Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

TRỞ LẠI CỐ HƯƠNG



          TRỞ LẠI CỐ HƯƠNG
                        Trần Trung

Lâu rồi...trở lại Cố-Hương
Một ngày mưa, ngỡ lạc đường quen xưa
Nhủ thầm nơi của Mẹ-Cha
Bao năm dầu dãi-Nơi Ta sinh thành...
                 ***
 Cố-Hương tự thuở ngày xanh
Bạn xưa còn mất?
Cũng đành
Biết sao!
Về Quê...Mỗi bận...Nghẹn ngào
Thành-Nam đất cũ tự hào...
Còn không?
                  ***
Cố-Hương khởi phát Tộc-Trần
Hào hoa Văn-Võ...kết thân Giống-Nòi
Tứ mùa mưa nắng còn “Chơi”!
Tú Xương nghèo cực chẳng rời Bút-Nghiên.
 Mưa giăng ngỡ nghẽn Cửa-Thiền
Vua Trần rũ áo-Tìm Miền-Thanh-Cao...
                   ***
Cố-Hương...
Tựa giấc chiêm bao
Xưa là thế nay lẽ nào...Mà thương!
Lâu rồi...trở lại Cố-Hương

                   Hà Nội- 13/4/2015.

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

VIỄN CẢNH HIỆN-ĐẠI Và HẬU-HIỆN-ĐẠI




                                                   VIỄN CẢNH

                                    HIỆN-ĐẠI Và HẬU-HIỆN-ĐẠI

                                             
                                                       Võ Công Liêm
Cám ơn nhà biên khảo Lại Quảng Nam đã gửi cho. Trân trọng giới thiệu. Chủ trang.

          Đã nói hiện đại thời phải có hậu hiện đại là một thẩm định gia tăng trong lãnh vực nghệ thuật cũng như trong lãnh vực văn chương. Bởi; đây là khiá cạnh phức tạp mới, khuynh đảo mới và một nhận thức về đường lối của ngữ ngôn, một ngữ ngôn có hệ thống mà nghệ thuật là một hiện hữu trong hệ thống đó; từ chức năng đến tư duy hoặc ngay cả xây dựng những gì hiện thực trong tri giác của chúng ta. Một đường lối đa dạng mà trong đó việc phê nhận là điều kiện dành cho kinh nghiệm nghệ thuật : rất thẩm mỹ, rất luân lý, rất phép tắc –aesthetically, morally, institutionally và có cái gì mới mẻ đến dưới dạng tham khảo chính yếu trong một qui trình hiểu biết đáng giá trên mọi môi trường của xã hội. Bởi ở đây nói lên được  cái sự thuần chất giản lược vấn đề, một thể thức bị động, một phản ứng bén nhạy; phê bình giờ đây là một tổng thể đến để thấy như ý nghĩa dự phần vào một nền văn hóa, một thăm dò trung thực trong tính cách tự nhiên, cấu trúc nghệ thuật, xã hội và ngay cả chính nó trong lý thuyết của văn chương. Ý thức mới trong một phê nhận mới là nhân tố nói lên hậu-hiện-đại và chính sự cớ này đã thành hình giữa thập niên 1970; phát động như một thách đố qua sự phê nhận thuộc lý thuyết và đồng hành trên cùng một phương hướng để mở mang về một  nghệ thuật đa dạng với nhiều thể loại, kiểu thức và nhiều ý hướng khác nhau.Trên bình diện đơn phương thì lý thuyết văn chương nghệ thuật là bề mặt rộng lớn chứng thực đối với chủ nghĩa hiện đại như một phương cách hiện đại mà nó đã chế ngự vào đầu thập niên 1950 và 60 kể từ đó như đã thay thế một vài vị trí của lý thuyết thông thường dựa trên những tương quan của từng lý thuyết và tư duy thuộc về triết học; tất cả vị trí đó được ghi nhận như một bình phẩm nghệ thuật, một chức năng rộng lớn về mặt xã hội và một trang bị về mặt nhận thức nghệ thuật. Một viễn cảnh hiện-đại và hậu-hiện-đại  (Modern and Postmodern Perspectives) dành cho hôm nay.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Sao em chưa về Đà Lạt?

Triệu Lam Châu

SAO EM CHƯA VỀ ĐÀ LẠT – MƯỜNG TIÊN CỦA TRẦN GIAN

Thật là tình cờ đúng vào ngày này ba mươi lăm năm trước (22/4/1982 – 22/4/2017), Triệu Lam Châu tôi, mới tròn ba mươi xuân trẻ trung phơi phới. Trong dịp lên thăm học trò  thực tập tốt nghiệp địa chất tại Đoàn Địa chất 707 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng – tôi có tranh thủ lên thăm thành phố Đà Lạt, mà tôi đã từng ngưỡng mộ từ lâu… Thành phố Mộng mơ, Thành phố sương mờ, Thành phố Tình yêu.
Chiều ngày 17/4/1982 một mình tôi từ Bảo Lộc đi xe đò lên Đà Lạt. Trời ơi, lần đầu tiên gặp Đà Lạt mộng mơ của hồn mình – tôi liền bị thôi miên ngay lập tức bởi vẻ đẹp siêu phàm của nó. Tôi lịm người đi, nghẹn ngào giữa sương chiều bảng lảng mà chẳng nói nên lời. Tuyệt vời quá sức tưởng tượng, Đà Lạt của chúng ta ơi! Và bây giờ chiều 22/4/2017  đang ở biên cương Cao Bằng xa xăm này, nhớ lại cảm giác đầu tiên tinh khôi nhất của lòng mình khi gặp Đà Lạt thần tiên… tôi lại nổi da gà đây, xốn xang và lay động biết chừng nào.
Ngày hôm sau 18/4/1982 tôi lại từ Đà Lạt trở lại Bảo Lộc. Và nhờ cảm hứng bởi niềm tiên của Đà Lạt gieo vào hồn mình…mấy hôm sau (18/4/1982 – 22/4/1982) tôi làm được cả một chùm thơ giàu cảm xúc, gồm những bài: Một nét lòng tôi trên phố núi – Mặt trời Đà Lạt – Chút tình cờ đáng quý – Anh mang thác Cam Ly về xuôi…

Đà Lạt diệu huyền quyến rũ bởi những đặc điểm chính sau đây:
Một là: Không khí chớm lạnh heo may của mùa thu. Đây là mùa thu vĩnh cửu của trần gian.
Hai là: Cảnh sắc bồng bềnh của mây trời, thác núi, hồ nước và rừng thông rất đẹp.
Ba là:  Kiến trúc kiểu biệt thự Pháp cực kỳ tuyệt vời
Bốn là: Hầu như nơi nào của Đà Lạt đều có hoa tươi mọc – Thành phố Ngàn hoa.
Năm là: Con người Đà Lạt văn minh, hiếu khách, tình cảm ấm nồng…

TẢN MẠN VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀ … VĂN GỪNG (3)

TẢN MẠN VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀ … VĂN GỪNG (3)


Nhà biên khảo Lại Quảng Nam gửi cho bài viết này. Cám ơn bác LQN và trân trọng giới thiệu. Chủ trang

Nạn “cuồng dịch” hay phương pháp dịch “hậu google” (1)

Nhân đọc những phần dịch Anh – Việt trong tập sách Tư tưởng triết học (nxb Hội Nhà văn, 2015) và phần Lịch sử nghệ thuật trong tập 2013 VCL Tranh vẽ Võ Công Liêm (nxb Hội Nhà văn, 2013) của Võ Công Liêm

Nguyễn Thanh Văn


Khi mới đọc xong cuốn Tư tưởng triết học của ông Võ Công Liêm, tôi có dự định chia bài viết thành ba phầnĐầu tiên là nhận xét phần dịch mà tác giả kê đủ cả phần tiếng Anh và tiếng Việt, tiếp là vài suy nghĩ về loại tiếng Việt đặc thù trong tập tiểu luận và cuối cùng bàn nội dung triết học được trình bày những 250 trangVà cuối cùng của cuối cùng, là nhân đọc tập sách, không thể không bàn qua hiện tượng “triết luận” của số người do không cưỡng được tình yêu đã đạt độ mù quáng với Triết học để “triết luận” lại trở thành “triết loạn” – điều mà Võ Công Liêm làm rất tốt qua công trình Tư tưởng triết học này.

Tuy nhiên sau khi lượng sức, người viết có ý “nhường” phần thẩm định nội dung triết học cho giới chuyên môn và chuyển phần nghiên cứu và thẩm định thứ tiếng Việt hiện đại – tạm gọi là tiếng-Việt-Hậu-Googles – mà tác giả do ở nước ngoài khá lâu đã mạnh dạn phát minh, qua cho các giáo sư có lòng quan tâm tới sự nghiệp “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt” và các phóng viên giữ mục “Dọn vườn” trên các báo Văn nghệ và tạp chí Ngữ họcĐối với những bậc trí tuệ hơn người bao quát nhiều ngành, nhiều vỉa như Võ Công Liêm thì sự phân công thành nhiều phần việc cụ thể như tôi gợi ý hy vọng cũng hợp lýMỗi người mỗi mảng, phần còn lại vừa sức tôi, một ông giáo chuyên sửa các lỗi spelling và grammar cho các học viên Anh Văn bậc sơ học vậy.

Ngoài cuốn Tư tưởng triết học này, tôi dành vài dòng nhắc qua phần Lịch sử nghệ thuật trong tập 2013 VCL Tranh vẽ Võ Công Liêm và cũng chỉ giới hạn trong phần dịch Anh – Việt.



VỀ CUỐN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC

image_thumb1
Nhiều bài trong cuốn này thực chất là dịch. Tôi không đủ sức đối chiếu toàn bộ bài viết với tác phẩm gốc, mà chỉ giới hạn trong những chỗ tác giả có dẫn nguyên văn.

– “Năm 1940 sau khi cho ra đời luận án Tâm lý và hình tượng (The Psychology of the Imagination) như một hiện tượng tâm lý […]” (trang 41, bài Hiện hữu và hư không)

Nhận xét: “Of” là “của”, có khi dịch là “về”, có văn cảnh không cần dịch, vì sao lại chuyển thành “và”?“Và” là liên từ nối hai từ, hai mệnh đề, hai ý … ai cũng rõChia cụm danh từ “the psychology of the imagination” thành hai vế bằng liên từ “và” vừa làm hỏng nghĩa vừa phạm lỗi tùy tiệnNgười dịch nhầm một lỗi không đáng, “imagination” là “tưởng tượng” thành “hình tượng” (image).

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

THƯƠNG QUÊ-TÌNH NGHỆ SĨ





THƯƠNG QUÊ-TÌNH NGHỆ SĨ
                     TRẦN TRUNG

Chạm vào nỗi nhớ
                   Quê-Mình...
Những ngày giông bão
                    Giật mình
                           Càng thương.
                 ***
Đò-Quan tự thuở Tú Xương,
Càng thương Bà Tú
                      Khôn lường
                              Biến thiên...
“Thuyền không bến” về vô biên
Nhớ “Đêm thu”
                    Phổ nỗi niềm Thế Phong.
Nguyễn Bính “Lỡ bước sang ngang”,
Cả khi Nam-Tiến...
                         Vô vàn éo le
“Suối mơ” tình khúc sơn khê
Văn Cao thương nước mới về “Tiến quân...”
Mau nước mắt như Nguyên Hồng
Thương “Thời thơ ấu”...
                         Vắt sang “Sóng gầm”...
Hoàng Chương rời xứ tần ngần
Tình còn vương nợ “Mây” cùng “Thơ say”.
                     ***
Một ngày thương nhớ xứ này
Thương về Nam Định
                          Xưa-Nay
                                      Quê-Mình.
Thương-Quê
                Còn mãi
                           Đinh ninh
Thương Tình-Nghệ-Sĩ
                 Còn Xanh muôn đời
                     ***
Một ngày thương nhớ
                             Đầy vơi...
                         Hà Nội, 22/6/2015.

                                            Tác giả Trần Trung

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

HAIKU ĐAN MẠCH





BO LILLE (1949-) ĐAN  MẠCH

 Sinh năm 1949 ở Copenhague.Tác giả 22 cuốn sách trong đó có 1 tiểu thuyết,1 rock-opera, 6 tuyển tập Haiku. Lãnh đạo Hội Underskoven -một trong 2 Diễn đàn văn học lâu năm nhất ở Đan Mạch. Mở Trường viết văn viễn tưởng, giảng dạy văn học khắp các nước vùng Bắc Âu. Sản xuất nhiều chương trình văn học trên Truyền hình. Thành viên ban Chấp hành Hội nhà thơ Đan Mạch-Thụy Điển, Hiệp hội các nhà thơ trữ tình Đan Mạch...Tham gia WHA 8-Tokyo 2015. Hội viên WHA. Cộng tác viên Haiku Việt.

                                                             ****
                                              Đinh Nhật Hạnh dịch và giới thiệu

                                                        
 HAIKU

  1-   Gravenes sorthed / Lyden af hvide kirker / og sá tavsheden    5/7/5   <tiếng ĐAN  MẠCH>

         The blackness of  graves / the sound of those white churches / and then the silence

      - Màu đen những ngôi mộ / chuông từ các thánh đường trắng này / và thế rồi, lặng im



   2-   burning field / cannons which are much too hot / the smell of burnt child

        một vùng đất cháy bỏng / những khẩu đại bác đỏ rực nòng / mùi thịt thiêu em bé 



   3-   peace has broken out / cannons are been melted / into lovers' rings

         hòa bình vừa lập lại  / những khẩu đại bác bị nung chảy / đúc thành nhẫn tình nhân



   4-   As you pass me by / a smile hanging in the air / embraces mine

        - Em đi ngang qua anh / nụ cười buông lơ lửng / ôm ấp nụ cười anh



   5-   another full moon / and I hear a wolf howling / is that you my darling?

         -thêm một đêm trăng rằm / và anh nghe sói hú / có phải em, em yêu?

         -thêm một đêm trăng rằm / anh lại nghe sói hú / có phải em yêu không?



   6-   a flying leaf falls / so softly on my sidewalk / that the stone ís bruised

         - một chiếc lá bay... rơi / nhè nhẹ êm êm trên lối dạo / mòn cả đá lát đường

         - một chiếc lá vàng bay / nhẹ rơi trên lối dạo / mòn cả đá lát đường

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

CHÀNG LÙN NỂ VỢ




CHÀNG LÙN NỂ VỢ
Truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến
*
Về làm hàng xóm với nhau từ năm 1998, cũng ngót nghét 20 năm. Gặp nhau vẫn tươi cười chào hỏi, đẩy đưa mấy câu thân tình chẳng động chạm tới ai, kiểu con gà nhà em sáng nay bị cúm, con lợn nhà anh tối qua biếng ăn... Đôi khi hứng chí còn đấm lưng nhau thùm thụp, rồi nắc nẻ cười, có lúc bá vai nhau, mời nhau chén trà, điếu thuốc, chú chú anh anh ầm ĩ cả góc phố. Ấy vậy mà anh tên gì, bao nhiêu tuổi, nhà số bao nhiêu lão cũng chịu. Không phải lão ra vành ra vẻ, vì lão chả có gì để lên mặt ta đây. Lão không biết tên tuổi của anh, số nhà của anh chỉ vì bản tính của lão vốn ngại giao tiếp, lại thêm trí nhớ có vấn đề, cứ nhớ nhớ quên quên nên càng ngại quan tâm lý lịch của người hàng xóm. Lão sợ chuyện ông A “muốn yêu vợ” nhưng bị vợ “cấm vận”, lâu ngày, quá bí bách nên đêm đến lẩn ra đường Giải Phóng tìm mấy em có thói quen “tạo dáng bên gốc cây” để “tâm sự” cho “thoáng trên thông dưới” nhầm thành chuyện ông A “cấm vận” vợ khiến bà vợ bứt rứt phải nhảy sang nhà hàng xóm, thách ông hàng xóm “có giỏi thì đọ vòng eo” xem eo ai nhỏ hơn... Nếu thế thì thành to chuyện. Loạn phố Nguyễn Văn Trỗi. Lão chỉ có mỗi một cái đầu, chả dại.
Cũng có lần, lão nảy ra sáng kiến, mua cuốn sổ nhỏ nhỏ, đút vừa túi quần rồi tiện gì ghi nấy, làm cuốn cẩm nang tra cứu khi cần thiết nhưng rồi thấy như thế thì bất tiện nên thôi, phó mặc cho bộ nhớ có vấn đề của lão. Với lại, biết ghi chú thế nào khi ví dụ, anh (nhân vật chính, lão sẽ hầu chuyện mọi người) quá nhiều điểm giống mọi người mặc dù anh cũng rất nhiều điểm chẳng thèm giống thiên hạ. Chẳng hạn, cao mét 65 thì phố Nguyễn Văn Trỗi đếm vội cũng vài nghìn nhân mạng. Khuôn mặt rúm ró, dài thượt khi bị vợ quát, nét đặc trưng của khuôn mẫu đàn ông “biết điều với vợ” thì phố Nguyễn Văn Trỗi không vài nghìn ông cũng tròm trèm trên dưới hai hay ba, hoặc bốn nghìn nhân mạng. Nhưng nhất định, giữa vài nghìn đấng nam nhi tưởng chừng có rất nhiều nét hao hao giống nhau ấy chẳng cần nhìn kỹ cũng biết đấy là vài nghìn con người riêng biệt. Như thế, biết ghi thế nào để phân biệt anh với người khác?! Thế nên, lão quyết định cứ căn cứ vào ấn tượng ban đầu về người đó mà đặt tên, ví dụ như anh, đường ăn nết ở thuộc diện “lễ phép, biết nghe lời vợ” nên gọi anh là chàng lùn nể vợ, cho khỏi lẫn với mọi người.
*          *
*
Lão nhớ, hôm ấy, hình như là lão về nhập cư ở phố Nguyễn Văn Trỗi được chừng hai hoặc ba tháng. Lão ra quán nước đầu ngõ uống trà, để nghe ngóng tình hình khu phố mới giống và khác gì với khu phố cũ lão ở nên săm soi mọi chuyện khá kỹ. Hôm ấy, lão thấy anh diện lắm. Đầu vuốt keo láng bóng. Mặc quần sooc kẻ, áo phông màu mỡ gà, thắt cái nơ màu tím, trông hơi ẻo ẻo nhưng cũng bắt mắt, khá bảnh. Mỗi tội, lẽ ra quần ấy, áo ấy, đầu ấy... anh đừng thọc chân vào đôi giày đã toác mõm, thì hay. Đã thế, anh lại đem đôi chân có phần cò hương, ống sậy, cắm vào hai chiếc tất sợi trắng đã ngả màu, loang loang lổ lổ, roãng ra, tụt xuống tận cổ bàn chân... nên trông có phần tức mắt. 

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Thơ Đường chủ đề biên tái ( tiếp)



 

Thơ Đường chủ đề biên tái ( tiếp)

Nguyễn Ngọc Kiên chọn dịch

 

- 柳中庸

 

Phiên âm:

 HÀ KIỀU DƯƠNG TỐNG BIỆT – LIỄU TRUNG DUNG

Hoàng Hà lưu xuất hữu phù kiều,
Phổ quốc cựu nhân thử lộ dao.
Nhược bạng lan can thiên lý vọng,
Bắc phong khu mã vũ tiêu tiêu.

Dịch nghĩa:

TIỄN BIỆT TRÊN CẦU HÀ DƯƠNG – LIỄU TRUNG DUNG

Sông Hoàng Hà khi chảy tới đây phải qua một cầu nổi,
Người dân nước Phổ cũ phải qua lại trên cầu này.
Nếu tựa lan can mà ngắm từ xa,
Thấy gió bấc thổi như thôi thúc ngựa, mưa ào ào.

Dịch thơ:

TIỄN BIỆT TRÊN CẦU HÀ DƯƠNG – LIỄU TRUNG DUNG

Hoàng Hà  cầu nổi chảy qua đây
Dân Phổ cũ qua lại cầu này
Nếu tựa lan can từ xa ngắm
Gió như thúc ngựa với mưa bay

NHÀ THƠ ĐỖ PHỦ (Xem các kì trước)

杜甫


Phiên âm:

TIỀN XUẤT TÁI KÌ 4 – ĐỖ PHỦ

Tống đồ ký hữu trường,
Vận thú diệc hữu thân.
Sinh tử hướng tiền khứ,
Bất lao lại nộ phún.
Lộ phùng tương thức nhân,
Phụ thư dư lục thân:
"Ai tai lưỡng quyết tuyệt,
Bất phục đồng khổ tân!"