Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

VÙNG VĂN HỌC TRONG CÕI NHÂN GIAN

 

VÙNG VĂN HỌC TRONG CÕI NHÂN GIAN

Gần đây, mạng xã hội và bạn đọc xôn xao về bộ tiểu thuyết 8 tập của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành. Rất nhiều bài báo trên báo giấy, báo mạng và cả báo hình. Dư luận chủ yếu đều khen và ca ngợi. Tác phẩm & Bạn đọc trân trong giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Trường gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.

bia_coi_nd

VÙNG VĂN HỌC TRONG CÕI NHÂN GIAN
(ĐỌC CÕI NHÂN GIAN CỦA NGUYỄN PHÚC LỘC THÀNH- nxb Hội Nhà văn 2022)

Nguyễn Trường

Thường nhà văn có một vùng văn học của mình, có khi đó là miền cao với các dân tộc ít người; đó là quê hương mình; vùng trung du Bắc  bộ; vùng bán sơn địa; vùng đất Nam bộ; vùng Tây Nguyên....Có khi vùng văn học thuộc chiều thời gian, đó là năm tháng tác giả can dự vào cuộc chiến tranh hoặc thời kỳ là doanh nhân v.vv...  Vùng văn học cho tác giả “đặc quyền”  khai thác vốn sống của mình để sáng tác, nó vô cùng quan trọng với nhà văn, vì chỉ khi có vốn sống, nhà văn mới có chuyện mà kể, có “đất” mà tưởng tưởng, để rồi xây dựng hình tượng nhân vật văn học...

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

SỨC MẠNH CỦA VẾT THƯƠNG – THƠ MỌC LÊN TỪ NỖI ĐAU

SỨC MẠNH CỦA VẾT THƯƠNG – THƠ MỌC LÊN TỪ NỖI ĐAU

(Ấn tượng đọc Niềm tự trọng của những đóa hoa, tập thơ của Ánh Tuyết,

NXB Hội Nhà văn, 2021)

                                                                               BÙI VIỆT THẮNG

bui-viet-thang

                     NHÀ VĂN BÙI VIỆT THẮNG

Mặt trời mọc từ phương Bắchay là thơ mọc lên từ nỗi đau

            Một lần, cách nay đã lâu, trong cuộc tao ngộ văn chương với các bạn văn cùng trà tuổi, nhà văn Bảo Ninh vốn kiệm lời ở giữa đám đông, hôm đó nói một câu ngắn gọn, chắc nịch và thâm thúy: “Làm cái anh viết văn phải có thân phận mới mong câu chữ có được sức nặng”. Hôm nay, qua một người mới quen - ông Nguyễn Ngọc Phan, làm việc ở báo Thời báo Văn học nghệ thuật - tôi có trong tay tập thơ mới của Ánh tuyết Niềm tự trọng của những đóa hoa. Tôi vẫn tự nhận mình không sành khi đọc thơ (bằng văn xuôi), nhưng lần này có gì đó lôi cuốn tôi từ tập thơ mới của nữ thi sĩ quê hương năm tấn (Thái Bình). Đọc xong, trước lúc đặt bút viết bài phê bình, tôi lật giở sách Nhà văn Việt Nam hiện đại(in lần thứ V, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.22), tìm tác giả, đọc thấy những dòng Suy nghĩ về nhề văn: “Cuộc đời tôi nhiều bầm dập đau buồn, tôi luôn ở tâm bão trên cấp 13. May thay tôi có những trang viết để tôi vơi bớt những nỗi niềm”. Tôi nghĩ, nhà thơ không hề nói quá, không cố “nống” lên cái tâm sự có thực - nỗi buồn - từng chung thân với đời mình trong nhiều thời gian và không gian khác nhau. Bài thơ Mời chồng về ăn tết, theo tôi, tiêu biểu cho lối viết “thơ mọc lên từ nỗi đau” trong thơ Ánh Tuyết. Trước lúc vào thơ, tác giả viết hẳn 115 chữ, như một dạng đề từ, để làm phát sáng những câu thơ (20 dòng lục bát, quy ra 140 chữ) về sau được “viết trong tâm trạng rưng rưng nỗi niềm”. Có thể nói , đây là một bài thơ có “tứ” lạ (còn mới hay không lại phải bàn tiếp). Người chồng trong thơ rất “lạ”, bởi: “Sống, giao thừa chẳng ở nhà/ Rượu nồng, hoa thắm xót xa...đợi người.../Tết này lạnh lẽo một nơi/ Rượu nồng, hoa thắm...đau lời rượu hoa.../Cháu con thương nhớ mong chờ/Người về ấm cửa ấm nhà....Người ơi!/Mùa xuân đang đến kia rồi/Có nghe thao thiết những lời...có nghe!”. Nỗi đau thấm từng câu chữ thơ. Tất nhiên. Nhưng có những bài thơ nỗi đau toát lên ngay từ nhan đề, như Tháng ba buồn, Suông, Cỗ người cõi âm, Nỗi buồn, Khóc, Ân hận, Buông, Đám cưới hai liệt sỹ, Nỗi đau Rào Trăng, Ăn mày vỡ bát, Kiếp hề, Nhạt tình, Đau tình (13 bài/tổng số 59 bài trong tập). Trong bài thơ ngắn (4 câu) Mặt trời mọc từ phương Bắc, tôi đọc thấy nỗi buồn giăng mắc nơi nơi: “Anh đừng thương nỗi buồn của em/Em đang khốn khổ buồn thương kẻ khác/Mặt trời trong em mọc từ phương Bắc/Trái tim đang yêu, em bất lực với nó rồi”. Nhưng đậm đặc nhất phải nhắc tới bài Nỗi buồn: “Ai không có được nỗi buồn/Chỉ là cái xác không hồn mà thôi/Buồn, vui, cay đắng ở đời/ Bầu nên một chữ CON NGƯỜI viết hoa”. Thiết nghĩ, sẽ có người đọc bài thơ này cho rằng nhà thơ đã “báo động giả” (!?); còn nhà thơ sẽ trả lời (tôi đồ rằng): “Các vị tin thì tin, không tin thì thôi!”.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

MIỀN MÊNH MANG MÂY TRẮNG.

 

MIỀN MÊNH MANG

MÂY TRẮNG.

 

 Tôi nghe xa lắm làn mây trắng

Rời bóng kinh thành lũng thững đi

 (Trần Huyền Trân)

       TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI

nh_v_thin_khi_1

                 NHÀ VĂN VŨ THIỆN KHÁI

Bước lên tuổi chẵn một trăm, cụ giáo Thiềng chỉ còn một nhúm da bọc một nhúm xương. Muốn hỏi gì phải quát to như gọi loa: Năm nay cụ được mấy mươi rồi? Cụ giáo nghiêng đầu, một bàn tay mỏng đét trơ mấy ngón khô đét khum khum che một bên tai, phều phào: Tôi chả còn hơi sức đếm tuổi nữa rồi. Ông Giời để lọt sổ tôi rồi.

Hai hôm trước, ba hồi trống báo tang cụ giáo nửa đêm vang lên từ ba gian nhà cổ núp dưới tán cây mít cũng già nua gần bằng  người vừa bay về thiên cổ. Cha tôi từ thành phố Hồ Chí Minh đáp máy bay về làng Điềm kịp ngày đưa thày giáo ra đồng.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

VỀ CUỐN SÁCH SƯƠNG LẠI CÀNG LONG LANH

VỀ CUỐN SÁCH SƯƠNG LẠI CÀNG LONG LANH Sửa

noi_cho_n.an

                                       VŨ NHO VỚI MC HUYỀN PHƯƠNG

VŨ NHO NÓI VỀ SƯƠNG LẠI CÀNG LONG LANH TRÊN VOV TV!

Câu hỏi 1:Thưa ông, có nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học nhận xét về “Sương lại càng long lanh” và cho rằng nhà văn Nguyên An như một họa sĩ vẽ chân dung bằng chất liệu “ngôn từ” để trưng bày 29 bức chân dung các nhà văn cầm súng và cầm bút, quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?

                       Tôi hoàn toàn tán thành với nhận xét của các đồng nghiệp. Chân dung có thể vẽ bằng màu sắc, đối với hội hoa. Còn vẽ bằng “ngôn từ” là đổi với việc “vẽ” của các nhà Văn. Nguyên An không phải là người đâu tiên, mà chắc chắn không phải là người cuối cùng. Trước anh ấy đã có những tập chân dung bằng văn xuôi của Vân Long, Vũ Từ Trang, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Quế,… “vẽ” bằng thơ như của   Nguyễn Vũ Tiềm, Vũ Quân Phương, Xuân Sách, Đỗ Hoàng, Nguyễn Khôi,…

                       Chính nhà văn Nguyên An cũng khẳng định cuốn sách của mình là “chân dung văn học” kia mà.

Câu hỏi 2:Thưa ông, những người cầm bút luôn giữ trọng trách như người thư ký của thời cuộc, của lịch sử, và trong từng câu chuyện nghề được nhắc tới ở “Sương lại càng long lanh” ông cảm nhận thế nào về việc thực hiện trọng trách này của những nhà văn, nhà thơ đương đại?

                       Mỗi người cầm súng, cầm bút có hoàn cảnh riêng khi bước vào hoạt động trong lĩnh vực văn chương.  Họ đều là những người của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ. Họ là những người thấy làm công việc văn chương là một trọng trách, một nhiệm vụ.

 Như nhà thơ Chế Lan Viên viết:

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

CHUYỆN Ở CÔNG VIÊN

 


CHUYỆN Ở CÔNG VIÊN

                             Trần Năng Tĩnh

  Quái, sao chỗ ấy của mình, lại có người đến ngồi- vừa lững thững đi đến góc công viên, ông vừa nghĩ thế. Chỗ ông lão vẫn ngồi, ngay dưới chân một bức tường danh nhân. Nếu vừa chân thành tả thực,hay vừa giầu tưởng tượng, hẳn những người ít học, cũng lờ mờ mà nhận ra “chân dung tinh thần” toát ra từ Ông-Tượng ở vị trí trên cao với hình ảnh: trên tay ông là một quyển sách dày, đôi mắt dõi ra xa và đầy tư lự...

  Đã thành lệ.Cứ chiều chiều. Ông lão lại tới chỗ này.Ông ngồi trên chiếc ghế đá quen thuộc của mình. Và, bao giờ lão cũng cầm theo tờ báo hoặc một cuốn sách.Ở đấy, bên bức tượng danh nhân trên cao,lại có một cây cột điện kim loại màu đen-hình như kiểu dáng có từ thời Tây sang.Đủ một quầng sáng cho ông đọc sách báo, dẫu trời chiều chuyển tối.

  Té ra, kẻ chiếm chỗ một đầu ghế đá của ông già,lại là một cô gái.Cô ả còn trẻ lắm.Dáng vẻ con nhà lành. Một chút son phấn, còn vụng dại.Ông lão lẳng lặng ngồi vào mép ghế đá bên kia.Ánh sáng đèn có thể thiếu một chút. Mà thôi, cũng chẳng sao.Ông giở tờ báo mang theo.Lại loay hoay, lấy ra chiếc khăn lau lại cặp kính của mình.Rồi đọc...

  Công viên tối dần.Mấy cặp trai gái dìu nhau vào những lùm cây tối sẫm. Một lát,Chỉ còn nghe thấy tiếng rúc rích hoặc tiếng cười ré lên trong đó.

  Như chẳng quan tâm gì đến thế giới xung quanh, ông lão đọc và đọc.Say sưa và mê mải với tờ báo trên tay.

  Mải đọc , ông lão như thấy có ai đá đá vào chân mình.Lão suýt “á” lên,khi nhận ra cô gái nọ đã đến kề sát bên ông tự bao giờ.Mùi nước hoa rẻ tiền.Mùi son phấn.Mùi mồ hôi nữa...bất chợt, ùa tràn đến như muốn vây bủa, chế ngự ông già.Một chút gì như là choang choáng,lạ lẫm đến bất ngờ.Chẳng nói chẳng rằng, ông lão nhích xa cô gái lạ, ra mép ghế của mình.Ông lại cúi xuống tờ báo.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

HỌA XE

 

HOẠ XE

 

                                                                               Mặc Trung Bạch

                                                                              Vũ Công Hoan dịch

v_cng_hoan_nheo_mt

CỐ NHÀ VĂN VŨ CÔNG HOAN

 

          Nhị Oai bị tai nạn xe máy.

          Xe máy của Nhị Oai đâm vào xe mô tô ba của Tam Nạo.

          Nhị Oai bị chết. Tam Nạo bỏ chạy.

          Vợ Tam Nạo khóc. Vợ Nhị Oai cũng khóc, đồ đáng bị băm vằm, đã bảo không nên uống rượu, càng không nên đâm vào xe của Tam Nạo. Đã khóc, vợ Nhị Oai còn mắng, hạng người không có lương tâm, đâm chết Nhị Oai, còn bỏ chạy.

          Nhìn căn nhà ba gian dột nát của gia đình Tam Nạo, vợ Nhị Oai khóc càng thảm hơn. Nhưng Tam Nạo bỏ chạy, trong nhà chỉ còn một người đàn bà và đứa con.

          Vợ Tam Nạo nói, tiền, nay tôi đang túng, nợ tôi xin trả.

          Vợ Tam Nạo đem giấy bút ra, viết một giấy ghi nợ.

          Vợ Nhị Oai vội vàng nhận, cầm tờ giấy, lòng yên tâm.

          Người cùng họ trách vợ Tam Nạo, nói, bỏ chạy không sao đâu.

          Vợ Tam Nạo liền nói, vợ Nhị Oai cụt chân phải, Nhị Oai đi rồi, có khác nào chị ấy lại gẫy nốt chân kia. Không có Nhị Oai, nhìn sóng lúa mạch vàng óng ngợp mắt, vợ Nhị Oai khóc chồng, cũng khóc cả Tam Nạo.

          Vợ Tam Nạo tìm máy gặt cỡ lớn, gặt hêt lúa mạch nhà Nhị Oai, rồi mới gặt đến ruộng nhà mình. Gặt, phơi, rê sạch. Vụ mạch này, Vợ Tam Nạo gầy dộc đi.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Người lính già đầu bạc kể mãi chuyện Nguyên Phong

Người lính già đầu bạc kể mãi chuyện Nguyên Phong

by Linh H. Vo on Tuesday, January 15, 2013 at 2:38pm (facebook)

 



 

Niên hiu Nguyên Phong

Trn Thái Tông, nguyên tên tht là Trn Cnh, là vua th nht ca nhà Trn. Ông sinh ngày 17-7-1218, mt ngày 4-5-1277. Ông làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, th 59 tui. Khi lên làm vua năm 1226, Trn Cnh đi niên hiu là Kiến Trung; năm 1232, đi là Thiên ng Chính bình; năm 1251, li đi là Nguyên Phong.

Ngày 17-1-1258, (niên hiu Nguyên Phong th 7) quân Nguyên tràn ti cánh đng Bình L (phía nam Bch Hc, Vit Trì, Phú Th). Trn Thái Tông ch huy cuc chiến đu chng gic. Đi Vit s ký toàn thư t: "Vua t làm tướng đc chiến đi trước, xông pha tên đn"...

Ngày 29-1-1258, Trn Thái Tông cùng thái t Hong (sau là vua Trn Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên Đông B Đu, gii phóng Thăng Long, kết thúc thng li cuc kháng chiến chng Nguyên Mông ln th nht. Trn Thái Tông đã đi vào lch s như mt ông vua anh hùng cu nước. Chiến công hin hách ca quân dân nhà Trn đánh tan cuc xâm lược ln th nht ca quân Nguyên Mông được nhân dân đi đi ghi nh như mt đim son chói li trong lch s chng ngoi xâm đy oanh lit ca ca dân tc ta.

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

TIẾNG CHUÔNG CHÙA

 

TIẾNG CHUÔNG CHÙA

                          Truyện ngắn của  Trần Trung

nhagiatrantrung

1/  Cho đến tận bây giờ, khi đã nương nhờ cửa Phật,tám năm có lẻ...Ni Cô Diệu Linh vẫn chưa hề nguôi ngoai nỗi buồn đau của mối tình đầu.

   Chưa thể nào quên cái ngày mà tình yêu ngỡ trong tầm tay mà bất ngờ vỡ đổ.Thương tâm lắm! Hồi ấy Diệu Linh vừa sang tuổi mười tám-Trẻ trung,xinh đẹp và thật nhiều ước mơ...Một chàng trai đã đến với em. chẳng biết có phải là “Tình yêu sét đánh” hay không? Diệu linh tình cờ gặp chàng trai trẻ ấy, tại nơi “Hiến máu nhân đạo” ở một bệnh viện trong Hà Đông-nơi làm việc của bố mẹ Linh.Trước mắt Diệu Linh lúc đó là hình ảnh thật khó quên của một người con trai thanh mảnh.Con nhà lành.Nhất là ở đôi mắt sáng mà đượm buồn. Bốn ánh mắt chợt gặp gỡ trong tương giao và đồng cảm. Chàng trai tưởng như đa cảm và nhút nhát ấy,tiến đến phía Diệu Linh,  chủ động cất tiếng: “Chào em!...anh trông em...Xin lỗi hình như anh đã gặp em ở đâu rôi..”. Rồi, chàng lúng túng.Rồi chàng ấp úng, rất dễ thương.Nhìn nhanh vào đôi mắt chàng trai, Diệu Linh tự nhủ: anh ta đang nói những lời thật thà-Người bạn tốt là đây chăng !?

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

MÙA HOA LOA KÈN

 


MÙA HOA LOA KÈN

                                                                Ngô Quân Miện

Bàn tay trắng muốt em cầm

Một cành hoa nối mùa xuân – mùa hè

Mưa phùn vừa dứt, tiếng ve

Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây

 

Em đi, áo mỏng phô bày

Da thơm dịu thoáng giữa ngày dịu xanh

Mùa hoa đi vụt qua nhanh

Mùi hoa chưa kịp cho anh được cầm.

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

Thi sĩ  Ngô Quân Miện (1925 - 2008) được giới văn chương ở Hà Nội những năm 70-80 thế kỷ trước ghi nhận mối tình tri kỷ "bộ ba" giữa nhà thơ Ngô Quân Miện - Trần Lê Văn - Quang Dũng  gắn bó sâu đậm. Không chỉ là nhà báo – ông là Tổng biên tập báo Độc Lập,  nhà văn rất thành công ở mảng đề tài viết cho thiếu nhi, ông còn là nhà thơ đôn hậu, chân chất, có khả năng phát hiện vẻ đẹp mong manh, tinh tế trong cuộc sống. Bài thơ "Mùa hoa loa kèn" của ông là sáng tác như thế.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

NGƯỜI QUẢN LÍ QUÁN HOA CỎ MAY

NGƯỜI QUẢN LÍ QUÁN HOA CỎ MAY

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ LÀ THÀNH VIÊN BAN CHỦ NHIỆM CLB VĂN CHƯƠNG.

CHỊ LÀM THƠ, VIẾT TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VÀ VẼ TRANH.

CHÚNG TÔI GIỚI THIỆU MỘT TRUYỆN NGẮN CHỊ VIẾT KHI DỰ TRẠI VIẾT CỦA BỘ CÔNG AN.


Người quản lý quán Hoa Cỏ May


         ngc_h_

                               TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

                                                                         I

              Hắn tên Nhân, hai lăm tuổi, thân hình cân đối, mái tóc xoăn tự nhiên, đôi mắt nâu đen lông mày đậm mượt, miệng rộng cằm vuông. Bà Liễu nhận hắn vào làm quản lí, không phải trông hắn khỏe, đẹp. Bà nhận, vì hắn là cháu ruột của người tình cũ. Trước khi cậu hắn đi công tác dài hạn ở nước ngoài, bà Liễu đã hứa với ông rằng, ngoài lương hậu hĩnh hàng tháng, sau năm năm hoàn thành nhiệm vụ, hắn sẽ có một khoản đủ để về mở xưởng gỗ mỹ nghệ ở phố huyện như mong muốn. Vì tương lai sau năm năm ấy, hắn tự đặt kỉ luật cho mình. Quyết tránh vết chân người quản lí cũ, dứt khoát biết giữ miệng, đồng thời dửng dưng với tiền và gái. Thấy hắn trung thành, chỉn chu trong công việc, bà Liễu hài lòng lắm.

            Hắn nhận ra mỗi khi gặp bạn hữu thuở thiếu thời, miệng cười với chiếc răng khểnh của bà Liễu lại hiện lên nét duyên đằm thắm. Cậu hắn nói, dạo ấy bà vừa có nhan sắc lại dịu dàng nhất trong số các bạn gái cùng lớp của ông. Giá như bà không chê ông suốt ngày vùi đầu vào sách vở, để chạy theo chủ salon ô tô lớn nhất thành phố, có khi bà đã thành mợ hắn. Ngoài chuyện không sinh nở được, hắn chẳng hiểu còn lí do nào nữa mà ông chồng đã bỏ bà. Bây giờ mới ngoài năm mươi tuổi, da mặt bà đã chảy, đôi mắt mí ẩn mí hiện thỉnh thoảng lóe lên ánh nhìn, lúc mơn trớn thì long lanh, lúc muốn xuyên thấu tâm can đối phương lại sắc nhọn ráo hoảnh. Từ dạo bị thất thu vì cho vay nặng lãi, quầng thâm quanh mắt thâm hơn, khuôn mặt bà càng dữ dằn u tối mỗi khi tức giận.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

CHÙA CỦA VŨ TỪ TRANG VỚI LỜI BÌNH

CHÙA

                             Vũ Từ Trang

12a

Thuở trước phá chùa, nay người xây chùa

Chỉ có Phật vẫn từ bi tịnh độ

sư sãi Chùa xưa tuổi cao, áo nâu sồng chân đất

trồng huệ trồng lan cho làng xóm tịnh quang

nay sư trẻ nói tiếng Anh như hát

Cà sa sa tanh, phóng vèo xe cúp

hoa loa kèn nở cùng hoa bưởi hoa ngâu.

 

Tuổi thơ tôi từng bám váy mẹ ra thăm cửa Phật

tôi không dám nhìn lên tam tòa, mà cúi mặt soi vào địa ngục

quỷ ác dạy tôi phải sống hiền lành

tôi lớn lên giữa bao điều bất trắc

Chùa quê đổi khác

đâu rồi sư già tựa ổi và na

ào một đám gió lạ, tóc vàng váy ngắn,

                                        i-phôn ầm ào rốc ráp

 

chúng cầu chi trong Chùa?

 

      ( Thơ Vũ Từ Trang-Tập ‘Cây chuyển mùa”-xb HNV-2016).

 

 LỜI BÌNH CỦA TRẦN TRUNG

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

BÌNH THƠ & DỊCH THƠ

BÌNH THƠ & DỊCH THƠ
 
DQ Do
 
            
                                      BÙI KIM ANH
 
Chị Bùi Kim-Anh có một giọng thơ khá đặc biệt. Chị không tu từ, không sử dụng nhiều ẩn dụ hoặc phúng dụ trong thơ. Lời thơ không hoa mỹ mà bình dị như lời nói chuyện, tâm tình giữa nhà thơ và người đọc, tưởng như một câu chuyện phiếm. Thế nhưng thơ lại ẩn chứa được một chiều sâu, cho người đọc thấy được những nghịch lý trong cuộc sống dù không hề có tính chất phê phán.
Bài “Chủ Nhật với Thơ” của chị là một điển hình. Cũng là một bài thơ viết về một đề tài quen thuộc, tuổi già, nhưng cách nhà thơ suy gẫm về đề tài này lại rất mới. Khi các thi nhân ngày xưa dùng thơ để cảm khái tuổi già, nhắc lại đời mình một thời vang bóng, hoặc ta thán cái bất lực của mình, để rồi gợi lại những “thành tích” vẻ vang mà ngậm ngùi chuyện tang thương dâu bể, nhà thơ họ Bùi lại rất thờ ơ, xem tuổi trẻ như một vùng ảo tưởng trong hành trình thời gian của cuộc đời.

THÁNG BA VỚI LỜI BÌNH

THÁNG BA

                                                                     Chử Thu Hằng

an_chu_thu_hang.

NHÀ THƠ CHỬ THU HẰNG

 

Tháng ba ì ầm sấm động

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Xúng xính về quê trảy hội

Chợt cười, chợt nhớ vu vơ

 

Tháng ba… gốc duối vườn xưa

Ai trộm nhìn ai… bịn rịn

Hoa xoan như vầng mây tím

Người xưa… nghe nói vẫn xa…

 

Em vo tiếng sấm tháng ba

Ủ nếp thơm hương trời đất

Mía bãi đang mùa chắt mật

Sông quê lất phất mưa xuân

 

Bánh trôi bánh chay trắng ngần

Mẹ dạy: “Tra chìm, chín nổi”

Ướp thơm bâng khuâng hương bưởi

Thắp nhang dâng cúng ông bà

 

Quyến luyến níu mùa tháng ba

Cho xuân dùng dằng chút nữa

Cây gạo bến đò đỏ lửa

Sáo kêu: “Thương lắm quê mình”.

 

Nguồn: Báo Người Hà Nội điện tử, ngày 12-4-2018

 

                                                       LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

          Chử Thu Hằng (1957 - Hà Nội) là cây bút nữ viết đa dạng các thể loại văn học. Trong số nhiều bài thơ của chị, tôi thích nhất "Tháng ba". Thi phẩm vừa tái hiện bức tranh cuộc sống vào thời điểm giao mùa cuối xuân sang hạ vừa là khúc ca chan chứa tình yêu quê, tình người. 

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

ĐÔI LỜI VỀ TẬP THƠ CẢM XÚC GIAO MÙA

 


GIỚI THIỆU TẬP THƠ CẢM XÚC GIAO MÙA

 vu_nho_iu

ĐÔI LỜI VỀ TẬP THƠ CẢM XÚC GIAO MÙA

                          PGS.TS.Nhà văn Vũ Nho

Tôi đọc tập thơ của anh Vũ Mạnh Quang, thốt nhiên nhớ câu thơ ứng tác của một tác giả vô danh trên mạng:

          Trẻ trung bận mải tung hoành

          Về hưu rỗi việc bỗng thành …nhà thơ!

Đó là nói chung về  những người về hưu bỗng nhiên ham muốn  sinh hoạt các câu lạc bộ thơ ca. Không ít người sau đó đã thành Hội viên  thơ của các Hội văn học nghệ thuật địa phương. Có  người, ít thôi, thành Hội viên Hội nhà Văn Việt Nam. Đây là điều thường thấy trong cuộc sống.

          Tác giả Vũ Mạnh Quang là một trong những người như vậy. Các bài thơ trong tập ít ghi ngày bên dưới, nhưng một số bài cho thấy tác giả viết gần đây. Câu thơ sau chứng cho nhận xét này:

          Về hưu xin cứ mộng mơ

          Sống vui sống khỏe yêu thơ yêu đời

                   (Gặp mặt câu lạc bộ hưu trí Hiệp hội VH DL CĐ Việt Nam)

Những câu thơ này được viết trong  khi Giáp Ngọ (2014)  sắp qua, Ất Mùi  (2015) sắp tới.

          Chính tác giả cũng thấy ngạc nhiên về cái việc làm thơ của mình. Anh coi đó là “CHUYỆN LẠ”:

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ VINH BIẾU

 

CHÙM THƠ VINH BIẾU

Chơi cũng khổ!

 

Cả năm chăm cây duối
Quả chín đẹp mắt người
Thính thóp đàn chim chuột
Sểnh ra xơi mất toi! 

(10/5/2019)

Tem thư

 

Thư bạn bè gửi tới

Tất cả còn nguyên tem

Sáu mươi năm phiêu bạt

Giữ tem hơn bạc tiền.

24/1/2019

Lưu luyến!

 

Áo cũ không mặc đến
Không nỡ làm giẻ lau!

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ A. AKHMATOVA TRONG BẢN DỊCH TẠ PHƯƠNG

 

CHÙM  THƠ A. AKHMATOVA TRONG BẢN DỊCH TẠ PHƯƠNG

 t_phng

DỊCH GIẢ TẠ PHƯƠNG

*  *  *

Настоящую нежность не спутаешь
Ни с чем,и она тиха.
Ты напрасно бережно кутаешь
Мне плечи и грудь в меха.
И напрасно слова покорные
Говоришь о первой любви.
Как я знаю эти упорные,
Несытые взгляды твои.

1913

 

*  *  *

 

Anh không lẫn sự dịu dàng đích thực

Với bất cứ gì, và nó vẫn lặng thinh.  

Anh choàng cho tôi, từ vai tới ngực,

Một tấm khăn da thú: uổng công!

 

Và vô nghĩa những lời đường mật

Anh thao thao nói về mối tình đầu,

Tôi hiểu rõ đôi mắt nhìn chằm chặp,

Và sự khát thèm trong cái nhìn anh!

 

1913

 

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 CHÙM THƠ PHẠM TÂM DUNG

 


Hạnh phúc

 

Có một ngày ta mở tung cửa sổ

Một làn nắng thơm ngây ngất ùa vào

Vài tiếng chim vui lích ta...lích tích...

Trong lòng ta hạnh phúc dâng trào.

 

Có một ngày nghe cháu ta học nói

Mắt trong veo, môi chúm chím hoa đào

Ta bỗng trẻ như ngày xưa làm mẹ

Hạnh phúc rưng rưng thao thiết đến nghẹn ngào.

 

Và có ngày ta nắm tay người ấy

(Đã lâu rồi hai đứa chẳng... ngắm nhau)

Trên khóe mắt vết chân chim đã rạn.

Hạnh phúc chìm trong đáy trái tim thâu...

 

Viết trong ngày HẠNH PHÚC 23-3-2017

 

 

Cánh chim yêu

Tặng A.G. yêu của bà

Ngày cháu nội yêu đi học xa 10-7-2018

 

Bà tiễn con ra sân bay
Con bé nhỏ trong bao hành khách 
Chiếc áo màu hồng, chiếc quần bò con mặc
Chẳng thể nào lẫn được với ai
.

Bước con đi đường trước mặt thật dài
Miền đất lạ mặt trời hồng vẫy gọi
Những điều muốn mà bà không thể nói 
Chỉ thấy lòng nghèn nghẹn rưng rưng
.

Tuổi xế chiều bao mặn muối cay gừng 
Để một ngày bỗng thấy mình tươi trẻ
Gửi vào con dáng thiên thần nhỏ bé 
Tấm áo hồng - đôi cánh vỗ trời mây
.

Bà thương con mỏng mảnh thơ ngây
Nhớ con cười lúm đồng tiền má phải 
Nốt ruồi nhỏ duyên duyên bên khóe trái 
Tính rụt rè nhút nhát giống bà xưa
.

Nơi quê người con dệt giấc mơ 
Mà suốt một đời bà không dám ước 
Cánh chim yêu ơi!
Hướng về phía trước 
Tổ nhỏ quê nhà nồng ấm chờ trông.

  


Mười hai bến nước

Viết cho Th.D.

 

Hồng nhan phận bạc như vôi 
Ngàn xưa đã thế - số trời tránh sao

Đa đoan kiếp ấy, phận nào 
Suốt đời chị, chẳng ai vào mắt xanh 
Vòng đời quẩn quẩn, quanh quanh 
Vẫn riêng mình, vẫn chỉ mình chị thôi
,

Vẫn nguyên cái thưở thiếu thời 
Mười hai bến nước để rồi
chưa qua!