Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

MƯA THU

 


MƯA THU

Tản văn của Phạm Tâm Dung

tm_dung

 

              Nếu là đêm mưa trong mùa đông lạnh giá, người đàn bà ấy đối phó với ông giời khe khắt bằng cách kéo tấm mền dày sụ, bông xốp mà trùm kín đầu, tự thưởng cho mình sự ấm áp, dễ chịu; để tiếng gió mơ hồ ngoài kia mặc sức đánh vật cùng mưa... rồi giấc ngủ sẽ quyến chị về với những giấc mơ bồng bềnh, mặn nhạt, mơ hồ...

             Nhưng với mưa Thu thì lại hoàn toàn khác.

Có thể nói chị yêu thích mưa Thu. Quá lên thì có thể nói là... nghiền mưa Thu. Bởi, mưa mùa Thu không chỉ làm cho con gió heo may vốn se khô mềm mại, mướt mát, nó còn có sức ma mị, dẫn dụ, quyến rũ người ta bằng sự rả rích, khoan nhặt, u sầu...  Mưa  còn gợi những nỗi buồn nhè nhẹ, mênh mang…

Chị nhớ những câu thơ “ Buồn đêm mưa” của  Huy Cận:

          Đêm mưa làm nhớ không gian

          Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

          Tai nương nước giọt mái nhà

          Nghe trời nặng nặng, nghe ta buồn buồn

          Nghe đi rời rạc trong hồn

          Những chân xa vắng dăm mòn lẻ loi…

          Rơi rơi …dìu dịu… rơi rơi…

        

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

BẢY KHÚC HAI KU VIỆT

 


BẢY KHÚC HAI KU VIỆT

   (Thơ Trần Trung-viết theo điệu thơ Nhật)

trn_trung_di

 

1/Sóng thần-Động đất

Chất ngất hoang tàn...

Con-sóng-bạc-lòng người !?

 

2/Réo rắt nắng

Thu về...

Mơ mộng-Mong manh.

 

3/Xanh cây

Xanh phường phố

E...Đổ!?

 

4/Ngước trông cầu bắc lên cao

Ngã nhào

Tham vọng.

 

5/Viết Hai ku

Mưa Ngâu Đất Việt...

Thêm thương Anh đào

 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

TỰ HÀO HAI TIẾNG VIỆT NAM

 


TỰ HÀO HAI TIẾNG VIỆT NAM
 
           TRỊNH BÁ SƯỚNG

Tôi đã thấy bao người dân lao động
Đang yên bình với Thành phố mưu sinh
Bỗng dịch dã từ Bắc phương tràn đến
Xô đẩy đoàn người lâm cảnh điêu linh

Tôi đã nghe lời nghĩa tình Đảng gọi
Đoàn kết một lòng cả nước chung tay
Chống dịch đêm ngày như chống giặc xưa nay
Thực hiện 5 K cộng đồng giãn cách

Tôi đã thấy hàng trăm ngàn lính trận
Rực đỏ trái tim trong áo trắng dịu hiền
Quên thân mình giữa tâm dịch an nhiên
Diệt Covid giữ máu hồng Lạc Việt

Tôi đã thấy những dòng người từ thiện
Mang nặng hảo tâm hối hả xuống đường
Cơm, áo, gạo, mỳ gửi cả tình thương
Cùng tiền tài tiếp sức nuôi đồng loại

Tôi đã thấy những nụ cười trở lại
Xuyên đêm dài rạng rỡ đón vầng dương
Kết chặt tình người qua bão dịch tai ương
Của dân tộc tôi rất ngoan cường trung dũng

Đất nước tôi lịch sử dài, sâu ,rộng
Chống thiên tai, địch họa bốn ngàn năm
Ơi Tổ quốc , khắc  tim tôi  sâu thẳm
Luôn tự hào mang hai tiếng Việt Nam

              Trịnh Bá Sướng
 

Đã có hơn 120 ngàn CB, CS, DQ, TV từ Trung ương đến địa phương tham gia chống dịch
hoa-sen-phat

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

CHÙM THƠ ĐỨC BÌNH

 


CHÙM THƠ ĐỨC BÌNH

c_bnh

MỘT CHIỀU MƯA

 TẶNG M.H

Mưa thu hạt đợi hạt chờ 
Bồn chồn ai nhớ ai giờ nhớ ai ? 
Chìm trong hút nẻo đường dài 
Bóng nhòe trong bóng non Đoài phủ mưa
Phút gần như đã như chưa 
Ấm bờ môi nụ hôn vừa vội trao
Cạn chiều uống giọt khát khao 
Đong đầy khóe mắt tan vào trong nhau

Người về gửi nhớ mai sau 
Hong tà áo mỏng ướt nhàu lệch khuy .


ĐỨC BÌNH 

 

Trước cửa chùa TAM THANH

 

Nâng khăn vái trước cửa chùa

Với tay gửi Phật lá bùa còn thơm

Rùng mình gió lạnh Lạng Sơn

Nhìn lên  sương trắng bay vờn vọng phu

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

NHỮNG VẦN THƠ GIEO MIỀN NHÂN GIAN

 


NHỮNG VẦN THƠ GIEO MIỀN NHÂN GIAN Sửa

GIỚI THIỆU THƠ TRƯƠNG LAN ANH
([1])

                      TS. BÙI NHƯ HẢI

  1. Tập thơ Người đàn bà mặc chiếc áo choàng(*) mà bạn đọc có trên tay, là kết quả của một cuộc hành trình sáng tạo đầy lặng lẽ của Trương Lan Anh sau những tháng năm trải nghiệm từ hiện thực cuộc sống vui buồn, ân nghĩa cuộc đời, góp nhặt để gieo những vần thơ tươi sáng nơi miền nhân gian lặng thầm một cõi đi - về. Vốn là người sống rất giản đơn, chân mộc, nhân hậu, giàu nội cảm, nên thơ chị không ồn ào như chốn phồn hoa thị thành, không điệu đà kiểu cách, không chơi trò chơi vô tăm tích với giễu nhại, mà đậm chất trữ tình, với những rung cảm bắt nguồn từ tận thẳm sâu tâm hồn vốn bén rễ với tình yêu quê nhà, đất nước, người thân, với những địa danh còn vẹn nguyên hoang sơ, quyến rũ, đậm dấu ấn Trương Lan Anh, sáng trong như dòng nước xanh Ô Lâu huyền thoại, như mùi rơm rạ mùa vàng bát ngát đưa hương.
  2. Chiến tranh và người lính là một trong những đề tài được Trương Lan Anh thể hiện, quan tâm nhiều nhất. Từ trong ngổn ngang, đổ nát của chiến tranh với nỗi đau không lời kết, nhà thơ Trương Lan Anh cũng như những nhà thơ khác, đã cất lên những vần thơ tái hiện lại khúc tráng ca với một thời đau thương của dân tộc. Nhiều bài thơ của chị ra đời, mênh mông như sông trời vô tận - vô tận cả nỗi đau với những Khúc tráng ca trên dòng sông Thạch Hãn, Hoa nở giữa lòng sông, Cánh diều Thành Cổ, Nỗi nhớ, Chiều hành quân, Đồng Lộc ơi,… Hầu như, tên của các bài thơ viết về đề tài này đều gắn liền với tên đất, tên người, với những địa danh một thời máu lửa đã đi vào thơ Trương Lan Anh một cách tự nhiên, kết nên những miền văn hóa tâm linh huyền thoại. Đồng Lộc ơi là một trong những bài thơ tạo nên ấn tượng lớn đối với bạn đọc khi Trương Lan Anh viết về mảnh đất Hà Tĩnh - nơi chị từng sinh ra và lớn lên. Mảnh đất ấy, vốn giàu truyền thống yêu nước, giàu nhân văn đã sinh ra những cô gái Đồng Lộc hồn hậu, anh dũng, chiến đấu đến cùng, không ngại hy sinh tuổi thanh xuân và cả máu xương để quyết giữ non sông đất nước, quê hương:

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2021

BẠN CÙNG THỜI ĐẠI HỌC - VŨ NHO

BẠN CÙNG THỜI ĐẠI HỌC - VŨ NHO

                                                      GS.TS. Lộc Phương Thủy

lc_p._thy

Tôi và PGS-TS Vũ Nho là bạn Đại học cùng khóa, có cùng một xuất phát điểm thuộc diện “ngang ngửa”: nếu như tôi là một đứa người rừng, từ đất Sơn La “âm u, núi khuất trong sương mù” xuống phố nhập học, thì anh từ tỉnh “đồng quê” vào Đại học, có nghĩa cả hai chẳng phải “con nhà nòi”, con ông này bà nọ, cũng chẳng phải từng là học sinh các trường phổ thông lừng lẫy…Thuộc những sinh viên khóa đầu tiên (1966-1970) của Khoa Văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc đóng tại Thái Nguyên, chúng tôi đã trải qua bốn năm Đại học“chẳng giống ai”! Khi chúng tôi nhập học, không hề có cái gọi là “trường”, “lớp”. Khoa Văn của chúng tôi có hơn 100 người, số nữ chỉ có 23 người, không đông áp đảo như ở Khoa Văn thuộc các trường Đại học Sư phạm về sau này. Từ những ngày đầu tiên, thầy trò được xếp về ở trong các nhà dân, công việc của sinh viên chưa phải là học hành, sách vở mà là lao động, vào rừng chặt cây, tre, lá về làm lớp để học, đào hầm tránh bom, làm nhà để ở, phá đất trồng rau để tự túc… Khi chúng tôi học xong năm thứ nhất thì công việc làm nhà, đào hầm lại được tiếp tục, để đón các em sinh viên Khóa thứ hai, rồi Khóa ba…vào nhập học. Đời sinh viên cứ như vậy trôi qua bốn năm trong khó khăn, thiếu thốn, nhọc nhằn, nhưng rất nhiều kỷ niệm ấm áp, khó quên…Rồi cũng đến ngày tốt nghiệp Đại học, tôi và Vũ Nho cùng hai anh nữa (Bàn Tiến Tân và Bùi Phú Hảo) được giữ lại làm Cán bộ giảng dạy của Khoa.

LÍNH TRẺ


 
LÍNH TRẺ

                     Vũ Đăng Bút

nh_v_ng_bt

               Tác giả Vũ Đăng Bút

    Ngày ấy, chúng tôi tạm biệt gia đình, tạm biệt quê hương, bạn bè và người thân, hăm hở khoác ba lô lên đường nhập ngũ và trở thành người lính trẻ. Hình ảnh đẹp ấy đã được nhân lên khi chúng tôi được rèn luyện, học tập và sống trong môi trường quân đội. Xin kể vài hình ảnh của cánh lính trẻ chúng tôi.
     
  Câu chuyện thứ nhất: Tôi quyết định viết thư về nhà, kể rõ sự tiến bộ của Bình và những ân hận của tôi.
       Số là, khoá huấn luyện chiến sĩ mới năm ấy, Bình là một trong số bốn chiến sĩ toàn tiểu đoàn bắn đạn thật đạt điểm loại ưu tú, vinh dự được chụp ảnh kỷ niệm dưới Quân kỳ và được cấp trên thưởng bảy ngày nghỉ phép. Tôi ân hận, tủi thân khi thấy Bình vui vẻ khoác ba lô về thăm gia đình sau hơn 5 tháng nhập ngũ. Giá như trường hợp khác thì cũng không có gì đáng nêu ra đây. Đằng này, tôi và Bình lại cùng quê, nhập ngũ cùng một ngày. Lúc đầu, tôi cứ khăng khăng một mực không viết thư về nhà. Mà viết để làm gì cơ chứ. Viết về chỉ thêm xấu hổ với bạn bè, với bà con hàng xóm. Và lẽ tất nhiên, bố tôi sẽ rất buồn và nói:
      -- Thằng Bình nó đi, nó tiến bộ như thế. Vậy mà con tôi...!
       Tôi còn nhớ rất rõ, ngày tôi và Bình khoác ba lô lên đường nhập ngũ, bố của Bình ân cần căn dặn:
     -- Các con ra đi cố gắng rèn luyện, học tập để trở thành người chiến sĩ tốt. Các con nhớ cứ yên tâm công tác, đừng lo nghĩ gì về gia đình. Ở nhà tuy có vất vả đôi chút, nhưng đã có bà con hàng xóm giúp đỡ.
       Cầm quyết định nhập ngũ, tôi và Bình được điều về một đại đội huấn luyện chiến sĩ mới. Tôi ở trung đội Một. Bình ở trung đội Hai. Sau gần một tháng công tác, tôi ít chú ý đến năng suất, chất lượng huấn luyện và nhiệm vụ tăng gia sản xuất của đơn vị. Việc rèn luyện, chấp hành điều lệnh, điều lệ quân đội tôi coi như không có gì quan trọng. Khi cán bộ trung đội, tiểu đội nhắc nhở, tôi gãi đầu ra vẻ nhận khuyết điểm, hứa sửa chữa, nhưng sau đó lại đâu vào đấy. Tôi nói với Bình: 
      -- Cậu thật buồn cười, làm gì phải cố gắng phấn đấu cho mệt. Cậu thấy đấy, cứ như tớ, có phải sướng không?

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

HOÀNG HÔN NHỚ NHÀ

 


HOÀNG HÔN NHỚ NHÀ

       VŨ BÌNH SINH

Từ ngày pháo đỏ rượu hồng
Xe hoa khuất bóng mỏi mong quê nhà
Vai gầy một gánh mẹ cha
Ầu ơ nặng trĩu trăng tà cành tre

Ngày hè xao xác tiếng ve
Đêm thu đếm lá lặng nghe dế gào
Khuya đông thắt bụng cồn cào
Đương thì quên lãng phai đào sắc xuân

Nhìn về xa vắng tần ngần
Hoàng hôn nhuộm tím dần dần khe non
Mải mê nặng gánh chồng con
Hình như quê mẹ lối mòn đã xưa
12 . 9 . 2020
Vũ Bình Sinh

tho-bien-dem

 

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

CÙNG THU TRỞ VỀ

 


CÙNG THU TRỞ VỀ 

 

        BÙI MINH TRÍ

 



 

Sương mờ che phủ trên sông

Cây vàng lá đỏ theo dòng nhẹ trôi

Chim về đây tự xa xôi

Thả buông cánh mỏi lưng đồi mưa tuôn

 

Trời thu một khối gợi buồn

Mà xanh, xanh đến cội nguồn màu xanh

Heo may se sẽ rung cành

Cho lòng man mác vén mành xa trông

 

Mái chèo khua nước mênh mông

Mặt ghềnh xao động trăng lồng bóng mây

Nào cùng Thu trở lại đây

Gửi hồn thoang thoảng chiều nay chuông chùa

 

Tâm tư vỗ nhịp song thưa

Nhanh chân kịp trước cơn mưa Thu về

Ngắm em vịn trúc chân quê

Miệng cười hoa nở trăng thề buông lơi

 

Có gì sâu thẳm thu ơi

Mà đi qua vẫn cho đời lên hương

Dù đi trăm nẻo ngàn phương

Vẫn nghe lời gọi yêu thương thì thầm.

 

Bùi Minh Trí

 

 

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

LỠ CHUYẾN

 


ĐÂY MỖ TREO HỌA SỸ ĐÔNG DƯƠNG ĐÂY!
Phác thảo cho tranh lụa - chì than
Khổ 40x60 - Tác giả Nguyễn Văn Thiệu 1984 (có kí tên)
Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương 1932-1937
Vẽ tại Chợ Giậu. 15 Phố Trần Cao Vân.
Tranh ông cụ tôi bức nào kí là có ý để lại, còn trong lí lịch lưu tại Hội Mỹ Thuật VN khai lượng Tác Phẩm thì không có bức phác thảo này. Bức tranh này vẽ nhân vật mẫu khi cô gái đã 23,24 xuân, vừa tốt nghiệp khoa ngữ văn Huế ra thăm ông. Nay nhân vật này còn sống vẫn đẹp như xưa-Nhân vật này cũng là nguyên mẫu của tôi trong truyện ngắn Lỡ Chuyến (nhưng "phịa" nhiều, riêng chi tiết cô ấy đẹp như truyện là có thật)
------------------------
Nhân việc "đi" tranh của ông cụ tôi, tôi nhớ Đà Nẵng, các bạn, các em trong đó và póst lại truyện ngắn này cho những ai đang yêu đừng như tôi: Suốt đời Lỡ chuyến.
--------------
LỠ CHUYẾN
Truyện ngắn của Nguyễn Văn Thọ
Kết thúc cuộc chiến, hắn trở về nguyên vẹn.
Mười hai năm cuộc chiến như một giấc mộng dài, biến hắn từ một cậu học trò tơ non, thành một cựu chiến binh, dầy dạn kinh nghiệm chiến tranh, thiện chiến. Hắn chợt nhận ra ngay, ở ngày hòa bình đầu tiên, tất cả những sự tích tụ giúp hắn tồn tại, vượt qua cái chết, vụt hoá thành vô dụng trong tích tắc đầu tiên của ngày hoà bình. Hắn, kể từ phút đó, với thời bình, là một tay ngốc ngếch. Một kẻ chỉ biết tuân lệnh và ra lệnh, phải bắt đầu từ con số không, làm quen với tất cả đời sống bình thường của con người. Đúng là khó khăn!

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA*

 

NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA*

                              Nguyễn Bính

Những cuộc chia lìa khởi từ đây

Cây đàn sum họp đứt từng dây

Những đời phiêu bạc thân đơn chiếc

Lần lượt theo nhau suốt tối ngày

 

Có lần tôi thấy hai cô bé

Áp má vào nhau khóc sụt sùi

Hai bóng chung lung thành một bóng

“Đường về nhà chị chắc xa xôi?”

 

Có lần tôi thấy một người yêu

Tiễn một người yêu một buổi chiều

Ở một ga nào xa vắng lắm

Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu

 

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau

Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu

Họ giục nhau về ba bốn bận

Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu

 

Có lần tôi thấy vợ chồng ai

Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài

Chị mở khăn giầu, anh thắt lại:

“Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!”

 

Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con ra trấn ải xa

Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng

Lưng còng đổ bóng xuống sân ga

 

Có lần tôi thấy một người đi

Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì

Chân bước hững hờ theo bóng lẻ

Một mình làm cả cuộc phân li

 

Những chiếc khăn màu thổn thức bay

Những bàn tay vẫy những bàn tay

Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt

Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

 

                           HÀ NỘI,1937.

 

Những bóng người trên sân ga*: Thơ Nguyễn Bính-

Trong tập “Tâm hồn tôi” (1940).

Lời bình của Trần Trung: SÂN GA-NỖI BUỒN THÂN PHẬN

 trn_trung_di

      NHÀ GIÁO NHÀ THƠ TRẦN TRUNG


Ngân nga dư vị của nỗi buồn đau thân phận, tụ lại trong câu thơ cuối của Nguyễn Bính-“buồn ở đâu hơn ở chốn này?”

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

CỦA CHÌM


 

CỦA CHÌM

           

     TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ THIỆN KHÁI     

 

Chiều muộn, tôi đi môt vòng ngắm nghía  khu vườn nhà chú tôi. Dưới mỗi bước chân, tôi thích thú nghe lá khô vỡ vụn kêu lạt sạt. thóang nhận xét ban đầu, đây là kiểu vườn tạp. Có lẽ do tuổi tác đã già, chẳng còn nhiều sức chăm sóc nên chú tôi bỏ mặc cho nhiều loại cây mọc chen chúc nhau chẳng ra hàng lối nào. Nhiều cây đã cỗi. Già cỗi nhất là cây mít, cành lá trông xơ xác vậy mà lạ kỳ quanh gốc nó treo núc nỉu những trái ram rám nở gai nây tròn ung ủng. Lát sau chú tôi ra bể múc nước mưa tưới mát rổ trái cây cúng Tổ, ông chỉ tay về phía căn nhà lợp rạ bé tẹo như cái lều coi vịt nhô hai nửa mái bạc phếch qua khỏi bờ rào hóp gai làm ranh giới, từ một lỗ thủng trên nóc, những làn khói xanh lam mỏng như nét vẽ lượn lờ bay lên. Tỏ vẻ thất vọng, ông lắc đầu thở dài:

- Nhà thằng Tèo đấy. Nó cùng họ mình, cùng ngành nhưng khác chi. Mới ngoài ba chục tuổi đầu đã tòi ra những bốn thằng con. Cả đôi vợ chồng cùng lười chảy thây. Làm cái gì cũng dốt. Chỉ cái khoản đẻ là giỏi nhất làng.

Sáng sớm hôm sau, vừa thức dậy chú tôi lại nói tiếp về chuyện ấy:

- Quái lạ cái con vợ thằng Tèo cả nửa tháng nay không thấy cắp rá sang nhà chú vay gạo. Mọi khi, một tháng ít nhất hai lần nó ca bài bốn đứa con nhịn đói đã vài ngày. Thằng chồng có đồng nào nướng vào rượu đồng ấy. Rồi thì là ngửa chiếc rá tuột vành, hứa cuối tháng thế nào con cũng trả. Mà rồi cuối năm chắc gì trông thấy hạt gạo nhà nó tròn méo ra sao.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

THĂM BỐ NGÀY MƯA

                                                
                                                            
          


                   

                            THĂM BỐ NGÀY MƯA

                                                         Bình Nguyên

 

Lối cỏ mờ chân bước

Con về đây bố ơi

Bố nằm ngoài bãi vắng

Nơi gập ghềnh mây trôi

 

Bố đi xa mười năm

Tóc con giờ đã bạc

Cây cỏ nơi bố nằm

Mười năm không đổi khác

 

Mười năm cỏ nở hoa

Run run trong gió bấc

Thương bố tàn bông này

Lại thắp lên bông khác

 

Mưa dột từ năm trước

Mưa dột về năm sau

Bố nằm nơi đầu gió

Cỏ có che nổi đâu

 

Con về quỳ xuống cỏ

Vập tiếng vào mưa rơi

Mưa cũng thành tiếng nấc

Thắp trong chiều bố ơi

 

Rồi con lại xa quê

Lang thang ngoài sương gió

Bố nằm đây một mình

Dõi con từng lối nhỏ

 

Mưa lạnh vào đời con

Đừng lạnh vào nấm cỏ

Ôi nấm cỏ quê hương

Bố tôi nằm ở đó.

Nguồn: báo Văn nghệ số 44 ngày 31-10-2020 (trang 13)

                                                       LỜI BÌNH CỦA NGUYỄN THỊ THIỆN

 “MƯA LẠNH VÀO ĐỜI CON/ ĐỪNG LẠNH VÀO NẤM CỎ”

Đọc những bài thơ con viết về cha, tôi rất xúc động với  bài "Thăm bố ngày mưa" 

của tác giả Bình Nguyên. Bài thơ là tiếng lòng trìu mến và tha thiết yêu thương của đứa con về thăm cha, người đã đi xa nhiều năm, hiện nằm ngoài bãi cỏ trên đất quê hương. Tác giả chọn thể ngũ ngôn rất phù hợp với giọng thơ tự sự kể về chuyến thăm

bố vào một buổi chiều mưa: "Lối cỏ mờ chân bước / Con về đây bố ơi / Bố nằm

ngoài bãi vắng / Nơi gập ghềnh mây trôi". Lời thơ dung dị, trìu mến như những

lời đứa con thủ thỉ tâm sự cùng cha. Không gian và cảnh vật thiên nhiên nơi bố nằm

được tái hiện chân thực và cảm động. Nghệ thuật đảo ngữ trong câu "Nơi gập

ghềnh mây trôi" góp phần gợi tả sự xa xôi cách trở của hai thế giới âm – dương

giữa bố và con. Thời gian trôi thật nhanh, mới đấy mà bố đi xa đã tròn mười năm rồi.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

 


CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

nh_hong_ha

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG HÒA

 

THUNG LŨNG HOA VÀNG

 

Đi trong thung lũng hoa vàng

Bức tranh thủy mạc bạt ngàn non xanh

 

Ngập ngừng suối biếc lượn quanh

Tung tăng cá nhỏ đớp nhành hoa rơi

Chiều nay hoa nhuộm vàng trời

Hình như nhuộm cả bóng tôi với chàng.

 

 

MỘT THOÁNG BÌNH LIÊU

 

Thị trấn yên bình trong nắng mai

Rượu chưa nâng chén đã ngà say

Em gái Tày mặc đầm Âu tiếp khách

Má ửng màu đào tóc bay bay

 

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

NHÀ THƠ BÙI TUYẾT MAI


 

NHÀ THƠ BÙI TUYẾT MAI    

                      BÙI MINH TRÍ

nh_bi_t._mai

 Họ Bùi chúng tôi rất vui mừng có một nhà thơ nữ trẻ đang được giới Văn học nghệ thuật hoan nghênh và chú ý. Tôi gặp nhà thơ Bùi Tuyết mai ở Đại hội Nhà văn Hà Nội và các buổi sinh hoạt của Hội nên có dịp để trao đổi về việc làm thơ và cuộc sống gia đình của chị.

 

Nhà thơ Bùi Tuyết Mai tên thật là Bùi Thị Tuyết Mai dân tộc Mường, sinh năm 1971, tại Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Bùi Tuyết Mai có thời gian học trường cấp 3 Chu Văn An ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị theo học Trường Cao đẳng Sư Phạm Thường Tín thuộc Hà Sơn Bình cũ. Trong thời gian này, chị bắt đầu làm thơ, bài thơ đầu tiên ra đời nhan đề “Tâm tình người thiếu nữ”, ghi lại nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ khi đi học ở nơi xa. Năm 1991, tốt nghiệp Sư Phạm ra trường, chị được phân công về giảng dạy tại Trường Đảng tỉnh Hòa Bình, sau đổi tên thành Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình. Trong thời gian này do yêu cầu công tác chị phải đi đây, đi đó, vùng sâu hẻo lánh, được nhìn xa thấy rộng, hồn thơ thúc bách ghi chép sáng tác thơ nên đã cho ra đời những tác phẩm thơ đầu tiên. Đến năm 1998, tập thơ dầu tay “Mưa trong nhà” của Bùi Tuyết Mai ra đời. Sau đó, Bùi Thị Tuyết Mai bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Kinh tế rồi chuyển công tác về Hà Nội, làm ở Cơ quan Đảng uỷ Khối các Cơ quan Trung ương.

 

Một việc làm rất đáng trân trọng của nhà thơ Bùi Tuyết Mai là chị dịch văn học tiếng Mường ra tiếng phổ thông.

Về cuộc sống đời thường hiện nay của mình, chị cho biết: “Là công chức nhà nước, sống ở thành phố, nhưng cuộc sống hàng ngày của tôi không khác nhiều so với khi ở cộng đồng Mường. Đó là sáng thức dậy sớm,  tập thể dục rồi nấu cơm cho cả nhà ăn, sau đó đi làm. Thực đơn vẫn giữ như một người Mường: cơm rau, nước đậu tương hoặc đậu nành, muối vừng, trứng, cá nhiều hơn thịt... Những lúc rỗi rãi cả nhà, thì tôi quay sợi, dệt vải. Trong lúc quay sợi mà có ý tưởng sáng tác thì tôi nhờ con trai hoặc em gái ghi chép hộ, nếu không có ai thì mới rời khung dệt”.

Bùi Tuyết Mai được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

CHÙM THƠ TRĂNG CỦA ÁI NHÂN

 

TRĂNG Sửa

Ái Nhân

MỘNG DU

Trăng như thiếu nữ mộng du
Đê mê quyến rũ hồ thu khỏa mình
Ngẩn ngơ thi sĩ đa tình
Hồn hoang cánh gió đằm mình cõi mây…

Ngập tràn đắm đuối mê say
Theo trăng xuống tắm ngất ngây mơ màng
Vần thơ dát ánh trăng vàng
Cởi trần câu tứ ôm nàng… mộng du   

TÔ MÀU GIẤC MƠ
Trăng tròn vừa độ thu sang
Trời xanh ngăn ngắt mênh mang gió lùa
Mây xanh mây trắng vui đùa
Đuổi nhau chơi trốn tìm… vừa qua đây

Em cười má thắm hây hây
Hồn nhiên mọc đứng như cây trời trồng
Ngẩn ngơ lạc giấc mơ hồng
Em xinh đẹp thế lấy chồng là tôi

Bao mùa sông vẫn lặng trôi
Lục bình tím biếc vẫn đời lênh đênh
Bể dâu chìm nổi thác ghềnh
Mắt răm cứa rách tim mình… thơ đau

Kiếp này ta lạc mất nhau
Lại mang bóng cũ tô màu giấc mơ
 
VẦNG TRĂNG CHIẾC NÓN

Chỉ nghe em hát mấy lời
Vầng trăng hay "chiếc nón trôi" giữa trời
Em ơi!anh cứ bồi hồi
Phải đâu chiếc nón giữa trời là em?
                     ***
Hôm nay mười sáu trăng treo |
Ngày mai mười tám… trăng chèo thuyền ai?
Vần thơ như tiếng thở dài
Em đừng hát nữa người ngoài họ nghe!
                     ***
Một mình dạo dưới hàng me
Tiếng lòng anh giống tiếng ve xạc xào
Ngước nhìn trăng giữa trời cao
Ngỡ như gương mặt em chào đón anh!
 
TRĂNG HOAdaily-express

Giọt trăng đọng ở bờ mi
Gió trăng buôn chuyện thầm thì đầu hiên
Đa tình liếc mắt trăng nghiêng
Dõi tìm hun hút trăng biền biệt xa.

Ngẩn ngơ sương lạnh trăng tà
Duyên ai cô quạnh, trăng già… lửng lơ
Giữa trời mộng, giữa tình thơ
Giấu cô đơn cứ lả lơi… trăng cười

Nhạt phai nhan sắc giữa trời
Lang thang đêm lạnh muôn đời trăng hoa

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

GỬI ÔNG TÚ XƯƠNG

 


             GỬI ÔNG TÚ XƯƠNG*

                           Vũ Quần Phương

 

Ông Trần

ông nhìn trên Thành Nam

trăng soi vằng vặc

dưới vầng trăng ngựa xe loạn lạc

 

bụi bay...bụi bay...bụi bay...

nâu sồng rách bạc

vai áo đẫm mồ hôi

chân trần bỏng rát

câu thơ ông dẫm đất

bám đỏ bụi phù sa

 

Bụi không bay đến vầng trăng

vầng trăng thanh khiết

Dưới vầng trăng

tôi viết,

ánh trăng lờ mờ

dòng chữ tôi cao thấp

những nhà dân lô xô

Thành Nam đông chật

 

Ông nhìn vầng trăng

khóc

trong những câu thơ cười

vầng trăng xa vời

tôi không cười

không khóc

Thành Nam không loạn lạc

vẫn thấy bóng ông

trang giấy đầy bụi bay

gò lưng

ngồi viết

 

Có ai vừa đi dưới sông lên

tiếng gọi đò trên con sông đã lấp

 

Kìa mắt ông thao thức

trên Thành Nam

vầng trăng đẫm ướt.

 

               Nam Định20/7/1989

 

Gửi ông Tú Xương*-Thơ Vũ Quần Phương, trong tập “ Vết thời gian”-NXB Văn học tháng 12/1996.

 

LỜI BÌNH của Trần Trung:

   Vũ Quần Phương khơi nguồn cảm xúc, khi gọi ông Tú họ Trần-Thuộc Tộc nhà Trần, trên đất Tức Mạc xưa và kết đọng nơi Thành Nam- “Thổ ngơi của vùng Sơn Nam Hạ” ( chữ dùng của Nguyễn Tuân). Gọi là “Gửi ông Tú Xương”-Tên bài thơ, mà nhà thơ họ Vũ đã nhìn và cảm nhận ra vị trí của “điểm nhìn” có trên, có dưới với cả sự thanh cao cùng vẩn đục, một thời: “Ông Trần/ ông nhìn trên Thành Nam/trăng soi vằng vặc/dưới vầng trăng ngựa xe loạn lac”.


Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

CHÙM THƠ TRẦN TRUNG

 


CHÙM THƠ TRẦN TRUNG

 

NGOÀI TRI

 

Buồn lo quanh quẩn mãi rồi

Thở than dịch dã...

Cũng thôi, được gì !?

Nắng xanh gió mởn ru ri

Ngoài kia, trời đất đương thì độ thu

Nhà bên kinh kệ lu bu

Ê a tụng niệm như vừa nhập mê

Chẳng toan tung tẩy sơn khê

Nhìn trời,

Ta tụng

Phu-Thê

Duyên-Lành

Ngoài trời,

thu mặc sức xanh...

( Hà Nội, 12/9/2021- Vẫn dịch Covid).

 


BÂY GI LÀ MY !?

 

Bây giờ là mấy...

Người ơi !?

Thu mưa, tạnh. Lại rối bời nước tuôn...

THẦY VŨ NHO

 


THẦY VŨ NHO

                        Nhà giáo ưu tú Trần Thị Thành

 


Giữa những ngày tháng bảy âm u trong mùa dịch Covid, cả thành phố thực hiện giãn cách, tôi nhận được tin nhắn trên zalo của cô học trò cũ từ Mĩ gửi mời họp lớp trên Zoom. Ôi, một sáng kiến thật tuyệt trong hoàn cảnh mọi người ở yên trong nhà, rồi còn cảnh người nước ngoài, kẻ trong nước...xa xôi cách trở địa lí nên mong gặp nhau. Thế rồi, cuộc họp diễn ra, vui không ngờ. Thày trò tíu tít thăm hỏi, chuyện trò, cười như pháo nổ; nói với nhau về cuộc sống của các bạn ở nước ngoài đến các bạn trong nước, chuyện công việc, cha mẹ, con cái...chuyện xưa, chuyện nay....đang chuyện nọ lại nhảy cóc sang chuyện kia rồi lại vòng về chuyện cũ. Đêm đã khuya mà màn hình máy tính vẫn sáng, giọng vẫn trong và cười vẫn giòn.Trong niềm vui hồi tưởng chuyện thanh xuân – những năm cùng nhau trong lớp chuyên văn của trường Trưng Vương, các bạn ấy chợt quay sang nói về việc học văn của con cái mình ngày nay và so sánh với việc mình được học văn ngày xưa ấy. Trong câu chuyện học văn vui buồn đủ kiểu, một ai đó bỗng nhắc đến thầy Vũ Nho và hỏi thăm về thầy.

Thày Vũ Nho mà học trò tôi nhắc đến là PGS TS Vũ Nho – nguyên chuyên viên của bộ GD&ĐT, là nhà phê bình văn học, là dịch giả, là nhà thơ, là nhà văn...Thế nhưng, với học sinh nhiều khóa của tôi, Vũ Nho là một thày giáo – như cô giáo chủ nhiệm và dạy văn của chúng bởi thầy từng dạy chúng những bài cụ thể, tuy không nhiều. Biết mình sở học còn nông cạn, chữ nghĩa một dúm, duyên nghề còn mỏng mà học trò khi học văn phải được học sâu, học rộng và học từ nhiều phong cách nên tôi chịu khó mời các thầy nổi tiếng từ cấp ba đến chuyên viên giáo dục, giảng viên đại học, viện nghiên cứu...về nói chuyện, dạy các em khi gặp dịp. Trong những người đó có PGS.TS. Vũ Nho.

Khởi đầu của sự “mời mọc” ấy là việc chuyên viên bộ GDĐT Vũ Nho đến dự một chuyện đề của Sở GDDT Hà Nội tổ chức ở Trưng Vương. Sau thảo luận, Khi chuyên viên nán lại trao đổi cùng tổ giáo viên chuyên văn Trưng Vương, tôi có ý kiến là đừng đòi hỏi quá nhiều ở một tiết học mà nên chú ý đến quá trình..v..v..hàm ý là các vị có dạy cấp hai đâu mà hiểu. Không ngờ, vị chuyên viên ấy lại ngỏ ý muốn hợp tác với tổ chuyên TV về chuyên môn. Thế là, thỉnh thoảng, chuyên viên xuống dự giờ, góp ý...Rồi, tôi mời nói chuyện cho học trò về thơ Trần Đăng Khoa. Bằng sự am hiểu thơ Trần Đăng Khoa và cái duyên nói chuyện,chuyên viên Vũ Nho đã khiến trò vui, háo hức tìm đọc không chỉ thơ Trần Đăng Khoa mà cả thơ của các nhà thơ thiếu nhi nữa. Một hôm, biết tôi dạy Truyện Kiều, chuyên viên Vũ Nho bảo: “ Hôm nay, chị để tôi thử lên lớp bài này được không?”Tôi đồng ý liền. Thế là, buổi học ấy đổi vai: Vũ Nho làm giáo viên còn Trần Thành dự giờ (!). Thực sự, đó là một giờ dạy đầy cuốn hút: thày đầy năng lượng, trò say mê nghe, phát biểu, tranh luận. Trống hết giờ mà học trò vẫn muốn hỏi thêm. Học trò tôi gọi Thầy Vũ Nho là từ đấy. Cái thú vị trong cách dạy của thầy Vũ Nho là luôn tạo ra những gợi mở bất ngờ cho học trò. Ví như, dạy “ Chị em Thúy Kiều”, thày hỏi trò: “Đầu lòng hai ả tố nga” có phải Kiều và Vân là hai chị em sinh đôi không? Rồi thì:  viết “Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười” có làm câu thơ khác với “ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” không, vì sao? Rồi: vẽ Kiều dễ hay vẽ Vân dễ? Rồi: đối tượng ghen, hờn của hoa và liễu trong câu “ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là gì? đối chiếu với câu thơ dùng so sánh tả Thúy Vân để thấy dụng ý của nhà thơ...Cứ thế, trò phát biểu, thầy dẫn dắt, giảng giải..giờ học như một giờ thảo luận ấy. Thầy Vũ Nho còn dạy, nói chuyện với các lớp chuyên văn khác nữa của Trưng Vương, với những lớp chuyên khác nhau của tôi. Cho nên, có khóa gọi thầy Vũ Nho; có khóa, lũ trẻ gọi bác Vũ Nho nhưng khóa nào cũng nhớ và quí mến thầy. Thầy làm sách, chúng hào phóng tặng thày những bài làm tốt và khi in sách, thày không quên ghi lời cảm ơn ở lời nói đầu của sách và tặng sách cho các bạn ấy.

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

SỰ PHONG PHÚ CỦA TIẾNG VIỆT QUA NHIỀU CÁCH DỊCH KHÁC NHAU

SỰ PHONG PHÚ CỦA TIẾNG VIỆT QUA NHIỀU CÁCH DỊCH KHÁC NHAU MỘT BÀI THƠ NƯỚC NGOÀI

Khi phong cách thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Trương Hán Siêu và Pushkin được dùng để dịch cùng một bài thơ tình.



Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin. Bài thơ như sau:

You say that you love rain,
But you open your umbrella when it rains.
You say that you love the sun,
But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,
But you close your windows when wind blows.
This is why I am afraid,
You say that you love me too.


DỊCH THƠ:

Em nói em yêu mưa,
Nhưng em lại mở ô khi trời mưa.
Em nói em yêu mặt trời,
Nhưng em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng.

Em nói em yêu gió,
Nhưng em lại đóng cửa sổ khi gió lùa.
Đó là lý do tôi sợ,
Em nói em cũng yêu tôi.


Trên group facebook Đại Việt cổ phong, tác giả Lê Tiên Long dịch theo phong cách thơ của những tác giả nổi tiếng như sau:

1. Dịch theo phong cách Hồ Xuân Hương

Chém cha mấy đứa thích trời mưa
Mưa xuống che ô, chẳng chịu vừa
Năm lần bảy lượt mê trời nắng
Lại núp bóng vườn lúc giữa trưa

Thích có gió lên, hiu hiu thổi
Nhưng rồi khép cửa, chẳng khe thưa
Thân này ai nói yêu thương nhớ
Chẳng biết thật không, khéo lại lừa!

(Dịch theo phong cách của bài thơ “Lấy Chồng Chung” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương)