Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

“I AM NOT YOURS” EM KHÔNG LÀ VẬT SỞ HỮU CỦA ANH - DẤU HIỆU CỦA MỘT CUỘC TÌNH TAN VỠ




 “I AM NOT YOURS” - DU HIU CA MT CUC TÌNH TAN V
                                          Phạm Đức Nhì

Li Nói Đu
Vào 2 thp niên đu ca thế k 20, trong khi ph n Vit Nam đang phi đeo trên c cái gông “tam tòng t đc” ca đo Khng, phi chp nhn sng cnh “chng chúa v tôi”, thì M Sara Teasdale cũng đã phi đau đn tht lên vi người đàn ông mình yêu: “Em không phi là vt s hu ca anh” (I Am Not Yours).

Dĩ nhiên, nếu không nh tài thơ ca tác gi thì dù ý tưởng có hay, có cp tiến đến đâu chăng na I AM NOT YOURS cũng không th “sng lâu lên lão làng” và còn được người yêu thơ M (và c trên thế gii) yêu mến và trng vng đến ngày hôm nay.

Xin chia s đến nhng người yêu thơ Vit Nam, đc bit là ch em ph n, tâm tình ca mt n sĩ người M đy cá tính.


I AM NOT YOURS
I am not yours, not lost in you
Not lost, although I long to be
Lost as a candle lit at noon
Lost as a snowflake in the sea

You love me, and I find you still
A spirit beautiful and bright
Yet I am I, who long to be
Lost as a light is lost in light

Oh plunge me deep in love – put out
My senses, leave me deaf and blind
Swept by the tempest of your love
A taper in a rushing wind

Sara Trevor Teasdale (1884-1933)


EM KHÔNG PHI LÀ (VT S HU) CA ANH


Em không là (vt s hu) ca anh, không mt trong anh
Không mt, mc dù em ao ước được
Mt như ngn nến cháy lúc gia trưa
Mt như bông tuyết trong nước bin

Anh yêu em, và em nhn thy anh vn còn
Mt tâm hn đp và trong sáng
Nhưng emem, người khao khát được
Mt như mt tia sáng b mt trong ánh sáng

Ôi! Hãy nhn em chìm sâu trong tình yêu - ly đi
Các giác quan, đ em thành điếc và mù
Được cun theo cơn bão ca tình anh
Như cây nến mnh mai (1) gia cơn gió mnh
(T dch)


Vài Nét V Tác Gi Tác Phm

Sara Teasdale sinh ngày 08/08/1884 ti St. Louis, Missouri, USA, là con út trong mt gia đình trung lưu. Do th cht yếu đui, bnh hon nên t nh cho đến trưởng thành mi vic sinh hot thường nht cũng như hc hành đu phi có người sát bên chăm sóc giúp đ. Mi người trong gia đình xem bà như mt “đa bé sut đi” (everlasting child), không phi đng móng tay đ t chăm sóc chính mình ch đng nói đến ph giúp vic vt trong nhà hoc lăn lóc mưu sinh. Mãi đến 10 tui mi được đi hc mt ngôi trường gn nhà; tt nghip bc trung hc Hosmer Hall năm 19 tui (1903).

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Nhớ trò xưa



         

 CHÙM XUÂN 2020

                          Trần Trung

1/NHỚ TRÒ XƯA
Vui-Buồn nhớ lại trò xưa
Thương mình tóc bạc, trò vừa...điểm sương.
Ngẫm xem thân kiếp Vô thường
Hình xưa giở lại
                   đoạn trường về đâu ?

Nghĩa tình còn mãi trước sau
Thầy-Trò
        Thương
              Mối tình đầu
                             Chẳng phai.

2/TỰ RU

Ta tự ru Ta
Những gì Ta mong-những gì Ta có.
Tự mỉm cười một mình
Và, phụng thờ trái đắng của Lòng-Nhân

Cõi Nhân sinh-Nước mắt gần
Nâng tay đón
              Giọt-Thương-Thầm
                                        Giời cho.

Tự ru Ta-Tự ru Ta
Nghe trong thương nhớ
                            Mẹ-Cha, cho mình...

3/ BẠN TA ƠI

Bạn Ta ơi ! Đến bao giờ gặp lại !?
Ấu thơ, tuổi ấy xa quá rồi.
Con đường Quê hằn vào kí ức...


                                                                    Trần Trung


Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

CẬU BÉ ĐÃ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

CẬU BÉ ĐÃ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Nguồn:
https://soha.vn/duoc-coi-la-nguoi-loi-lac-nhat-1-ngay-khong-tu-gap-1-cau-be-va-nhan-thua-sau-5-cau-hoi-20200219105120423.htm




CẬU BÉ LÀM CHO “VẠN THẾ SƯ BIỂU” KHỔNG TỬ NHẬN THUA

Là một bậc triết gia nổi tiếng lỗi lạc, thế nhưng sau khi hỏi cậu bé 2 câu và bị cậu bé hỏi lại 3 câu, Khổng Tử đành phải nhận thua và làm theo những gì cậu bé yêu cầu

Ở Trung Quốc xưa, Khổng Tử là một nhà nho giáo và triết học lỗi lạc bậc nhất, được người người biết tới và kính trọng. Có điều gì thắc mắc, người ta đều tới tìm ông, nhờ giải đáp.

Là một người yêu thích việc học hỏi, Khổng Tử thường cùng các học trò của mình đi khắp đất nước, quan sát và tìm hiểu cuộc sống, khám phá những dòng chảy vô tận của tri thức nhân loại.

Vào một ngày hè, Khổng Tử cùng khoảng 20 học trò đang đi qua một vùng quê, thưởng lãm cảnh sắc xanh tươi ngút ngàn của cây lá, hoa cỏ thì bỗng họ nhìn thấy một con đường vắng vẻ, um tùm, có lẽ lâu lắm rồi chưa có ai đi qua.

"Ta muốn đi con đường đó. Chắc hẳn chúng ta sẽ có nhiều khám phá mới lạ ở đây", Khổng Tử nói với các học trò.

Vậy là họ chọn đi trên một con đường ít người qua lại. Đi chưa được bao lâu, trước mắt họ hiện ra một ngôi làng nhỏ. Cách đó không xa là một đám trẻ đang xây cung điện từ đá và củi khô. Chúng thậm chí say sưa đến mức chẳng thèm ngước lên nhìn những người lạ đang đứng trước mặt chúng.

Khổng Tử (551 - 479 TCN) là một nhà nho học và bậc triết gia nổi tiếng của Trung Quốc.
                                                    (Ảnh minh họa: Internet)

"Ta muốn đến ngôi làng kia, có lẽ dân làng ở đây sẽ dạy cho ta biết điều gì mới lạ chăng?", Khổng Tử lại lên tiếng.
"Vâng, trò sẽ bảo những đứa trẻ kia dẹp cung điện, tránh đường cho xe ngựa đi qua", một trong những người học trò của Khổng Tử lên tiếng.
Rồi anh ta lớn tiếng nói với lũ trẻ: "Các cháu, thầy của chúng ta muốn đến ngôi làng kia, mà cung điện của các cháu đang chắn đường, xe ngựa không qua được, vì thế hãy dẹp chúng đi nhé".

Ba trong số bốn đứa trẻ đang chơi thấy vậy sợ hãi chạy nấp vào bụi rậm ven đường. Nhưng đứa trẻ thứ tư thì không di chuyển dù chỉ một phân. Thay vào đó, cậu bé chắp 2 tay vào hông rồi nói: "Các ông phải đi đường vòng thôi. Cháu chưa thấy ai phải phá dỡ cả cung điện chỉ để cho xe ngựa đi qua. E là cháu không thể làm theo ý các ông được".

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Những trận bão đã đi qua




Noriko Mizusaki        TYPHOONS  PASSED  AWAY
                               NHỮNG  TRẬN BÃO ĐÃ  ĐI  QUA
                                                 **********
                                       Đinh Nhật Hạnh dịch
 Nguồn tư liệu đồ sộ về thơ Haikư của Hiệp Hội Haiku Thế Giới (WHA) mà HKV-Hà Nội  là thành viên –đăng tải đều đặn 2 thập kỷ qua thật quá ư phong phú .Trên tổng số hơn 6.000 bài mà chúng tôi hiện có, chưa thấy bài nào cấu trúc khác thường, thú vị như 10 khúc của Nữ Haijin Noriko Mizusaki  mà chúng tôi được vinh dự trình bày hầu các bạn đọc thân mến kỳ này.Nguyên bản tiếng Nhật do chính tác giả chuyển ngữ tiếng Anh thành 2 câu có vần chân  nghiêm chỉnh .10 bài này tạo thành một liên khúc, có chủ đề nhất quán.Bỗng nhiên liên tưởng về khúc Haikư yêu thích của Ban’ya Natsuishi: “Gió từ tương lai / thổi đến / phân chia dòng thác” xác định những xu hướng mới trong trào lưu đương đại của nền thơ cực ngắn Haikư.
Trân trọng,

     1- Typhoons ?or Cyclones? Rain cascaded downpours
Gales dashed in the heaven: Harsch / violent for us
Bão bùng? Hay lốc xoáy?Mưa như thác trút  
Gió siêu cấp  ào ạt cuồn cuộn trên trời :Điên cuồng ,dữ dội

2-     Over Japan archipelago attacked typhoons
Wild bird the black raven : Marks of talons
Trên quần đảo Phù Tang ,bão bùng vừa công phá
 Quạ đen ngòm gíơ móng vuốt khắp nơi nơi

3-      Rivers flooded : Muddy water rushed black
 Cities and villages :Destroyed into the rack
Sông cuồn cuộn dâng tràn lũ lụt : nước bùn lầy đen ngòm,ào ạt
 Bao phố phường,làng mạc  cuốn tan hoang

4-    In his car confined :higher up the black water choked
The old man could not go out to evacuate :Be drowned
 Bị nhốt chặt trong xe , cả khối nước đen xì bủa kín,
 một cụ già không thể nào tự thoát.Chết chìm.

5-    In her home a lonely old woman founded in water
 Floating on her futon mattress :A pity for her daughter
Ngay trong nhà mình,một cụ bà cô đơn được tìm thấy trong nước lũ
Nổi lềnh bềnh theo tấm thảm cuốn quanh mình .Nỗi đau buồn của cô con gái khôn nguôi



                                                      Đinh Nhật Hạnh


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

BỒ TÁT VÔ UÝ (Thiền sư Nhất Hạnh viết về Hòa thượng Thích Quảng Độ)



BỒ TÁT VÔ UÝ
(Thiền sư Nhất Hạnh viết về Hòa thượng Thích Quảng Độ)

Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ. Bài thơ như sau:
“Không có cái gì quý hơn cái bánh bao
Ăn ngon miệng, trông đẹp mắt làm sao!
Đang cơn đói ruột như cào
Bếp cho một cái, xực vào sướng ghê.
Bây giờ cái bụng căng thẳng no nê
Lim dim cặp mắt đi vào cõi mê Nhưng lạ thay
Tỉnh dậy nghe mùi khê khê
Và băng-ta-lông thấy dầm dề
Đúng rồi!
Thì ra tôi đã tê rê ra quần
Táo quân ơi hỡi táo quân
Tự do hạnh phút có ngần ấy thôi!”
(Cái bánh bao)

Thầy Quảng Độ trong khi ở tù và chịu đói vẫn còn đầy đủ tinh thần hài hước và trong cái hài hước đó còn có cái gan dạ tầy trời.
Tự do hạnh phút có ngần ấy thôi!
Tự do và hạnh phúc hứa hẹn chỉ là một cái bánh bao trong giấc mơ. Thầy chẳng biết sợ là gì. Cả với thần chết Thầy cũng không sợ.
Có một lần nằm trong xà lim quán chiếu về cái chết của chính mình, thầy đã cười lớn. Thầy ngồi nói chuyện với tử thần một cách thanh thản, và còn nhận xét rằng thần chết cũng không dữ dằn gì mấy, trái lại còn có vẻ hiền hiền, so với những người trần gian mà tâm trạng đầy dẫy tham sân si. Tử thần trước khi rời Thầy đã hôn Thầy âu yếm trước khi từ biệt. Ta đã đọc bài thơ “Nói chuyện với tử thần” sau đây:
“Xà lim trông hệt cái nhà mồ
Mỗi lần mở cửa tôi ra vô
Thấy như chôn rồi mà vẫn sống
Tử thần, tôi sợ con cóc khô
Tử thần nghe vậy bèn sửng cồ
Nửa đêm đập cửa tôi mời “dô”
Sẵn có thuốc lào phèo mấy khói
Tử thần khoái trá cười hô hô 


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Tôi nhận ra...



 Chùm thơ Raxun Gamzatov trong bản dịch Việt, Tày của cố thi sĩ Triệu Lam Châu

13. Я вижу: в человеческой природе
Нет постоянства, ибо там и тут                
Доступные девицы нынче в моде
И песни те, что люди не поют.



13. Tôi nhận ra trong cõi sống người đời

Không ổn định,  bởi nơi này nơi nọ

Những cô gái ăn diện dễ gần

Những bài ca, loài người không hát nữa.



13. Hây ngòi hăn rằng  slổng  t’ởi  gần

Nắm an ỏn, nhoòng  t’ỷ  này  t’ỷ  diển

Bại lủc slao chướng mỉnh thang rì

Bại tèo sli, nắm đảy chiềng  t’ồng  p’ửa.





14. Пред смертью горец молвил: «Я ни разу,
Как сын, не огорчил отца и мать.
Спасибо, рок, за эту благодать…»
О, мне б изречь им сказанную фразу!




14. Trước khi lìa đời, người miền núi nguyện cầu:

Chưa lần nào con làm phiền cha mẹ

Xin chân thành cảm ơn số phận…”

Ôi, tôi chỉ muốn thốt lên như thế cho muôn nơi.





Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Bài trên báo Hà Nội Mới cuối tuần về Vũ Nho

Thêm một góc nhìn văn chương Hà Nội

21/02/2020 16:46 | 0
(HNMCT) - Từng nhiều năm gắn bó với phấn trắng bảng đen, nhưng duyên nợ với văn chương đã khiến Vũ Nho rẽ lối cả sang nghiệp viết. Ông sáng tác truyện, làm thơ, dịch thuật văn học, nhưng chủ yếu viết phê bình. Cũng bởi “lưng vốn” tác phẩm kha khá mà có người đã ví von Vũ Nho là “lão nông tri điền” trên cánh đồng chữ.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Nho quê ở Gia Viễn, Ninh Bình. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Việt Bắc khóa 1 và được trường giữ lại làm giảng viên. Những năm tháng ở vùng cao Việt Bắc, Vũ Nho đã có tác phẩm đầu tay đăng trên tạp chí Văn nghệ Việt Bắc, cũng từ đấy ông có thêm biệt danh “kênh văn xuôi của Bắc Thái”. Thời kỳ học tiến sĩ ở Nga ông còn dịch truyện từ tiếng Nga gửi về quê hương để đăng báo. Sau này (năm 1986), khi chuyển công tác từ Trường Sư phạm Việt Bắc về Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Viện Khoa học Giáo dục, nghiệp viết vẫn luôn song hành cùng Vũ Nho như một duyên nợ của cuộc đời.
Ở tuổi 72, PGS.TS Vũ Nho đã có tới 113 đầu sách gồm cả sách dịch, viết chung và riêng về văn chương và giáo dục, trong đó có thể kể tới các tác phẩm: Thơ chọn và lời bình, Đi giữa miền thơ, Trần Đăng Khoa - thần đồng thơ ca, 33 gương mặt thơ nữ, Thơ và dạy học thơ, Từ Kim Vân đến Truyện Kiều, Thơ cho tuổi thơ... Cuốn sách mới nhất của ông Hà Nội văn chương từ một góc nhìn trình làng bạn đọc cuối năm 2019 như một minh chứng cho niềm say mê văn chương và tình yêu Hà Nội của ông.
PGS.TS Vũ Nho chia sẻ, ông vô cùng biết ơn Hà Nội đã cho ông không gian sống, làm việc, giao tiếp với mọi người. Cuốn sách này chính là một cách để ông bày tỏ lòng tri ân với Hà Nội - nơi ông đã gắn bó hơn 30 năm qua. “Có biết bao nghệ sĩ đã sáng tác về Hà Nội, bao nhiêu nhà văn tài danh sinh sống ở Hà Nội, viết tại Hà Nội. Và cũng rất nhiều nhà văn từ cổ chí kim đã viết về Thăng Long - Hà Nội. Góc nhìn của tôi là góc nhìn hẹp của người có “con mắt hạt đậu”. Tôi chỉ đụng bút được rất ít trong số vô cùng lớn tác giả, tác phẩm của người Thăng Long - Hà Nội, viết ở Hà Nội và viết về Hà Nội” - PGS.TS Vũ Nho bộc bạch.
Với hơn 600 trang, cuốn sách mới nhất của Vũ Nho đã phác họa bức tranh khá sinh động về văn chương Hà Nội từ góc nhìn của riêng ông. Bức tranh ấy có bóng dáng của những tác giả trung đại như: Mãn Giác Thiền sư, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Nguyễn Du; có sự hiện diện của nhiều tác giả hiện đại, từ thế hệ Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Đình Liên, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi..., đến Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Phấn... và có cả những gương mặt mới của văn chương Hà Nội hiện nay. Nhưng dù viết về ai, chọn một bài thơ, một tập thơ hay một tập truyện trong rất nhiều sáng tác của họ để đề cập thì cái đích cuối cùng mà Vũ Nho hướng tới vẫn là làm nổi bật bức tranh văn chương Hà Nội.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

KHÚC TAM TẤU HAIKU





Nguyễn Thánh Ngã



                  KHÚC TAM TẤU HAIKU



   Bất chợt đọc chùm Haiku của Haijin Đinh Nhật Hạnh gởi, như một nghệ sĩ già bật lên tấu khúc về "tiếng lòng" rất đỗi thâm sâu. Nghe câu "thức đêm mới biết đêm dài" chính là tấu khúc thứ nhất khiến cảm giác tôi rờn rợn:

                1.

                "Khuya

                 mỏi mòn

                 cánh vạc"

Chỉ với năm từ tối giản, nhà thơ đã vẽ ra một bầu trời đen thẳm, cũng là bóng tối vô minh của cuộc đời. Con người, kẻ đã đến thế giới này và gánh vác trên vai mình bao thứ nghiệp nặng nề, cũng không thoát khỏi màn đêm ấy. Như cánh vạc kia bay "mỏi", bay "mòn" cả đêm khuya chỉ để kêu lên một tiếng kêu sương sầu thảm! Và nỗi vô vọng là cảm thức thẩm mỹ của tấu khúc Haiku cô độc này, chiều hướng của nó dẫn ta đến cuộc hội ngộ thứ hai:

                2.

                 "Thủy triều tùy trăng

                  sóng lòng

                  trăng nào rọi?"

Đây là bản sonate về ánh trăng, mà nhà thơ là kẻ đứng sau khung cửa của căn nhà hoang trên bãi biển. Chúng ta biết rằng, sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt trăng đã tạo ra hiện tượng thủy triều lên xuống, cho nên nhà thơ mới viết "thủy triều tùy trăng", là cái tùy thuộc về khách thể mà nhân vật trữ tình đã được ẩn giấu sau tiếng sóng. Phải rồi, dùng tiếng sóng thực để ám chỉ tiếng sóng vô hình, là một gợi mở rất lý thú, cho nên nhà thơ tự hỏi:"trăng nào rọi" được đây...? Quả là câu hỏi vô cùng kỳ bí!

   Vâng, bởi mang vẻ kỳ bí, tấu khúc ấy đã đưa người thưởng ngoạn đến câu trả lời. Tấu khúc thứ ba:

                 3.

                 "Quỹ thời gian vơi

                  như giọt lệ đá

                  rơi trong hang đời"

                                                                       Haijin Đinh Nhật Hạnh


Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

TIẾU LÂM GABROVO 25 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 25 ( TIẾP)

LỜI KHUYÊN CỦA BỐ
Một ông Gabrovo đến Xophia thăm con trai đang là sinh viên. Anh này vội vã khoe:
-         Bố biết không? Hôm nay con tiết kiệm được 6 trăm leva đấy!
-         Giỏi lắm con ạ ! Thế con làm thế nào?
-         Sáng nay, con không đi tàu điện mà chạy bộ đuổi theo nó…
-    Ngốc quá! Cần phải chạy theo ta xi, thế thì sẽ tiết kiệm được nhiều hơn…

HÃY TỰ MUA LẤY
Từ một làng miền núi, đức linh mục đi vào Gabrovo. Sauk hi rẽ vào một cửa hiệu, ông ta gọi một con cá nục rán và một cốc rượu vang. Nhưng vì rằng lúc đó đang vào tuần chay, nên những người ở bàn bên cạnh đều nhìn thấy cá nục và them nhỏ dãi. Cuối cùng, một trong đám đàn ông lấy hết can đảm nói:
-         Thưa cha, linh mục của chúng con không cho chúng con ăn cá vào tuần chay!
-         Cả ta cũng không cho – Linh mục đáp – hãy tự mua lấy mà ăn!

THẤT VỌNG
Vợ chồng trẻ người Gabrovo chuẩn bị xây nhà. Một hôm, họ  dùng thìa gỗ ăn bữa trưa bằng món đậu hầm. Đúng lúc đó, ông bố vợ tới. Họ mời ông ngồi vào bàn, nhưng ông giận dữ bảo:
-         Nếu các người ăn đậu bằng thìa thì nhà sẽ rất lâu xong!
Nói rồi ông bỏ đi.


                                                                   Vũ Nho