Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

TIẾU LÂM GABROVO 16 ( TIẾP)




TIẾU LÂM GABROVO 16 ( TIẾP)

ĐẾN LÀM KHÁCH
Người Gabrovo cùng con trai đến chơi nhà chị gái.
-         Nào đưa tay đây, bác sẽ sẻ cho cháu hạt dẻ. – Bà bác nói với đứa cháu nhỏ.
-         Bác hãy cho bố cháu!
-         Chẳng nhẽ cháu không thích hạt dẻ à?
-         Cháu thích! Nhưng tay bố cháu to hơn!

TÌM THẤY GÃ NGỐC
Người Gabrovo mua oliu. Người bán hàng muốn cân gian nên đã lén bỏ lên một cái đinh to. Người Gabrovo nhìn thấy điều đó, anh ta lấy cái đinh cùng với oliu và nói:
-         Tôi đã trả tiền mua nó rồi!

AI RẨY – NGƯỜI ẤY QUÉT
Vào ngày lễ Xây dựng, vị linh mục bước vào quán của người Gabrovo, và theo tục lệ, rẩy nước thánh.
Chủ quán, thay cho việc đưa tiền cho vị linh mục, đưa cho ông chiếc chổi:
-         Chỗ con ở đây quy ước, thưa cha, ai rẩy nước thì người đó quét ạ!

QUAN TÂM
          Một người dân miền núi có vợ bị ốm nặng. Anh ta tiếc tiền mời thầy thuốc, nhưng tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ. Không đừng được, buổi chiều anh ta  hớt hải đi vào thành phố mời thầy thuốc. Đi được nửa đường, anh ta sực nhớ ra điều gì đó, quay trở về nhà dặn vợ:
          - Nghe này, Pena, nếu mình cảm thấy sắp tắt thở, nhớ tắt đèn đi nhá, để đỡ tốn dầu vô ích!

GẶP GỠ

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VÀ NHỮNG CẢM NHẬN


BÀI THƠ “CHIỀU LẠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
*
CHIỀU LẠ
- Tặng L.L -

Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
*.
Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
1.
Cảm nhận của nhà Nghiên cứu Văn hóa Bùi Đồng:
MỘT CÁI NHÓN CHÂN… THẬT LẠ!

Sợ đêm về quẩn gió, xáo xác khuya! 
Cái lo thường tình của người đa cảm, thi tâm; bởi trong sự cô tịch, vắng vẻ của màn đêm người ta hay hoài niệm, mơ hồ và lòng trắc ẩn được giấu kín ban ngày thì đêm về dễ òa ra, trào dâng một cách khó kiểm soát. 
Chính bởi lẽ ấy mà tác giả chín hơn, khôn hơn, rón rén mà: “nhón chân” qua cái “te tẻ chiều”! 
Mặc dù vậy nhưng tâm nào có an, vẫn bị cái điều mơ hồ, không thể đặt tên kia làm cho tâm trạng: nhớn nhác
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá 
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Kiểu tâm trạng: “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”! (Xuân Diệu) Cố gắng vơ vét, nhọc nhằn những điều đáng có nhất để làm gì? Không biết! Có được rồi thì đặt vào đâu? Không biết nốt. Vì tất cả đều mơ hồ, mặc định và ước lệ như: “nụ cười nhòe” trên “áo lạ”! 
Tác giả tránh đêm nhưng lại vướng ngày, vướng cái hoàng hôn đầy trắc ẩn, trầm trầm với vài giọt nắng cuối cùng rơi trên lá.... thì tâm trạng cũng “nguy hiểm” không kém mấy ban đêm. Chính vì vậy phải “nhớn nhác” mà “nhón chân qua” cái chiều “te tẻ”. 
Bài thơ hay ở chỗ dùng từ, đọc lên người đọc cũng chuếnh choáng, nhớn nhác theo: xáo xác, vét vớt, chênh chao, te tẻ, nhớn nhác là những cặp từ được đặt đúng chỗ, hợp với tâm cảnh, hồn người nên cứ thấy hay.
Điều đặc biệt là bài thơ không thể chỉnh sửa, sắp xếp lại cấu trúc câu từ vì ý đủ, lời chỉnh, từ cô đọng. Đặc biệt hơn là cả bài không có đại từ nhân xưng nên đọc lên ai cũng thấy mình trong đó và đó cũng chính là thủ pháp "hỏa mù" chả ai “bắt đền”, “kiện cáo”, “cấu véo” được của tác giả….
Ồ! Mà lạ chưa: tâm động qua một cái nhón chân thi vị.
*.
Thành Nam, 03 tháng 10.2016
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Điện thoại: 090.219.18.04

2.
Cảm nhận của nhà Phê bình Văn học Châu Thạch:
THẢO LUẬN BÀI THƠ “CHIỀU LẠ”
CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

Bài thơ có tiêu đề “Chiều lạ” nhưng qua mấy câu thơ ta không thấy buổi chiều có gì lạ. 





Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

CUỐN SÁCH THÀNH CÔNG VỀ MỘT CUỘC KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN



CUỐN SÁCH  THÀNH CÔNG VỀ MỘT  CUỘC KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN



Đọc “ Hoa dạ hương” tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Nhuận, nxb Văn Học, 2015

                                          

                  

                                                       Vũ Nho



          Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành là một cuộc khởi nghĩa lớn, kéo dài trong 7 năm. Tuy vậy, những trang lịch sử  viết về người thủ lĩnh nông dân này không nhiều. Chỉ có những dòng vắn tắt về tiểu sử cũng như một số trận đánh và nguyên nhân thất bại. Cũng đã có truyện cổ tích về Ba Vành, một số giai thoại về ông. Tuy vậy chỉ là những mẩu chuyện lẻ tẻ, vụn vặt. Đó là một khó khăn lớn về tư liệu mà người cầm bút phải bắt buộc vượt qua. Song, chính cái khó đó lại cho phép người viết có thể tung hoành bằng trí tưởng tượng phong phú, dựng lại chân dung một con người và một thời kì cách chúng ta chưa xa. Thành công của cuốn sách chính là đã khắc họa được khá sinh động, chi tiết một thủ lĩnh nông dân, có sức khỏe phi thường, có tài ném lao, có những hành động vì dân nghèo nên được nhân dân ủng hộ chống lại cả một triều đình binh hùng tướng mạnh. Những chương miêu tả  Ba Vành học võ; các trận đánh của quân Ba Vành với tướng lĩnh triều đình khá hấp dẫn. Tác giả là người vùng quê Phan Bá Vành nên có điều kiện sưu tầm những giai thoại về nhân vật. Nhưng giải thích vì sao Ba Vành có khả năng phi thân, ném lao nổi tiếng, nhà giáo muốn nhấn mạnh đến công phu luyện tập với người thầy giỏi. Giai thoại về những cái lông xoăn đặc biệt ở chân Ba Vành ( sau bị thuộc hạ làm phản cắt đem nộp Nguyễn Công Trứ) không được sử dụng. Phải chăng tinh thần của nhà giáo muốn đề cao sự học tập, mà cũng có thể là tác giả không muốn “thần thánh” hóa nhân vật, làm cho nhân vật gần gũi đời thường mà vẫn khác thường?


                                                                      Vũ Nho - Chủ trang

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

CHÙM KIỆM NGÔN





CHÙM KIỆM NGÔN-THƠ TRẦN TRUNG

       ( Theo điệu thơ Hai kư- Nhật Bản ).

1/Gió
xuôi ngược bay
Tìm đâu?

2/Mơ hay Thực
Song song
Ai-Người... Mong !?

3/Tay Em
Hay búp sen
Vào Chùa...

4/Giữa-Đời-Người
Thị Kính hay Thị Màu
Hiển linh ?



Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

LỌT VÀO “MẮT XANH” HAY “MẮT ĐEN”?

LỌT VÀO “MẮT XANH” HAY “MẮT ĐEN”?

Tranh chì của Hoạ sĩ Nguyễn Quang Thắng
Nguồn: myidol.com.vn

HOÀNG TUẤN CÔNG

“Mắt xanh” do hai chữ “thanh nhãn” 青眼.
-Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh) giải thích: “thanh nhãn 青眼 – mắt xanh – Trọng thị người ta”.
-Hán Việt tự điển (Thiều Chửu): “thanh nhãn 青眼 coi trọng, Nguyễn Tịch 阮籍 nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh 垂青 hay thanh lãm 青覽 đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy”.

-Từ điển Văn học Quốc âm (GS. Nguyễn Thạch Giang): “mắt xanh: Nói con mắt nhìn ai mà tỏ ý bằng lòng, kính trọng biết phân biệt khinh trọng khác nhau. Nguyễn Tịch vừa lòng ai thì nhìn với đôi mắt xanh, không vừa lòng thì nhìn với đôi mắt trắng”.
Vậy tại sao lại là “mắt xanh” chứ không phải “mắt đen”?
-Từ điển Truyện Kiều (Đào Duy Anh) giải thích rõ: “mắt xanh: Chữ hán là “thanh nhãn”. Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn thẳng nên để lộ tròng mắt xanh, khi tiếp người mình ghét thì nhìn nghiêng (lườm) mà để lộ tròng mắt trắng. Vd. Mắt xanh chẳng để ai vào phải không”.
-Điển cố văn học (Đinh Gia Khánh chủ biên): “mắt xanh: Theo Thông chí, khi vui người ta thường nhìn thẳng, lòng đen nằm chính giữa, nên mắt xanh; khi giận người ta nhìn nghiêng, lòng trắng lộ ra nhiều hơn cho nên mắt trắng ra. Từ đó, mắt xanh trỏ sự hài lòng, vừa ý.
Lại theo Tấn thư, Nguyễn Tịch người đời nhà Tấn, khi tiếp khách, vừa ý với ai thì con mắt bèn xanh, ghét ai thì con mắt lộ toàn lòng trắng”.
Bài viết “Mắt xanhlà gì?” trên báo Bình Định (25/2/2018), Ths. Phạm Tuấn Vũ cũng cho rằng khi “nhìn thẳng, tròng đen nằm chính giữa nên trong mắt có màu xanh”.

NỢ ANH





CHÙM THƠ LÊ THANH HẢO VÂN
Lê Thanh Hảo Vân
( Hội nhà văn Hà Nội)

NỢ ANH
Sóng sánh với trăng
Em tan vào nỗi đêm dài
Neo đáy cốc…
Vầng trăng trong ngày cũ
Cạn nhau nhé để ta còn mắc nợ
Này nụ cười hiền, này sâu thẳm mắt anh
Biển mãi xanh
Cây cỏ mãi xanh
Gió mãi xanh
Tình yêu cũng thế…
Và anh ơi, có gì là không thể
Yêu đi anh kẻo ngày đã sang chiều!

NHÂM NHI
Trăng trong cốc rung lên màu hổ phách
Reo lanh canh ta tự chuốc mời
Xin chạm nhé để lửa từ mắt rượu
Cháy nhẹ nhàng phía bạn ấm sang tôi.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

CÁCH BỐ TRÍ TƯỢNG THỜ TRONG CHÙA MIỀN BẮC




CÁCH B TRÍ TƯỢNG TH
TRONG CHÙA MIỀN BẮC
*
(trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT, 
Đặng Xuân Xuyến ; Văn Hóa Thông Tin ; 2006)

Các chùa miền Bắc thường theo Thiền phái Bắc tông nên cách bài trí tượng Phật đơn giản và khác với chùa miền Nam.
Một ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.

* CHÍNH ĐIỆN:
1. Tượng Tam Thế:
Là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế.
2. Tượng A-di-đà Tam Tôn:
Tượng còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa) Đại Thế Chí (bên trái) và Quan Thế Âm (bên phải) Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà.
Tượng Phật A Di Đà thường có những nét đặc trưng: Dù ngồi hoặc đứng trên toà sen thì đầu đều có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngực có chữ vạn ở khoảng trống của áo cà sa.
Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười.
Một số nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế đứng thuyết pháp trên toà sen.
3. Tượng Thích Ca Mâu Ni:
Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Tượng được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau theo truyền thuyết về cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni.
- Tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh): Tượng ở tư thế đã bước ra rồi đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng uốn chầu xung quanh. Hai bên tượng Cửu Long là hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới, nên tạc theo kiểu nhà vua ngồi trên ngai.
Phật sử nói rằng, khi Thích Ca giáng sinh có 9 con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm xong Ngài tự đi 7 bước về phía trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái Ngài chỉ thẳng xuống đất mà nói ngay được rằng “Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn” (có nghĩa là trên trời, dưới đất, chỉ có “ta” là tôn quý).


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

TẢN MẠN HAIKƯ



                                    TẢN MẠN HAIKƯ

         Nhân kỷ niệm 325  năm ngày mất của Đại sư Matsuo Basho

                                       Đinh Nhật Hạnh


    Đại sư Haikư Nhật Bản Matsuo Basho (1644-1694) tên khai sinh là Matsuo họ Kinsaku- xuất thân từ một gia đình Võ sỹ đạo bậc thấp tại Thị xã Ueno,tỉnh Iga - nay là tỉnh Mie.Bố là Matsuo Yozaemon.Năm 1654-10 tuổi phục vụ gia đình quý tộc của cậu chủ Todo Yoshitada năm ấy 12 tuổi, con lãnh chúa Todo Shinshichiro Yoshiki .Cùng cậu chủ bút danh là Sengin học làm thơ haikai với thầy Kitamura Kigin.Năm 1656,13 tuổi, bố mất .10 năm sau ,cậu chủ cũng mất đột ngột.Ông bèn từ biệt ra đi  ,vẫn tiếp tục học Haikai với thầy Kigin. …Năm 1680 dời đến Nihonbashi (Edo) sống trong túp lều tranh ở Fukagawa cách đó không xa.Chính tại đây ông đã viết phần lớn các ký sự hành trình ,lý luận Haiku chính thống nổi tiếng ,trong đó có “Con đường nhỏ hẹp tới Miền Bắc sâu thẳm

A-  BASHO-AN-túp lều tranh lịch sử:

Hiện nay ,tại Bảo tàng Basho ở Tokyo-chốn hành hương mơ ước của biết bao thế hệ Haijin thế giới coi trọng như La Mecque –có ngôi lều lợp rơm rạ mô phỏng Basho-an xây trên đỉnh con dốc đá rêu phủ,bên bờ suối róc rách tạo thành một ao nhỏ trong veo, in bóng mây trời ,phất phơ cành dương xỉ mà tương truyền là nơi 333 trăm năm trước ,con ếch xưa đã nhảy vào khai sinh một dòng thơ siêu ngắn đang tắm mát bốn phương trời-Haikư…

Ao xưa

văn vắt

-Mây lộng bóng Người”

Tokyo 2-9-2015-ĐNH



Năm 1680 :Basho- an đầu tiên:

Cho đến nay ,chưa có tư liệu chính xác về địa điểm ,quy mô ngôi thảo am nguyên thủy ấy –do môn sinh giàu có buôn cá tên là Sampu ở Fukagawa xây tặng Thầy,nơi cư trú của Đại sư từ mùa đông1680 ( năm 36 t).Mùa xuân năm sau,một môn đệ khác biếu thầy một cây chuối cảnh ,đem trồng   cạnh thảo am.Cây chuối tốt xum xuê nổi tiếng,bà con địa phương quen gọi tắt chủ nhân là “Ông già Chuối” và gọi căn lều là “Am Basho ” nơi Đại sư từng nhiều năm sáng tác,dạy học và tiếp xúc với các nhân sĩ,nhà thơ đương thời.Ông rất thích danh xưng mới này,lấy luôn làm bút danh và thay tên họ cúng cơm Kinsaku là Basho từ đó.

Khóm chuối trong cơn giông mùa thu-

  Nằm nghe mưa

 lộp độp rơi trong chậu

ST năm 1681-36T

Năm 1682 :Thảo am  thứ I bị trận hỏa hoạn lớn ngày 28 tháng 12 năm 1682   thiêu rụi hoàn toàn.Ông tạm dời về tỉnh Kai,quận Yamanashi.

Học trò chung sức làm lại Basho –an mới.

Năm 1683- Basho- an thứ II- Cũng tại địa điểm cũ.Ngay sau khi chuyển về am mới , ông đã viết: 

Tiếng mưa đá sầm sập

ta vẫn như xưa

-Một gốc sồi già

 Mùa xuân năm 1686, ông viết tại đây:

 “Ao xưa

con ếch nhảy vào

 –Tiếng nước

-Bài thơ nổi tiếng nhất trong các siêu phẩm của ông,không ngờ đã có công lớn mở ra một thể thơ mới mà phải chờ 214 năm sau mới được Shiki định danh là Haikư.

-Năm 1689,ông rời Basho An,chuyển cư qua Genjyou-An gần hồ Biwa.


                                                                   Tác giả Đinh Nhật Hạnh

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

TỰ TÌNH (2)




TỰ TÌNH (2)
            Đỗ Anh Tuyến

Ta cố tìm dĩ vãng 
Trong thực tại phũ phàng 
Ta một mình lang thang 
Ôm nỗi buồn sâu thẳm … 

Thiên đường! … Ôi xa lắm! 
Cuộc đời lắm bể dâu 
Tìm vui trong chén sầu 
Lòng nghẹn ngào chua xót. 

Trời xanh cao chót vót
Có thấu chăng lòng ta 
Tình yêu có phải là … 
Chết cho nhau một nửa? 

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

BỨC TRANH KHOẢ THÂN




BỨC TRANH KHOẢ THÂN



                   Lãnh Ngưng
                              Vũ Công Hoan dịch



Trọng Dị là tiến sĩ mỹ học. Khi giảng bài trên bục, bài nào anh cũng thao thao bất tuyệt, thể hiện một cách hết sức sinh động phong độ học giả phi thường.



Nữ sinh ngấm ngầm liếc mắt đưa tình và gửi thư tình cho tiến sĩ Trọng  Dị nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Nhưng được biết, trong số rất đông người cạnh tranh, từ lâu Trọng Dị chỉ lọt mắt Tư Nhu, một nữ nghiên cứu sinh của khoa nghệ thuật. Cảm nhận của mọi người tương đối giống nhau, ai cũng không thể không thán phục hai người. Bởi vì họ biết, xét về sắc đẹp và khí chất, không ai sánh nỏi Tư Nhu, mà vẻ đẹp mê hồn của Tư Nhu chỉ có Trọng Dị mới xứng đáng.



Sau khi cưới hai người sống vô cùng hạnh phúc, Tư Nhu bỏ học, dưới sự quan tâm yêu mến của Trọng Dị, chị vẫn giữ vẻ khiêm nhường thầm lặng “phu xướng phụ tuỳ”.Nhưng Trọng Dị tuyệt đối không cấm cố vợ yêu quí trong phạm vi gia đình nhỏ hẹp. Là tiến sĩ mỹ học, đương nhiên anh biết tăng thêm niềm vui nghệ thuật trong cuộc sống đạm bạc đời thường. Cứ cách một thời gian anh lại dẫn vợ yêu đi thưởng thức âm nhạc, chơi bóng bolinh, hoặc đi du lịch…


                              Nhà văn Vũ Công Hoan

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Chúc mừng ngày 20 tháng 10 năm 2019!



Chúc mừng ngày 20 tháng 10!
Chúc tất cả các bà, các mẹ, các chị, các em, các cháu:
Tươi trẻ, 
Mạnh khỏe,
HẠNH PHÚC!

vunhonb.blogspot.com 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Điều khó làm nhất trong đời người là gì?

Điều khó làm nhất trong đời người là gì?





1. Khó giữ gìn nhất: Sức khoẻ
Không ít người ỷ vào tuổi trẻ, cho rằng sinh mệnh là thịnh vượng mãi mãi, vì vậy ăn uống quá độ, triền miên thức thâu đêm, phóng túng bản thân… Đến khi đột nhiên mắc trọng bệnh, mới giật mình nhận ra: Thanh xuân có thể phóng khoáng nhưng thân thể thì không.
Bước sang tuổi trung niên, chúng ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn: Thân thể không chỉ thuộc về bản thân mình, mà nó còn có quan hệ mật thiết với hạnh phúc gia đình.
Đời người khó giữ gìn nhất là sức khoẻ, tuy nhiên thứ cần được giữ gìn nhất lại là một thân thể khoẻ mạnh. Bởi vì chỉ có khoẻ mạnh mới là có trách nhiệm lớn nhất đối với bản thân, với gia đình.
2. Khó hiểu nhất: Hạnh phúc

(Ảnh minh họa: Pixabay)

Hạnh phúc là gì? Có người nói, hạnh phúc chính là khi bạn mệt mỏi, có một chiếc giường khiến bạn ngủ ngon. Khi bạn đói, có một bát cơm khiến bạn no bụng. Khi bạn lạnh, có một bếp than củi ấm áp cho bạn sưởi. Khi bạn nắng, có bóng cây che cho bạn. Kỳ thực, mỗi người đều có thể hạnh phúc.
Hạnh phúc có hàng nghìn loại khác nhau, chúng ta không có cách nào hiểu được tất cả, cũng không có đáp án chính xác. Bởi vì hạnh phúc thường ở ngay cạnh chúng ta, chỉ là những thứ đó quá phổ thông, quá bình thường, quá nhỏ bé nên chúng ta thường không biết trân quý.
Nếu một người biết trân quý hiện tại, trân quý vô thường, trân quý hết thảy những người xung quanh thì người đó nhất định là người hạnh phúc.
3. Khó sắp xếp: Mối quan hệ

(Ảnh minh họa: Pixabay)

Mối quan hệ giữa người với người là khó sắp xếp nhất, bởi vì xung quanh chúng ta tồn tại quá nhiều mối quan hệ: đồng nghiệp, hàng xóm, vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, bạn bè… Chỉ cần hơi không chú ý sẽ gặp rất nhiều phiền phức. Nhiều người vì không thể sắp xếp tốt một số quan hệ mà dẫn đến bạn bè xa rời, anh em từ mặt, vợ chồng ly hôn… tạo thành những vết thương không thể lành, cuối cùng chìm trong đau khổ.

CÔ GÁI NẤU MỨT CỪ KHÔI




CÔ GÁI NẤU MỨT CỪ KHÔI



                   Đ. RÔ-ĐA-RI (YTALIA)



Ở thành phố Xan An-tô-ni-ô trên bờ hồ La-gô-mát-giô-ra lớn, có một người phụ nữ nấu mứt rất giỏi, giỏi đến mức khắp nơi người ta không thể nào nấu mứt nổi, nếu thiếu cô. Hôm nay người ta mời cô đến Van-ku-via, ngày mai đến Rê-pây-ca, sau đó cô đi Xu-khô-đô-lia, và ở đấy, người ta lại mời cô đến vùng Pô-pi-ru-skin.

          Vừa bắt đầu mùa nấu mứt, từ khắp nơi, người ta vội vàng đến tìm cô. Họ ngồi la liệt dọc bờ rào bờ giậu ngắm nhìn cảnh hồ, hái quả mâm xôi, và bắt đầu gọi cô:

-         Cô thợ lành nghề ới!

-         Có chuyện gì vậy ?

-         Cô có thể nấu hộ tôi mứt mơ đen được không?

-         Được thôi.

-         Cô có thể giúp tôi làm món mứt anh đào được không ?

-         Sao lại không được!

Cô thợ lành nghề được người ta gọi là người có đôi bàn tay vàng. Có thể nói rằng khắp nơi nơi, từ Va-re-dốt-tô đến Kan-tôn-na-chi-tư-nô của rặng An pơ, Thụy Sĩ, chẳng có ai biết nấu món mứt thơm ngon tuyệt vời như cô.

Một hôm có một người đàn bà từ Kri-vô-rô-khơ-lin-nô đến tìm cô. Bà ta nghèo khổ và túng quẫn đến mức không kiếm được dù là một gói nhỏ hạt đào để nấu mứt. Nhưng bà ta lại rất thèm ăn mứt. Thế là chẳng nghĩ ngợi gì lâu, bà ta nhặt đầy một tạp dề gai hạt dẻ trên đường đi và gõ cửa nhà cô thợ lành nghề.

-         Cô thợ lành nghề, cô có thể nấu mứt cho tôi được không?

-         Bằng cái gì? Bằng những cái gai ấy ư?

-         Biết làm thế nào được, tôi chẳng kiếm được cái gì hơn.

-         Được rồi, để tôi thử xem.


                                                            Vũ Nho  - chủ trang