Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

ĐÊM MƯA

 TÔ HOÀN

 

ĐÊM MƯA

 

Con về thăm mẹ, đêm mưa

Mới hay nhà dột, gió lùa bốn bên

Mưa rơi sợi thẳng, sợi xiên

Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời

 

Con đi đánh giặc suốt đời

Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.

 

LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 

"MÀ KHÔNG CHE NỔI MỘT NƠI MẸ NẰM"

 

Thơ viết về mẹ có rất nhiều bài hay khiến người đọc xúc động. Trong số đó, không thể không kể đến bài "Đêm mưa" của nhà thơ Tô Hoàn. Ông sinh năm 1949, quê Việt Yên, Bắc Giang; là một sĩ quan quân đội về hưu. Bài thơ được ông viết rất nhanh vì những nỗi niềm đã dồn nén trong tim      từ lâu trở thành nỗi bứt rứt, ám ảnh không viết      ra không được. Sáng tác này được in trong cuốn "100 bài thơ hay thế kỷ XX", NXB Giáo dục 2007.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

NHỊP MÙA

 NHỊP MÙA


Trần Quê

( Thời gian có tội tình gì !
Nhịp mùa mưa nắng nào chê tháng ngày)
Ai chấp chới,
Gọi- Mùa đi xa vắng !
Cho Ai tủi hờn, cô quạnh-Bến xưa...
Biền biệt gió mây, lặng buồn vời vợi
Ai ngóng chờ Ai, cho lòng lên khơi...
Vẫn biết Tụ-Tán, Buồn-Vui-Tình nhân thế
Như xuân về, lại sẽ đến... Đông sau
Vần vụ nhịp mùa-Vần xoay-Tạo hoá !
Anh gửi Nhịp-Lòng, theo gió đông sang !…
Mong, Hoa-Người, thương-Rạo rực vô vàn !…
(Hà Nội, Xuân-Tết còn vương vấn-28/1/2023-
Tức mồng bảy/Giêng/ Quý Mão !)




Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

TẾT XƯA TRONG NHỮNG TRANG SÁCH CŨ

 


TẾT XƯA TRONG NHỮNG TRANG SÁCH CŨ

                                       PGS.TS. Vũ Nho

         Trong tâm thức của mỗi người Việt, ngày Tết là một ngày thiêng liêng. Đó là ngày đoàn tụ gia đình, ngày con người trở về với quê hương bản quán, về với họ hàng, tổ tiên. Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi, được vui chơi, mà đó còn là dịp để sum họp, để thăm hỏi, chúc tụng. Với nhà văn Vũ Bằng Tết là phải về quê. Bởi vì về quê là “trở về nguồn cội để cảm thông với ông bà, tổ tiên, với anh em họ hàng, với đồng bào thôn xóm” (Thương nhớ mười hai). Tôi muốn cùng mọi người trở lại Tết xưa qua một số bài thơ, văn  chưa xa lắm.

            Ngày xưa đón Tết người Việt gọi là Ăn Tết. Có chơi nữa, nhưng ăn là chủ yếu.  Bởi thế mới có câu tục ngữ “Đói ngày giỗ cha. No ba ngày Tết”. Mới có câu ca dao hài về qủe của thầy bói : “Số cô không giàu thì nghèo/ Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà”. Bây giờ mới có kiểu chơi Tết thay cho ăn Tết.Với nhà kinh tế khá giả thì ngày nào cũng là ngày Tết. Không có nhu cầu ăn lắm đâu. Người ta rủ nhau  chơi Tết - đi du lịch trong nước hoặc ra cả nước ngoài.

         Sắm tết phải đủ cả vật chất và tinh thần như hai vế đối cân đối về điều này: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Đã đi chợ chuẩn bị thịt mỡ, dưa hành, các nguyên liệu gói bánh chưng xanh, phải ghé qua hàng thầy đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên để làm đôi câu đối đỏ. Có đôi câu đối, có thể tiện mua mấy bức tranh Đông Hồ, hay tranh Hàng Trống nữa. Thế rồi náo nức chờ ngày đầu năm mới.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

QUAN THAM SAO NHIỀU THẾ

 

QUAN THAM SAO NHIỀU THẾ 

QUAN THAM
SAO NHIỀU THẾ ?

        LƯƠNG MẠNH HẢI




Xưa tự hào Việt Nam
Ra ngõ gặp anh hùng
Bao chiến công lẫy lừng
Pháp Mỹ Nhật Tầu...chạy !
Ấy thế mà thời nay
Quan tham sao nhiều thế
Ngồi đếm mà không xuể
Toàn những vụ động trời !

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

YÊU KIỂU NGA

 


YÊU KIỂU NGA!


Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.

Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ...

Clavia và Yasaburo gặp nhau năm 1959 khi cả hai đều trải qua trại tập trung của Stalin. Bà bị kết án 7 năm tù vì tội "hoang phí tài sản XHCN", còn ông phải 10 năm "bóc lịch" vì là "gián điệp Nhật".

Cả hai lại cùng có nỗi đau riêng: bà đã có chồng, sinh con trai và chờ chồng trở về từ mặt trận. Nhưng khi bà bị kết án đưa đi vùng khỉ ho cò gáy là Kolyma thì chồng bà trở về đã lập gia đình khác. Ông cũng không kém bi kịch: sau khi cưới vợ ở Nhật Bản đã cùng vợ trẻ đến sống ở Triều Tiên và ở đó họ sinh 2 con, 1 trai, 1 gái.

Vào mùa thu năm 1945, hồng quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, đã bắt gần như tất cả người Nhật và đưa về Liên Xô cải tạo với tội danh "làm gián điệp chống Liên Xô". Yasaburo ngồi tù cùng Clavia ở gần thành phố Magadan. Khi ông ra tù, người ta lại quên không đưa ông vào danh sách tù binh chiến tranh để trao trả về Nhật. Thêm nữa, ông tuyệt vọng vì cứ nghĩ vợ con mình đã chết  và sợ hãi không biết đi đâu về đâu, nên rốt cục quyết định nhận quốc tịch Liên Xô, đổi tên thành Yakov Ivanovich.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG

 


CHÙM THƠ LÊ THANH HÙNG Sửa

Em qua lối mộng xuân thì
Theo làn áo mỏng, trôi đong đưa
Em qua bừng nở cơn giông trưa
Chợt nhớ ngoan mềm như dáng cỏ
Trong chiều bùng nổ một ngày xưa
*
Buông trễ xuân thì những đường cong
Khóa chặt hương mùa bên bến sông
Bỗng dưng rộn đám, hoa chen nở
Ganh với chiều xuân, một bóng hồng
*
Nắng rợp đường xưa, thẩn thờ rơi
Dấu tình rợn ngợp rối tơi bời
Vụng về, vê mỏng hương ngày cũ
Quay ngoắc hoài mong mộng rã rời
*
Tìm ngày thơ dại, đã trôi xa
Gượng gạo em cười, vương điệu đà
Níu bẻ cành hoa, ngoài tầm với
Lơi lả, may mà ... có anh qua


Em về quê đón tết
Gốc mai già định vị mặt trời đi
Lấp loá nắng đang trở chiều sáng tối

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Giới thiệu tập truyện ngắn của Phạm Khắc Mã

 


NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯNG… KHÔNG BÌNH THƯỜNG

                                    PGS.TS.Nhà văn Vũ Nho

            Giới thiệu tập truyện ngắn của Phạm Khắc Mã

 

        Anh Phạm Khắc Mã vốn là dân kĩ thuật. Anh đến với văn chương khá muộn màng. Đã từng in hai tập thơ   Dòng chảy ( nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2017)  Phiên khúc ( Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2020). Cả 2 tập này tôi đều có liên quan khi viết bài phát biểu trong buổi ra mắt sách ở Hội trường nhà máy Điện Cao Ngạn, và tập sau là lời giới thiệu in  lên đầu sách.

            Bất ngờ, tôi nhận được anh đề nghị viết đôi dòng cho tập truyện ngắn gồm 19 truyện viết từ năm 2017 đến năm 2022.

            Như vậy, có thể thấy tác giả đến với văn chương khá muộn, đến với  thể loại truyện ngắn  còn muộn màng hơn.

            Nhưng vấn đề không phải là sớm hay muộn. Mà cái chính là đến như thế nào, có ghi được tên mình vào trí nhớ bạn đọc hay không.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI NÓI GÌ VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG?

 

CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI NÓI GÌ VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG?

(Qua  KỈ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ tập 1, Nxb Nghệ An 2022)



                                                      Vũ Nho

          Nhân dịp UNESCO vinh danh nhà thơ Hồ Xuân Hương, ngày 4 tháng 12 năm 2022, UBND tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế. Có  107 tham luận được in trong kỉ yếu. Đáng chú ý có 8 tham luận của các học giả nước ngoài từ Slovakia, Rumania, Hoa Kì,  Công Gô, Pháp. Có  2 tham luận của người Việt nhưng nghiên cứu ở  nước ngoài là GS.TS. Ngô Thanh Nhàn (Đại học Temple, Hoa Kì) và TS. Phạm Trọng Chánh  ( Viện Đại học Paris Sorbonne). Thông tin của Hội thảo  cho biết thơ của Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng là: Anh ( 9 bản dịch), Ba Lan, Bungaria,  Đức, Nga, Pháp ( 9 bản dịch), Phần Lan, Rumainia, Séc, Slovakia,  Tây Ban Nha,  Hán ( 2 bản dịch).( Kỉ yếu tập 2, tr.238 – 242). Theo tham luận của thạc sĩ Nguyễn Thị Sông Hương ( Paris, Pháp) thì số bản dịch tiếng Anh là 11, tiếng Pháp là 12. Còn thêm 3 thứ tiếng là Hàn Quốc, Nhật BảnHindi ( Kỉ yếu tập 1- viết tắt KY1, trang 190 – 193).

            Chúng tôi xin trình bày tóm tắt những đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương cuả các học giả nước ngoài.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023

CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023!

 

       CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023!


CHÚC CÁC BẠN VIẾT VÀ BẠN ĐỌC TRANG VUNHONB.BLOGSPOT.COM

NĂM MỚI: SỨC KHỎE MỚI, NIỀM VUI MỚI, MAY MẮN, AN LÀNH, HẠNH PHÚC!

Vũ Nho chủ trang

CHÙM THƠ VÂN NGÀ

 


CHÙM THƠ VÂN NGÀ Sửa

SA MẠC TÌNH YÊU


Căng lên đợi phút du dương
Cậy nhờ cánh gió trăm đường mộng mơ
Vi vu tìm chốn bến bờ
Mênh mang bốn cõi ngẩn ngơ giữa tuần

Khát lòng một tiếng đàn ngân
Tay vê từng nốt, ngón lần từng giây
Cạn đêm cho tiếng lòng đầy
Luyến lưu, bịn rịn, ngất ngây, ngập ngừng…

So dây tay phím vừa ngưng
Âm còn văng vẳng nửa mừng, nửa lo
Trăng thanh chở nặng chuyến đò
Ơi con sào chống về cho kịp người.


ĐÊM DƯỚI GỐC SALA

Nghe tiếng mõ
Tiếng kệ kinh
Chuông ngân tám cõi gần xa
Bến giác nào trong ta?

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2023

CẢM NHẬN “HOẠ MI HÓT TRONG THƠ " CỦA LÊ HỒNG THIỆN

 CẢM NHẬN  “HOẠ MI HÓT TRONG THƠ "

  CỦA LÊ HỒNG THIỆN

                                                                                  Nguyễn Thị Thiện  

Nhà thơ quê nhãn Lê Hồng Thiện (1943, Hưng Yên), hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, với hơn nửa thế kỷ sáng tác đã gửi tới bạn đọc mấy tập thơ các chủ đề khác và hàng chục tập thơ viết cho thiếu nhi với tổng số hàng nghìn bài. Từ trước tới nay, tôi và rất nhiều  bạn đọc chỉ biết đến Lê Hồng Thiện ở tư cách một thi nhân thành công nổi bật ở mảng thơ thiếu nhi. Mới đây, ông đã dành thời gian quý báu đến thăm và trực tiếp tặng tôi tập“Họa mi hót trong thơ”- Tiểu luận và phê bình . Tôi đọc ngay cuốn sách còn thơm mùi giấy mới, thật trân quý và ngưỡng mộ nhà thơ và ghi lại cảm nhận đôi điều về ấn phẩm này.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2023

XUÂN CHỢT THỨC

 

XUÂN CHỢT THỨC Sửa

 XUÂN CHỢT THỨC

Tản văn của Phạm Ngọc Tâm Dung


             

    Xuân chợt thức trong những hạt mưa mới mẻ, bồng bềnh, bay là là, mờ ảo như khói, như sương trong suốt, mà vi diệu quá đỗi!

Giọt nước mắt ấm áp, tinh khôi của nhà giời ấy, thoa nhè nhẹ trên mặt lá, tẩy cho kỳ hết những hạt sạn bụi của mùa đông két lại. Chòm lá cây vừa được tắm gội sạnh sẽ, như mỏng ra, như mềm ra, mướt xanh và ưỡn cong hứng những sợi nằng non thật mỏng, và cũng thật trong để tạo ra chất diệp lục bổ dưỡng mà nuôi những chồi non đang cựa quậy trong lòng mình, tựa như bụng bầu của người mẹ trẻ lần đầu hoài thai.

Xuân chợt thức trong làn gió bấc ghé đông. Cái anh chàng gió Đông Bắc đầu gấu hung hăng, quái tính, hay châm chọc, đi đến đâu làm cho người ta run cầm cập vì sợ hãi đến đấy, đã được nàng xuân cảm hóa. Chàng gió bỗng trở nên nhẹ nhàng, chải chuốt dễ mến. Gió điệu đà rung nhẹ những hàng cây, để cho những chiếc cành khẽ đòng đưa, để cho những chiếc lá chạm vào nhau, thì thầm trò chuyện rồi bất chợt say sưa quấn lại với nhau, làm cho không gian tạo nên những khúc nhạc rì rào muôn thuở của họ nhà cây, ru các chồi xanh nhúc nhích vươn mình. Gió bay la đà trên mặt Hồ Tây, ghẹo cho những con sóng khúc khích cười, chọc những cô cá, những cậu cá hứng chí nhảy cỡn lên, khoe ánh bạc long lanh mà quyến rũ bạn tình chờ mùa tháng ba sinh đẻ. Gió cũng luồn lách, lượn lờ như cá cảnh tại những khu người ta trồng hoa Tết, rau Tết ở vùng Nhật Tân và ven Sông Hồng, ở những dãy hàng hoa bạt ngàn trăm hồng nghìn tía. Gió khe khẽ ghé sát từng bông hoa, từng nhụy hoa, đa tình cuốn vào mình một chút hương trinh thơm nức nở, để rồi hào phóng chia đều cho cả không gian Hà Thành thứ mùi hương ngất ngây, chỉ vương vấn trong những ngày giáp Tết.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

TRINH TIẾT

 TRINH TIẾT

       TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM KHẮC MÃ

Phiên tòa vụ án hình sự của Tòa án Nhân dân Thành phố, nơi cư trú của kẻ phạm tội vừa kết thúc. Vụ án xét xử tội cưỡng hiếp con gái người tình; người bị hại chưa tới 16 tuổi khép lại với bản án đích đáng cho kẻ có tội.

Hội thẩm nhân dân Dương Cao Thanh bước ra khỏi phiên tòa với dòng suy nghĩ đan xen giữa: phẫn nộ kẻ phạm tội và thương xót cho mẹ con người bị hại. Đành rằng kẻ phạm tội phải trừng trị bằng luật pháp, nhưng số phận của người bị hại sẽ đeo đẳng cả một cuộc đời, nhất là trước ngưỡng cửa sự nghiệp chưa thấy bình minh cuộc sống đã phải gánh chịu nỗi tủi nhục, đau xót về tinh thần và thể xác.

Miên man trong dòng suy ngẫm, ông Thanh vừa ra khỏi cổng bảo vệ Tòa án thì hai người phụ nữ đã đứng trước mũi xe của ông. Ông nhận ra đó là hai mẹ con người bị hại trong phiên tòa vừa kết thúc. Nghĩ có điều gì khúc mắc trong phiên xử, ông vừa dừng xe, ông nhận thấy sự kì lạ: hai mẹ con Thủy (tên người mẹ) đang quỳ phủ phục dưới chân ông, giọng Thủy run trong cơn nấc nghẹn:

- Trời đã cho mẹ con con được gặp ông. (quay lại nói với con gái): đây là ân nhân của con đấy, lạy ông đi con.

Ông Thanh chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện, ông mời hai người vào phòng trực bảo vệ, muốn rõ sự tình. Qua lời của Thủy, ông Thanh nhớ lại câu chuyện đã gần 20 năm.

***

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

VƯỢT QUA DÒNG LŨ

 


VƯỢT QUA DÒNG LŨ 

Nguyễn Xuân Mẫn
 
VƯỢT QUA DÒNG LŨ
 
   Hôm ấy, dưới khe Nậm Mòn vẳng lên tiếng gì kêu nghe the thé, nó níu chân những người đi chợ Mường Siên dừng lại. Có người thì thào: Ôi! Ma đói xin ăn! Cô Dìn cười: Chắc con mèo chửa của nhà ai đi lạc rồi đẻ con! Thím Dùng nhanh nhẹn giục chồng: Đưa tôi dắt ngựa, bố nó xuống lấy đi. Nhà mình đang không có mèo! Khi mọi người vừa đi qua khe, sang sườn núi bên kia, đã thấy chú Dùng đứng giữa đường, hai tay ôm chiếc áo rét dầy sụ bọc cái gì trong đấy. Miệng chú méo xệch: Đứa khốn nạn nào đẻ con xong, không nuôi đem bỏ dưới ấy. Con bé kháu lắm!
   Cả nhà chú Dùng mừng hơn đào được lọ bạc, vì có ba đứa con trai, bây giờ thím không phải đẻ nhưng cũng có con gái để làm bạn. Con bé ấy được đặt tên là Mòn, gọi theo tiếng kinh là khe nước đùn, nơi nó bị bỏ rơi. Nhưng chẳng biết vì sao, từ khi có con Mòn, thím Dùng hay bị ốm vặt. Người ta đồn: Chắc ma bên nhà nó đòi con cháu, có khi đòi bắt luôn cả ba thằng trai nhà chú thím. Không tin có ma nhưng đi chỗ nào cũng nghe người ta thì thào to nhỏ, chú thím đành cho bà Chơ nuôi nó. Bà Chơ đã ngoài năm mươi tuổi, chậm tay chân, chậm mồm nói, cái nghĩ cũng chậm, nên không lấy được chồng. Ở với bà Chơ, chẳng được dạy bảo chu đáo, nên con Mòn không coi ai ra gì, mà lại rất tinh ranh. Thuê bà Chơ đi cấy, cô Nhinh người Nùng nói đùa: Cô đã nuôi cơm hai mẹ con rồi, không trả tiền bán công đâu! Con Mòn khóc, lăn ra giữa nhà cô ăn vạ. Dù cho bà Chơ nuôi con Mòn, nhưng vài ba ngày, người nhà chú Dùng lại ghé qua, nếu thấy hết gạo, lại phải về mang sang. Một hôm không còn gạo nấu cơm tối, con Mòn gào thét, cào cấu bà Chơ. Thằng Giả, con cả chú Dùng đi qua, hốt hoảng chạy vào, bị con Mòn chửi: Cả nhà mày tham như đàn chó, bán tao cho con già không biết thành người! Thằng Giả bực tức, phát vào đít nó một cái. Con Mòn gầm lên: Mai tao đi đốt nhà mày!

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

TẾT NÀY

 TẾT NÀY

                Nguyễn Khôi

( nhớ Thạch Quỳ )

                                                           Nhà thơ Nguyễn Khôi


Tết này con cháu đi Du lch
Bố ở nhà hương khói nhớ ông bà
Ngày xưa mái rạ mà xum họp
Nay nhà gác ngói lại lìa xa …
Tết này mấy ai về Quê cũ
Người ở Berlin, kẻ London
Băng tuyết trời Tây đâu mùi Tết
Hoa đào , hoa mận vọng cố hương …
Tết này bom đạn Ukraina ngút
Quên sao được Tết B 52 ( 1972)
Khâm Thiên ngày ấy Vành khăn trắng
Pháo sáng canh đêm , đạn toé trời …
Tết này ra phố , mình thưởng tết
Cờ hoa rạng rỡ khách Du Xuân
Thương cô cháu nhỏ đi trải nghiệm
trên Phăng Xi Păng tuyết trắng ngần .
Quê Tết Quý Mão - 2023
Nguyễn Khôi


Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

VÀO CHÙA CÙNG EM VỚI LỜI BÌNH

 

VÀO CHÙA CÙNG EM VỚI LỜI BÌNH Sửa

 
Lời bình của nhà phê bình văn học , nhà thơ MAI THANH về Bài thơ VÀO CHÙA CÙNG EM của nhà thơ LƯƠNG TOÁN - LƯƠNG MẠNH HẢI.
 

      NHÀ THƠ LƯƠNG TOÁN - LƯƠNG MẠNH HẢI
 
Thơ tình nói chung thường gây rung động lòng người. Thơ tình nỗi niềm lại cộng thêm nỗi cảm động, khiến bài thơ trở nên xúc động lạ thường.”Vào chùa cùng em” của Lương Mạnh Hải là một bài thơ như thế!
Bài thơ tạm chia thành ba mạch ý tưởng.
Bốn câu thơ đầu:
Em đang tu ở chùa nào?
Để anh xuống tóc xin vào cùng tu.
Ngày ngày cùng niệm ... Nam mô
Thỉnh chuông, gõ mõ, tự ru lòng mình...
Tình yêu dang dở, em trốn chạy vào chùa đi tu, nhưng anh không thể xa em được, quyết đi tu cùng em – đã rõ, vì em, chứ không phải vì Phật Thiền mà anh đi tu, để được “Thỉnh chuông, gõ mõ, tự ru lòng mình...”, để niệm ru nỗi niềm chia ly!
Mười sáu câu ở thân bài tiếp theo là cảm kể về chuyện tình của anh và em với bao điều trái ngang:
Trái ngang và những chuân chuyên
Theo em phận gái thuyền quyên một đời
Để rồi em quên mọi tính cách con người, như tham lam, ghen tỵ, si mê, lạc thú, giận hờn, yêu thương và khinh ghét, đặc biệt là quên đi tình yêu nồng nàn, đằm thắm của chúng ta để chỉ nghe tiếng chuông chùa khỏa lấp hồn yêu:
Xa rồi, xa mãi thật rồi
Vòng tay ai... của một thời yêu thương
Chỉ còn những tiếng chuông buông
Binh bong đọng nỗi vấn vương trời chiều.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

TÔI LẤY VỢ

 

TÔI LẤY VỢ Sửa

Kính các cụ ,
Chuyện “ Tôi cưới vợ “ rất hay …có lẽ ở ngoài Bắc Kỳ thì sướng nhất là làm rể xứ Thái Tây Bắc ( Sơn La , Lai Châu )… NK làm việc trên Sơn La 21 năm , là Kỹ sư Nông nghiệp nên phải “ cắm bản “ ở dưới bản ( làng ) để “ chỉ đạo sản xuất “ - hướng dẫn Nông dân đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng, biết bao thế hệ Cán bộ kỹ thuật thì nay Sơn La là vùng miền núi có Bò sữa , chè , rau quả xuất khẩu, cái Nông trường có thời NK làm Giám đốc nay vẫn là Cơ sở duy nhất sản xuất Ngô giống bán cho bên Bắc Lào …do ở lâu trên Xứ Thái nên NK đã chứng kiến nhiều cặp đôi “ trai Kinh - gái Thái “ kết hôn khá hạnh phúc , nên cảm hứng viết bài :
BẢN CHIỀNG LY
Bản Chiềng Ly chưa đi đã nhớ
Phố chênh vênh bên núi bên hồ
Gái bản từ lâu quen chợ búa
Trai Thuận Châu bao bạn nằm mơ…
Người Chiềng Ly hay đi đây đó
Mùa hoa Ban về dự hội làng
quả Còn lửa bay ngang trời phố nhỏ
Trái tim hồng thiếu nữ đón Xuân sang (1)
Tôi say đắm yêu Cô Nàng như thế
Ải êm (2) thương cho về ở Kinh kỳ
Không ở rể (3) mà vẫn là rể quý
Để mỗi năm lại lên Tết Chiềng Ly.
———
(1) quả Còn như trái tim bốc lửa trai gái ném cho nhau trong ngày hội tung Còn.
(2) Ải êm : cha mẹ
(3) tục ở rể 3 năm lao động để trả công ơn bố mẹ vợ .
Thuận Châu 1993-NK
image.png

Lời giới thiệu

Đây là một câu chuyện hay, vui, và rất dễ thuơng…  Chuyện này cũng có thể dùng để “quảng cáo” cho các anh “con trai thành thị” muốn lấy “gái quê miệt vườn.” 

Thời xưa thấy có chuyện bất công là con gái không được đi học tới nơi tới chốn (?) như con trai, như cô Vi trong chuyện này, nhưng họ rất thông minh; với tài nghệ nắm ót / xỏ mũi chồng có thể được cấp bằng “Thạc sĩ hàm thụ!” rồi. 

Nói gì thì nói.  Tui thấy làm rể gia đình người miền Nam là sướng nhất vì các gia đình người Nam rất quý con rể (Mà thiệt hôn?!)

TVG

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

TẤM LÒNG NGƯỜI XA XỨ

 TẤM LÒNG NGƯỜI XA XỨ

Giới thiệu tập thơ Thương gửi gió mây của Bùi Thu Nga

                        PGS.TS. NHÀ VĂN  Vũ Nho



          Con người ta ai cũng có một nơi sinh, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi cất tiếng khóc đầu tiên chào đời. Tự bao đời nơi ấy là quê hương, là mảnh đất mà khi rời xa, họ luôn luôn nhớ về. Bởi thế mới có bài ca dao thấm đẫm tình cảm:

            Anh đi anh nhớ quê nhà

            Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

            Nhớ ai một nắng hai sương

            Nhớ người tát nước bên đường hôm nao

Xa làng sang làng khác, tổng khác thì : Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Ngó về quê mẹ, ruột đau chin chiều. Xa quê sang tỉnh khác, miền khác thì vọng cố hương:

            Vì mây cho núi nên xa

            Mây cao mù mịt, núi nhòa xanh xanh

Đấy là ngày xưa.

Còn bây giời thế giới phẳng, thời 4.0, xa  nhau tỉnh nọ tỉnh kia trong nước là chuyện thường. Điện thoại thông minh, iphone, ipad, xe cộ, máy bay làm không gian gần lại. Ngay cả không gia xa cách nước này nước khác, châu lục này châu lục khác cũng vậy thôi. Tuy thế, Bùi Thu Nga, sang tận Anggola thì cũng không phải nhiều người Việt như cô. Không phải chốc lát, ngày một ngày hai có thể bứt khỏi công việc về lại cố hương. Bởi thế mà niềm thương nỗi nhớ, tác giả đành trút vào những vần thơ, đành “Thương gửi gió mây” về   quê Việt.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

CÁCH TÍNH HƯỚNG XUẤT HÀNH

 

CÁCH TÍNH HƯỚNG XUẤT HÀNH... Sửa

CÁCH TÍNH PHƯƠNG VỊ XUẤT HÀNH:

HỶ THẦN, TÀI THẦN, HẠC THẦN

*ĐẶNG XUÂN XUYẾN



 (trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ; Thanh Hóa ; 2010.)

 

Theo tín ngưỡng dân gian, có 3 loại hướng phổ biến thông dụng khi xuất hành: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu) được người xưa cân nhắc để chọn hướng xuất hành. Ba loại thần sát chỉ phương hướng thay đổi theo ngày can chi.

Cụ thể:

 

A. HỶ THẦN:

Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự:

- Ngày Giáp và ngày Kỷ: Hướng Đông bắc

- Ngày Ất và ngày Canh: Hướng Tây Bắc

- Ngày Bính và ngày Tân: Hướng Tây Nam

- Ngày Đinh và ngày Nhâm: Hướng chính Nam

- Ngày Mậu và  ngày Quý: Hướng Đông Nam

 

B. TÀI THẦN:

Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc)

- Ngày Giáp và ngày Ất: Hướng Đông Nam

- Ngày Bính và ngày Đinh: Hướng Đông

- Ngày Mậu: Hướng Bắc

- Ngày Kỷ: Hướng Nam

- Ngày Canh và ngày Tân: Hướng Tây Nam

- Ngày Nhâm: Hướng Tây

- Ngày Quý: Hướng Tây Bắc.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

CON MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI VIỆT



 CON MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG

CỦA NGƯỜI VIỆT 

              VŨ THỊ HƯƠNG MAI

Trong văn hóa tín ngưỡng dân gian thì người Trung Quốc gọi năm Mão là năm con thỏ, còn Việt Nam gọi năm Mão là năm con mèo.

Có nhiều cách lý giải khác nhau về việc mèo thay thế thỏ trong 12 con giáp ở Việt Nam nhưng cách lý giải phổ biến nhất là chữ thỏ trong tiếng Trung Quốc phát âm là "mao" - nghe giống từ mão (con mèo) trong tiếng Việt. Vì hai từ phát âm gần giống nhau nên trong quá trình thông dịch, đã xảy ra sự nhầm lẫn khiến con thỏ trong 12 con giáp ở Trung Quốc được thay thế bằng con mèo. 

Ngoài ra, còn có cách lý giải khác: Ở Trung Quốc, thỏ được cho là con vật tượng trưng cho những gì hạnh phúc nhất. Trong khi đó, tại Việt Nam, mèo được cho là "bạn đồng hành" sạch sẽ, thông minh và hòa đồng nên người Việt thay thỏ bằng mèo trong danh sách 12 con giáp là phù hợp. Hơn nữa, thỏ là loài gặm nhấm như chuột, trong khi chuột cũng là một trong 12 con giáp mà các con giáp nên là độc nhất và khác biệt với nhau. Thêm nữa, mèo còn giúp tạo ra thế đối xứng với chó. Theo thuyết âm dương, điều này thể hiện sự cân bằng, giúp giải quyết các mâu thuẫn. Vì vậy, dùng mèo thay thỏ trong 12 con giáp được cho là tốt hơn.

Tuy nhiên, theo tín ngưỡng của người Việt Nam ta thì không nên tặng mèo cho người khác vào dịp đầu năm mới. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng từ "mèo" cùng vần với từ "nghèo" nên nếu tặng mèo vào ngày đầu năm đồng nghĩa với lời chúc cho người nhận nghèo khó quanh năm. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

TIẾNG CUỐC GỌI NGƯỜI

 

TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI 

TIẾNG CUỐC GỌI NGƯỜI

 

 

 
  



                          NHÀ VĂN VŨ THIỆN KHÁI


       Một ngày giáp Tết, tôi dắt thằng cháu ngoại thủng thẳng đi dạo phố chợ Tân Châu, chủ ý muốn xem thiên hạ chuẩn bị vui xuân đón Tết thế nào. Hình như những ngày này ai cũng có nhu cầu nao nức, đi đây đi đó nên hai bên hè phố người đông như nước chảy. Trên lề đường, có đoạn tràn xuống cả mặt đường, kẻ bán chen nhau bày bán hằng hà sa số đặc sản Tết, người mua chen nhau hối hả mua như sợ hết thứ mình ưa thích. Đang mải mê nhìn ngó không biết chán, tôi chợt trông thấy một chị đầu trùm khăn rằn kín mít, hai tay giơ cao hai chùm chim cuốc dễ đến mấy chục con. Con rã cánh xạc xờ đau khổ, con nhắm nghiền hai mắt cam chịu. Con đôi mắt mở to ngác ngơ chẳng hiểu vì sao. Con há mỏ chừng như ngạt thở. Con nào cũng một vẻ tội nghiệp như nhau. Chị ta lơ lớ cất tiếng rao lạc lõng: Cuốc… cuốc, chim cuốc ai mua. Thật chẳng lời nào tả được nỗi lòng thương cảm trong tôi lúc ấy. Đã hơn nửa đời người xa quê, luôn day dứt nhớ nhung những buổi chiều thổn thức, ngồi nghe chim cuốc gọi mòn đêm da diết trên đồng. Nên trong sâu lắng hồn tôi, vẫn hằng đêm âm thầm vang lên từng tràng tiếng cuốc quê xưa chói lói gọi người.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

CON MÈO TRONG THI CA TIẾNG ĐỨC

 

CON MÈO TRONG THI CA TIẾNG ĐỨC Sửa

Chủ đề Con Mèo trong thi ca tiếng Đức

 Chuyển ngữ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương - Bắc Ninh )

Tư liệu gốc để dịch : “Ketzen gedichte de “

Kỷ niệm Quý Mão 2023 là năm con mèo .



 Bài số 1

*

Con mèo của tôi

 Của Martina Endres

 

Dáng đi ... lịch lãm

Meo meo ... quyến rũ

Khuôn mặt ... thú vị

Bắt bóng ... khiêu khích

Đôi mắt ... say đắm

Tính cách... hiểu sai

 

Gừ gừ ... anh dũng

Ngoại hình ... nổi tiếng

Vết sẹo ... rất sâu

Linh hồn của mèo...

Liên quan đến tôi

 

 

Meine Katze Martina Endres

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

CHÒNG CHÀNH... THƠ

 CHÒNG CHÀNH... THƠ

(Bốn đoản khúc về thơ Nguyễn Thị Vân Ngà)

​​​​​​​​​BÙI VIỆT THẮNG

1.“Im lặng là vàng”, “Khởi thủy là lời”. Hiểu theo cách nào cũng có thể thấu triệt chân lý tối thượng. Đọc tập thơ mới Đừng bảo em lặng im (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022) của Nguyễn Thị Vân Ngà tôi cứ như người bâng khuâng, váng vất “chọn một dòng hay để nước trôi”. Bề ngoài, Vân Ngà sục sôi, cháy bỏng cứ như Hỏa Diệm Sơn. Nhưng bên trong, tôi ước đoán, lại là một cõi mông lung mơ hồ, đôi khi tựa hoang hoải. Nói khác đi, Vân Ngà là một cá tính mang tính nhị nguyên, phân cực rất rõ - trào dâng hân hoan đấy mà yếu mềm cô đơn ngay đấy; phơi bày ruột gan đấy nhưng lập tức giấu mình nhanh nhạy ngay đấy trước những làn tên mũi đạn vô tình hay hữu ý đấy của thiên hạ (vì thế nên bài thơ Đạn và em khá hy hữu và độc đáo). Nhưng có nét sau đây thì tôi thấy chị nhất quán, thủy chung hết mực - dâng hiến cạn kiệt cho Nàng Thơ. Nếu trong đời đôi khi sự tận hiến của người thơ không được đền đáp, bù đắp tương xứng thì trong thơ Vân Ngà triệt để tận hiến tất cả tâm hồn và sức lực, cho đến lúc tàn hơi không thể làm gì hơn. Nhưng có vẻ như hoàn toàn thỏa mãn vì được phóng chiếu, giải phóng năng lượng sáng tạo. Là tôi cứ mường tượng như thế. Đừng bảo em lặng im là tập thơ thứ tư của Nguyễn Thị Vân Ngà. Nếu tôi không nhầm thì ban đầu chị dự định đặt cho đứa con tinh thần của mình một cái tên nghe có vẻ xa xôi và huyền bí  - Bờ nhân gian. Riêng tôi, thích cái tên được đổi mới và trình làng văn, nghe có vẻ đời hơn, gần gũi hơn, thiết thân hơn, đại chúng hơn. Bốn tập thơ, chưa phải là nhiều nhưng không thể nói là ít với một người làm thơ nồng nàn như Vân Ngà.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

MÙA XUÂN VỚI THƠ VÀ TÌNH YÊU

  


MÙA XUÂN VỚI THƠ VÀ TÌNH YÊU

                  Bùi Minh Trí, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội,Chủ tịch CLB Thơ Nhà giáo VN

 

         Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, đời người khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ thường được thay bằng một khái niệm đầy chất thơ - tuổi xuân. Mùa xuân gắn với tuổi trẻ với thơ và  tình yêu...là điều tự nhiên.

        Thơ về mùa xuân và tình yêu là một đề tài rất lớn, muôn sắc màu và sôi nổi.  

       • MÙA XUÂN VỚI THƠ.

    Mùa xuân được ví như một nàng công chúa xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại. Khi những cơn gió lạnh tê tái đi qua để nhường chỗ cho làn gió mới hiu hiu với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, ấy là lúc mùa xuân đã gõ cửa Hà Thành mang theo bao sức sống trên những chồi non mơn mởn màu xanh.Muôn hoa cùng khoe sắc đua hương tô điểm cho đất trời. Mùa xuân đi vào thơ của các nhà thơ nổi tiếng đất nước và của người Hà Nội.

 Năm 1948, ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã sáng tác bài thơ Nguyên tiêu. Đó là bài thơ tiêu biu mang phong cách thơ H Chí Minh lp lánh ánh thép và ngi sáng cht tình; hài hòa gia tính thi sĩ và chiến sĩ. Vì vậy sau 58 năm,  tức là năm 2003, Hi nhà văn Vit Nam đã đề ngh ly ngày rm tháng giêng, làm Ngày thơ Vit Nam. . Bài thơ này đã được nhà thơ Xuân Thủy dịch rất hay, nhưng theo thể lục bát. Một số người đã thử dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt

 

NGUYÊN TIÊU

Kim d nguyên tiêu nguyt chính viên, 
Xuân giang, xuân thu
 tiếp xuân thiên. 
Yên ba thâm x
 đàm quân s
D
 bán quy lai nguyt mãn thuyn

RẰM THÁNG GIÊNG (tạm dịch)

Đêm xuống trăng tròn giữa tháng giêng

Xuân trời, xuân nước bóng sông nghiêng

Giữa nơi sóng thẳm bàn quân vụ

Trăng sáng nửa đêm chở ngợp thuyền

Khi chim én báo hiệu xuân về, trên đất nước ta có sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai, nồng nàn của hương quất, lúa chiêm phơi phới, núi xuân xanh Ba Vì Tam ĐảoTrong “Bài ca xuân 61” Tố Hữu viết: