Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

“VỢ NHẶT” CỦA ANH K...



“VỢ NHẶT” CỦA ANH K...  
Đặng Xuân Xuyến
 
Anh hơn tuổi, học trước nhiều khóa, lại chơi với nhau khi lão đã ra trường chán chê nên chỉ loáng thoáng nghe chuyện tình duyên của anh lận đận lắm. Mọi người kể, thời sinh viên, anh yêu mê mệt “cô bé” tên Chi, nhưng chẳng hiểu lý do gì mà hai người lại chia tay, anh “khép cửa tình yêu” từ đấy. Bạn bè đồng trang lứa, rồi đàn em sau anh 5 khóa, 10 khóa, 15 khóa... lần lượt rời bỏ cuộc sống độc thân, anh vẫn lầm lũi một bóng đi đi về về căn gác đã mua từ thời trai trẻ.
Thế rồi đùng cái anh yêu. Yêu vội, rồi cưới gấp theo đề nghị của “nhà gái”. Đến dự đám cưới, nhìn cô dâu, lão choáng vì người đâu mà xấu. Cái mặt đã dài lại còn vẹo vọ. Hàm răng đã cái thò cái thụt lại xỉn màu nham nhở. Nói không quá lời, Thị Nở nếu hiện diện có khi nhan sắc nhìn còn dễ chịu hơn, duyên hơn… Quá thất vọng, lão buột miệng, thốt câu: - “Đã nhịn đến từng này tuổi sao lại đi rước hàng tồn kho phế phẩm như thế!”. Bạn bè bấu lão, nhắc: - “Nói khẽ thôi kẻo nhà gái họ nghe thấy, chửi vỡ mặt đấy.”. Rời hôn lễ, lão ghé tai anh nói nhỏ: - “Nhịn bao năm mà lấy vợ xấu thế.”. Anh cười ngất, đấm lưng lão, chửi: - “Thằng khỉ! Chỉ cần anh thấy chị mày trẻ trung, xinh đẹp là oke rồi.”. Mừng cho anh đã có mái ấm gia đình nhưng thật lòng lão vẫn thấy gợn gợn điều gì đó rồi sẽ không ổn với người “vợ nhặt” của anh...



Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

CUỘC GẶP MUỘN MẰN




CUỘC GẶP MUỘN MẰN

- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.

- Ba đồng một mớ trầu cay.
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra

Lời bình của Vũ Nho

Khi còn là sinh viên Khoa Ngữ văn tôi đã từng quan tâm đến cuộc tranh luận về bài ca "Trèo lên cây bưởi hái hoa" -  Lúc ấy các nhà nghiên cứu chỉ bàn xung quanh bốn câu thôi, và tôi nhớ chỗ mắc mớ nhất mà họ tranh cãi đó là câu "Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc". Người bình thứ nhất thì cho rằng chắc là do chép nhầm, phải hiểu chữ "xanh" ấy vốn là chữ "ánh" hoặc chữ "cánh" thì mới hợp lý bởi vì không thể có "bông hoa màu xanh, lại xanh biếc". Nó có thể có ánh biếc khi nó là màu tím, màu vàng hay màu hồng... Rồi Lãng Bạc lại bàn lại và muốn đổi chữ "nở" thành ra chữ "nảy" vì hoa tầm xuân chỉ có màu trắng hay hồng nhạt. Vậy chỉ có nụ tầm xuân mới nảy ra còn non tơ nên có thể xanh biếc (?) Nói tóm lại mọi người đều đem so sánh bông hoa tầm xuân ở ngoài đời với bông hoa kì lạ "xanh biếc" ở trong ca dao và muốn sửa lại từ ngữ cho nó "hợp lí". Nhưng quả tình người ta đã quên mất đây là bông hoa tầm xuân nghệ thuật, bông hoa lí tưởng, bông hoa đặc biệt nở trong con mắt của người si tình. Thử ngẫm xem nếu bông hoa này cũng có màu như các bông tầm xuân khác, nghĩa là nó khá phổ biến, thì làm gì phải thốt lên câu "anh tiếc lắm thay". 


                                                       Vũ Nho - Chủ trang


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

QUẠT CÂY




QUẠT CÂY
       Nguyễn Quang Huệ
Quạt nhà em xinh xắn
Có lồng chắn bên ngoài
Bao giờ em ấn nút
Là cánh liền quay quay
Gom bao nhiêu gió mát
Quạt hướng về ông bà
Rồi quay sang chỗ cháu
Chia mát cho cả nhà
Em khen quạt tốt qúa
Lão đứng cười ha ha…

Lời bình của Vũ Nho
Bây giờ khi điện về khắp miền quê thì trẻ em chẳng lạ gì cái “quạt cây” chạy  vù vù khi ấn nút điều khiển. Thật khác xa cái thời những thập kỉ sáu mươi, khi chú bé Trần Đăng Khoa lần đầu tiên có mặt ở thủ đô, lần đầu tiên trông thấy chiếc quạt điện thì liên tưởng ngay với cái chong chóng ở nhà quê : “Hà Nội có chong chóng/ Cứ tự quay trong nhà/ Không cần trời nổi gió/ Không cần bạn chạy xa” ( Hà Nội).

                                                        Vũ Nho - Chủ trang
Cái quạt cây này trong cách nhìn của  em bé là một người tốt. Quạt làm ra gió, quạt gom gió, đầu tiên là hướng về ông bà, hướng về người cao tuổi, rồi sau mới quay sang chỗ cháu của ông bà. Nghĩa là quạt có ưu tiên người già, nhưng cũng không quên bạn trẻ. Quạt “ Chia mát cho cả nhà”.
Hóa ra quạt cây cũng biết kính trên nhường dưới, chia mát cho mọi người, cho cả nhà! Em bé khen quạt “tốt quá”, quạt thích chí cười ha ha. Đang từ một vật xinh xắn, một vật có lồng chắn, quạt bỗng nhiên thành một người đứng tuổi, thành một “lão quạt” vui tính, thích khen,  đứng cười ha ha… Sự nhân hóa cái “quạt cây” một cách hợp lí đã làm cho bài thơ thêm ý vị. 
In trên  báo CHĂM HỌC, số 48, ngày 26/11/2019
                                      

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

CŨNG ĐỀU LÀ NGƯỜI TÀI




CŨNG ĐỀU LÀ NGƯỜI TÀI

                                                         Phàm Di
                                               Vũ Công Hoan dịch

        Công ty của ông Lý Tổng có liên hệ nghiệp vụ với nhiều ngành quan trọng. Việc này đòi hỏi phải có một tiểu thư quan hệ công cộng vô cùng xứng chức mới có thể đảm nhiệm được công việc. Ông tổng giám đốc họ Lý đã tuyển khá nhiều cô gái xinh đẹp trả lương cao, nhưng sau khi thử dùng đều không đạt yêu cầu. Các cô ấy nếu không tính cách hẹp hòi, thì nói năng biểu đạt cũng thiếu sức thuyết phục, nếu không e lệ thẹn thùng thì cũng thiếu sức chịu đựng, hoặc thiếu năng lực ứng biến… Ông Lý Tổng rất đau đầu về chuỵên này.
        Hôm chủ nhật ông Lý đang chơi máy vi tính tại nhà, đột nhiên nghe có tiếng gõ cửa. Vừa nghe ông Lý đã biết ngay lại có người đến gạ gẫm bán hàng nên không trả lời.Nhưng tiếng gõ cửa vẫn cố tình không thôi, cứ cành cạch cành cạch gõ nhẹ.  Thế là ông vểnh mặt lên ra mở cửa, nghiêm giọng bảo: Đừng gõ ở đây, nhà tôi không cần mua thứ gì. Đứng trước ông là một cô gái quảng cáo bán hàng non trẻ da mặt có phần rám nắng, cái dáng rất tinh anh tháo vát. Cô cười nói với ông Lý:    -Thưa ông, hễ mở cửa là có bảy việc, củi gạo dầu muối tương dấm trà, sao ông lại nói không cần gì? Dù sao thì cháu cũng đã quấy rầy ông, có thể lại làm mất chút ít thi giờ quí báu của ông.
        - Cô quảng cáo bán hàng gì? - Ông Lý đành phải hỏi.
        Nhìn ria mép của ông Lý, cô bàn hàng nói:
        - Trước hết cháu xin biếu ông một chiếc dao cạo râu nho nhỏ xinh xinh.
        - Không lấy tiền phải không? Tốt, cảm ơn!
        Ông biết cô gái dở chiến thuật vu hồi, liền tương kế tựu kế nhận dao cạo râu, chuẩn bị đóng cửa. Cô gái vội vàng dơ tay ngăn lại, tươi cười nói:
        - Thưa ông, ông đã hiểu lầm, là thế này, dao cạo râu đương nhiên biếu không, nhưng với tiền đề là ông phải mua một hộp mỹ phẩm.
        - Ồ, thì ra không phải cho không!- Lý Tổng giả vờ tỏ ra không hiểu - Nhưng xưa nay tôi không dùng mỹ phẩm bao giờ.
        - Ông có thể mua cho quí bà!


                                                             Dịch giả Vũ Công Hoan

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ


NHÀ THƠ GẠ BÁN THƠ
Đặng Xuân Xuyến
*
Anh điện đến hỏi: 
- Này, sao thơ tôi, ông không chịu bán giúp? Ông thấy đấy. Trên phây, bài nào của tôi cũng vài trăm like. Thơ thế, ông mà bán thì thôi rồi, tôi khẳng định sẽ đắt như tôm tươi...
Anh cứ thao thao làm lão ngại, không biết trả lời anh sao nữa. Thật lòng, cũng rất muốn bán giúp anh nhưng giờ có ai bỏ tiền ra mua thơ để đọc? Nói thẳng sợ anh buồn, không nỡ, đành viện lý do này kia để anh đỡ buồn thì anh lại trách là ích kỷ, là không có tinh thần đồng hương, đồng đội. Lão vâng dạ rối rít để anh bớt giận nhưng hình như anh không chịu hiểu nỗi khổ của lão nên cứ dồn: 
- Ông có biết thơ của thằng Z không? Ông thấy thơ của nó thế nào? 
Lão thật thà: 
- Anh ấy tặng em mấy tập thơ nhưng em mới đọc được dăm bài vì... bận quá.
Anh gặng: 
- Thế đọc, ông có hiểu gì không?
Lão sốt sắng: 
- Có chứ anh...

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

TÔ NHI NÔ TÀNG HÌNH



TÔ NHI NÔ TÀNG HÌNH
          R. Rô-đa-ri ( Ytalia)
          Vũ Nho dịch qua bản tiếng Nga

Một hôm chú bé Tô-nhi-nô không thuộc bài. Trên đường đến trường, chú rất lo sẽ bị gọi lên bảng. “ Ồ! Giá mà mình biến đi được!...” – chú nghĩ thầm.
          Như thường lệ, bài học bắt đầu, thầy giáo điểm danh. Khi thầy gọi đến  tên Tô-nhi-nô, chú đáp : “Có”, nhưng chẳng ai nghe thấy. Thầy giáo nói:
          - Đẳng tiếc là Tô-nhi-nô không đến. Hôm nay thầy muốn hỏi bài em ấy. Nếu như em ấy bị ốm, chúng ta hi vọng là chỉ ốm nhẹ thôi.
          Lập tức Tô-nhi-nô hiểu rằng mong muốn của chú đã được thực hiện, chú đã thành người tàng hình. Sung sướng quá, chú  bay vụt ra khỏi bàn như một cái nút chai, lao thẳng vào cái sọt chứa đầy giấy vụn. Ra khỏi sọt, chú lại phóng vào lớp, giật chỏm tóc các bạn và làm đổ tung tóe các lọ mực. Cả lớp bỗng trở nên om sòm, huyên náo. Các bạn cãi cọ, hờn giận nhau, và tất cả đều nghĩ rằng một người nào đó có lỗi trong những trò nghịch ngợm này. Dĩ nhiên, không ai nghĩ đến Tô-nhi-nô tàng hình.
          Cuối cùng, Tô-nhi-nô cũng chán trò tiêu khiển đó. Chú rời khỏi trường và chui vào ô tô. Chú ngồi vào một ghế trống. Còn chuyện lấy vé, tất nhiên chú không nghĩ đến. Vì người soát vé không thể nhìn thấy chú. Đến bến sau, một xi-nho-ra lên ô tô mang theo một cái túi nặng trịch. Bà ta nhìn thấy một chỗ trống – chỗ Tô-nhi-nô đang ngồi, không đắn đo, bà ta đặt ngay cái túi của mình lên người Tô-nhi-nô. Chú bé đáng thương của chúng ta suýt ngạt thở, còn xi-nho-ra kêu lên:
          - Thế này là thế nào? Thật là một sự bịp bợm. Có lẽ bây giờ không nên đi ô tô nữa chăng? Các ông bà xem đây, tôi đặt cái túi xuống, thế mà nó cứ treo lơ lửng thế này!
          Hành khách trò chuyện, cãi cọ nhau, ai cũng chửi mắng sở giao thông thành phố.


                                                                   Vũ Nho - Chủ trang


Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019

CẢNH TỈNH*



CẢNH TỈNH*
                                   Nguyễn Thanh Kim
   
Nhà lại mọc. Và tường xây quây kín
  quảng cáo giăng che khuất cả tầm nhìn
  bức bối quá khiến lòng ta tẻ nhạt
  anh chai lì vô cảm như em!

  Chẳng mong thế. Đừng bao giờ như thế...
  lũ cuộn dâng muôn đợt sóng gầm gào
  bàn tay trắng ướt nhèm lưng gạo hẩm
  thực đấy rồi, đâu chỉ lạ chiêm bao!

  Chẳng mong thế. Đừng bao giờ như thế...
  mới nghĩ thôi chợt thoáng rùng mình
  xin mặt đất không là sa mạc lửa
  vây riết hồn, chụp giật cả trời xanh!

  Chẳng mong thế. Đừng bao giờ như thế...


*Cảnh tỉnh- Thơ Nguyễn Thanh Kim, trong tập “Miên man cỏ”-
 Nhà xuất bản Hội nhà văn 12/ 2008.

       Lời bình của TRẦN TRUNG

  Với hơn chục tập thơ in riêng từ “Nắng triền sông” (1981) đến “ Miên man cỏ” (2008), nhà thơ Nguyễn Thanh Kim, có lẽ đã tạo được dấu ấn riêng, cũng là ấn tượng riêng trong lòng bạn yêu thơ !?
   Thế này chăng trong cảm nhận của Tôi về điệu hồn, điệu cảm của Nguyễn Thanh Kim : xúc cảm và suy tư ân tình, sâu nặng với cuộc đời, con người. Hình tượng thơ của Nguyễn, cũng vì thế bao trùm lên không chỉ là Hiện-Thực-Bề-Mặt, mà dường như còn lia chạm tới những vùng miền xa thẳm, diệu vợi mà ám ảnh, mà cảnh tỉnh cho ta cách nhìn, cách nghĩ ...



Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

TIẾU LÂM GABROVO 18 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 18 ( TIẾP)

GIÁO DỤC
-         Bà ơi, đưa cho cháu cái kéo.
-         Chỉ dùng kéo khi có khách khứa thôi cháu ạ. Hãy dùng răng mà cắn chỉ - Bà lão Gabrovo đáp.

MÁU GABROVO
Trong bện viện Gabrovo cần phải truyền máu cho bện nhân người nước ngoài. Sau lần truyền đầu tiên, bện nhân dễ chịu và tạ ơn rất hậu người Gabrovo cho máu. Người ta truyền máu cho người bệnh lần thứ hai. Nhưng lần này, bện nhân cảm ơn rất chừng mực. Sau lần truyền máu thứ ba, nói chung, bện nhân không cảm tạ chút gì – Trong cơ thể của anh ta là máu của dân Gabrovo.

NHỚ NHUNG
Một người Gabrovo chờ đợi cháu là luật sư ở trước tòa nhà tòa án.
-         Cháu Xtoiancho, chiều hãy đến nhà chơi. Chú và thím rất muốn gặp và nói chuyện với cháu!
-         Được thôi, nhưng cháu cần mang theo bộ luật nào ạ : Dân sự hay Hình sự?

KHÔNG NHẬN GÌ CẢ
Một người Gabrovo quyết định xây nhà hong lúa. Ông cho gọi thợ cả đến và bắt đầu mặc cả.
- Chúng tôi sẽ dựng nhà hong lúa cho ông trong mười ngày – Thợ cả nói – Tôi thì ông trả mỗi ngày 5 leva, còn người giúp việc là 2 leva.
- Không cần người giúp việc. Tự tôi sẽ phụ việc cho ông!
Sau mười ngày, họ làm xong nhà hong. Khi tính công, ông chủ trả cho thợ cả không đầy 10 leva. Bác thợ phản đối.
- Hoàn toàn đúng- chủ nhân đáp – Dẫu sao bác cũng còn nhận được tiền công. Còn tôi thì chẳng nhận được một cắc nào, trong khi phụ cho bác!

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Tản mạn 5 khúc thơ: GỬI GÃ KHỜ



Tản mạn 5 khúc thơ:
GỬI GÃ KHỜ
(Cảm đọc Đặng Xuân Xuyến)

                    Nguyễn Khôi
.
*1- Sao em không mọc "chân dài" nhỉ
Quặp lấy "đại gia" tỷ phú "chơi"?
.
*2- Trong mơ quờ thấy "em yêu dấu"
Tỉnh giấc: em đang ở Mỹ rồi!
.
*3- Đọc "gã khờ" soi mọi góc đời
vào thời "mạt pháp" thế cả thôi
Xưa nay không hiếm hoi "nghịch lý":
-Tin mẹ: mẹ đem con bỏ chợ
-Tin cha: cha bán khách làng chơi...
.
Chao ôi,
Thời buổi "tiền trên hết"
"tình nghĩa" xem ra cạn kiệt rồi 
Thôi thôi còn chút "thiên lương" hẻo
Về góc sông quê câu Trăng trôi...
.
*4- Ai về xứ Nhãn/ Hà thành nhỉ
Còn sót thời nay một "gã khờ"
Gà trống nuôi con "cày" trang Web
Ngồi xem phong thủy/ thả trời Thơ...


                                                   Nguyễn Khôi

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11



Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11
Chúc  các thầy cô giáo đã nghỉ hưu và đương hành nghề trồng người
MẠNH KHỎE
TƯƠI TRẺ
HẠNH PHÚC!
vunhonb.blogspot.com

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

CHÙM 2- CHO CHUYÊN NGỮ



  

CHÙM 2- CHO CHUYÊN NGỮ

                           Trần Trung



1/ÁO TRẮNG-PHƯỢNG HỒNG



Phấn trắng bay theo tà áo trắng...

Mộng đò đưa

vờn vẽ tháng năm xa.

Sắc trắng rời Ta,

tình còn gửi lại.

Như bụi phấn bay, đậu xuống phượng già.



Bao lớp trò Ta lớn lên

Bao lớp trò Ta bay lên

từ mái trường này-Chuyên Ngữ,

Phượng vẫn đỏ đầy, mỗi độ hè sang...


                 Trần Trung