Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

ISSA MÙA XUÂN



       
                             
 ISSA MÙA XUÂN
                                       * (1763-1827)*
                                      HAIKƯ CỔ ĐIỂN
                                                               Đinh Nhật Hạnh

                    Thế giới sương
                    là thế giới của sương
                    Vậy mà ,vậy mà…
                             ***
                    Đừng bao giờ quên !
                   -Ta vừa ngắm hoa
                     vừa sa địa ngục

Hai khúc haikư nổi tiếng này của ISSA, chỉ riêng mình chúng đã nói lên nghệ thuật đậm vị thiền và cuộc đời chất chứa bao tầng gian nan, thử thách của  thi hào nước Nhật có số phận bị đọa đày, bi thảm nhất trên đời.Cùng với Basho, Buson, Ryokai, Kikaku và Shiki- ông là một trong các vị Đại sư của thể thơ haikư cổ điển mà tiêu điểm là:”Khước từ cảm giác huyền diệu của vô lượng,từ đó nảy sinh hiện tượng”.

                      Tiếng ve đầu tiên
                     –Đời sao ác
                       ác! ...ác! 

                     -Này bò,này cười
                      lên hai rồi nhóc!
                      Sáng mùa xuân này

Quãng đời 64 năm của thi hào ISSA hầu như chưa có một ngày hạnh phúc trọn vẹn.Lên 4 tuổi đã mồ côi mẹ .Bố tái giá.Không thể để cháu ở chung với dì ghẻ  nanh nọc và ông bố nhu nhược, bà nội phải đem cháu về nuôi.Năm 14t, bà nội mất,cậu bé mồ côi phải tha phương cầu thực.Mãi khi đã hơn 40 tuổi,về thọ tang bố,nhờ người bạn cũ lo lót mới được chia một gian nhà kho không có cửa đến nỗi khi ông lâm chung tuyết phủ kín đôi chân trần.Nghèo.Khổ đến cùng cực.5 đời vợ,4 con đều chết yểu. Con gái sau cùng mồ côi cha từ khi mẹ còn mang thai 6 tháng.Vậy mà thật kỳ diệu,cho đến nay cũng chưa ai lý giải sức mạnh tinh thần nào khiến trí tuệ ông minh triết,thi lực siêu dồi dào đã để lại cho hậu thế khoảng 3 vạn khúc Haikư tuyệt diệu.Hình như trong những áng khúc haikư để lại không hề có trách móc,oán hận,than thân tủi phận trong hoàn cảnh bị dập vùi, bóc lột khiến ông điêu đứng trọn đời, ngay cả nỗi đau da diết nhất do đói nghèo tật bệnh mà cả 5 đời vợ cũng không cho ông nổi một niềm vui gia đình trước khi từ thế!Thật đọa đầy sao một kiếp người.
Xin trân trọng giới thiệu 61 khúc Haikư mùa Xuân của Đại sư ISSA, một tài năng,một nhân cách siêu việt.

                                              ***
Bài 1-
Em lại trở về đây
Én vừa hót phải không
cậu én?

Bài 2-
Bay từ quầng trăng
mùa Xuân
vừa đến


                                                                    Đinh Nhật Hạnh

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

CHÙM TẤT NIÊN MẬU TUẤT



CHÙM TẤT NIÊN MẬU TUẤT

                                Trần Trung



1/ HAI CÂU

Lạnh giá, rét mưa-Tự trời

Duyên-Tình-Người,

                  Chính tự Người, trao nhau.

  ( Hà Nội, 21/1/2019-ngày mưa lạnh).



2/ NGÀY XƯA ƠI



Mẹ ơi ! Ngày xưa ơi!

Con gọi mãi...Chẳng bao giờ quay lại !?

Ngày, của một thời chưa xa,

Một thời buồn nhớ...

Nước mắt. Muối vừng. Cà pháo. Tép riu...



Ngày ấy, ấm mái nhà Ta.

Anh em Ta quây quần bên cha mẹ.

Và, ấm áp suốt đông dài-xẻn xo quần áo rét.

Chúng con hớn hở, ngáo ngơ đợi chờ

quanh nồi bánh Tết.

Rồi cười. Run rẩy trong tay vài ba quả pháo tép



Ngày ấy...

Ngày xưa ơi!

Mãi mãi qua rồi...



Xuân Tết lại sắp về.

Chẳng còn cháy lên niềm mong, nỗi đợi

Mẹ-Cha, đà đi xa...theo khói sương về trời.

Anh em chúng con, tóc cũng ngả về sương khói

Gọi lại ngày xưa, xa quá mất rồi!

Nam-Bắc ly hương, mịt mời cát bụi,

Rồi thôi!



Con muốn gào lên, tự dày vò tâm tưởng:

Mẹ, Mẹ ơi-Ngày xưa ơi!

Lồng lộng gió đông,

Quất nghẹn, tơi bời...



  (Hà Nội, 25/1/2019-Áp Tết Kỉ Hợi)



3/TẤT NIÊN

Tất niên...

Lại nhớ Mình-Ta.

                                                               Trần Trung

Tụ tập uống rượu ở nhà Trần Trung

Trưa thứ Bảy, 26 tháng 1 năm 2019, mấy tay bạn bè viết văn, viết báo tụ tập ở nhà Trần Trung uống rượu. Chị Quốc Khánh phu nhân Trần Trung chuẩn bị rất chu đáo và niềm nở chào đón mọi người. Vì bận việc, và có lẽ cũng muốn để các vị tự do bàn tán đủ chuyện nên chị không ngồi cùng mọi người. Đủ các chuyện trên trời dưới biển, nhưng  chủ yếu cũng xoay quanh các nhà văn và văn chương.
VN ghi mấy hình ảnh kỉ niệm.

                              Trái qua : Hàn Khánh, Vũ Bình Lục, Trần Trung, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Việt Thắng, Cao Ngọc Thắng.

                                   Thêm Vũ Nho ( Cao Ngọc Thắng chụp)

                                         Thêm món cho mâm!

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Chấm luận văn Tiến sĩ ở ĐHSP Hà Nội

Sáng thứ Sáu, 25 tháng 1 năm 2019, buổi sáng dự kết nạp và trao thưởng  ở Bảo tàng Văn học Việt Nam. Buổi chiều tham dự Hội đồng chấm luận án TS của nghiên cứu sinh Lã Thị Thanh Huyền. Vũ Nho tham gia Hội đồng với tư cách phản biện. Đề tài luận án : "Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh dân tộc Mông trong môn Ngữ văn trường Trung học cơ sở". Hai người hướng dẫn khoa học là PGS TS Trịnh Thị Lan và PGS TS Nguyễn Văn Tứ. Một ủy viên Hội đồng là PGS TS Đỗ Tiến Sỹ vắng. Hội đồng đã chấm với 6/6 đồng ý trong số đó có 4 phiếu đánh giá xuất sắc.
Dưới đây là mấy hình ảnh VN ghi lại.

                           TS Lê Như Thục công bố Quyết định thành lập Hội đồng.
                                   PGS TS Phạm Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi chấm.
                        PGS TS. Phan Hồng Xuân, Thư kí Hội đồng báo cáo hồ sơ  xin bảo vệ của nghiên cứu sinh.
                               Tác giả luận án trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu.

                             PGS TS Bùi Minh Đức đọc nhận xét phản biện.

THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ



THẦY PHONG THỦY BÙI ĐỒNG
VÀ NHỮNG COMMENT BÌNH THƠ
Đặng Xuân Xuyến
*
Trên trang facebook cá nhân, ngày 28 tháng 10 năm 2018, tôi viết vài dòng kệ:
Ngẫu hứng bình thơ thiên hạ
Tấm lòng thấu cảm bật ra
Dở hay mặc người bình bán
Cứ là hồn nhiên như tiên
Là mấy dòng khái quát về thầy phong thủy Bùi Đồng, người bình khá nhiều thơ của bạn bè trên facebook dưới dạng những dòng comment.
Ông bình thơ rất ngẫu hứng và lời bình của ông phiêu diêu, lãng tử. Chất ngẫu hứng trong lời bình của ông đậm nét hương đồng gió nội, và cảm xúc thì tuôn trào theo mạch, tự nhiên, không bị lý trí cầm cương, chỉ đạo nên chất lãng tử trong câu chữ của ông mang nét dân dã, nhiều khi phảng phất chút yếu tố tâm linh huyền bí, nhưng lại rất tự nhiên, không hề gượng ép. Ông bình thơ bằng những rung cảm bất chợt xuất hiện từ những câu chữ của thơ, dẫn giải những rung cảm đó bằng ngôn ngữ đời thường, không cố tạo dáng khoe mẽ bằng những câu từ ra vẻ bác học, hiện đại nên người đọc tiếp nhận lời bình với tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái. 
Khi đọc bài “Hơi thở của núi rừng trong bài thơ CHUNG”, nhà thơ Yên Sơn đã gửi thư qua email (yenson68@gmail.com) tới tôi: “Một bài bình thơ rất độc đáo. Độc đáo ở chỗ thấy được cả những hoang sơ, hồn nhiên trong hơi thơ của nhà thơ; không như những "nhà bình thơ thiên tài" ưa đem cái tôi của mình áp đặt vào thơ người khác đến nỗi đọc xong chả hiểu là nhà phê bình văn học tài ba ấy nói cái gì! Xin cám ơn anh Bùi Đồng.”
Ông bình thơ cũng lạ lắm. Chả cần quan tâm tới tác giả bài thơ là ai? Cũng chả cần biết bài thơ đó đã có ai bình chưa? Và bài bình đó hay dở thế nào? Thích bài thơ thì ông bình, viết như vội chép để kịp ghi lại những cảm xúc bất chợt xuất hiện khi đọc thơ. Thế thôi!
Hãy nghe ông thổ lộ:
Ta bỗng dưng không còn là mình nữa, ta bị thơ ngấm đẫm, ta bị thơ chuốc say... để buồn không ra buồn, say chả ra say của trạng thái ngộ tình.
Gió thốc ngược gối giường trống vắng
…...
Đông mình em / cây đường lập cập
Đông mình em / sương muối buốt khuya 

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

CHÚC MỪNG các tác gia được giải và Hội viên mới Hội Nhà Văn Việt Nam!



- VĂN HỌC NGA HIỆN ĐẠI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYỀT VÀ LỊCH SỬ, tập lý luận phê bình của tác giả TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG
- HOÀNG ĐẾ, tiểu thuyết của RYSZARD KAPUŠCÑISKI bản dịch của  NGUYỄN CHÍ THUẬT
- TƯƠNG LAI ĐƯỢC VIẾT TRÊN ĐÁ CỔ, thơ của FERNADO RENDÓN, bản dịch của  PHẠM LONG QUẬN

 3. Hội nghị quyết định kết nạp các tác giả có tên sau đây vào Hội Nhà văn Việt Nam 
I/
THƠ


1.
VŨ TUẤN ANH
Quân đội
2.
PHẠM ÁNH
Bình Định
3.
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG
Hà Nội
4.
NGUYỄN NGỌC HẠNH
Đà Nẵng
5.
NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh
6.
NGUYỄN THỊ HẠNH LOAN
Hà Tĩnh
7.
BẾ KIM LOAN
Hà Nội
8.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Thừa Thiên Huế
9.
LÊ THIẾU NHƠN
Thành phố Hồ Chí Minh
10.
BÙI NGỌC PHÚC
Vũng Tàu
11.
NGUYỄN THÀNH TÂM
Hà Nội
12.
TRỊNH QUỐC THẮNG
Hà Nội
13.
TRẦN ĐỨC TRÍ
Hải Phòng
14.
TRẦN ĐỨC TOẢN
Thái Bình
15.
HOÀNG ANH TUẤN
Lào Cai
         

II/
VĂN XUÔI


1.
TRẦN QUỐC CƯỠNG
Phú Yên

2.
ĐỨC DŨNG (NGUYỄN ĐỨC DŨNG)
Hà Nội

3.
NGUYỄN HƯƠNG DUYÊN
Quảng Bình

4.
ĐỖ HỒNG HÀ (NGUYỄN GIA ĐỘ)
Hà Nội

5.
LÊ ĐỨC HÂN
Thành phố Hồ Chí Minh

6.
NGUYỄN VĂN HỌC
Hà Nội
7.
CHU THANH HƯƠNG
Lạng Sơn
8.
TRỌNG KHANG
Quảng Ninh
9.
LƯƠNG KY
Tuyên Quang
10.
TRẦN VĂN MIỀU
Hà Nội
11.
MAI TIẾN NGHỊ
Nam Định
12.
TRÌNH QUANG PHÚ
Thành phố Hồ Chí Minh
13.
ĐINH PHƯƠNG (NGUYỄN TRỌNG HƯNG)
Quân đội
14.
XUÂN QUANG
Phú Thọ
15.
16.
HOÀNG CHIẾN THẮNG
PHẠM THỊ TOÁN
Bắc Cạn
Đồng Tháp
         

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

LIÊN HOAN CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN

Mấy năm nay, VN tham gia CLB bóng bàn để duy trì sức khỏe và tình yêu thể thao. Các cụ từ... 40 đến ngoại 70! Năm nào cũng có một số lần uống bia do các thành viên chiêu đãi. Và vài lần gặp mặt nhân ngày kỉ niệm, nhân ngày tiễn năm cũ, đón năm mới.
Năm nay CLB tổ chức ở nhà hàng XANH bên Hồ Rùa.
Ghi lại một số hình ảnh.

                                  Ông Huyên, thay mặt Ban chủ nhiệm có đôi lời.
                                               Hoa đào trong nhà hàng

                                        Chưa biết ai thắng ai!

                                    Ông Huyên ( bìa phải) và mâm các cầu thủ chơi buổi chiều.

                                             Thay so vợt bằng so...chén!

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

BÀI THƠ “HƯƠNG QUÊ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN




BÀI THƠ “HƯƠNG QUÊ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
*
HƯƠNG QUÊ

Hương cốm nhà bên duềnh sang nhà hàng xóm
Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm
Níu bờ sông
Ơi ời “ra ngõ mà trông”
Vi vút gió đồng...
.
Ngẩn ngơ 
giấc mơ
Níu đôi bờ bằng dải yếm
Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm
Áo tứ thân trải lá lót nằm
Gom gió lại để chiều bớt rộng...
.
Thẩn thơ
Tiếng mơ thầm thĩ
“Người ơi...
Người ơi...”
Dan díu lời thề
Ngõ quê líu quíu.
*.
Hà Nội, chiều 31.08.2017
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC “HƯƠNG QUÊ”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Thơ Đặng Xuân Xuyến thường chơi cái trò ỡm ờ. Lời ít, thấy nhiều, hiểu rộng, suy diễn sâu xa tùy người. Do đó thơ Đặng Xuân Xuyến thường gặp phải hai dòng cảm ứng khác nhau: người cho dở kẻ khen hay.
Đọc bài thơ này thấy ngắn quá, có cái gì cụt cụt, thiếu thiếu làm cho ta ấm ức trong lòng. Nhưng chính cái thiếu thiếu, cụt cụt đó làm ta cứ thòm thèm như mới ăn nửa cái bánh thì bánh có dở cũng thành ngon mà bánh ngon cũng chưa biết hết mùi vị chính xác thế nào. Cái đó thương thì nói nghệ thuật mà ghét thì nói xảo thuật. Nghệ thuật hay xảo thuật thì cũng là một thành công của sự kết cấu bài thơ, của ý đồ tác giả.
Đọc bài thơ ta thấy cái dải yếm nó lớn thật, nó vắt ngang níu bờ sông, rồi nó làm náo động cả xóm làng: Ơi ời "ra ngõ mà trông". Sự náo động đó thật ra không phải của xóm làng đâu mà là của chàng trai kia đến tuổi động yêu mà thôi. Cái "Hương cốm" cũng chưa chắc của nhà ai đâu. Cái hương đó có thể tỏa ra từ dải yếm phơi bên bờ sông thơm đến độ nhà ai cũng ngửi được mà cứ tưởng rằng của nhà bên cạnh duềnh sang.
Cái thằng con trai cũng chết mê chết mệt. Nó ngẩn ngơ mơ giữa ban ngày thấy sông, thấy nước, thấy gió, thấy cả trời chiều nằm trong yếm, trong tóc, trong áo cô gái kia. 
Nó ở bên này sông mà cô gái phơi yếm ở bên kia sông. Vậy mà con mắt lãng mạn của nó thấy "níu đôi bờ bằng dải yếm".
Rồi thì thằng con trai yêu đến độ tâm thần đi lang thang và thì thầm trong miệng "Người ơi...Người ơi...." Nó "dan díu" thế thì chẳng khác chi Bùi Giáng dan díu với nàng Kim Cương xưa vậy.
Người chơi ngọc có khi chưa mang chiếc kính nhìn ngọc thi chưa thấy hết giá trị của nó đâu. Người đọc thơ cũng vậy, nên chịu khó nhìn thơ qua con mắt lãng mạn của mình như mang chiếc kính kia thì sẽ khám phá được thơ hay vậy./. 
*
CHÂU THẠCH 
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.


ĐẶNG XUÂN XUYẾN NÍU DẢI YẾM
ĐI VỀ CÕI YÊU
Tôi mới biết và còn chưa kịp quen nhà thơ có lối viết rất riêng này...
Tôi với nhà thơ cách nhau khá xa về tuổi tác, nên đọc "Cưỡng Xuân" và một số tác phẩm khác của anh, tôi cứ phải né né... nín nhịn từ xa mà vẫn chưa sao "thấu cảm" được với anh.


Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

CHÙM CUỐI NĂM MẬU TUẤT



                

 CHÙM CUỐI NĂM MẬU TUẤT
                                                   Trần Năng Tĩnh

1/TỘC TRẦN-PHỐ QUÊ

Tức Mặc nối nhịp Thành Nam
Chân quê dài theo phố xá.
Thuở nao rền vang vó ngựa
Gươm Trần Sát Thát uy phong

Quê Mình võ văn đồng vọng
Ngất trời lửa dựng-Chầu văn.
Thành Nam có Ngõ Văn Nhân
Tao đàn ấm nồng bút mực...

Nhớ Quê, nhiều đêm thổn thức
Phố Quê. Xa lại tìm về...
Còi tầm
        nghẹn lời
                   xa ngái
Bước đi, một bước tái tê.

Võ-Văn, Quê nhà là thế
Thành Nam, tơ-dệt, tan rồi !
Nguyễn Bính. Thế Phong...Hương khói !?
Tú Xương-Sông Vị, dòng trôi...

Nhang-Lòng
            Dâng nén-Thương Quê
Cúi đầu
         Lạy tạ
                Vọng về Cố-Hương.

       Hà Nội, 22/12/2018

2/LỖI NHỊP

Băn khoăn làm chi-lỗi nhịp đời.
Ta-Mình thủng thẳng tháng năm ngơi...
Lặng xem bốn chấm (4 chấm o), A còng(@)...
Nhảy!
Chầm chậm, mong Mình vui-Thảnh thơi.

Cho dù lỗi nhịp với đời,
Ru Mình
           Trong lại
                giêngs thơi
                              thủơ nào...

  Hà Nội, 7/1/2019

3/ ĐẤT TRỜI XANH LẠI

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN

DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI? - Tĩnh Thuý

Nguồn:

https://www.dkn.tv/van-hoa/dung-tuong-dai-viet-danh-bai-quan-nguyen-mong-2-lan-tren-dat-trieu-tien-ong-la-ai.html

      Trần Thủ Độ đưa nhà Trần lên ngôi, Lý Long Tường bái tạ đất Việt rồi lưu vong.                                                               (Ảnh: Youtube)


Có bài thơ rằng:

“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú - Trương Hán Siêu)

Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa?
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng.

DŨNG TƯỚNG ĐẠI VIỆT ĐÁNH BẠI QUÂN NGUYÊN MÔNG 2 LẦN TRÊN ĐẤT TRIỀU TIÊN, ÔNG LÀ AI?
                                                                  Tĩnh Thuý (ĐKN)

Lịch sử hay nhắc đến nhà Trần với 3 lần thắng quân Mông Cổ như một thần tích. Nhưng ít ai biết là trên xứ Cao Ly xa xôi, một dũng tướng Đại Việt cũng đường hoàng đánh bại quân Nguyên Mông đến 2 lần. Đó chính là hoàng tử Lý Long Tường.

Hàn Quốc hay Cao Ly ngày xưa là một xứ sở xinh đẹp và có nền văn hóa lịch sử rất đáng ngưỡng mộ. Trong thời đại ngày nay, họ đã thành công khi phần nào khôi phục văn hóa cổ và định hình văn hóa hiện đại, đồng thời còn xuất khẩu văn hóa “Made in Korea” ra khắp thế giới.
Những chàng trai cô gái Hàn Quốc xinh tươi trong các series phim truyền hình trở nên vô cùng nổi tiếng và hút khán giả, đặc biệt ở Việt Nam.
Hưởng ứng theo làn sóng hâm mộ các nam tài tử Hàn Quốc, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả câu chuyện độc đáo về “Bạch mã Hoàng tử” thật sự ở Cao Ly nhưng lại đến từ Việt Nam khoảng… 800 năm trước.
Chúng tôi đang kể về Hoàng tử Lý Long Tường (李龍祥, Hàn ngữ: 이용상/ Yi Yong-sang). Ông là hoàng tử triều Lý nước Đại Việt, sau trở thành Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của dòng họ Lý Hoa Sơn (Hoa Sơn Lý thị) ngày nay tại Hàn Quốc.

Từ Đại Đô Đốc Hải Quân đến người tỵ nạn xứ Cao Ly