Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

NGƯỜI ĐÀN ÔNG ĐỒNG TÍNH



NGƯỜI ĐÀN ÔNG
ĐỒNG TÍNH
- Trích trong ĐIỀM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG MẠNH MẼ
của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ; 2006 -
*
Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, những bé trai đã được bố mẹ và gia đình rèn rũa, dạy bảo theo khuôn mẫu văn hóa truyền thống: Cương cường, dũng mãnh, lạnh lùng và quyết đoán. Có nghĩa, là đàn ông thì không được “bám váy” mẹ, không được “yếu đuối”, không được khuất phục trước bất kỳ khó khăn, trở ngại nào. Văn hóa truyền thống không chấp nhận quan điểm của các nhà tâm lý học hiện đại, như Elisabeth Badinter chẳng hạn, thừa nhận:Giới tính nữ là giới tính cơ bản. Người nam được hình thành bằng sự đấu tranh với tính nữ nguyên thủy ngay từ khi còn trong bào thai. Vì giới tính nữ là giới tính cơ bản nên trong người đàn ông vừa có tính nam vừa có tính nữ. Muốn phát triển thành người đàn ông là một cuộc đấu tranh không ngừng ở mọi lúc.”. Trong những tác phẩm của mình, (đúng hơn là những công trình nghiên cứu khoa học) bà đã đưa ra những phác thảo về khuôn mẫu người đàn ông trong thế kỷ XXI đối lập khá nhiều với những gì mà văn hóa truyền thống đã khắc họa.
Trong lời giới thiệu tác phẩm NHÂN DẠNG NAM của Giáo sư Elisabeth Badiner, dịch giả Nguyễn Xuân Khánh viết:Xã hội hiện đại dựa trên cơ sở bình đẳng nam và nữ, nó nhất thiết dẫn tới chỗ tạo ra sự giống nhau giữa hai giới. Mục đích công bằng chính trị ấy xuất sinh từ quyền con người. Chính từ sự bình đẳng ấy, trên thực tiễn ta nhận thấy bản chất con người gồm cả tính nam và tính nữ. Người đàn bà đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực trước kia chỉ dành cho người nam, họ trở nên lưỡng tính và giống người nam. Đảo lại người nam cũng lưỡng tính như vậy.”. Có lẽ vì thế mà không ít quý ông rất sợ phải sống với chính con người giới tính thật của mình. Họ sợ những phút giây mềm yếu trong con người: Sợ tính nữ nguyên thủy biến họ thành người yếu đuối, đồng tính, nhu nhược, hèn kém trong bất kỳ thời điểm nào. Mà điều đó, gia đình, xã hội và chính bản thân người đàn ông, bằng lý trí không cho phép được sảy ra.
Nghiên cứu về người đồng tính, các nhà tâm lý kết luận: Đời sống tình cảm của người đồng tính nam thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ và mang nhiều tính nữ. Còn người đồng tính nữ thường chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người bố và mang nhiều tính nam. Đây chính là điểm cơ bản đầu tiên của người đàn ông đồng tính.
Chúng ta đều biết, sự hình thành và phát triển tính nam của người đàn ông không chỉ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa truyền thống với những chuẩn tắc khắc nghiệt mà còn chịu sự chi phối sâu sắc của huyền thoại tình mẫu tử. Sự đối đầu giữa khuôn mẫu người đàn ông truyền thống với huyền thoại tình mẫu tử, trong nhiều trường hợp đã làm méo mó, biến dạng tâm sinh lý và giới tính của người đàn ông khi trưởng thành. Thuyết bản năng mẫu tử, hay còn gọi huyền thoại tình mẫu tử, đã “hợp thức hóa việc loại trừ người cha”, “tăng cường sự cộng sinh giữa mẹ và con trai”, làm cho tính nữ nguyên sơ trong bé trai bị kéo dài, dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm sinh lý và giới tính, cản trở và triệt tiêu tính nam của người đàn ông đang hình thành trong đứa trẻ. Chính vì vậy mà người Anh, một thời gian khá dài đã phản đối gay gắt sự “độc nhất” của người mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé trai. Elisabeth Badinter, giảng viên triết học trường Polytenchnique (Pháp) nhấn mạnh: Lý thuyết bản năng mẫu tử đã gây tha hóa và tội lỗi đối với phụ nữ và tỏ ra tàn hại đối với trẻ nhỏ, đặc biệt đối với trẻ em trai. Qua nghiên cứu nhiều công trình khoa học và các tác phẩm văn học (trên 3.000 tác phẩm văn học và thân thế các danh nhân nổi tiếng), bà đưa ra kết luận: Trong số những người đàn ông đồng tính, rất nhiều người sống gần gũi với mẹ và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ. Bà khuyến cáo: Hãy để bé trai thường xuyên gần gũi và chịu ảnh hưởng từ người bố, sẽ giúp bé trai thuận lợi cho việc phát triển tâm sinh lý người đàn ông của đứa trẻ.



Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

NGƯỜI SAY ĐẮM THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC




 NGƯỜI SAY  ĐẮM THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
                                                             Vũ Nho
Bạn đọc đã từng quen với tên tác giả Nguyễn Thị Lan, một nhà giáo, một cây bút lí luận phê bình của tỉnh Hải Dương với các bài viết  tập hợp trong hai cuốn chuyên luận “Văn học nước ngoài trong nhà trường” và “Văn chương Hải Dương đương đại”, từng đoạt Giải thưởng VHNT Côn sơn- Hải Dương và giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Nhưng nhà giáo Nguyễn Thị Lan không chỉ có thế. Chị còn  được giải  thưởng về cuộc thi viết kỉ niệm nước Nga và văn học Nga, giải thưởng cuộc thi viết về du lịch Hải Dương và giải thưởng cao về cuộc thi bút kí của Tạp chí Văn Nghệ Hải Dương. Ngòi bút của nhà giáo ấy còn tìm đến hai thể loại để tung tẩy sáng tạo là tản văn và bút kí. Bây giờ chị đã có một tập dày dặn “Cây trong phố” để tặng quê hương Hải Dương, tặng những miền đất thân thương mà chị đã có dịp ghé qua trong những chuyến đi của một người say đắm thiên nhiên, say đắm những vẻ đẹp khác nhau của mọi miền đất nước.
Tập sách 23 bài này gồm 9 bài viết về quê hương Hải Dương và 14 bài viết về các vùng miền khác nhau của  mảnh đất Việt Nam từ Lũng Cú đến Cà Mau, Côn Đảo. Như vậy ngoài chuyên luận “ Văn chương Hải Dương đương đại” viết chuyên về các nhà văn Hải Dương; nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thị Lan lại có thêm 9 tản văn và bút kí về quê hương mình. Đó là các bài viết về  mảnh đất Hải Dương với  con sông Hương, với Đảo Cò-Chi Lăng Nam, với “Thanh Hà miền quê yêu dấu”, với Nơi lưu niệm Tự lực văn đoàn. Và các bài còn lại viết về thành phố Hải Dương thân thương một đời chị gắn bó, từ phố cây bàng, đến thư viện, đến công viên, đến mùa xà cừ thay lá trong thành phố.
Nếu thành phố Hải Dương có mĩ tục như Hà Nội, tặng danh hiệu công dân ưu tú  cho những người có nhiều đóng góp cho thành phố, tôi tin trong danh sách đó sẽ có tên nhà giáo, nhà văn Nguyễn Thị Lan.

                       Vũ Nho - Chủ trang

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Bốn bài thơ tiếng Đức



Bốn bài thơ tiếng Đức

Mới cập nhật tháng 3 -2019



Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa ( Tháp Dương – Bắc Ninh ) chuyển ngữ

Bài 1
*
Tôi đây, ông Trời ơi!

của R. Brunetti

Vũ trụ chỉ có tiếng Người

Tâm hồn tôi thấm từng lời canh khuya …
Hier bin ich, Gott!
Sprüche. Spruchgedicht von R. Brunetti
Deine Stimme spricht
im schweigenden Raum der Nacht
und meine Seele lauscht...
Bài 2

**
Một buổi tối đầu tháng Ba

của R. Brunetti

Vần vũ  nếp gấp mây trời

Khuôn mặt lấp lánh mỉm cười

tháng Ba
Ein früher Märzabend
Sprüche. Spruchgedicht von R. Brunetti
Aus Wolkenfalten
blitzt lächelnd des Abendrots
glühendes Gesicht
Bài 3

***
Một mắt khóc, mắt kia cười



Của  Anna Haneken, 2017



Một mắt khóc,

Mắt kia cười,

Ai cũng tìm

Hạnh phúc riêng

Trong chớp mắt


  TS Nguyễn Văn Hoa

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

LÃNG DU 2019



CHÙM LÃNG DU 2019

                 Trần Trung

1/ HUẾ XƯA
Nghe em hát...
“Huế xưa”
Dào dạt
Buồn sương
Hương Giang
Nương
Êm
Dài nước mắt.

Dìu dặt
Mơ xưa
Cung nữ ơ hờ
Ngăn ngắt
Tím môi...
Tà áo Huế.

Huế Nay-Xưa
Tương hợp
Nắng trong mưa
Mưa dìu nắng
Nhặt thưa
Cung bậc-Tự tình
Ngút ngát trời Huế-Xanh...

Anh nghe em hát “Huế xưa”,
Thêm thương
           Thêm nhớ
                 Bây chừ
                         Huế-Em.

       Huế-21/3/2019.

2/ĐÊM QUY NHƠN

Đêm về
Chợt thức-Quy Nhơn
Hình như
Sóng cũng thở dồn
Ngoài kia.
Đất trời.Biển cả
Vỗ về
Bạc đầu
       Thầm thĩ
            Tỉ tê chuyện buồn...

Còn một ngày với Quy Nhơn
Ghé Ghềnh Ráng
                Lượm cung đờn
                                Tử rơi.

Sóng xô chất chứa Hồn-Người...

    Đêm Quy Nhơn-24/3/2019

3/GIÓ QUY NHƠN

                     Trần Trung

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

PHÁT TÀI SAO DỄ THẾ?



                             
     
 PHÁT TÀI SAO DỄ THẾ?



                                                            Quản Thập Toàn

                                                          Vũ Công Hoan dịch



         Tôi là nông dân biết phận mình ở miền  núi, đi học được vài ngày, biết viết  được vài chữ, lẽ ra không nên đến thành phố kiếm cơm ăn. Theo lối nói của các chuyên gia học giả trên vô tuyến truyền hình, tôi thuộc “lũ người kém tố chất”, đi đến đó là bôi nhọ thành phố, gây lộn xộn cho quản lý. Nhưng xem chừng hiện tại  có trông nom một mẫu ba sào ruộng, cũng không kiếm nổi vợ và dựng được nhà mới, tôi vẫn không kìm nổi sự thôi thúc của trái tim và thế là cuối cùng tôi đã  gia nhập đội ngũ của “những người đi làm thuê” và “bèo dạt mây trôi”. Đương nhiên gặp người nào khách sáo, thỉnh thoảng cũng gọi tôi là “nhân viên công vụ đến thành phố”, nhưng đấy phần lờn là trường hợp tương đối chính thức, còn nói chung, người thành phố không gọi tôi là “đồ nhà quê”, “đồ ma quỉ”,“kẻ vét đĩa” là đã khách sáo chán.

          Trên công trường, tôi làm hùng hục cốt là để sớm kiếm được ít tiền mang về quê xây nhà lấy vợ. Đâu có ngờ mới làm được 2 tháng đã bị máy nghiến mất 2 đầu ngón tay, lúc đó tôi đã rú lên và ngất xỉu, khi tỉnh lại câu đầu tiên tôi nghe được là: “chúc mừng cậu kiếm được 1 món tiền”.Thì ra cai đầu dài đã phát cho tôi 2 nghìn đồng.Thấy tôi còn định nói,1 thuộc hạ của cai đầu dài bảo:”Năm ngoái có 1 người bị nghiến mất cánh tay cũng mới được bồi thường có ngần ấy, coi như cậu được hời to”. Một anh khác bổ sung luôn: “Cậu nuôi được 1 con lợn

béo ở nhà cũng không bán được ngần đấy đâu, thử nghĩ xem 2 đầu ngón tay của cậu đâu có được 1 lạng thịt”.

           Tôi nghĩ kĩ cũng đúng như vậy, đã không nói gì hơn, trong lòng cứ mừng thầm rớ được một ông chủ tốt bụng, nếu không mình có bị chặt mất đầu cũng chưa chắc đã được ngần ấy tiền. Trên báo chí chẳng phải đã từng nói nào là bị thương  vì công việc, bị chết vì sập hầm, bị tai nạn trong mỏ quặng,…vv chủ yếu đều là vì tố chất người lao động không cao gây ra.

          Sau khi bị thương, không làm được việc trên công trường, tạm thời tôi không biết làm gì, chỉ loanh quanh đi bát phố. Giữa lúc này có một người đi đến, đưa cho tôi hai trăm đồng và một bức trướng rồi bảo chỉ cần làm như thế như thế là được. Dưới sự hướng dẫn của ông ta, tôi thất tha thất thểu đến một bệnh viện, vừa đi vào cổng đã hô to: “Giáo sư Vương, ngài đúng là ân nhân cứu mạng của tôi”. Tôi nằm liệt giường liệt chiếu ba năm nay, từ khi  uống thuốc “Thần thông Bảo” của ngài, hôm nay tôi đã lên thành phố  ghi tên tham dự giải ma ra tông. Lúc này, một bọn cầm “ống pháo dài” vây lấy tôi, cứ chan chát chan chát đập túi bụi vào tôi, tôi cũng không nhìn rõ người nào là giáo sư Vương, chỉ biết  bày tỏ lòng cảm ơn của mình bằng nước mắt lẫn nước mũi. Trong lòng cứ nhớ đến hai tờ giấy  “hình ông già” mới nguyên, chỉ xuýt nữa không cười lên thành tiếng.

            Nhà văn Vũ Công Hoan

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

KHÔNG AI CHẾT VÌ UNG THƯ !


KHÔNG AI CHẾT VÌ UNG THƯ
 
Ai trong gia đình đang có người bị ung thư, nên tham khảo tin này đễ giúp cho người thân và chính mình. Tiến sĩ Gupta nói : Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ vì sự bất cẩn.
 
(1). Bước đầu tiên là ngừng tất cả lượng đường, tế bào ung thư sống và tăng trưởng nhờ vào đường. Không có đường trong cơ thể, tế bào ung thư sẽ chết một cách tự nhiên.
 
(2). Bước thứ hai là pha một quả chanh nguyên chất với một cốc nước nóng và uống trong khoảng 1-3 tháng đầu tiên trước khi ăn thực phẩm và ung thư sẽ biến mất, nghiên cứu của Đại học Y Maryland cho biết, nó tốt hơn gấp nhiều lần so với hóa trị.
 
(3). Bước thứ ba là uống 3 thìa dầu dừa hữu cơ, sáng và tối và ung thư sẽ biến mất, bạn có thể chọn bất kỳ liệu pháp nào trong hai liệu pháp sau khi tránh đường. Hãy phổ biến để mọi người xung quanh bạn biết. God Bless!
 
Bác sĩ Guruprasad Reddy B V, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ NHÀ NƯỚC OSH MOSCOW, RUSSIA
- Uống nước chanh nóng có thể ngăn ngừa ung thư. Đừng thêm đường. Nước chanh nóng có lợi hơn nước chanh lạnh.
Cả khoai lang tím vàng đều có đặc tính phòng chống ung thư tốt.
 

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

“SAY ĐI EM” – MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN”

 

“SAY ĐI EM” – MỘT BÀI THƠ “TỚI BẾN”

                                      Phạm Đức Nhì
 
Tôi không nhớ đã “quen biết” bài thơ Say Đi Em của Vũ Hoàng Chương ở đâu và khi nào. Nhưng trong danh sách những bài thơ hay để giới thiệu với độc giả thì nó đứng đầu. Đọc để cảm thì sao cũng được – đó là “cái riêng” của mỗi người khi đọc thơ, những người khác ít ai dám xía vào. Nhưng bình thơ thì phải có khen chê - phải có một quan niệm về thơ để làm chỗ dựa cho sự khen chê đó. Mỗi lời khen, tiếng chê - ngoại trừ cái hay, dở của ngôn ngữ thơ - đều phải có lập luận để giải thích, và nếu bị phản bác, để bảo vệ nó.

Say Đi Em là bài thơ khó bình. Tôi đã “ngâm” nó trong kho từ vài năm trước. Mỗi lần mở ra đọc lại thấy ơn ớn. Chỗ mình muốn khen hết lời thì lại có một cây đại thụ về phê bình văn học (Vũ Ngọc Phan) (1) dè bỉu, chê bai. Một số điểm hay khác của bài thơ thì lại … quá lạ, không biết mình nêu lên có gây sóng gió, bão táp gì không?  

Nói vậy để độc giả thông cảm chứ tôi đã ăn ngủ với Say Đi Em cả mấy tháng nay rồi. Đã thuộc, đã nghiền ngẫm từng chữ nên khi viết lời bình cũng có đôi chút tự tin. Tuy nhiên, cái hay, cái đẹp (và cả cái dở) của thơ thì mênh mông như biển cả. Nếu bài viết này có gì sai sót, rất vui vẻ đón nhận mọi phê bình, góp ý.

SAY ĐI EM

1/

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận, cùng nhớ thương, càng xót thương...
Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề, tình nay sao héo?
Hồn ngả lâu rồi nhưng chân còn dẻo
Lòng trót nghiêng mà bước vẫn du dương
Lòng nghiêng tràn hết yêu thương
Bước chân còn nhịp Nghê Thường lẳng lơ

2/

Ánh đèn tha thướt
Lưng mềm não nuột dáng tơ
Hàng chân lả lướt
Đê mê hồn gửi cánh tay hờ
Âm ba gờn gợn nhỏ
Ánh sáng phai phai dần...
Bốn tường nghiêng điên đảo bóng giai nhân
Lui đôi vai, tiến đôi chân
Riết đôi tay, ngả đôi thân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió
Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ
Hãy thêm say, còn đó rượu chờ ta
Cổ chưa khô đầu chưa nặng mắt chưa hoa
Tay mềm mại bước còn chưa chuếnh choáng
Chưa cuối xứ Mê Ly chưa cùng trời Phóng Đãng
Còn chưa say hồn khát vẫn thèm men

3/

Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt!
Rượu, rượu nữa! Và quên, quên hết!
Ta quá say rồi
Sắc ngả màu trôi...
Gian phòng không đứng vững
Có ai ghì hư ảnh sát kề môi
Chân rã rời
Quay cuồng chi được nữa
Gối mỏi gần rơi!
Trong men cháy giác quan vừa bén lửa
Say không còn biết chi đời

4/

Nhưng em ơi
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt Thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi!
(Vũ Hoàng Chương)

“Em” Trong Bài Thơ Là Ai?

Theo tôi, câu hỏi đó đã được trả lời một cách kín đáo ở đoạn đầu bài thơ.

Khúc nhạc hồng êm ái
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương

Tác giả nói đến vũ trường, nhạc dập dìu quanh các nàng ca ve son phấn.

Đôi người gió sương
Đầu xanh lận đận, cùng nhớ thương, càng xót thương
Hoa xưa tươi, trăng xưa đẹp, gối xưa kề, tình nay sao héo?

Gặp người quen, cũng là dân “sương gió”; nàng là gái nhảy, chàng là khách làng chơi mê khiêu vũ, xưa đã có một thời mặn nồng, sau đó vì “đầu xanh lận đận” nên nay tình đã héo. Cụm từ “gối xưa kề” đã bóng gió nói đến thời mặn nồng đó.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của Triệu Lam Châu






4. «Бесстрастные, что вы отвергли?» – «Страсть!»
«А страстью кто отвержен?» – «Мы, бесстрастные!»
«Подвластные, кто вас рождает?» – «Власть!»
«А кто ее рождает?» – «Мы, подвластные!»



4.Lạnh nhạt ơi, ngươi từ chối điều chi?”-“say đắm!”

“Say đắm ruồng bỏ ai?” –“Chúng tôi, loài lạnh nhạt!”

“Lệ thuộc ơi, ai sinh ra ngài thế?” –“Uy quyền”

 “Ai sinh ra uy quyền vậy ?” –“Là chúng tôi đây,  những tay lệ thuộc”



4. “Mjạt xát ơi, gần nắm nhỉn mòn lăng?” – “Dăm chắm”

“Dăm chắm wẻng tả hâư” – “Boong rà, dổng mjạt!”

“Mẻn gà ơi, cầư sleng tản nỏ?” – “ Vạ quèn”

“Cầư sleng oóc bân quèn?” – “Chính boong khỏi lô, bại gần gà”



5. – Отчего тебя в гости друзья приглашать перестали?
– Я заносчивым был и не шел, куда звали меня.
– Отчего, как бродяга, ты смотришь на окна в печали?
– Оттого, что за ними хотел бы присесть у огня.



 5. Sao bạn bè không mời anh đến nhà chơi nữa?

 -Vì tôi tự hiểu, không thèm đến, lúc bạn bè mời

 -Sao anh như kẻ lãng du buồn nhìn ra cửa sổ?

 -Vì tôi muốn đến với bạn bè, ngồi quanh ngọn lửa.



5. Pằng  d’ạu lăng nắm xỉnh d’ai pây rườn te lẩy?

- Nhoòng  p’ửa  te mởi rà, hây bấu slém pây

-  D’ai lăng  t’ồng  lạo lẩy mường mủng  p’uồn oóc táng?

-  Nhoòng hây ái pây thâng pằng  d’ạu , nẳng phing vầy.


             Cố nhà thơ, dịch giả Triệu Lam Châu

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

THƯ VIỆN CŨ




THƯ VIỆN CŨ
  (Tản văn)

                                         Thân yêu tặng thư viện tỉnh Hải Dương
  
            Nguyễn Thị Lan

Bắt đầu từ ngày 4/9/2012, thư viện tỉnh Hải Dương chuyển ra địa điểm mới. Với diện tích đất 8000 mét vuông, diện tích sàn 8500 mét vuông, tòa nhà năm tầng kiến trúc theo lối tân cổ điển của Pháp này hiện nay là một thư viện cấp tỉnh lớn nhất khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Công trình văn hóa này là niềm tự hào của người dân xứ Đông.
          Tuy nhiên với nhiều thế hệ độc giả, thư viện cũ vẫn là một địa chỉ văn hóa, một “ người bạn” không thể nào quên. Bài viết của tác giả với nhiều hoài niệm như một lời giã biệt với “cố nhân” đó.

          Bây giờ thì cái thư viện nhỏ, xinh xắn ở số nhà 12 phố Nguyễn Du ấy đã và mãi mãi trở thành thư viện cũ, thư viện xưa, thư viện của ký ức. Vào một ngày đầu thu 2012, thư viện tỉnh quê tôi “chuyển nhà” chấm dứt hơn 50 năm tồn tại và phát triển của nó  ở cái phố nhỏ này. Thời khắc đó trở thành một điểm nhìn thời gian đáng nhớ với tâm hồn, trái tim của biết bao thế hệ độc giả tỉnh Đông từng gắn bó với thư viện trong suốt nửa thế kỷ qua.
          Những độc giả từ xa xưa còn nhớ thư viện tỉnh Hải Dương được thành lập từ tháng 12 năm 1956 đến năm 1958 thì chuyển hẳn về “đóng đô” ở phố Nguyễn Du, một con phố cổ nhỏ nhắn, yên bình. Cơ ngơi đầu tiên của thư viện là ngôi nhà một tầng, kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp và râm mát, nằm im lìm dưới vòm cây cổ thụ. Nghe nói  thời Pháp thuộc đây là một câu lạc bộ khiêu vũ của các quan chức người Việt. Trước nhà là cái sân rộng có trồng một cây quéo. Cũng như những phòng đọc, phòng mượn sách, cây quéo trở thành một kỷ niệm đặc biệt với những ai từng lui tới nơi đây. Cây to lớn, uy nghi. Thân cây xù xì mốc thếch theo năm tháng. Tán cây xòe rộng tỏa bóng mát xuống một khoảng sân. Theo những bậc cao niên của thành phố, cây quéo này đã được trồng trên một trăm năm. Cây trở thành biểu tượng của thời gian, là “chứng nhân” của một thời một đi không trở lại của thư viện tỉnh quê tôi.
          Cuộc sống tỉnh nhỏ những năm 50, 60 của thế kỷ trước có chút đìu hiu buồn tẻ nhưng cũng thật êm đềm dễ chịu trong khung trời nhỏ. Những buổi sáng, buổi chiều người ta có thể thả bộ chậm rãi đến thư viện. Hồi đó các phương tiện giải trí còn ít, văn hóa đọc còn được coi trọng, thư viện tỉnh trở thành trung tâm văn hóa, thông tin, giải trí của người dân thị xã. Những người thích đọc đến đây để mượn sách, đọc sách, báo, tạp chí…, đắm chìm trong thế giới của chữ nghĩa, thả hồn trong ngôi nhà trầm mặc, thâm nghiêm. Cũng có khi họ đến đây chỉ vì một lý do: trao đổi thông tin với một vài người bạn đọc hoặc nhớ dáng hình ai đó vẫn ngồi ở đây đọc sách. Từ đó đến nay, nhiều người đã thành đạt, nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia từng là độc giả “ruột” của thư viện. Đã có bao người coi thư viện là “ trường học” thứ hai của đời mình mà mỗi lần nhớ đến không thể không biết ơn.
          “Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi”… trong hành trình “đi tìm thời gian đã mất” tôi nhớ ở nơi đây mấy chục năm về trước có một cô bé gầy đen, những ngày nghỉ học vẫn thường đến đây đọc truyện. Nhớ có cô gái mới lớn thích đọc sách, khao khát một tình yêu có thể choán hết cả người, tâm hồn, trí tuệ nhưng chưa có ai để mà yêu, cô càng yêu sách nồng nàn hơn. Nhớ có cô giáo trẻ thỉnh thoảng bế con ra thư viện. Trong căn nhà thiếu ánh sáng và nóng bức, cô đã cặm cụi chép hàng trăm trang tư liệu lên những tập giấy rơm đen để phục vụ cho bài giảng của mình.

Tác giả Nguyễn Thị Lan

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

Bệnh gì?




Thơ Nguyễn Hoàng Sơn

Bệnh gì?

Mây gầy quá là gầy
Chỉ toàn chân với tay!
Mẹ bắt đi viện khám
E ủ bệnh gì đây?

Bác sĩ như người nhà
Cho khám đủ các khoa
Xem tai rồi xem mắt
Gõ gối, còn ngắm …da!

Tất cả đều “ bờ  tờ”( b/t)
Mà sao vẫn gày gò?
Hỏi: “ Có bao giờ thấy
Tim đập mạnh và to?”

Thưa rằng: “ Rất nhiều khi
Tim đập nhanh cực kì!
Nhất là nghe cô giáo
Gọi tên vào phòng thi!”
9/1996

Mùa thu không vô tư

Những dòng sông đã hòa giải với bờ
Đồng cạn nước giục làng vào vụ cấy
Trăng lại tròn dấu chấm giữa trang thu
Trời đất thật vô tư như chưa hề giận lẫy!