Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

KÍNH BÁO!

 


KÍNH BÁO

DO ĐIỀU KIỆN RIÊNG, VŨ NHO TÔI SẼ NGỪNG ĐĂNG BÀI MỘT THỜI GIAN.

SAU NGÀY 13 THÁNG MỘT NĂM 2024, LẠI TIẾP TỤC BÌNH THƯỜNG!

KÍNH BÁO CÁC BẠN ĐỌC ĐƯỢC RÕ!

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN SỰ THEO DÕI!

CHỦ TRANG



Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2023

KHI EM KHÔNG CÒN BUỒN GIẬN ANH

 


LÊ THANH HÙNG

KHI EM KHÔNG CÒN BUỒN GIẬN ANH

Mỗi lần gặp nhau xem như là đang đi lạc

Em, người đàn bà trưởng thành

Sao thực hiện giấc mơ bằng một giấc mơ khác

Cứ mong muốn cái người ta đã từng là

Cho năm tháng ân tình mỗi lúc một xa


Tự ĐĂNG THử

 






Tự ĐĂNG THử.

MÁY MớI RẤT KHÓ KHĂN

COP RỒI DÁN KHÔNG NỔI

ĐÀNH GÕ THử...XEM SAO!

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

CHÙM THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ

 

CHÙM THƠ TRẦN TRỌNG GIÁ 

anh_anh_gia

GẶP BẠN TRONG MƠ
(Tưởng nhớ: nhà thơ Lê Thi Hữu, cùng huyện Nho Quan.Ngày Thi Hữu mất tôi không về được)

Tôi về, bạn đã ra đi
Còn đâu vạt cỏ xanh rì triền đê.
Tìm ai đối ẩm trăng thề
Mở thơ bạn đọc mà se sắt lòng.

Nửa đời gạn đục, khơi trong
Duyên thơ buộc bạn long đong tháng ngày.
Âm thầm chia sẻ đắng cay
Cùng thơ gieo hạt ươm cây xanh vườn.

Quê nghèo nắng táp, mưa tuôn
Trang thơ bạn vẫn đượm hồn thi nhân.
Câu thơ có điệu, có vần
Có hồn, có vía trong ngần tình thơ.

Tôi về gặp bạn trong mơ
Bến sông lặng lẽ, con đò bỏ không.
Đâu còn ly rượu tương phùng
Ngọt bùi giữ lại, cay nồng bỏ đi.

Quê hương năm tháng còn ghi
Những gì trống vắng, những gì đầy vơi.

Bão giông giờ đã qua rồi
Tình thơ bạn gửi bao lời mai sau
Câu thơ chìm nổi bể dâu
Có bùn đất lấm nỗi đau phận người…

Trần Trọng Giá

TA CÙNG…
(Tặng Thi hữu Ca Đào”)

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2023

CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI

 CHUYỆN CU TỐ LÀNG TÔI

ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ng_xun_xuyn

*

Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ. Bằng tuổi nó, con nhà khác thì được học hành đến nơi đến chốn, còn nó, đang học dở cấp 2 phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Mẹ nó bỏ làng ra đi dễ đến sáu, bảy năm rồi, còn bố nó là kẻ nát rượu nhất vùng, mỗi khi quá chén lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân, trút lên đầu nó tất cả sự hận thù về mẹ nó. Nghe đâu, mẹ nó sau một cuộc mây mưa tình ái với gã hàng xóm, nó được hình thành từ bận ấy. Không phải lão Phục - bố nó - có vấn đề về chuyện chăn gối, mà cái chính để mẹ nó ngoại tình đẻ ra nó là do hoàn cảnh …. Vâng, thì hẳn là do hoàn cảnh, chứ mẹ nó vốn là người nổi tiếng hiền thục nhất làng, đâu muốn lão Phục phải nuôi con người khác. Ngay cả thằng cu Đấu, lão Phục cũng thừa biết là con của lão Q, nhưng vẫn quyết cưới, vẫn hì hì cười: “Cá vào ao ta, ta được”, chứ đâu phải mẹ cu Tố chủ tâm lừa dối. Người làng Trúc Xuân vốn rộng lượng, nhất là trong hoàn cảnh gia đình cu Tố, nên nhiều người có vẻ bênh mẹ cu Tố ra mặt, tất tật mọi chuyện đều đổ lỗi cho hoàn cảnh nó trớ trêu, nó oan nghiệt, không chịu chiều theo ý người …. Vì thế, thượng vàng hạ cám, người làng Trúc Xuân đổ tuột lên đầu lão Phục! Thật tội cho lão, nghe mọi người bóng gió, mỉa mai, lão chỉ biết gượng cười. Lão không thích phân trần, vì đấy không phải bản tính của lão, hơn nữa, nếu có nói, cũng không ai chịu nghe, càng không ai chịu tin. Xưa tới nay, ở cái làng Trúc Xuân này, có ai coi lão ra cái thá gì? Trước mặt thì cười cười nói nói, ra vẻ thân tình, thương mến lắm, nhưng vừa đi khỏi dăm ba bước là những cái bĩu môi, những lời châm chọc chạy theo lưng lão.

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

CHỊ KHỔ LẮM EM ƠI

 


CHỊ KHỔ LẮM EM ƠI

               Truyện ngắn của Ngô Nguyễn

Đang ngồi trên máy tính đọc tin trên mạng tìm cảm hứng viết thì vợ lại gần hỏi:
- Anh có bận không?
Tôi ngạc nhiên nghe nàng hỏi trả lời:
- Sao em lại hỏi anh vậy? Em cần anh giúp gì? Đợi anh tắt
máy một lát!
Tôi trả lời vậy vì mỗi lần có việc, nàng mới hỏi thế. Nàng liếc
yêu tôi rồi kéo ghế ngồi bên cạnh. Hành động này khiến tôi chưa
kịp ngạc nhiên thì đã nghe nàng nói:
- Anh không cần tắt máy, chỉ là có câu chuyện em muốn kể
anh nghe thôi.
Lâu ngày không nghĩ ra được cốt truyện để viết, nghe nàng nói
vậy tôi như kẻ đuối vớ được cọc:
- Anh đã sẵn sàng, em kể đi!
- Em cũng không ngờ thế gian này lại có người khổ như bà
Hạnh. Tưởng mang tên Hạnh sẽ hạnh phúc ai ngờ lại bất hạnh
đến vậy.
Nàng nhìn tôi đôi mắt đượm chút buồn bắt đầu kể cho tôi nghe
trọn vẹn cuộc trò chuyện. Tôi vừa nghe vừa đánh máy luôn vào
máy tính mong không bỏ sót câu chữ nào. Đây là câu chuyện
giữa hai phật tử theo lời kể của nàng.
Hôm vừa rồi em cùng chị Hạnh đi chùa. Khi mọi phật tử kéo
nhau vào sân chùa nghe nhà sư giảng giải kinh Phật thì chị kéo
em ra một góc xa cuối sân ngồi. Một lát sau khi đã định thần chị
ủ rũ nói:
- Đời chị khổ lắm em ơi! Em theo thầy từ lâu chị xin em một
lời khuyên! Chị là người có tội, tội lớn lắm em ơi. Chắc khi chết
chị sẽ bị đày xuống chín tầng địa ngục em à. Làm thế nào chị có
thể thoát được kiếp nạn này hả em?

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

MÀU CỦA NỖI NHỚ

 




MÀU CỦA NỖI NHỚ

( Tặng các bạn tôi - lính sv tham gia chiến dịch GP và bảo vệ QT 1972)

              NGUYỄN TRỌNG LUÂN

Gần nửa thế kỉ qua rồi
Màu của cát thì vẫn trắng
Màu của rừng thì vẫn xanh
Màu của sông vẫn veo veo ngọt
Màu của mặt đất vẫn bừng bừng khát vọng
Màu của bình minh vẫn thắm đỏ nôn nao
Màu của hoàng hôn vẫn sẫm tím bần thần
Chỉ có màu của nhớ
Nỗi nhớ về Quảng Trị
Mang sắc màu nào trong tôi?

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2023

THẾ GIỚI SIÊU TƯỞNG TRONG NHẬT KÝ NGƯỜI XEM ĐỒNG HỒ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU

 

THẾ GIỚI SIÊU TƯỞNG TRONG NHẬT KÝ NGƯỜI XEM ĐỒNG HỒ

CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU



THIÊN SƠN
Khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều luôn là một thử thách, nhưng cũng là một niềm thú vị đặc biệt. Ông xuất hiện trong đời sống văn chương với dáng vẻ độc đáo và luôn gây được chú ý bởi đã mang đến một tư duy và ngôn ngữ khác với những gì mà chúng ta từng quen thuộc. Với tập thơ NHẬT KÝ NGƯỜI XEM ĐỒNG HỒ này cũng vậy. Đọc tập thơ, tôi có cảm giác như đang tham gia vào một cuộc viễn hành đến một cảnh giới kỳ lạ mà mọi sự vật, hiện tượng, con người trong đó luôn chuyển động theo một quy luật đặc biệt, mỗi câu thơ, hình ảnh thơ gợi ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Nguyễn Quang Thiều làm thơ thực chất là đang vẽ nên một bức tranh bằng ngôn từ. Chúng ta thấy có sự kết nối, hòa điệu, hoặc đối lập giữa những không gian khác nhau, giữa các sự kiện hoặc hình ảnh đa sắc màu để từ đó phản ánh một tâm tư, gợi mở một liên tưởng hoặc xác lập một tư tưởng.

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

CON ƠI! ĐỪNG MẤT LÒNG TIN

 CON ƠI! ĐỪNG MẤT LÒNG TIN

                                 (Truyện ký)

                               NGUYỄN HÒA BÌNH

nguyen_hoa_binh

                Nó không dám trách ai, nhưng nó biết nó sinh ra trong một gia đình mà niềm vui thì ít, nước mắt thì nhiều.

Nó không dám trách ai, vì nó đã từng nghe bà nội nó nhiều lần than thở rằng: “Sao nhà này vô phúc quá hả giời! Tôi làm gì nên tội đâu để đến giờ gánh hết cái nợ của cả một lũ hư hỏng thế này!”

  Ngày còn bé, nó chưa hiểu điều bà than vãn là gì, nó cũng không hiểu thế nào là vô phúc, thế nào là hư hỏng. Nó cũng biết, họ hàng bên nội nhà nó cãi nhau suốt, hục hặc với nhau suốt.

Ngày còn bé, cứ mỗi lần nghe bà nội nó nấc lên mà thở than như thế, gào lên khi các cô em của bố nó mặt mũi thì hằm hằm, miệng thì văng ra đủ mọi thứ trên đời, nó cũng thấy khiếp.

Những lần ấy, nếu mẹ nó không lo việc đi chợ, đang ở nhà mà dọn dẹp, mà chuẩn bị cho gánh hàng chiều, nó chỉ thấy mẹ nó ngồi nép vào một góc nhà cứ ôm riết lấy nó mà khóc, mà van vỉ:

  Em xin bố nó. Xin các cô thôi đừng làm ầm lên thế nữa. Nhà cửa này, tài sản này vẫn một tay bà quản lý đấy chứ. Anh chị có tơ hào gì đâu mà các cô phải làm như thế. Mẹ đang còn sống, anh các cô tuy có điều này tiếng nọ với xã hội, nhưng anh ấy cũng đâu phải vì chuyện này mà giành giật căn nhà, mảnh đất với các cô. Anh chị với các cháu ở đây có mười mấy mét vuông, nhưng nhà bà 5,7 phòng cho thuê trọ, anh chị có ý gì với bà đâu mà các cô làm thế. Anh ấy nhiều lúc lên cơn làm liều sang dọa bà, đấy là anh ấy làm, chị đâu có xui khôn, xui dại gì.

Cũng lần ấy, mười lần như cả mười một, nó bao giờ cũng được nghe bà nội nó buông cho mấy câu khiến mẹ nó hầu như vài ngày sau mất ăn, mất ngủ:

  Vâng! Nhà này chẳng ai giành giật của ai cả. Chị không phải dạy khôn. Cái người giành giật là ai, thiên hạ nó còn biết đấy. Chị tưởng tôi đẻ được ra chị, tôi không biết chị là người thế nào à?

   Để rồi, cũng những lần ấy, bố nó lại như một người bị điên, lên cơn thần kinh phân liệt mà gào như bị dại: “Cụ im đi cho tôi nhờ. Tôi làm tôi chịu. Cụ đừng vơ vợ con tôi vào làm gì”; khiến mấy cô em biết mình đã bắt đầu đi quá, dù có hung hăng thật cũng sợ anh trai mình cho một nhát thì toi mạng.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

THƠ VÀ PHONG TRÀO THƠ HIỆN NAY

 


THƠ VÀ PHONG TRÀO THƠ HIỆN NAY

Dưới góc nhìn của người yêu thơ
Ngô Nguyễn


Hiện nay có nhiều quan niệm trái ngược về phong trào thơ
quần chúng và sự phát triển của thơ ca nước nhà. Có ý kiến
cho rằng sự phát triển của phong trào thơ quần chúng làm lu
mờ thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp bởi “sách thơ in tràn
lan lấn át khiến thơ của các nhà thơ in ra không thể bán”. Vậy
thì thơ Việt Nam đang phát triển hay lụn bại xin có đôi lời
phản biện về vấn đề này.
Theo tôi được biết từ những năm 90 các câu lạc bộ thơ
bắt đầu được thành lập nhưng nó được nhân rất nhanh ra
khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Tính đến thời điểm năm
2012, chỉ riêng Hà Nội và vùng phụ cận đã có khoảng 600
CLB thơ ra đời. Đó là điềm tốt cho nền thơ ca nước nhà. Thơ
không còn là sự độc tôn của một số nhà thơ, nhà nhà làm
thơ, người người in thơ và chính vì vậy các nhà thơ chuyên
nghiệp ca thán cho rằng thơ nghiệp dư đã gây vàng thau lẫn
lộn khiến “thơ đích thực” không còn đất dụng võ. Không biết
theo các vị điều này là tốt hay xấu? Tôi cho rằng đây là một
điềm tốt cho nền văn học nước nhà. Từ lâu mọi người đều đã
thừa nhận văn học là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nó
từ nhân dân mà ra thì phải quay về phục vụ nhân dân mới là
đúng. Trước tình hình này nhiều nhà thơ đã quay ngược 180
độ, họ muốn thơ họ vượt lên trên thơ quần chúng, đã xuất
hiện ba chiều hướng khác nhau. Một chiều hướng bay cao

bay xa tít tắp tận trời mây, đua nhau viết loại thơ vừa khó
hiểu vừa không vần điệu, đến nỗi ngay cả những nhà thơ
cũng không hiểu, họ gọi nó đó là kiểu thơ bác học. Loại thơ
này có lẽ chỉ lưu truyền trong số những nhà thơ với nhau.
Quần chúng ít văn hóa sao hiểu, đọc vài câu vội gấp báo.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

CHÙM THƠ NGHIÊM THÚY HIỀN

 

CHÙM THƠ NGHIÊM THÚY HIỀN (HƯƠNG BÀNG) Sửa

anh_thuy_hien
NGHIÊM THÚY HIỀN - HƯƠNG BÀNG

Chùm thơ về Hồ Gươm 

1) HỒ GƯƠM 
*** 
Đánh thắng giặc Minh vua dạo chơi 
Rùa Vàng hiển hiện Kiếm thần đòi 
Tên hồ được đổi từ khi đó 
“ Hoàn Kiếm”lừng danh khắp mọi nơi 

 2) CẦU THÊ HÚC 
*** 
Nối liền đảo Ngọc với bờ 
Đưa ta đến được bến mơ cửa Thiền 
Đất Đền nơi chốn linh thiêng 
Qua cầu trút mọi ưu phiền tâm trong 

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

CÁT TIÊN - THƠ VŨ XUÂN QUẢN

 

CÁT TIÊN - THƠ VŨ XUÂN QUẢN 

Cát Tiên

v_xun_qun

Châu Ro bạn gái xinh xinh
Cát Tiên cổ tích chúng mình dạo chơi
Bạn cười tỏa nắng vàng tươi
Cầm vuông thổ cẩm ngời ngời trên tay

Chỉ hồng thêu vạt mây bay
Cánh cò bay lả theo bầy trắng phau
Sông in chênh chếch cây cầu
Xa xa đủng đỉnh đàn trâu về chuồng

Bước đi lay bóng hoàng hôn
Ngắm vuông thổ cẩm hút hồn Cát Tiên!

vnp_hoi_hoa_xuan_ecopark_2019_1
 

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

TÓC THỀ

 


TÓC THỀ

              TRUYỆN NGẮN CỦA LƯƠNG KY

   Chị Mai nóng lòng ngóng ra đường. Xe ô tô, xe máy...xuôi ngược luôn nhưng chị chỉ để ý đến xe khách ngược. Từ sáng có cả chục chiếc sao chưa thấy cái nào dừng. Mấy người anh em họ hàng bên chị, bên chồng, bà con lối xóm và bạn bè qua lại câu nọ câu kia hỏi Tuyết- con gái chị về chưa càng làm thêm rối bời tâm trạng.

   Ngày mai, tơ mơ mờ sáng sẽ phải làm cái việc sang tiểu cho bố cái Tuyết. Là sang tiểu thôi chứ không phải cải táng vì việc đó chị đã làm cho chồng mình cách đây hơn chục năm. Giờ phải di dời cho người ta mở rộng đường, nắn cua hạ dốc cắt vạt qua một mảng cái nghĩa địa ngoại ô thị xã. Từ phố nhỏ thành phố lớn, từ thị xã lên thành phố quy họach thay đổi. Thôi thì việc nó thế...Những tưởng chỉ phải một lần làm xây cất mồ mả cho chồng, nào ngờ đành một lần nữa. Mà lại một lần được thấy di cốt người thân, biết đâu chị còn thấy lại lọn tóc thời xuân sắc chị gửi theo anh hồi anh nằm xuống...

   Quá trưa cái Tuyết mới lỉnh kỉnh túi xách từ chuyến xe liên tỉnh bước xuống. Tuyết về vào lúc mẹ cô tưởng có thể nó không về được, có thể nó nghĩ khác...Đang lim dim ngủ trên chiếc ghế nửa nằm nửa ngồi thì chị Mai nghe loáng thoáng tiếng con:

- Mẹ! Thế việc chuyển mộ cho bố con còn gì phải chuẩn bị nữa không? Con bận quá. Sáng sớm nay mới quyết định về được. Con mua thêm một số thứ...

- Cô về là tốt rồi! - Chị nhìn con, cộc lốc. Chị bỗng giật mình. Cái Tuyết đang túm lại mái tóc dài đen bóng của nó vừa bị xổ tung ra sau chuyến đi xe nhiều giờ. Mọi người lúc này đã tỉnh sau nghỉ trưa cùng để mắt nhìn Tuyết. Ai đó buột miệng: - Trời! Tóc cái Tuyết hệt như tóc cô Mai ngày trẻ.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2023

TỤC NGỮ ĐỨC VỀ MÙA ĐÔNG

 TỤC NGỮ ĐỨC VỀ MÙA ĐÔNG

        • Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương Bắc Ninh )


        • Nguồn " wintersprichtwoeter.de"

        • 1 Đặt vấn đề

        • Ngày 7 tháng 11 năm 2023 Việt  Nam chính thức chuyển sang mùa đông. Miền Bắc đã phải mặc áo lạnh ra đường sáng sớm và buổi tối.
        • Và từ vô thức tôi nhớ mùa đông ở Đức.
        • Xin phép gửi tới bạn đọc  clbvanchuong chấm phá tục ngữ Đức về mùa đông.
        • 2  Nội dung  vài ví dụ nổi bật
        • Mùa đông đã sinh ra các câu tục ngữ Đức khá đa dạng và đặc sắc,
        • Ví dụ 
        • 2.1"Tuyết từ hôm qua"

          "Schnee von gestern ", nó được sử dụng khi bạn nghe thông tin cũ, tức là những gì bạn đã biết.

          2.2"Bị lạnh chân"

          • "Kalte Füße bekommen"

          Câu nói này không thể hiểu theo nghĩa đen vì nó không ám chỉ việc bàn chân của ai đó thực sự đang lạnh cóng vì lạnh. Đúng hơn, nó có nghĩa là ai đó đang lo lắng về một sự kiện sắp tới và đang phân vân liệu có nên tiếp tục theo đúng kế hoạch hay không. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về thời điểm ai đó “lạnh lùng” là ngay trước đám cưới.

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2023

THẾ GIỚI TRUYỆN NGẮN Y BAN

 


THẾ GIỚI TRUYỆN NGẮN Y BAN

(PHÙNG GIA THẾ)
Y Ban là một trong số các cây bút nữ xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam đương đại. Đến nay, chị đã in hơn mười tập truyện ngắn, bốn tiểu thuyết, hai truyện vừa, một tập thơ. Y Ban từng giành nhiều giải thưởng văn học (trong đó có những giải cao nhất) tại các cuộc thi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Hội Nhà văn Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục…
Trong các thành tựu văn học của Y Ban, truyện ngắn thể hiện đầy đủ bản sắc, cũng là nơi kết đọng rõ nhất tài năng văn chương của chị. Ấn tượng đầu tiên khi đọc truyện ngắn Y Ban là tính hấp dẫn. Vì sao như vậy? Là bởi trước hết truyện Y Ban đầy ắp sự kiện (bao gồm cả sự kiện xã hội và sự kiện tâm tư). Thứ hai là nó đặt ra những vấn đề quan trọng về thân phận con người (đặc biệt là người phụ nữ). Thứ ba là đậm chất nhân văn. Và cuối cùng là một nghệ thuật kể chuyện cuốn hút, tự nhiên, đầy ma lực.
Truyện ngắn Y Ban đa dạng về đề tài, song chủ yếu xoay quanh hai câu chuyện tâm thức: chuyện về phụ nữ - người nữ và chuyện nông thôn. Sự phân chia này dĩ nhiên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, các câu chuyện thường xen cài, xoắn vặn, không tách rời nhau. Ở đây, như đã nói, không phải đề tài, mà sự dồn nén, chiều sâu của vấn đề, sự kiện khiến truyện ngắn Y Ban trở nên riêng khác, tạo thành một “dấu ấn Y Ban” trong đời sống văn chương Việt Nam đương đại (1).

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

CÒN MỘT CHÚT NÀY của nhà văn dịch giả Thúy Toàn

 


 ĐỌC “ CÒN MỘT CHÚT NÀY” CỦA NHÀ VĂN DỊCH GIẢ THÚY TOÀN

                                        Vũ Nho

          Có những mối quan hệ văn chương  thân thiết khá lạ lùng. Ban đầu, tôi chỉ biết Thúy Toàn là một dịch giả thơ Nga. Cũng không có cơ hội nào để tiếp xúc với anh, vì khoảng cách 2 người là  vời vợi xa… Thế nhưng năm 1995, tôi in cuốn “ Thơ chọn và lời bình” ở nhà xuất bản Văn học, khi đó anh là Phó giám đốc, tôi có cơ hội gặp anh. Rồi tôi viết bài về anh “Thúy Toàn – cây thơ dịch” đăng báo rồi in vào sách. Cũng chỉ là quan hệ bình thường như mọi bạn văn.  Anh em thi thoảng gặp nhau trong các hội nghị, hội thảo. Rồi anh có cuốn sách nào in ra hầu như cũng tặng tôi  vời lời đề tặng rất tình cảm và trân trọng.  Rồi anh giúp tôi in tập truyện dịch “Truyện cổ tích dành cho người lớn” của M.Xantycov-Sedrin. Tôi  biết  anh được tặng huân chương của Tổng thống Nga về công trạng quảng bá văn học Nga ở Viêt Nam. Rồi biết anh có bảo tàng Văn học Nga trên quê nhà, làng chợ Giầu,  Phù Lưu, xã Tân Hồng, nay là phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tôi đã thăm Bảo tàng và viết được bài “Dịch giả Thúy Toàn, cầu nối văn học Nga Việt” đăng trên báo Văn Nghệ Công An và in vào sách “Bạn Văn Láng Hạ”, nxb Dân Trí 2023. Tôi  lại có dịp thăm anh, tặng tờ báo. Và được anh tặng cuốn “CÒN MỘT CHÚT NÀY”,…

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

CHIẾN SĨ VIẾT VỀ CHIẾN SĨ

 



CHIẾN SĨ VIẾT VỀ CHIẾN SĨ

 

(Đọc Chiến sĩ ta cầm bút của Đỗ Ngọc Yên, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân, 2023)

                                 

Vũ Nho

 

Có làm thơ và viết tiểu thuyết, nhưng bạn đọc biết đến Đỗ Ngọc Yên với tư cách là người viết phê bình tiểu luận. Không chỉ với các bài phê bình trên mặt một số tờ báo lớn, mà những cuốn sách của người lính xuất thân từ Đại học Tổng hợp Văn Hà Nội cũng chứng tỏ điều này. Trước  cuốn sách chúng ta đang bàn, Đỗ Ngọc Yên đã từng in: Văn chương, những cuộc truy tìm (500 trang); Nghe - Nhìn- Đọc- Viết…Suy ngẫm (500 tr.); Hệ lụy văn chương (200 tr);  Nhà văn Giải thưởng Hồ Chí Minh quyển 1 và 2 (440 tr); Nhà văn Giải thưởng Nhà nước, quyển 1 (220 tr), “Dự cảm cuối mùa thu” (220 tr). Nghĩa là anh đã có 2080 trang in phê bình, tiểu luận, chân dung.

Tập Chiến sĩ ta cầm bút gồm 20 bài viết về các nhà văn chiến sĩ. Có thể là phê bình giới thiệu một trường ca, có thể là phê bình một tiểu thuyết, hoặc viết về một đời thơ, một lối kể chuyện… Tất cả các tác giả được đề cập đến trong tập sách đều là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và đã hay đang là những người mặc áo lính. Tư cách đầu tiên của họ là tư cách chiến sĩ, sau đó mới là tư cách nghệ sĩ.  Nhà văn chiến sĩ Đỗ Ngọc Yên viết về họ là một thuận lợi lớn vì họ là đồng đội cầm bút. Họ đã từng trực tiếp nếm trải những gian khổ khó khăn nơi chiến trường. Hơn nữa, có khi khá gần gũi như Châu La Việt là lính ở Thượng Lào, còn Đỗ Ngọc Yên là lính ở Nam Lào (tr.154). Và tác giả cũng đã từng trải qua cảnh huống mà anh hùng Đăng Văn Thanh kể  trong tác phẩm “Huyền thoại tàu không số” của nhà văn Đình Kính, (trang 96), nên dễ đồng cảm sâu sắc.