói về người phụ nữ, cũng như thơ về mẹ: "Cầu ao bóng mẹ năm nao/ Mồ côi lặng lẽ đi vào tháng năm/ Ai ngăn lối nhỏ sang rằm/ Giờ con tóc bạc bóng trầm đơn côi" (Mẹ); về những kỷ niệm với người cha đã khuất, chiếc võng cha hay nằm giờ chỉ còn là "Chiếc võng treo rỗng không mắt võng" trong lòng con...

Riêng mùa, tháng năm khá đậm trong cảm hứng sáng tác của Nguyễn Minh Hiền, ta hiểu vì sao tập thơ lại là "Dấu chân mùa thay lá": Tháng mười hai với tôi; Một thoáng tháng ba với phố bích họa Phùng Hưng; Tháng năm; Giai điệu thu; Khẽ thu; Đi qua mùa thu; Tháng tư Hà Nội; Tháng Ba; Chạy trốn mùa thu... Bởi mùa và thời gian luân chuyển thường gắn với những kỷ niệm, những nhớ nhung và nuối tiếc của thời gian đã đi qua, cũng khơi gợi những mới mẻ của những gì đang diễn ra, đang đến; nhất là mùa thay lá của Hà Nội. Một cảm hứng về tháng Mười Hai đáng yêu: "Tháng Mười Hai cúc họa mi sang sông/ Con đường mảnh mai theo chiều im lặng/ Tháng mười hai nắng dùng dằng hờn dỗi..." (Tháng mười hai với tôi). Một thoáng tháng ba ở phố cổ Phùng Hưng: "Những gánh hoa tươi ngang gió/ Nào cúc, thược dược, lay ơn/ Hồn hoa anh trao ngày ấy/ Em cầm xưa cũ trên tay...". Và ở đấy, đời sống đêm phố cổ bình dị và thật gợi: "Người ta uống lời phố/ Ăn tiếng còi tàu ậm ạch đêm/ Một chậu than hồng và những bắp ngô lọ lem/ Xích lại gần nhau chàng trai cô gái/.. Tôi lang thang độc hành dọc Phùng Hưng/ Sao ủ đêm đã chín đầy trời"...

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

CHÙM THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 


CHÙM THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 ng_xun_xuyn

MƠ EM

.

Đã dặn lòng chỉ được ngắm em thôi

Sao cứ để tim mình nhức nhói

Em bên ai nói cười vui vẻ thế

Tay trong tay mắt cứ biếc như cười.

.

Ừ thì rằng nó trẻ, đẹp trai

Nó giỏi giang lại con nhà quyền thế

Nhưng van em đừng dịu dàng như thế

Có gì hay mà tíu tít nói cười?

.

Ta thực lòng chỉ muốn ngắm em thôi

Đâu dám ước điều ta mong đợi

Chỉ tại em cứ thản nhiên rời rợi

Đốt lòng ta bằng ánh mắt biết cười.

.

Ta nhủ lòng đừng mãi ngu mơ

Nhưng tim ta cứ run rẩy đợi chờ

Ta già rồi, ốm yếu lại ngu ngơ

Sao cứ khát giấc mơ em, rõ khổ.

*.

Hà Nội, chiều 18.02.2014

ĐẶNG XUÂN XUYẾN  

 

 

BÙA YÊU

- Với N.T.Y -

.

Bùa chẳng ném vào tôi

Lại cứ nhằm quăng vào người đấy

Cả đời người ta nợ đậy

Luyện xong bùa rồi mắc khổ thôi...

.

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

HOA SƯA

HOA SƯA

Tản văn của Tâm Dung

tm_dung_1
Có bao giờ anh hỏi cây Sưa:
Bằng cách nào mà cả kiếp cây với những cánh tay cành khẳng khiu, gầy guộc đã cho đời thức gỗ quý và những chùm hoa trắng muốt, phảng phất mùi hương con gái trong veo...
Khi mà các loài hoa cao quý như đào như mai, thời kỳ này đã mơ màng theo thơ ca và in vào nỗi nhớ thương thì sưa mới nhã nhặn khoe mình!
Ngàn vạn cánh hoa bé bỏng mềm bông như hoa mây , như hoa sóng, như hoa tuyết nở bồng bềnh giữa khoảng giêng hai mưa bụi mờ rắc phấn.
Giữa lòng Hà Nội, không được trồng trong chậu cảnh hay đựng bình sứ, pha lê... hoa sưa bình dị khiêm nhường mà cũng thật kiêu sa
Cánh đã mỏng, đã trắng lại mong manh và trắng trong hơn khi những sợi gió xuân ve vuốt, đem thoa lên những chút phấn làm bằng hơi ẩm của đất giời, để cánh hoa khẽ khàng rơi tô điểm vào má, vào tóc, vào vai của em gái học trò đang ngửng mặt , xoè tay hứng cánh hoa cùng tà áo dài trắng tinh.

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

BỘ ẤM TRÀ mạnh thần


 

BỘ ẤM TRÀ

mạnh thần




                                             Truyện ngắn của Vũ Thiện Khái

    Gia phả họ Phan Kim làng Phùng chép: Cụ Tổ cách nay tám đời làm quan tại triều, được thăng đến hàm tam phẩm. Khi về hưu, bổng lộc gom góp cũng chỉ vừa đủ dựng được ba gian từ đường gỗ xoan, mái lợp ngói mũi hài. Con cháu mỗi đời kế tiếp đều nối nhau dự phần vào chốn quan trường, nhỏ nhất cũng hàng tri huyện. Gia tộc Phan Kim danh tiếng vậy, nhưng đến đời cử nhân Phan Kim Trúc phải chờ dài cổ mới được bổ nhiệm chân Huấn đạo ở một huyện miền biên viễn. Huấn Trúc nhậm chức chừng mươi năm thì nổ ra cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Ông rời bỏ học đường, mang theo người vợ và thằng con ba tuổi về quê ở với mẹ già. Ông Huyện cha Huấn Trúc đã mất trước đấy mấy năm. Bà Huyện hơn sáu chục tuổi rồi. Vợ Huấn Trúc người dân tộc Mường, con cháu nhà lang Hoàng Công Phủ tỉnh Hòa Bình. Bà này đẹp người, đẹp nết, thạo việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Thằng con trai thông minh dĩnh ngộ, da trắng hồng, đôi môi đỏ tươi như môi con gái, Huấn Trúc cho nó cái tên Phan Kim Phương, ngầm mong mỏi con mình giữ được tiếng thơm gia tộc. Kim Phương giống mẹ từ đôi má lúm đồng tiền đến hai hàm răng đều tăm tắp như hạt bắp nếp. Sau này học lên cấp ba, các bạn gái thường thân mật trách yêu: Anh Phương lấy hết cái đẹp của chúng em rồi.

Năm quân Pháp nhảy dù tái chiếm một vùng, bao gồm cả tổng Bồng Hải, chúng ép Huấn Trúc đứng ra lập hội tề. Ông cáo bệnh chối từ, ngày ngày đóng cửa ngồi mọc rễ trên bộ tràng kỷ cổ. Mỗi sáng chưa bảnh mắt đã lôi bộ ấm Mạnh Thần cụ tổ mang về từ cố đô Huế, pha trà uống một mình. Nửa trưa, ông xổ búi tóc củ hành sau gáy, xòe mười đầu ngón tay quăm quắp mười móng dài chải chải, bới bới rồi búi lại, rồi xổ ra, búi lại, đợi bữa cơm trưa. Sợ con mình giam mình ủ dột trong ba gian từ đường âm u ngày này sang tháng khác thì phát bệnh tâm thần mất. Bà Huyện nhờ ông chủ thuyền buôn rủ Huấn Trúc đi theo các cuộc hành trình sông nước cho khuây khỏa. Huấn Trúc vui vẻ giúp ông lái ghi chép sổ sách và giao dịch với các mối thương buôn. Công việc thuận buồm xuôi gió được mấy chuyến, thì gặp đại họa. Lần ấy, thuyền ông chở đầy những bó chiếu cói lên mạn ngược. Đêm đậu bến Việt Trì, tầu bay Pháp oanh tạc dọc bờ sông Thao, con thuyền trúng bom vỡ làm đôi. Ông chủ thuyền thoát chết bơi được vào bờ. Hai ngày sau tìm thấy xác mấy anh chân sào, Huấn Trúc mất ti mất tích. Năm ấy Phan Kim Phương mới lên mười. Bà Huyện mẹ Huấn Trúc gần bẩy chục. Nhận được tin chồng chết mất xác, vợ Huấn Trúc, người phụ nữ Mường nết na chăm chỉ ấy suy sụp hẳn. Đêm đêm chị tha thẩn dọc bờ sông Cái, bật ra từng tràng tiếng Mường líu lo. Ngày ngày chị vẫn gắng gượng ra đồng làm lụng. Rồi một trưa tháng sáu nắng như đổ lửa, đội thúng thóc mua ở chợ Xanh về tới nhà, để phịch xuống đầu hè, chị kêu mệt, kêu khát nước rồi đi nằm. Ba hôm sau lặng lẽ qua đời. Từ đấy, dưới mái từ đường cổ kính dòng họ Phan Kim chỉ còn một Phan Kim Phương bé bỏng cút côi và bà Huyện gần đất xa trời.   

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

CHÙM THƠ HẠNH MAI

 


CHÙM THƠ HẠNH MAI

nh_hnh_mai

ĐỢI ANH VỀ

 

Con gái Bến Tre tóc dài bay gió

Có sợi nào vương mắt anh không?

Anh hái dừa đừng nhờ ai hứng đỡ

Đừng uống nước dừa non kẻo lú lẫn quên đường

Anh chèo thuyền trên kinh rạch dọc ngang

Nghe hát đờn ca có mủi lòng hiệp khách?

Đêm nướng cá trên bồng bềnh sông nước

Đừng ngồi mép thuyền lỡ ngã vào ai

Lục bình trôi cứ mặc lục bình trôi

Đừng đắm đuối kẻo lòng trôi tít tắp

Em đã ủ cả một trời tím biếc

Đợi anh về từ Bến Tre

Gọi anh về từ bến… mê

 

NẰM VÕNG

 

Tìm nơi mắc chiếc võng dù

Ngồi lên vắt vẻo mà ru nắng chiều

 

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

ƯỚC HẸN HỘI LIM

 


ƯỚC HẸN HỘI LIM

            BÙI MINH TRÍ

Mắt lúng liếng làm chao đảo Hội Lim

Thuyền nan nhẹ chở liền anh liền chị

Núi nghiêng mình ngắm cảnh đời thi vị

Lời giao duyên bắc ngang khúc sông Cầu

*

Em nhớ không đầu làng ta đón nhau

Cây gạo thả những hòn than còn đỏ

Vẫn nét đẹp làm ngất ngây nọn cỏ

Trong nắng vàng làn mây lững lờ trôi

*

Lời tháng ba gió trong cây diệu vời

Rét nàng Bân còn luồn qua áo mỏng

Em ngả vai làm tim anh rung động

Tóc bay chiều khăn đóng dễ thương thương

*

Quan họ về tiếng hát cứ vấn vương

Nón quai thao che tình yêu ở lại

Anh chẳng muốn chuyện ta thành huyền thoại

Hẹn mùa sau hai chúng mình thành đôi.


Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Về tác phẩm HUYỆT CÁT của nhà văn Bùi Thanh Minh

 


TRẢ LỜI PHỎNG VẤN của TRUYỀN HÌNH VOV

 Lục Hường thực hiện

1.    Thưa ông, rất nhiều tác phẩm lấy chủ đề biển đảo. Nhưng “Huyệt cát” của nhà văn Bùi Thanh Minh có điểm gì khác biệt?

Nhà văn Vũ Nho ( VN) :  - Chúng ta có nhiều tác phẩm thơ, truyện, bút kí về biển đảo. Gần đây Hội nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc viết về biển đảo của Tổ quốc. “Huyệt cát” của nhà văn Bùi Thanh Minh viết về biển đảo  bằng thể loại tiểu thuyết. Nhân vật chính là một phụ nữ có hai đời chồng đều là lính Hải quân. Một của Việt Nam cộng hòa. Một của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tiểu thuyết này sử dụng thủ pháp tâm linh phương Đông như  giấc mơ, báo mộng, nhập vong, gọi hồn,… Cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ biển đảo gồm cả người dương và người âm. Người âm lại gồm cả từ triều Hậu Lê, qua triều Nguyễn, đến các binh sĩ hy sinh ở Hoàng Sa, ở Gạc Ma,… Đây là tiểu thuyết nói về việc chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc Việt Nam, những người đang sống và cả những người đã mất.

Ngoài chủ đề chính là biển đảo, nhà văn còn phản ánh sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc mua bán, chạy chức quyền, việc các nhóm lợi ích cạnh tranh, giăng bẫy, hạ bệ nhau. Việc chia quyền lợi của các quan chức trong Dự án.

2.    Phân tích từ góc nhìn của nhà ngôn ngữ học, ông nhận xét như thế nào về sự đầu tư ngôn từ trong Huyệt Cát?

VN. - Thật ra “Huyệt cát” không nhiều nhân vật. Bà Hằng, nhân vật chính là người miền Nam, nhưng lại sống nhiều năm ở miền Bắc. Chỉ có người bạn của bà Hằng là bà Hỏng là nói giọng Nam. Bọn trẻ bụi đời nói bằng thứ ngôn ngữ bụi đời, nổi bật là Đào khi lang thang. Các nhân vật người âm thì nói theo chức vụ, vị trí xã hội của họ. Mấy nhân vật phù thủy nói giọng ngoại bang, bị chết đứng vẫn không ngớt “Chòng pheng” (Xung phong). Liễu ga lăng vợ Bộ thì nói bằng ngôn ngữ của người nhiều tiền của. Nhìn chung, tác giả đầu tư khá công phu vào ngôn từ.  Nhân vật của tiểu thuyết vì vậy sinh động.

3.    Thưa ông, nhiều người viết về biển đảo lấy hình tượng người lính, nhưng “Huyệt cát” thông qua số phận của phụ nữ ở biển Khánh Hòa chăm chồng, chăm con, những con người biền biệt tháng ngày ở đảo xa tiền tiêu của Tổ quốc. Ông nhận xét thế nào về cách khai thác vấn đề và cách dẫn câu chuyện của nhà văn Bùi Thanh Minh?

 

                                                                    Nhà văn Bùi Thanh Minh

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

ĐÊM Ở QUÊ

 


ĐÊM Ở QUÊ

.


Gió buồn gẩy sợi mưa gầy

Đẩy vầng trăng khuyết lạc đầy ngõ xưa

La đà gió quẩn màn thưa

Tiếng mưa ngoài ngõ cũng vừa chợt ngưng.

*.

Làng Đá, 13 tháng 03.2020

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Mớ đời nhà lão Mạc

 

                              Mớ đời nhà lão Mạc

                                       Truyện ngắn của Nguyễn Hiếu

 


1.

           Gốc tích nhà lão Mạc thế nào thì cả làng Chiện này chả ai không tường. Ông nội lão trước đây là mõ. Hoá ra thế lại may. Đến thời cải cách ruộng đất dòng dõi mõ lên ngôi. Bố lão trở thành cốt cán cho đội. Được ngồi toà án xử mấy kẻ dám khinh rẻ lão, lại được chia hẳn nửa cái nhà ông Cửu thêm cái chuồng bò. Bố lão Mạc sinh được bốn người thì duy nhất lão là con trai. Con một vác cột đi chơi. Nên chúng bạn cùng lứa đứa nào kém nhất cũng qua lớp 7. Lão Mạc đúp lớp 5 ba lần thì phá ngang. Nghe đâu sau đó theo ông chú họ trên Tuyên buôn bè. Không biết của nả nhặt của thiên hạ thế nào mà nhà lão Mạc phất lên như diều. Lão bỏ tiền ra mua nốt nửa căn nhà quả thực. Tiện thể mua luôn cái vườn bỏ hoang giá hồi đó chỉ đủ mua cái chân giò và nửa cân thịt móng rót. Nhà bán rẻ như cho mảnh vườn ấy là bà Phú có đứa con gái mới vừa 15 tuổi treo cổ tự tử ở cây nhãn. Con bé treo cổ vì bị vu oan ăn trộm hai hào vợ lão Mạc lúc gội đầu để quên trên bờ tường. Nghe nói khi bà Phú dẫn con bé sang hỏi lão Mạc. Chỉ cần lão lắc đầu bảo không là con bé không đến nỗi phải lấy sinh mạng để thanh minh cho sự trong sạch của mình. Nhưng lão Mạc lại bĩu môi nói “ chả biết thế nào chứ ba tuổi ranh mà ăn cắp thì phải trị”. Ông Phú đi cầy về nghe thấy thế, lôi con bé ra đánh gẫy hai cái roi dâu và một đoạn nứa bảy. Con bé ban đầu còn vừa khóc vừa tức tưởi khăng khăng một mực không lấy. Sau chắc vì uất quá, cổ nghẹn lại không nói được. Nó nằm lịm mặc kệ bố đánh. Trong lúc đó vợ lão Mạc đã nhìn thấy tờ hai hào gió làm bay vào giàn giầu không. Bà định mang sang bảo ông Phú đừng đánh con bé nữa, nhưng lão Mạc kéo tay vợ lại bảo ”thây kệ nó, tôi chúa ghét con bé ấy. Bà có biết hôm nọ con bé ấy bảo con Mai nhà mình trông như bú dù không”. Xẩm tối hôm ấy con bé nhà Phú ra vườn treo cổ lên cây nhãn. Lão Mạc sang uống nứơc chia buồn, ra điều ân hận, nhưng về đến nhà lão lại nói với vợ” đáng đời cho những đứa hợm mình, nhà nó đã ra cái gì mà chê bai nhà người khác…Chết cho đáng đời”.

Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

GIAI THOẠI VỀ HUYỆT MỘ CỤ TRẠNG TRÌNH

 


GIAI THOẠI VỀ HUYỆT MỘ CỤ TRẠNG TRÌNH

Dân gian vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về mộ kết hay tầm long điểm huyệt của các thầy địa lý ngày xưa, trong đó có chuyện “Thánh nhân mắt mù” nói về long mạch hay huyệt quay ngược ở mộ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, người được gọi là Trạng Trình nổi tiếng với những câu sấm dự đoán thế sự tới 500 năm sau, thường gọi là sấm Trạng Trình. Câu chuyện được lưu truyền như sau:

Trước khi chết, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: “Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta nhắm mắt rồi, chúng bay phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi mới lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù", thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, nhờ họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy tần, lụn bại đấy”.

Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách từ phương xa đến, nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: “Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, họa chăng là thánh nhân mắt mù”.

TẢN VĂN TÂM DUNG – MỘT ĐIỂM SÁNG TRONG NHỮNG TRANG VIẾT

TẢN VĂN TÂM DUNG – MỘT  ĐIỂM SÁNG TRONG NHỮNG TRANG VIẾT

                                     PGS.TS. Nhà văn Vũ Nho

 

tm_dung

          Nhà giáo dạy Văn  Phạm Ngọc Tâm Dung sau chuyển nghệ làm nhà báo của báo Phụ Nữ Việt Nam vốn không định lấy văn chương làm sự nghiệp. Bằng lòng với chuyện làm nghề đưa đò, rồi sau làm việc gỡ rối cho những khúc mắc tình cảm của chị em phụ nữ, chị chỉ thi thoảng làm mấy câu thơ ghi vào sổ tay như một kỉ niệm cho riêng mình.

          Rồi khi nghỉ hưu, nghỉ cả công việc kinh doanh, chị lập trang Facebook như mọi người, chỉ để giao lưu bè bạn. Lúc đó nhu cầu viết mới xuất hiện. Ban đầu, chỉ là những bài thơ, mẩu chuyện để giao đãi với mọi người. Cho đến khi cùng những người bạn tâm giao tập hợp và in  2 tập tập thơ văn MIỀN CỔ TÍCH,  lập trang mạng MIỀN CỔ TÍCH có hơn 300 thành viên, được bạn bè tính nhiệm phong chức “Trưởng miền” thì nhu cầu viết bỗng bùng lên mạnh mẽ. Ngoài việc viết bình luận thường xuyên cho các bài đăng trên trang, chị làm rất nhiều thơ, viết nhiều tản văn, và viết cả truyện ngắn, truyện dài.  Đặc biệt, tuy không nhiều, Tâm Dung còn viết phê bình văn học với các bài bình bài thơ, bình tập thơ, chân dung tác giả và phê bình tập truyện,…Ở lĩnh vực nào, Trưởng miền cũng có thành công được bè bạn ngợi khen, cổ vũ.

          Riêng về tản văn, ngoài việc công bố trên trang FB cá nhân, trong trang Miền Cổ Tích, trang “Tác Phẩm và Bạn đọc” của Câu lạc bộ văn chương thuộc Hội nhà văn Việt Nam, tản văn của Phạm Ngọc Tâm Dung được in trên báo Quân Đội nhân dân cuối tuần, Diễn Đàn Văn Nghệ Việt Nam, Người Hà Nội. Gần đây nhất, chị đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “Người giữ màu dân tộc” của Sở  Văn hóa và Thể thao  Hà Nội với tản văn “ Kí ức lời ru”. Đó là một khẳng định thành công của ngòi bút Tâm Dung trong lĩnh vực tản văn.

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

VỀ CÂU KẾT 2 BÀI THƠ 'THĂM BẠN' VÀ 'ĐỒNG VỌNG' CỦA NHÀ THƠ ĐỒNG THỊ CHÚC


 

VỀ CÂU KẾT 2 BÀI THƠ

'THĂM BẠN' VÀ 'ĐỒNG VỌNG' 

CỦA NHÀ THƠ ĐỒNG THỊ CHÚC

Đặng Xuân Xuyến

*


Khi đọc cảm nhận của tôi về bài thơ "Thăm Bạn" của nhà thơ Đồng Thị Chúc, nhà thơ Khang Minh có chút băn khoăn về câu kết bài thơ: “Phải chi nữ sĩ Đồng Thị Chúc cho thêm hai câu kết nữa thì hay quá Đặng Xuân Xuyến, vì đọc tới câu "Một cơn gió lạc bùi ngùi bay qua" có cảm giác thiêu thiếu cái gì đó, bài thơ chưa thể khép lại ở câu này được! Tiêng tiếc là!”. Tôi lại nghĩ khác anh, câu kết bài thơ như thế là hợp lý, tròn trĩnh mà còn gợi rất nhiều sau khi đã đọc bài thơ. Nếu nhà thơ Đồng Thị Chúc thêm một vài câu thơ nữa sẽ làm bài thơ kém duyên, mất hay.

Chuyện về một câu thơ, thậm chí cả bài thơ có những cảm nhận trái ngược là lẽ thường. Người này bảo hay, người kia bảo bình thường, hoặc người này hiểu thế này, người kia hiểu thế kia cũng là "chuyện thường ở huyện". Thơ mà! Thế nên dân gian mới gắn cho thơ, cho nhà thơ những cặp từ: “thơ thẩn”, “lẩn thẩn”,...

Trở lại chuyện câu kết bài thơ “Thăm Bạn” của nhà thơ Đồng Thị Chúc. 

Bài thơ thật ngắn, chỉ có 6 câu nhưng chứa đựng nhiều nỗi niềm:

THĂM BẠN 

 

Ghé nhà cửa đóng then cài 

Đầy sân lá rụng thềm ngoài rêu phong

Dao quanh trong khoảng thinh không

Mắt đưa tìm bóng, nào trông bóng người

 

Đành lòng quay gót trở lui

Một cơn gió lạc bùi ngùi bay qua.

*.

ĐỒNG THỊ CHÚC

Nhất là câu kết: "Một cơn gió lạc bùi ngùi bay qua" gợi nhiều cảm xúc với tâm trạng hụt hẫng, chán chường xen lẫn chút hờn tủi, cộng thêm chút hoang mang, lo lắng khi nhà thơ chợt nghĩ chuyện không hay của tuổi già có thể đến với bạn mình... khiến người đọc gai gai người, cùng hụt hẫng, thảng thốt theo tâm trạng chới với, "bùi ngùi" của nữ sĩ họ Đồng. 

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

ĐỐI THOẠI GIỮA QUỶ VÀ GIÁO SƯ TIẾN SĨ

Đối thoại giữa Mephistopheles ( Quỷ sứ ) & 

Faust ( Giáo sư tiến sỹ )

Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương -Bắc Nnh)- Dịch giả thơ tiếng Đức –Mùa hoa gạo 2021 ;


 

Tiểu dẫn : Kịch thơ Faust có 2 phần của Johann Wolfgang von Goethe ( 1732-1832) ; Phần 1 ông viết khi 57 tuổi ( 1805) và sau 26 năm , phần 2 ông viết năm 83 tuổi (1832);

; Xin  phép chọn một trong những đoạn kịch thơ tinh hoa nhất ; Đó là màn đối thoại giữa hai nhân vật chính Mephistopheles ( quỷ sứ) & Faust( Giáo sư tiến sỹ ) ;

Từ câu 1324 đến câu 1445 trong Kịch thơ Faust này ; ;

Theo cảm nhân nông cạn của dịch giả , đoạn này là hay nhất ở  Faust của Gớt  ( Johann Wolfgang von Goethe 1749-1832)

---

1324

Mephistopheles

Mephistopheles

xuất hiện từ phía sau bếp lò, ăn mặc như một học giả đi du lịch, trong khi sương mù đang rơi.

Tại sao  ồn ào thế? phục vụ Chúa là gì?

tritt, indem der Nebel fällt, gekleidet wie ein fahrender Scholastikus, hinter dem Ofen hervor.

Wozu der Lärm? was steht dem Herrn zu Diensten?

 
Faust.

Vì vậy, đó là mấu chốt của vấn đề!
Một pháp sư du hành? Vụ án làm tôi buồn cười.

Das also war des Pudels Kern!
Ein fahrender Scolast? Der Casus macht mich lachen.

Mephistopheles.

1325
Tôi xin chào quý ông uyên bác!
Quý ông đã làm tôi đổ mồ hôi.
 

1325

Ich salutire den gelehrten Herrn!

Ihr habt mich weidlich schwitzen machen.

Faust.

Ông tự gọi mình thế nào?
Wie nennst du dich?

 


 
Mephistopheles.

 Câu hỏi có vẻ nhỏ đối với tôi
Vì kẻ coi thường chữ nghĩa quá nhiều
Ai, khác xa với tất cả vẻ ngoài,
1330
Chỉ phấn đấu trong sâu thẳm của bản thể.

Die Frage scheint mir klein,
Für einen, der das Wort so sehr verachtet,
Der, weit entfernt von allem Schein,

1330

Nur in der Wesen Tiefe trachtet.



Faust.

Đối với ông , các vị chúa, một người có thể là bản chất
Thường được đọc từ tên
Nơi mà tất cả quá rõ ràng
Nếu ông được gọi là thần ruồi, người hư hỏng, kẻ dối trá.
1335
Vậy ông là ai?

Bey euch, ihr Herrn, kann man das Wesen
Gewöhnlich aus dem Namen lesen,
Wo es sich allzu deutlich weis’t,
Wenn man euch Fliegengott, Verderber, Lügner heißt.

1335

Nun gut wer bist du denn?



Mephistopheles.

Một phần của sức mạnh đó
Sức mạnh đó luôn muốn cái ác và luôn tạo ra cái thiện.
 Ein Theil von jener Kraft,

 
Die stets das Böse will und stets das Gute schafft.

 
Faust.

Bí ẩn này có nghĩa là gì?
Was ist mit diesem Räthselwort gemeynt?

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

CÂY ĐA BA MỐT

 


CÂY ĐA BA MỐT

                                                     Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thoa

 

Làng tôi có cây đa rất to, nay đã thành cổ thụ, không biết cây đa này đã bao nhiêu tuổi. Gốc đa nhiều rễ tỏa ra xung quanh, thân cành xù xì, tán lá sum suê. Dân làng tôi gọi là “cây đa ba mươi”. Bởi lẽ, tại cây đa này, thời kỳ thực dân phong kiến, bọn địch bắt được các chiến sĩ du kích và những người dân vô tội mà chúng nghi là hoạt động chống lại chúng. Chúng đều mang về đây treo cổ hành hình. Lần đầu tiên sau cuộc càn quét cầy xới lùng sục khắp các ngõ ngách chúng bắt được mười ba người. Trong đó chỉ có bốn du kích quân, đem xử thị uy treo cổ đồng loạt; Lần thứ hai là sáu người trong đó có hai chủ lực quân và một liên lạc viên; Lần thứ ba là bẩy cán bộ nằm vùng đang họp bí mật dưới hầm bị bắt bởi tên tay sai chỉ điểm Sáu Lé. Lần thứ tư là dân và quân ta bắt được một tên lính Lê dương và tên chỉ điểm Sáu Lé đang rình mò trong vườn nhà cụ Tiến. Lần thứ năm là hai tên lính Pháp say rượu vào làng bắt gái cưỡng hiếp. Tất cả bốn tên này cũng đều bị dân quân làng túm được đem ra treo lên cây đa xử tội. Khi Pháp bị thua trận tại Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại ở miền Bắc. Dân làng tôi về yên ổn làm ăn và cây đa được gọi tên theo số tử tù là “cây đa ba mươi”.

 

Từ đó đến nay đã hơn bốn mươi năm. Hôm nay lại có thêm một nhân mạng treo cổ trên cây đa… Hắn mặc bộ quần áo màu xanh trước ngực có dòng chữ to in đậm màu đỏ: “Tôi muốn! Được làm người”…hắn là Trần Ngọc Minh, một thanh niên đẹp trai, có học lại có công việc làm tử tế. Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân, khoa tài chính kinh tế loại xuất sắc. Ra trường Ngọc Minh được nhận vào làm tại một công ty có tiếng. Phải công nhận Ngọc Minh là người sáng dạ và có năng lực nên chỉ sau một thời gian ngắn, Ngọc Minh đã được trưởng phòng bố trí cho làm kế toán tổng hợp. Trưởng phòng của Ngọc Minh là một người tuổi đã bước vào trung niên tên Lê Thị Ngọc Oanh. Ngọc Oanh đã từng học trung cấp kế toán, rồi đại học hàm thụ, cô là loại cán bộ còn sót lại của thời bao cấp. Khi học đại học Ngọc Oanh cũng được đào tạo môn tin học ứng dụng áp dụng cho nghề kế toán. Thi hết môn tin học Ngọc Oanh cũng đạt điểm khá. Nhưng về đến cơ quan thì Ngọc Oanh lại ù ù cạc cạc ngay cả đến việc xử lý chức năng bình thường của máy tính Ngọc Oanh cũng lóng nga lóng ngóng. Chính vì thế mà Ngọc Oanh chẳng muốn sờ đến máy tính làm gì. Mọi việc về chuyên môn dồn tất vào vai Ngọc Minh. Một lần Ngọc Oanh nhờ Ngọc Minh đem tiền trả khách hàng giúp mình hai bẩy triệu đồng. Gần tháng sau Ngọc Oanh nhận được điện thoại của khách hỏi về số tiền. Ngọc Oanh hỏi Minh, Minh lúng túng vòng vo một hồi rồi thú thật với Oanh đã tiêu hết số tiền đó vào hút hít. Thực ra chỉ vì một phút yếu lòng theo bạn bè ham chơi quá đà, Minh đã bị “dính” vào nàng tiên nâu từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhưng vì Minh xuất thân trong một gia đình có giáo dục, có nề nếp nên Minh vẫn còn biết kìm chế, biết giữ gìn để không đi quá xa. Cầm một nắm tiền trong tay sự thèm muốn lại thôi thúc Minh không thể cưỡng lại được. Biết là không phải tiền của mình nhưng “ma đưa lối, quỉ dẫn đường” thế nào mà Minh lại cung cúc đi theo.