GÓP BÀN về PHÂN BIỆT TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP, TỪ LÁY
Hoàng Dân
Sau khi đọc bài của Vũ Nho, tác giả Hoàng Dân, một cộng tác viên thân thiết của trang vunhonb.blospot.com có gửi đến bài viết sau. Trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu cho các bạn đọc quan tâm.
V. Các nhóm từ sau đây
là từ đơn, từ ghép hay từ láy? Tại sao?
1. Nhóm từ: ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, chôm
chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích choè, chão
chuộc...
- Cách 1 (dùng cho học
sinh tiểu học): gọi là từ láy
- Cách 2 (đối với học
sinh THCS, THPT): gọi là từ đơn đa âm (hoặc từ
láy giả), có chức năng định danh –
tức là gọi tên sự vật.
* Bản chất: là các từ
láy giả, tức là có hình thức giống như từ láy nhưng không phải từ láy đích
thực
2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm,
diều hâu, dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (thực ra “pheo” có nghĩa), bếp núc (“núc”
có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa”),
chợ búa, đường sá, người ngợm...
- Cách 1 (dùng cho học
sinh tiểu học): gọi là từ ghép
- Cách 2 (THCS, THPT):
gọi là từ đơn đa âm
* Bản chất: là các từ
ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép với nhau và chỉ có một trường hợp
duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào
khác, trong khi đó “dưa gang” có thể gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên
nghĩa của “gang” trong “dưa gang” và “chảo gang” là khác nhau), trong đó có một
tiếng bị hư nghĩa hoặc mờ nghĩa.
3. Nhóm từ: bảo ban, bồng bế, đền đài, đất đai, đấu đá,
đèn đuốc, ruộng rẫy, miếu mạo, chùa chiền, làm lẽ, làm lành...
* Bản chất: là các từ
ghép vì hai tiếng đều có nghĩa, sự trùng hợp về âm thanh giữa hai tiếng chỉ
mang tính ngẫu nhiên. Nói cách khác, trường hợp vừa có quan hệ về nghĩa vừa có
quan hệ láy âm như nhóm từ trên được một số nhà Việt ngữ học thống nhất: ưu
tiên nghĩa gọi là từ ghép.
4. Nhóm từ: ngày ngày, người người, tối tối, sáng sáng,
chiều chiều, đêm đêm, nhỏ nhỏ, bé bé,
tím tím, đỏ đỏ, xanh xanh, đen đen...
- Cách 1 (dùng cho học
sinh tiểu học): gọi là từ láy
- Cách 2 (đối với các
nhà Việt ngữ học): còn nhiều ý kiến tranh cãi, cụ thể:
+ Trường hợp a: “nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, trắng
trắng” có thể biến âm thành “nho nhỏ,
be bé, tim tím, đo đỏ, trăng trắng”
và được coi là từ láy (nho nhỏ = hơi nhỏ, tim tím = hơi tím…).
+ Trường hợp b: “ngày ngày, người người, chiều chiều, đêm
đêm, nhà nhà, ngành ngành” được coi là hiện tượng lặp từ (ngày ngày = ngày
nào cũng thế, nhà nhà = nhà nào cũng thế…).
+ Trường hợp c: “xanh xanh, đen đen, nâu nâu, vàng vàng”
không có khả năng biến âm như trường hợp (a), nhưng cũng không hoàn toàn như
trường hợp (b), chúng được coi là các từ
láy toàn bộ hoặc từ láy tuyệt đối (xanh xanh = hơi xanh,
vàng vàng = hơi vàng).
+ Trường hợp d: “tối tối, sáng sáng” còn phức tạp hơn.
Khả năng thứ nhất, chúng biến âm thành “tôi
tối, sang sáng” với nghĩa là “hơi
tối, hơi sáng” (trời đã tôi tối
rồi, trời đã sang sáng rồi). Khả năng
thứ hai, chúng cũng là hiện tượng lặp từ với nghĩa là “tối nào cũng như vậy, sáng nào cũng như vậy” (tối tối, tôi đi ngủ vào lúc 22 giờ / sáng sáng, tôi dậy vào lúc 6 giờ).
(Hoàng Dân: Bài tập
tiếng Việt THCS&THPT. NXB Thanh niên.2011)
VII.
Phân biệt từ ghép và từ láy*
Vốn từ tiếng Việt rất
phong phú và phức tạp, trong đó hiện tượng nhập nhằng giữa từ ghép và từ láy
cũng khá phổ biến về cả số lượng lẫn tính chất phức tạp của nó. Các nhà ngôn
ngữ học đang tiếp tục công việc tìm kiếm những bằng chứng để góp phần phân định
ranh giới giữa hai loại từ này. Tuy nhiên, ngay trong hiện tại, mỗi loại từ
cũng đã có những đại diện điển hình cho nó. Nó chắc chắn là từ ghép hoặc từ láy
chứ không thể có chuyện nhập nhằng cả gói
được! Đây chính là điều mà chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng chúng.
Sau đây, chúng tôi xin
giới thiệu một trong nhiều cách có thể dùng để phân biệt từ ghép và từ láy;
cách này cũng chỉ có giá trị tương đối bởi những chân lí khoa học nói chung,
ngôn ngữ học nói riêng dường như đều đang ở... phía trước!
Cách phân biệt này gồm
một tập hợp 6 tiêu chí như sau:
1. Đảo các yếu tố trong từ:
Trong từ láy thường có
một yếu tố gốc. Yếu tố ấy có thể còn rõ nghĩa hoặc đã mờ nghĩa, nhưng nó thường
đứng ở một vị trí nhất định (trước hoặc sau yếu tố láy), nghĩa là không thể đảo
được trật tự của các yếu tố trong từ láy. Vì thế, nếu một từ phức (gồm 2 yếu tố
= 2 tiếng) có thể đảo được thì đó là từ ghép.
Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:
Lả lơi, thì thầm, ngẩn ngơ, thẫn thờ, mù mịt, đau đớn, đảo
điên, hắt hiu, hờ hững, khát khao, khắt khe, lãi lờ, manh mối, ngại ngần, ngào
ngạt, ngây ngất, ngấu nghiến, tha thiết...
2.
Xem xét ý nghĩa của các yếu tố:
Nếu không đảo được,
nhưng cả hai yếu tố của từ phức đều có nghĩa thì từ phức ấy là từ ghép bởi vì
từ láy chỉ có một yếu tố có nghĩa.
Ví dụ: Các từ sau đây sẽ
là từ ghép:
đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền (chiền nghĩa là
chùa), bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối), tơ tưởng (tơ: yêu), đồn đại (đại: biến âm từ
đãi, cũng có nghĩa là đồn), thành thực, đu đưa, đình đốn, duyên dáng, hài hòa,
lê la, hão huyền, vá víu, vân vê...
3.
Xem xét khả năng kết hợp của một yếu tố chưa rõ nghĩa:
Nếu trong từ phức có một
yếu tố chưa rõ nghĩa (qui ước là Y) có khả năng kết hợp với nhiều yếu tố gốc
(qui ước là X) khác nhau thì từ phức đó thường là từ ghép.
Ví dụ: Các từ sau được
coi là từ ghép:
X: rạng, rực; Y: rỡ; Từ ghép:
rạng rỡ, rực rỡ
X: trọc, khóc, lăn, cóc; Y: lóc;
Từ ghép: trọc lóc, khóc lóc, lăn lóc, lóc cóc
X: lê, liếm, lâu, lân, đà...; Y: la;
Từ ghép: lê la, la liếm, lâu la, lân la, la đà, la hét, rầy la, kêu la, la lối,
la liệt...
4.
Xem xét qui luật hài thanh:
Nếu các yếu tố trong một
từ phức có thanh điệu không cùng âm vực thì từ phức ấy là từ ghép.
- âm vực cao: ngang
(không), hỏi, sắc
- âm vực thấp: huyền,
ngã, nặng
Ví dụ: Các từ sau đây sẽ
là từ ghép:
khít khịt (cao - thấp, không cùng âm vực), phứa phựa, tí tị,
tú ụ, chói lọi, cuống cuồng, sóng soài, dúi dụi, thớ lợ, ân cần, nháo nhào...
hộc tốc (thấp - cao), cộc lốc, trọc lóc, trật lất, lạng
lách, đìu hiu, tạp nham, gọn lỏn...
5.
Xem xét qui luật hòa phối nguyên âm:
Nếu các yếu tố trong một
từ phức có phụ âm đầu giống nhau, nhưng nguyên âm làm âm chính (cả đơn và đôi)
không có cùng độ mở thì từ phức ấy là từ ghép.
- Hàng (dòng) trước,
không tròn môi: i, iê (độ mở hẹp), ê (hơi hẹp), e (hơi rộng)
- Hàng sau, không tròn
môi: ư, ươ (hẹp), ơ và â (hơi hẹp), a và ă (rộng)
- Hàng sau, tròn môi: u,
uô (hẹp), ô (hơi hẹp), o (hơi rộng)
Ví dụ: Các từ sau đây được
coi là từ ghép:
hể hả, nhuế nhóa, xuề xòa, lúc lắc, tung tăng, vùng vằng, rỉ
rả, xí xóa, chỉ trỏ, nguôi ngoai, dối dá, cứng cỏi, phì phạch, chen chúc...
6.
Dựa vào nguồn gốc của từ:
Các từ láy là sản phẩm
của phương thức láy, một phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt; do đó chúng là
những từ thuần Việt. Các từ Hán Việt không phải là từ láy, cho dù chúng có sự
trùng lặp nào đó về ngữ âm.
Ví dụ: Các từ sau sẽ là từ ghép:
linh tinh, lục tục, mĩ mãn, nhũng nhiễu, nhã nhặn, vĩnh
viễn, lẫm liệt, ngôn ngữ, nhục nhã, tâm tính, tinh tú, tham lam, náo nức, khát
khao, hội họa, thi thư, lí lịch, báo cáo, phu phụ, hải hà, biên niên, bức bách,
lí luận, lao lung, lao lí, biến thiên, thất thố, ban bố...
Căn cứ vào 6 tiêu chí nhận biết từ
ghép trên thì các từ láy đích thực phải đồng thời thỏa mãn những điều kiện sau:
(1) Không đảo được các yếu tố/(2) Chỉ có một yếu
tố có nghĩa/(3) Không có một yếu tố chung cho nhiều từ phức/(4) Các thanh điệu
phải cùng âm vực/(5) Phụ âm đầu giống nhau, âm chính là nguyên âm phải có cùng
độ mở/(6) Phải là từ thuần Việt.
(Theo PGS.TS Nguyễn Đức Tồn: Những vấn đề dạy và học Tiếng Việt trong
nhà trường. NXB ĐHQG Hà Nội. 2001)
* Sách đã dẫn
4. Hiện nay chương trình, SGK Tiếng Việt THCS chọn
đơn vị nào làm căn cứ để phân loại từ theo cấu tạo? Ưu điểm và nhược điểm của
việc lựa chọn đơn vị ấy? Nêu những vấn đề cần lưu ý khi dạy phân loại từ theo
cấu tạo ở THCS.
Đáp:
Hiện nay
chương trình, SGK tiếng Việt THCS căn cứ vào đơn vị “tiếng” để phân loại từ
theo cấu tạo.
1. Ưu điểm:
- Phù hợp với đặc điểm
đơn lập của tiếng Việt.
- Phù hợp với khả năng
nhận biết, ghi nhớ, viết chính tả của người bản ngữ.
- Phù hợp
với đặc điểm tư duy cụ thể của HS THCS.
2. Nhược điểm:
Gây khó khăn
trong việc phân loại một số từ như: từ vay mượn tiếng Ấn-Âu (ra-đi-ô,
pê-ni-xê-lin, ma-két-tinh…), từ đơn đa âm (mặc cả, mồ hôi, bồ hóng, bù nhìn, bồ
kết, tắc kè, ễnh ương…), từ láy giả (ba ba, chuồn chuồn, thuồng luồng, cào
cào…)
II. Những vấn đề cần lưu
ý:
1. Không đưa các từ đơn đa âm (có người
gọi là từ ghép ngẫu kết) và từ vay
mượn làm ngữ liệu để hình thành khái niệm khi dạy học. Ví dụ: bồ kết, bồ hóng,
bù nhìn, mặc cả, tắc kè, ễnh ương, mắc cọt, ác là, chão chuộc, chèo bẻo, bồ
các, mồ hôi…, a-pa-tít, pô-pơ-lin, in-tơ-nét, ma-két-tinh, ra-đi-ô…
2. Nếu các tiếng trong từ vừa có quan hệ
về âm, vừa có quan hệ về nghĩa thì ưu tiên nghĩa, gọi là từ ghép. Ví dụ: đi
đứng, tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, học hỏi, hoa hồng, cá
cơm, cá cảnh, đền đài, đất đai, ruộng rẫy, chùa chiền…
3. Các từ có quan hệ về âm nhưng không xác
định được hình vị gốc vẫn xếp vào từ láy (bản chất là các từ đơn đa âm).
Ví dụ: chuồn chuồn, cào cào, ba ba, chôm chôm, thuồng luồng…
4. Một số từ có quan hệ về âm nhưng được
viết bằng các con chữ khác nhau vẫn gọi là từ láy (thực ra là phụ âm /k/ được
ghi bằng 3 con chữ: c, k, q). Ví dụ: cò kè, ki cóp, keo cú, cao kều, qui củ,
quỉ kế, cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh…
5. Một số từ mà các tiếng trong từ không
có phụ âm đầu vẫn được xếp vào từ láy (chúng có quan hệ hài thanh, tức là thanh
điệu có cùng âm vực cao hoặc thấp. Ví dụ: êm ái, êm ả, ấm áp, ấm ức, ốm o, ầm
ĩ, óc ách, inh ỏi, ồn ã, oai oái…
6. Không xếp từ Hán Việt vào từ láy. Ví
dụ: mĩ mãn, lục tục, tinh tú, bao biện, nhũng nhiễu, nhã nhặn, lẫm liệt, hội
hoạ, thi thư, hải hà, biên niên, bức bách, lí luận, lao lung, lao lí, thất thố,
ban bố…
(Hoàng Dân:
Hỏi-Đáp tiếng Việt&Chính tả. Sách lưu hành nội bộ của Trung tâm bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng Tâm Trí Đức, quận Long Biên, HN)
hay
Trả lờiXóaTrong văn bản "Lão Hac", ở việc thứ nhất Lão Hạc nhờ ông giáo có từ "tơ tưởng" nghĩa là nghĩ ngợi, mở tưởng, để ý đến (khẩu ngữ). Có khá nhiều ý kiến khác nhau về cách phân biệt từ này (là từ ghép hay từ láy). Tuy trong bài viết này tác giả cũng đã nói rằng "tơ tưởng" là từ ghép nhưng khi xem trong đáp án của thầy cô có ghi đấy là từ láy. Vậy mong mọi người phân biệt giùm xem trong đoạn trích đó thì từ "tơ tưởng" là từ ghép hay từ láy và giải thích tại sao. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lờiXóatách hai từ ra thành từ đơn rồi bạn coi nếu 1 trong hai từ đơn đó có nghĩa thì là từ ghép còn cả hai ko có nghĩa thì là từ láy.
Xóamuông thú có phải là từ láy không
Xóahay
Trả lờiXóaTrong sách giáo trình tiếng việt 2 âm vực cao là ngang ngã sắc. Thấp là huyền hỏi nặng ạ
Trả lờiXóaKính thưa chú Vũ Nho ,Cháu tên Tô Hoàng Nam !
Trả lờiXóaCháu muốn tham khảo với chú một chút xíu ạ !Mong chú giải thích và góp ý với cháu ạ !
Trong từ ngữ tiếng việt chiếm chủ yếu là từ " song tiết " tức là cấu tạo từ 2 tiếng !
Cháu có dùng từ " Nhạt nhòa-Nhòa Nhạt "...Theo cháu đây là từ ghép đẳng lập,nó mang dạng thức từ láy ,hay còn gọi là " láy giả hiệu "..chứ kg phải từ láy ...Trong từ " Nhạt nhòa " ở trên nó miêu tả nghĩa khái quát ,chung chung ,tức là bị mờ đi ,kg hiện lên rõ nét.
Cháu dùng từ " Nhòa Nhạt " đọc ngược lại của " Nhạt Nhòa "thì có bị gượng hay kg? và nghĩa thay đổi như thế nào ạ?
Theo cháu thì dù đọc xuôi hay ngược,nghĩa vẫn kg đổi,nó vẫn mang nghĩa tổng hợp. Hai từ tố này hoạt động dựa trên phương thức " Phối hợp nghĩa " ở trong từ ghép.
Một số người nói đó là từ " láy " và kg đọc " ngược " lại đc ,Nhưng cháu đã bác bỏ ,và giải thích như thế này :
Nhòa tức là trở thành mờ đi,kg hiện lên rõ nét.Nhòa nhạt nghĩa cũng gần như mờ nhạt,bởi vì nhòa có nghĩa là trở thành mờ ,thông thường khi đọc " nhạt nhòa " là chỉ sự giảm dần độ rõ nét,tức là biến đổi liên tục từ rõ tới mờ,qua mức trung gian là " nhạt " ...
Còn Nhòa nhạt,tức là màu sắc,đã biến đổi thành Mờ rồi,cho nên hình ảnh ấy cũng nhạt theo,từ Nhạt phối hợp nghĩa tạo nên cái hình ảnh mờ,kg rõ nét ,dường như bị nhòa với thứ khác..."
Trong kho từ điển kg có thống kê từ đọc ngược " Nhòa nhạt "...Nhưng cháu nghĩ,2 từ này có thể được tạo thành do sự đồng hóa ngữ âm,yếu tố lai tạo,làm mờ nghĩa hoặc nổi bật nghĩa của từ..có thể có yếu tố ngoại lai trong từ vựng tiếng việt trải qua nghìn năm tạo thành ra thế !
Kính Mong chú giải đáp và góp ý giúp cháu ,cháu xin cảm ơn chú nhiều ạ !
Chúc chú luôn mạnh khỏe và tràn ngập niềm vui !
Tôi cho rằng "nhạt nhòa" là từ ghép và mỗi yếu tố của nó đều có nghĩa như bạn đã giải thích. Mặc dù ít người nói " Nhòa nhạt", song nếu có ai đó nói, thì nghĩa của nó cũng tương tự " nhạt nhòa"!
XóaTôi không đồng ý xếp các từ như: rạng rỡ, rực rỡ, khóc lóc, lăn lóc, lê la,...là từ ghép.
Trả lờiXóaTôi thấy đây là vấn đề khó. Bạn để ý trích dẫn của Hoàng Dân : "từ phức đó thường là từ ghép". Thường là thôi, chứ không phải DỨT KHOÁT LÀ hay NHẤT ĐỊNH LÀ! Trường hợp rạng rỡ, rực rỡ, có thể xếp vào từ GHÉP thì ổn, vì yếu tố RỠ không hẳn là một yếu tố "chưa rõ nghĩa". Rỡ có nghĩa là sáng ( Từ điển Viện ngôn ngữ, trang 822). Nhưng "lóc" là yếu tố chỉ có nghĩa trong cá lóc ( cá lắc) chỉ cá lách ngược nước khi mưa rào. Nghĩa khác là tách lớp da thịt dính vào xương. Hai nghĩa này chẳng liên quan gì đến KHÓC cả. Tôi đồng ý với bạn rằng KHÓC LÓC là từ LÁY chứ không phải từ GHÉP!
XóaTui Ko có hiểu một cái gì hết
Trả lờiXóaMãi mãi là từ láy hay từ ghép
Trả lờiXóaMãi mãi sẽ như trường hợp ngày ngày. Bởi vì mãi có thể là một tù đơn : nhớ mãi. Vậy mãi mãi là lặp từ, tương tự ngày ngày.
Xóae tu ngọt ngào có phải từ láy ko
Trả lờiXóaNgọt ngào là từ láy phụ âm đầu . Ngọt có nghĩa, còn ngào thì ko có nghĩa. Do đó ko thể là từ ghép!
XóaTừ láy đc tạo bởi phương thức láy. Tức là từ 1 hình vị gốc (hvi cơ sở) ta tạo ra 1 hình vị láy láy lại toàn bộ hoặc 1 bộ phận của hvi cơ sở và kết hợp hvi gốc với hvi láy ta đc từ láy. Vậy cho em hỏi từ "rì rào" và "long lanh" thì đâu là hình vị gốc (hvi cơ sở) và đâu là hvi láy ?
Trả lờiXóaĐây là theo phương thức LÁY phụ âm đầu bạn à. R trong rì rào và L trong long lanh. Trong trường hợp chỉ là "ì ào" thì có gọi là láy không? Thưa rằng có. Trường hợp này là láy " Khuyết thiếu phụ âm đầu". Nó tương tự như "eo óc" ( Tiếng gà eo óc gáy trên bom - Hồ Xuân Hương), hay "ì ầm", "óc ách",... Khi chúng ta thêm R vào đầu các từ trên, chúng ta được : rì rầm, róc rách,... Với "eo óc" khi thêm NH vào đầu, chúng ta có "Nheo nhóc". Nheo nhóc, rì rầm, róc rách là láy phụ âm đầu. Còn eo óc, ì ầm. óc ách,...là láy KHUYẾT phụ âm đầu.
XóaÝ của mình là trong cái từ "long lanh" thì đâu là hình vị gốc đâu là hình vị láy ý
XóaBạn xem câu trả lời bên dưới nha!
XóaĐồng suy nghĩ và thắc mắc với câu hỏi của bạn Hermes Jinly. Bác Vũ Nho trả lời không đúng câu hỏi hoặc bó tay nên chưa chính xác. Vì câu hỏi trên quá rõ ràng. Xin phép bác nhắc lại ạ.
Trả lờiXóa"Long lanh" thì đâu là hình vị gốc(là tiếng gốc)
Trước hết xin nói tôi không phải là nhà ngôn ngữ, cho nên những hiểu biết cũng chỉ phổ thông thôi. Xin lưu ý với các bạn hỏi câu " Hình vị gốc ở đâu?" rằng " Trong từ láy thường có một yếu tố gốc". Như vậy KHÔNG PHẢI mọi từ láy đều có yếu tố gốc. Tôi trả lời câu hỏi của ban Hermes Jinly về các từ đó láy theo phương thức nào. Rõ ràng không phải có một "hình vị gốc" nào khi đối chiểu "Long và Lanh", cũng không thể xác định đâu là yếu tố gốc hay hình vị gốc giữa Rì và Rào trong từ "rì rào". Cho nên chỉ có thể xác định đó là từ láy "lặp phụ âm đầu". Vì đã chấp nhận quy luật không phải mọi từ láy đều có yếu tố gốc rồi láy (lặp) lại yếu tố đó.(Như trong "đo đỏ", "xinh xinh" hay "lành lạnh"!)
Xóatiếp tục là từ láy hay từ ghép ?
Trả lờiXóaTiếp tục là từ ghép. Về hình thức nó giống với láy phụ âm đầu ( t/t). Đây là một từ Hán Việt. Bởi tiếp là tiếp theo. Tục là nối vào ( tục huyền - nối dây đàn - chỉ việc người đàn ông cưới vợ sau khi vợ trước mất). Ta còn có thể thấy nghĩa tương đồng trong TIẾP NỐI!
Xóahay, bổ ích
Trả lờiXóaĐọc blog của bác Vũ Nho rất bổ ích! Tuy nhiên ngữ pháp Việt Nam còn nhiều vẫn đề chưa có sự thống nhất, tôi nghĩ cần tìm hiểu thêm!
Trả lờiXóaGóp ý với bác Vũ Nho: Trong bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ họ Hồ là:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm...
Cám ơn bạn đã ghé trang và góp ý!
XóaBạn đã đúng khi trích dẫn: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom!
cho hỏi danh từ có phải từ láy ko ạ
Trả lờiXóaBạn hỏi như thế quá rộng. Danh từ là danh từ nào? Ở bài của anh Hoàng Dân, anh đã giải thích về các danh từ : ba ba, cào cào, chuồn chuồn,...Chúng giống từ láy, nhưng là từ đơn đa âm.
XóaCác từ: ngày ngày,đêm đêm, nhà nhà, ngành ngành,...là hiện tượng lặp từ.
Không ai nói chung chung khi trả trả lời câu hỏi - Danh từ là từ láy!
Bác ơi... cho cháu hỏi là từ bình minh, hoàng hôn, thung lũng nó thuộc vào từ loại nào ạ?
XóaNhững từ bạn hỏi là Danh từ.
XóaCho cháu hỏi từ đung đưa và vắng lặng có phải từ láy không ạ?
Trả lờiXóaĐung đưa là từ láy, vì ĐUNG không có nghĩa. Còn vắng lặng là từ ghép, vì yếu tố vắng có nghĩa và yếu tố lặng cũng có nghĩa. Nghĩa của từ ghép vắng lặng là nghĩa tổng hợp của 2 yếu tố đó.
XóaCái khó cho người tiếp nhận về các "tiêu chí ...' là sự giao thoa giữa chúng và khả năng phân biệt từ thuần Việt và từ Hán-Việt của họ, nhất là HS phổ thông
Trả lờiXóaCác "mẹo" - tiêu chí này khá là lí thú với những người yêu thích sự chính xác, trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt, nhưng không dễ với Thầy và trò đại trà bởi sự hạn chế của thời gian "chạy" chương trình dạy - học hiện hành ...
em am la tu gi
Trả lờiXóaCho em hỏi tưng bừng và rực rỡ là từ láy hay từ ghep
Trả lờiXóaRực rỡ là từ ghép, còn tưng bừng là từ láy.
XóaCho cháu hỏi nghỉ ngơi, nghĩ ngợi là từ láy hay ghép ạ
Trả lờiXóaNghỉ ngơi là từ ghép. Vì hai yếu tố đều có nghĩa. Ngơi với nghĩa là NGHỈ : Cho con củi sưởi, cho nhà con ngơi ( Bầm ơi - Tố Hữu).
XóaTrong khi đó nghĩ ngợi là từ láy. Vì chỉ nghĩ có nghĩa, còn ngợi không có nghĩa như nghĩ. Ngợi ca thì ngợi có nghĩa, nhưng khác xa với NGHĨ.
Thắm thiết là ghép hay lây
Trả lờiXóa