Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

CHÙM THƠ HAIKU VIỆT CỦA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH




CHÙM THƠ HAIKU VIT CA NGUYN TH PHƯƠNG ANH

1
Làng quê
muôn nỗi
đi về.

2
Nắng cháy cơn mưa
ve sầu núp bóng
đường xa.

3
Cho ta lớn lên
cho ta ngắn lại đường về
thời gian.

4
Chiều buông
cánh mỏi
thâm trầm núi xa.

5
Sóng lòng
tự vỗ
tự dâng.


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

VŨ NỮ CHÀM với LỜI BÌNH



                

 VŨ NỮ CHÀM*
                           Vũ Từ Trang
Tháp Chàm
nắng đóng đinh
vũ nữ múa si mê.

Ôi thời nguy nga
bỏ đi đâu
vui buồn rung chuông
tháp âm thầm sụp đổ
tôi bên tháp thấy mình đơn lẻ
thời khắc tan
còn lại những gì?

Vũ nữ oằn mình, muốn nói điều chi
thớ gạch cũ rần rật dòng máu đỏ
mình còn là mình, giữa tháng ngày nham nhở?
hơi thở cô đơn trong mạch vữa nhu mì.

Một thời vàng son
một thời vàng son
rã rời, phân ly
bàn tay buông bàn tay
ký ức cựa mình lá cỏ.

*Vũ nữ Chàm-Thơ Vũ Từ Trang (Trong tập “Cây chuyển mùa”-
Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2016.

                     VŨ ĐIỆU VÀNG SON-ĐỔ VỠ

                                                Trần Trung

   Trước Cái-Đẹp gắn với một thời vàng son của văn hóa, đã lùi xa vào quá vãng, ai mà chả ngậm ngùi, tiếc nuối-với người nghệ sỹ, càng rõ !
  Bài thơ “Vũ nữ Chàm” của nhà thơ Vũ Từ Trang (Trong tập “Cây chuyền mùa”-Nxb HNV,2016, trang 60-61) ngầm chứa bao điều kiêu hãnh lẫn xót xa trước hình ảnh đẹp, dậy lên trong tâm tưởng về những vũ nữ Chàm của “Một thời vàng son”, một đi không trở lại, cũng như nền văn hóa gắn với nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Chàm.



Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

CHÙM THƠ LỤC BÁT THIẾU NHI MỪNG CĂN HỘ MỚI!





VŨ XUÂN QUẢN Mobile: 0987368446

CHÙM THƠ LỤC BÁT THIẾU NHI MỪNG CĂN HỘ MỚI!

PHÒNG VĂN
Quây quần ông cháu ngồi chơi
Phòng Văn ríu rít chuỗi cười giòn tan
Gió cong hoa lá nồng nàn
Ru xanh biêng biếc hương lan bay về
 Chuyện Trường các cháu say mê!
Nao nao náo nức nắng hè chan chan…
PHÒNG KHÁCH
Trong căn phòng khách biếc xinh
Sắm vai “ Chủ xị ” Thảo Linh tươi cười
Hoa cười không tưới vẫn tươi
Tươi ngay từ lúc chào đời oa oa
Đóa hoa yêu quý nhất nhà
Nở ra đã biết oa oa chào đời!

Trên bàn là lẵng hoa tươi
Hồng nhung phi điệp ngời ngời sắc hương
Bộ trà giả cổ bàn gương

Tủ cao sách gối đầu giường của ông
Giữa phòng là bộ xa lông
Trắc đen Đồng Kỵ trạm rồng tinh hoa
Tủ rượu đặt cạnh tủ trà
Khi vui Tiên tửu khề khà nhấp môi
Ở đây không để“ mặt trời ”
Phừng phừng mọc giữa những người văn nhân
“ Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình”
Những lời giáo huấn anh minh
Thần y Tuệ Tĩnh lấy mình làm gương!



VÒM XANH
Vòm xanh nhuộm nắng xanh xanh
Xanh xanh giọng hót vàng anh gọi hè



Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

MINH CHUYÊN NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC CỦA NHỮNG ÔNG LỚN VĂN CHƯƠNG



MINH CHUYÊN
NGƯỜI HỌC TRÒ XUẤT SẮC
CỦA NHỮNG ÔNG LỚN VĂN CHƯƠNG

                             TRẦN ĐĂNG KHOA
Có lẽ đối với đông đảo bạn đọc, Minh Chuyên không còn xa lạ nữa. Anh là một nhà văn, một đạo diễn phim tài liệu truyền hình nổi tiếng. Các tác phẩm của anh, bao gồm cả hai thể loại văn xuôi và phim tài liệu truyền hình đều được bạn đọc và người xem đặc biệt yêu thích. Cũng đã có nhiều luận văn Tiến sĩ, luận văn Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, rồi các công trình nghiên cứu văn chương, nghiên cứu báo chí mổ xẻ tác phẩm của anh. Vậy con đường nào dẫn anh đến thành công như vậy? Bí kíp của anh ở đâu?
Xưa nay, khi bàn đến một nền văn học lớn, hay một tác giả lớn, thường người ta hay nghĩ đến tiểu thuyết. Điều đó cũng có lý. Bởi tiểu thuyết luôn là trụ cột của một nền văn học. Nhưng thực tiễn sáng tác nhiều khi lại chẳng như các nhà lý luận “chỉ đường”. Có những nhà văn rất lớn, một ông khổng lồ, bậc thầy của cả nhân loại, mà lại chẳng có cuốn tiểu thuyết nào cả. Đó là An tôn Tchekhov. Cả đời ông dường như chỉ viết truyện ngắn. Có truyện phong phanh vài trang, như “Anh béo, anh gầy”, “Cái chết của viên công chức”, Có truyện dài đến trăm trang, vài trăm trang, như “Phòng 6”, “Thảo nguyên”, “Một chuyến đi”. Nhưng vẫn không phải tiểu thuyết. Đó là truyện ngắn viết dài mà ông gọi là Truyện vừa. Ở ta có Nguyễn Tuân, một nhà văn rất lớn, nhưng ông cụ cũng đâu có viết tiểu thuyết. Đã thế, ông cụ lại viết ký, một thể loại đong đưa giữa báo và văn. Và rồi ông cụ viết gì cũng thành ký. Vậy mà lại hay. Rất hay. Văn học Việt Nam mà thiếu Nguyễn Tuân, thì cũng xộc xệch vì khuyết đi một mảng lớn mà không ai có thể thay thế được.


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

KỈ NIỆM ĐẸP



Kỉ niệm đẹp
"Được ăn, được nói, được gói, được mở" là những gì mình vừa được nếm trải tối nay.
Bữa ăn do vợ chồng nhà địa chất Mai Thanh Tân đãi khách thật đầm ấm với những món mà bà chủ, cũng là một cán bộ địa chất đã nghỉ hưu, hẳn đã phải đầu tư rất nhiều trí tuệ và tài khéo để tinh và ngon được như thế. Câu chuyện do vợ chồng chủ nhà - ông chủ là chính - dẫn dắt cũng cực kì phong phú và thú vị, bởi thực khách ai nấy đều có cả một kho hiểu biết để chia sẻ cùng nhau: Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, tác giả "Kẻ sĩ thời loạn" vừa ra đang được công luận hết quan tâm. Nhà lí luận phê bình, nhà giáo Vũ Nho, tác giả của 111 đầu sách mà cuốn mới nhất, "Hà Nội - văn chương từ một góc nhìn" chính là cái cớ của cuộc hội ngộ. Hai chị Nguyên và Mai không chỉ mang đến những bông hoa và sự đằm thắm riêng có của cánh phụ nữ, mà cả biết bao cảm hứng về đề tài Tây tiến do chỗ các chị là con của những người cha từng là "bộ đội Tây tiến" oai hùng năm xưa. Còn vợ chồng mình, cùng với vợ chồng nhà địa chất Mai Thanh Tân đều là cư dân của phố Nguyễn Huy Tưởng, hai bên vẫn thường qua lại nhau trong những sự kiện như thế này. Hôm nay, bọn mình, cũng như những thực khách khác, đều được tác giả Vũ Nho tặng cuốn sách mới của anh - một cái "gói" rất đặc biệt sau khi đã được ăn và nói.
Và bây giờ thì mình đã có thể "mở" nó ra để khoe với các bạn món quà mà mình được nhận. Ở ấn phẩm thứ 111 này của mình, tác giả Vũ Nho có dành một phần nội dung về cha mình, bài "Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử". Đây chính là phần tham luận của anh trong cuộc hội thảo về tác giả "Vũ Như Tô" do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức cách đây đã 7 năm, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Ông. Tất cả như đã được an bài để hôm nay, mình được hưởng một tối vui khó có thể mĩ mãn hơn...



 Chép từ FB của Nguyễn Huy Thắng

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

ĐÃ CÓ LÝ DO




ĐÃ CÓ LÝ DO

                                                                  Chu Vạn Minh
                                                                  Vũ Công Hoan dịch

 Có một vị lãnh đạo đi xuống huyện làm việc. Việc làm xong đã đúng trưa, nên tìm một nơi ăn cơm. Lãnh đạo nói với lái xe, hai thầy trò ta  ăn cơm với nhau thì buồn tẻ quá, chi bằng  ta đi tìm một vị lãnh đạo nào đó ăn nhờ ở đậu  anh ta một bữa cho vui. Lái xe nói, không dưng tìm đến nhà người ta đòi ăn làm vậy,   yếu thế quá, phải có mẹo. Lãnh đạo hỏi, mẹo gì? Lái xe nói, thủ trưởng cứ để tôi lo. Anh lái xe liền phóng xe đi ngược đường một chiều. Lãnh đạo chưa kịp ngăn, đã bị cảnh sát giao thông chặn lại. Lái xe đã vi phạm luật lệ, lại còn già mồm cãi, Viên cảnh sát giao thông nổi giận đùng đùng thu bằng lái tại chỗ, bắt  đưa xe về đội cảnh sát giao thông chờ xử lý. Lãnh đạo chứng kiến tận mắt cả quá trình xảy ra sự việc, nhưng không giúp được gì, sốt ruột vô cùng, chỉ trách lái xe đâm liều. Nào ngờ, đi ra khỏi đội cảnh sát  giao thông , lái xe cười nói với lãnh đạo, em đã biểu diễn xong, bây giờ đến lượt thủ trưởng. Lãnh đạo chợt hiểu, cười ha ha, vỗ vai lái xe, sau đó rút máy điện thoại di động, bấm một chuỗi con số, nói to:
-Chào người anh em. Mình xảy ra sự cố trên địa bàn của người anh em, xe con bị cảnh sát giao thông bắt giữ, người anh em xem giải quyết thế nào?


                                                                                                      Vũ Công Hoan

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

CHÙM THƠ TÌNH của Gớt - Johann Wolfgang von Goethe





Chùm thơ trữ tình của nhà thơ số 1  nước Đức
Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, nhà tự nhiên học, triết gia và nhà thơ.
(Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, deutscher Naturforscher, Philosoph und Dichter)
Chuyn ng Nguyn Văn Hoa ( Tháp Dương – Bc Ninh)

Bài 1
Em yêu
Ta đã yêu nàng
Âm thanh thần thánh
Họa mi nhẹ nhàng
Hồng nở lấp lánh  
Liebchen
Ists möglich, daß ich, Liebchen, dich kose,
Vernehme der göttlichen Stimme Schall!
Unmöglich scheint immer die Rose,
Unbegreiflich die Nachtigall.

Bài 2
Tốt nhất

Tình yêu  nhạt phai
Óc quên   tim lạnh
Chẳng  có ai sai
Việc làm  tốt nhất
Chôn cuộc tình này  

Das Beste
Wenn dir's in Kopf und Herzen schwirrt,
Was willst du Bessres haben!
Wer nicht mehr liebt und nicht mehr irrt,
Der lasse sich begraben.)

Bài 3
Ging nhau

Hoa  chuông nh
T mt đt
Tri sáng rõ  
Ong hút mt
C hai t
Đu  ngây ngt
Gleich und gleich
Ein Blumenglöckchen
Vom Boden hervor
War früh gesprosset
In lieblichem Flor;
Da kam ein Bienchen
Und naschte fein: –
Die müssen wohl beide
Füreinander sein.


                                                  TS. Nguyễn Văn Hoa

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH




VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
                          Vũ Hương Mai
                                   
Những hành vi tình dục ở tuổi mới lớn là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà chúng cần phải được tìm hiểu, được biết. Ở tuổi mới lớn, các em rất hăm hở tìm hiểu tất cả những gì có liên quan đến giới tính. Các em muốn biết và các em lúng túng, các em cần những câu trả lời thực tế và riêng tư. Khi có cơ hội được thảo luận về giới tính, các em rất sôi nổi và tỏ ra có ý thức về vấn đề đó. Các em mong tìm ra được ý nghĩa và những chuẩn mực của giới tính. Các ông bố, bà mẹ đừng nghĩ rằng con mình không như thế. Nếu không thuộc loại chậm lớn, còi cọc thì các cô các cậu tất sẽ có những biểu hiện và những nhu cầu tự nhiên nói trên. Đó đồng thời cũng là nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và hiểu biết về chính bản thân. Vậy các bậc cha mẹ hãy tìm những cơ hội thuận lợi, những thời điểm thích hợp, chủ động gợi chuyện với con mình một cách khéo léo và tế nhị. Đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ làm việc đó kịp thời, thích hợp, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với con cái về vấn đề giới tính, tình dục bằng những lời bảo ban, trao đổi như những người bạn. Lúc đó con bạn sẽ đền đáp lại bằng sự biết ơn sâu sắc và một niềm tin cậy ruột rà.
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, trong tình dục, môi trường xã hội quanh ta, những hành vi của người lớn có tác động rất lớn đối với đời sống tình dục của con cái sau này. Các nhà nghiên cứu tình dục cho rằng, môi trường gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi con còn thơ ấu, lúc cha mẹ thậm chí còn chưa có ý thức là mình đang giáo dục về vấn đề tình dục cho con cái. Tuổi ấu thơ có tác động rất lớn đối với sự nảy sinh những trục trặc, bệnh tật trong sinh hoạt tình dục sau này. Vào thời kỳ mà não còn đang phát triển, trẻ em rất dễ bị thương tổn thần kinh và tinh thần. Đây chính là thời kỳ trẻ em cần được bao bọc trong tình yêu thương, trìu mến và mọi sự thuận lợi. Nếu nó không tiếp nhận được toàn bộ sự phong phú của tình cảm thì sau này nó sẽ không chia sẻ tình cảm với bất kỳ ai. Trẻ em chưa biết nói mình cần gì, nhưng lại biết cảm thụ mọi chuyện rất chính xác. Nó cảm thụ mọi chuyện qua hành vi của cha mẹ, qua toàn bộ bầu không khí trong gia đình. Nó biết mọi người trong gia đình cư xử với nhau ra sao, vị trí của mỗi người trong gia đình như thế nào.
Có nhiều người lớn lên trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, phải trải qua thời tuổi thơ cay cực,  nhưng họ lại không bị trục trặc gì về tâm lý giới tính. Có cùng qui luật phát triển chung, nhưng mỗi người lại có những đặc tính cá nhân riêng biệt, vì vậy mà những tác động của ngoại cảnh tới mỗi người cũng khác nhau: cái gây tác hại ở người này thì ở người kia lại diễn ra rất bình yên, vô tư. Chúng ta vì không biết chính xác cái gì đối với đứa trẻ của mình là vô hại, vậy tốt hơn hết là đừng tiến hành thử nghiệm, đừng đi lệch quy luật chung.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

CHIỀU QUÊ TÍM ĐỢI CHUYỂN MÙA...



CHIU QUÊ TÍM ĐI CHUYN MÙA...
Chùm thơ: Đặng Xuân Xuyến
*    
CHIỀU QUÊ ...

Nắng đẩy mây dồn phía đằng tây
Mưa bụi lạnh thêm những gót giày
Ngõ nhỏ gió về luồn run rẩy
Nhao nhác lưng chiều cánh vạc bay.
*.
Làng Đá, chiều 19.08.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

TÍM
Mưa bụi giăng đầy trong mắt em
Hoa Xoan rơi kín tím góc thềm
Lời yêu bỏ lửng từ đêm ấy
Xao xác đến giờ hương tím say.
*.
Định Công, trưa 13.05.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

ĐỢI...

Đợi xuân xuân chửa chịu về
Đợi tình tình lại mải mê xứ người
Nâng lên ly rượu tự mời
Uống đi cho cạn nụ cười nhếch môi?!
*.
Hà Nội, 24 tháng 04.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

CHUYỂN MÙA

Len lén heo may trườn khe cửa
Vồi vội nắng chiều cuộn trốn mưa
Ngơ ngác lá vàng bung vào gió
Lật đật mây dồn hong hóng mưa.
*.
Làng Đá, chiều 13.10.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

PHỎNG VẤN DỞ DANG...nhà văn BÙI NGỌC TẤN



Lục tìm tài liệu trên máy tính cũ. Thấy bài phỏng vấn ...dở dang này. Đưa lên để lưu một kỉ niệm với tác giả CHUYỆN KỂ NĂM 2000.



 CHUYỆN KỂ …CỦA BÙI NGỌC TẤN

                                                                     Vũ Nho

          Trại sáng tác Đại Lải của Hội Nhà văn mở  cuối tháng 4 /2002. Tôi , Nguyên An và Lê Sơn lên chơi với Hoàng Minh Tường. Các bác , các anh đi trại đều là các nhà văn lão thành. Sáng 5/5, tôi tranh thủ ghé vào phòng làm việc của Bùi Ngọc Tấn, tác giả của “ Chuyện kể năm 2000”. Nghe tên nhà văn đã lâu, đây là lần đầu gặp mặt, không giấu vẻ ngưỡng mộ, tôi gợi hỏi anh vài chuyện. Anh kể.
          V.N.    : - Anh đã viết và in “Chuyện kể năm 2000” như thế nào ?
          B.N.T. : -  Mình nghiền ngẫm và viết trong khoảng mười năm. Bấy giờ tình cờ gặp Đoàn Thị Lam Luyến về chơi Hải Phòng. Trong một bữa cơm, Luyến khoe Luyến hợp tuổi với Trần Đăng Khoa nên cuốn “ Chân dung và đối thoại” rất trúng. In và tái bản dài dài. Mình hỏi : “Có một cuốn sách viết về chuyện tù. Liệu Luyến có in được không?” Luyến hỏi tuổi của mình, nhẩm tính rồi bảo : Anh cứ đưa em đọc. Thế là mình đem gửi Đoàn Thị Lam Luyến. Gửi xong, mãi không thấy hồi âm. Mình điện thoại để hỏi. Bấy giờ Lam Luyến đang đi công tác Yên Bái,  Luyến bảo mới đọc được 60  trang, hấp dẫn. Để sẽ báo cáo lại với anh Ngợi. Sau đó anh Bùi Văn Ngợi quyết định in và chính thức làm việc với mình. Nhà xuất bản  muốn tạm ứng cho . Lam Luyến khuyên mình nên tự in. Lúc đó mới được cái giải bên Văn Nghệ quân đội khoảng 5 triệu, và tiền gia đình có 5 triệu, mình đưa 10 triệu với Luyến để góp vốn. Sách in ra. Mình nhận 100 cuốn coi như là nhuận bút tạm ứng. Sau cuốn sách bị thu hồi nên  mất luôn cả . Chỉ được một an ủi là dù sao, cuốn sách được in ra, đã được người đọc biết đến.
          V.N.: - Nghe nói cuốn sách của anh được giải thưởng ở nước ngoài ?
          B.N.T. : - Đúng vậy . Giải thứ nhất 3000 đôla , giải thưởng Chân Thiện Mĩ của tổ chức Việt Nam phục quốc. Mình đã từ chối không nhận giải này.
          Giải thứ 2 là Giải thưởng Nhân quyền của Đảng Cộng sản Mỹ trao, trị giá 7.000 đô la.
          V.N. : - Anh cũng từ chối  chứ ?
          B.N.T.: - Không. Có người của Hội nhà văn khuyên mình tuyên bố từ chối. Mình nói không. Không phải vì mình cần tiền ( Ai mà chẳng cần tiền),  cái chính vì đây là giải thưởng của tổ chức Cộng sản tiến bộ. Họ lại bảo mình : Đành thế nhưng Đảng Cộng sản Mĩ  bây giờ cũng phức tạp lắm. Mình bác đi . Ai mà biết được phức tạp hay không.  Người ta cứ làm như nếu nhận giải thưởng thì mình sẽ thế này thế kia. Thực ra thì nếu nói về tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, mình dám đảm bảo là cá nhân mình chẳng kém bất kì ai.  Mình đã ngần này tuổi rồi cơ mà. Thế là mình thông báo quyết định nhận giải thưởng này.
          V.N. : - Và anh đã có 7 ngàn đô la?
          B.N.T. : - Chưa. Lần thứ nhất thì ngân hàng báo sang cho bạn không khớp số tài khoản đăng kí của mình. Mình gửi lại. Mới đây bạn thông báo là đã chuyển tiền sang nhưng lại  không nhập vào được, đành rút tiền về. Không biết trục trặc ở khâu nào.
          V.N. : - Nghe nói anh sắp được Hải Phòng cấp cho một ngôi nhà ?
          B.N.T. : - Mình cũng nghe nói thế. Hữu Thỉnh thông báo miệng ý định của Thành uỷ và UBND Hải Phòng.
          V.N. : - Anh thấy đi trại viết thế nào ?
          B.N.T. : - Vui, được gặp nhiều bạn văn. Có chuyện  là khi cuốn sách “ Chuyện kể năm 2000” in xong, mình đang đi trại viết Đồ Sơn. Có người quen đến chơi không thấy mình, hỏi thăm. Nhà mình bảo anh ấy đi trại. Họ  nghĩ  ngay là trại cải tạo.

Máy chỉ lưu có vậy. Chắc là còn nữa. Nhưng biết làm sao!