Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2024

THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 113 :

 THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 113 : 


                  TRẦM, TRẦN, TRẬN, TRÂU, TRẺ, TREO,TRÊN
 
                   ĐỖ CHIÊU ĐỨC

                            Inline image
                                          Trầm Ngư Lạc Nhạn
            
       TRẦM NGƯ LẠC NHẠN 沉魚落雁 là một thành ngữ có xuất xứ từ Tề Vật Luận của Trang Tử 《莊子·齊物論》nước Tống thời Chiến Quốc. Thành ngữ nầy dùng để hình dung những người đẹp mà khi cá thấy thì lặn sâu xuống nước và chim nhạn trông thấy thì rơi xuống bãi cát không bay nổi nữa. Sau dùng để chỉ Tây Thi 西施, một cô gái đẹp của nước Việt, khi ra bờ khe giặt lụa, cá dưới khe thấy được cái bóng đẹp đẽ của Tây Thi ở dưới nước nên không bơi nổi nữa mà từ từ chìm xuống đáy khe. Đến đời Hán thì có người đẹp Vương Chiêu Quân 王昭君 được chọn để cống Hồ. Khi ra đến ải Nhạn Môn Quan 雁門關 các con nhạn đang bay thấy nàng đẹp quá nên không vổ cánh nổi mà cùng rơi cả xuống bãi cát. 
       Trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã mượn tích nầy để ví von cái vẻ đẹp tuyệt trần của nàng cung phi trong cung vua như sau :

                   Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
                   Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa.
                   Hương trời đắm nguyệt say hoa,
                   Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình !

      Trong tryện thơ Nôm khuyết danh Nữ Tú Tài, Tuấn Khanh kể về Cảnh Tiểu Thư con quan Tướng Quốc như sau :

                     Thấy nàng thục nữ hình dung,
              TRẦM NGƯ LẠC NHẠN tuyệt vòng trần gian.

                   Inline image
                           Tây Thi                  Vương Chiêu Quân

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

CHÀO HOA

 Chào hoa

Của V.Gơt 1749 -1832
Chuyển ngữ 
Nguyễn Văn Hoa 
( Tháp Dương Bắc Ninh )
Nguồn
" de Gedichtgoethe"
anh_anh_hoa

Bó hoa này tự cắt
Ta đã chào ngàn lần.
Ta thường tự cúi  đầu
Hoa ơi  trọn ngàn lần.
Trái  tim ta xúc động 
Trước hoa trăm ngàn lần.
***

Blumengruß
Von Goethe 1749 1832 

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2024

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA HỒN THƠ NGUYỄN TRÃI QUA BÀI “CÂY CHUỐI”

 

NÉT ĐỘC ĐÁO
CỦA HỒN THƠ NGUYỄN TRÃI

QUA BÀI “CÂY CHUỐI”

                                 NGUYỄN THỊ THIỆN

anh_nha_giao_-_nha_van_nguyen_thi_thien

Văn bản bài thơ chữ Nôm, bản Tiếng Việt của Trần Văn Giáp

 

CÂY CHUỐI (BA TIÊU)

 

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
 Gió nơi đâu, gượng mở xem..

(Hai câu cuối của bài có thể lấy ý từ bài Vị triển ba tiêu của Tiền Hử đời Đường (Trung Quốc).

Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976).

Đôi điều cảm nhận

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

PHIẾM VỀ NHÂN QUẢ

 Phiếm về NHÂN QỦA

                 ĐỖ CHIÊU ĐỨC


                            Inline image
                                     
      Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc NHÂN QỦA là gì ? Xin thưa, NHÂN 因 là hạt giống, còn QỦA 果 là cái trái do hạt giống đó tạo ra; Theo "CHỮ NHO... DỄ HỌC" thì chữ NHÂN là chữ dùng Tượng hình để Chỉ sự, có diễn tiến chữ viết như sau :

                           Giáp Cốt Văn   Đại Triện    Tiểu Triện     Lệ Thư
                              Inline image
      Ta thấy :
         Từ Giáp Cốt Văn đến Đại Triện là hình tượng của một hạt giống bên trong có hình dáng của một cây mầm; đến Tiểu Triện thì các nét được kéo thẳng ra cho giống hình chữ viết, và kịp đến Lệ Thư đời nhà Tần thì đã giống như là chữ viết hiện nay : NHÂN 因 là Hạt giống. Hạt Giống thì sẽ nảy mầm và phát triển thành một giống cây, trái nào đó; nên NHÂN hiểu rộng ra, còn có nghĩa là Nguyên Nhân, là lý do phát sinh của một sự kiện hay sự việc nào đó...
     Còn...
           QỦA 果 cũng là một chữ được hình thành bằng Tượng hình và Chỉ sự theo diễn tiến của chữ viết như sau :

                               Giáp Cốt Văn   Đại Triện    Tiểu Triện     Lệ Thư
                                Inline image
      Ta thấy :
         Từ Giáp Cốt Văn đến Đại Triện là hình tượng của một cái cây phía trên kết một trái có 4 múi hình tròn, đến Tiểu Triện thì các nét vẽ được kéo thẳng cho thành chữ viết và đến chữ Lệ thì đã hình thành như chữ viết hiện nay : QỦA 果 là Trái. KẾT QỦA 結果 là Kết thành Trái. Khi dùng rộng ra thì KẾT QỦA là Rốt cuộc, là thành tựu cuối cùng của một động thái hay việc làm nào đó. Ta hay hỏi : Kết Qủa của việc đó ra sao ? Có nghĩa là :"Đến cuối cùng thì sự việc đó đưa đến những hệ lụy hay thành đạt nào ?".
   Nói chung...
       NHÂN là Hạt Giống, QUẢ là cái Trái do hạt giống đó phát triển mà có được, như câu của ông bà ngày xưa thường nói :

                    種瓜得瓜,  Chủng qua đắc qua,
                    種豆得豆。  Chủng đậu đắc đậu.
      Có nghĩa :
              - Trồng dưa thì được trái dưa, còn...
              - Trồng đậu thì có trái đậu.

                 Inline image

      Đó là cái nguyên lý không bao giờ thay đổi trong đời sống của con người. Nên ông bà lại thường hay nhắc nhở ta rằng "Gieo NHÂN nào thì gặt QỦA nấy. Ác lai thì ác báo, làm dữ thì gặp ác, ở hiền thì gặp lành. Cọng rau nào thì con sâu đó; Hạt giống nào thì sẽ cho ra trái đó, không sai chạy bao giờ. 
     Trong Phật giáo, thì NHÂN QỦA tiếng Phạn là hetu-phala,chỉ Nguyên Nhân và Kết Quả. Phật giáo cho là nhất thiết chư pháp, mọi việc trên đời đều theo Luật Nhân Quả mà sinh ra hoặc mất đi. NHÂN là cái Gốc để phát sinh ra sự việc, còn QỦA là cái Kết của sực việc được sinh ra. Nên "Có NHÂN tất phải có QỦA, và có QỦA vì đã có NHÂN". Như câu nói trên của ông bà ta là có xuất xứ từ câu kệ trong Niết Bàn Kinh《涅槃經》như sau :

                    種瓜得瓜,   Chủng qua đắc qua,
                    種李得李。   Chủng lý đắc lý.
      Có nghĩa :
              - Trồng dưa thì được dưa, còn...
              - Trồng mận thì được mận (Lý).
                  
      Ông bà ta đổi chữ LÝ 李 thành chữ ĐẬU 豆 chắc có lẽ là để cho ăn vận với một câu nói trong chương thứ 73 của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh 老子《道德经》第七十三章 như sau :

                   (種瓜得瓜,  Chủng qua đắc qua,
                    種豆得豆。  Chủng đậu đắc đậu).
                    天網恢恢,  Thiên võng khôi khôi,
                    疏而不漏.   Sơ nhi bất lậu !
      Có nghĩa :
              - Lưới trời lồng lộng, tuy...
              - Thưa mà chẳng để lọt mất (bao giờ)!

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2024

MIÊN VÀ HỢP

 


MIÊN VÀ HỢP

               Truyện ngắn HỒ BÁ THƯỢC

Quá nửa đêm, con tàu uể oải, rồi cũng vào được ga Đò Lèn. Đã vậy, lại còn hú hét lên mấy hồi còi não nuột, khô khốc, khiến màn đêm giật mình, dài ra.

Tôi đi ngược về phía đoàn tàu, đến toa gửi đồ, lấy được chiếc xe đạp, người tướt toát mồ hôi. Nếu ngồi chờ trước cửa ga tới sáng, để về nhà cũng phải mất vài tiếng đồng hồ nữa chứ chả ít. Thôi, cố về sớm để tránh nắng. Đang đêm, mà nóng quá thể, chắc ban ngày còn nóng hơn?

Dựng chiếc xe đạp vào đống rơm phía trong ngõ, chạy đến giếng, vục dăm gầu nước. Thật lạ, dội nước vào thấy mát, nhưng vừa mặc chiếc quần đùi xong, đã muốn cởi ra ngay. Quần với áo gì mà cứng queo, mới chạm vào da đã thấy nóng giẫy lên.

Trong nhà, mấy chiếc giường bỏ không. Mẹ con, bà cháu trải chiếu nằm ngủ dưới nền gạch. Có lẽ, đêm nóng quá, nên cả nhà “xuống chiếu” ngủ tập trung, quen như hồi ngủ ở sân đình, hay sân kho hợp tác xã. Định ghé lưng một chút, vì hai mắt cay sè, nhưng khi rọi chiếc đèn pin khắp lượt, không còn muốn ngủ nữa. Có lẽ, đêm tối chạng vạng, không sợ ai nhìn thấy, nên bà cháu ngủ ngáy tự do, chẳng cần giữ ý tứ gì nữa. Ở góc nhà, mẹ rúc đầu vào chân giường, hai ống quần xắn lên tận bẹn, chiếc quạt mo úp lên che mặt. Con Liên nằm rất khó coi, áo vén lên tận mặt, để lòi ra một bên vú. Xem ra, con bé đã lớn, mười sáu mười bảy tuổi rồi còn gì. Còn con Hoan, cởi tuột hàng cúc, để lộ cái xu chiêng nhỏ xíu. Ngực đã có gì đâu, mà con bé thích làm dáng người lớn? Còn hai đứa con gái Vui, Vẻ, quần cộc, không áo sống gì rốt, nằm co ro như hai chú chó con mới sinh chưa mở mắt. Chúng nằm ở phía trên cùng. Trẻ mỏ thế đấy, sau này có vươn lên được hay không, nào ai biết trước, nhưng bây giờ còn bé, khi ngủ đứa nào cũng muốn nhoai lên trên, không biết vì sao?

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2024

CÂU CHUYỆN BÌNH THƠ

 

CÂU CHUYỆN BÌNH THƠ 

               

v_nho_nguyn_kh

VŨ NHO

Tôi vốn thích đọc những bài bình thơ, những bài “dọn vườn” thơ . Mục đích chỉ là để học hỏi và suy ngẫm. Và quả thật, tự mình tôi  đã thu hoạch được khá nhiều điều bổ ích. Coi như đó là bài học quý cho mình khi  thẩm định thơ. Phương châm của tôi là  mọi chuyện người bình thơ, dù uy tín đến đâu, thì cũng cứ phải xem xét thật cẩn thận, không vội vã tin ngay. Nếu cần thì thử tìm một cách khác, tìm một phản biện.

Xin ghi lại đây như một bài học cho riêng tôi. Và bạn đọc ai quan tâm thì cùng tôi  chiêm nghiệm, có thể phản biện thì lại càng hay!

Chuyện thứ nhất

TRANH LUẬN CHUYỆN LÔNG NGHÉ VÀ CÁ VỚI KĨ SƯ CANH NÔNG NHÀ THƠ  HUY CẬN

Tôi không nhớ chính xác , nhưng chắc là năm Trường  ĐHSP Việt Bắc, và khoa Văn kỉ niệm 30 hay 35 năm thành lập ( 1996 hoặc 2001). Nhà thơ Huy Cận là khách mời của khoa. Ông còn được mời làm Chủ khảo cuộc thi thơ của sinh viên. Sau khi liên hoan với Khoa Văn, có chút hơi bia, rượu, tôi  mạnh dạn gặp nhà thơ và “có ý kiến”:

          -Thưa bác Huy Cận, bác có bài thơ “Thi nghé” rất nổi tiếng được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học cơ sở. Xin mạn phép bác để góp ý rằng bài thơ đó bác có chỗ SAI ba lần!

          -???

- Vâng, tôi xin nói ngay: bác viết : Lông nó đen là sai lần thứ nhất. Đen nháy là sai lần thứ hai. “ mẹ nó liếm, càng đen/ mặt trời làm bàn chải, từng tia nắng vuốt thêm” là sai lần thứ ba!

Nhà thơ Huy Cận ngớ ra vì có thằng cha ít tuổi mà dám bảo mình sai BA LẦN, lại trước mặt cán bộ và sinh viên khoa Văn. Ông chống chế:

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2024

Nguyễn Bá Khoản - người chiến sĩ - nghệ sĩ nhiếp ảnh tiên phong

 

Nguyễn Bá Khoản - người chiến sĩ - nghệ sĩ nhiếp ảnh
tiên phong của cách mạng Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện

Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam



Từ nhỏ, tôi đã say mê văn chương và nghệ thuật nhiếp ảnh, mỹ thuật.

Tình cờ, ngày tôi sinh là giữa tháng 2 năm 1947 - mãi sau này, đọc tiểu sử Nguyễn Bá Khoản tôi mới biết rằng đó cũng là những ngày tay máy 30 tuổi của nhiếp ảnh cách mạng này đang say sưa len lỏi trong những căn nhà, đường phố Hà Nội để chụp hàng trăm tấm ảnh bằng chiếc máy ảnh Prontor 2 quen thuộc luôn bên mình về một Hà Nội anh dũng chiến đấu suốt gần một trăm ngày cho Tổ quốc quyết sinh, cầm cự bám giữ Thủ đô, để bảo toàn lực lượng của ta rút lên chiến khu Việt Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ suốt 3000 ngày cho đến ngày toàn thắng, sau thất thủ của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ.

Lớn lên, trong những năm học cuối cấp III Phổ thông, do đam mê cũng là do may mắn, tôi được làm quen với những tấm ảnh lịch sử, trong đó có nhiều tấm ảnh dưới ghi người chụp là Nguyễn Bá Khoản, qua những trang sách và giờ học của môn lịch sử Việt Nam hiện đại. Những tấm ảnh đen trắng của Nguyễn Bá Khoản hồi đó in trên giấy chưa được đẹp như bây giờ (do hạn chế về kỹ thuật in ấn) nhưng đã giúp tôi hình dung rõ nét một phần nào những chặng đường đấu tranh cách mạng vẻ vang của lịch sử dân tộc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

THƠ BẢO NGỌC

 

THƠ BẢO NGỌC 

bao-ngoc-vanvn1

KHÁT VỌNG

 

Khi cánh cửa từng căn phòng dần khép

Ánh sáng chìm đi

Thời khắc đảo chiều - Giờ của các lân tinh

Tự đốt cháy mình thoát lên từ lòng đất.

 

Trong ngôi nhà của đêm

Những đôi mi khép chặt

Cửa bật mở

Vài giấc mơ còn thức

Chúng băng qua những con đường dấu chân không chạm đất

Cháy bùng lên đôi cánh lửa khổng lồ.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

Truyện ngắn Văn Giá đôi điều phác thảo

 

TRUYỆN NGẮN VĂN GIÁ... 

Truyện ngắn Văn Giá
đôi điều phác thảo
PHÙNG GIA THẾ


van-gia-vanvn2
            NHÀ VĂN VĂN GIÁ

1. Bấy lâu, bạn đọc biết đến Văn Giá chủ yếu với tư cách nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Thì cũng đúng thôi, bởi dạy học, nghiên cứu văn học là công việc chính của ông. Cho đến nay, Văn Giá đã in hàng chục tập tiểu luận - phê bình, chân dung văn học và giáo trình đại học, cũng là các tác phẩm chủ chốt tạo thành uy tín văn học của mình. Tiêu biểu trong số đó, có thể kể đến, chẳng hạn như: Một khoảng trời văn học (2000), Vũ Bằng - bên trời thương nhớ (2000), Đời sống và đời viết (2005), Viết cùng bạn viết (2010), Người khác và tôi (2010), Viết khi tâm đắc (2020), Sáng tác truyện ngắn (2014), Viết phê bình văn học (2021)…
Nhưng Văn Giá cũng là một cây bút sáng tác rất có duyên. Cùng với cuốn tản văn Trần gian muôn nỗi (mà ông gọi là viết ngắn), Văn Giá đã trình làng bốn tập truyện ngắn gây được ấn tượng trong lòng bạn đọc: Một ngày nát vụn (2009), Một ngày lưng lửng (2015), Mưa ở Bình Dương (2019) và Ai nói & tại sao lại nói như thế (2024). Như thế, chỉ riêng trong truyện ngắn, với gia tài ấy, hẳn cũng là rất đáng kể ngay cả với những cây bút chuyên nghiệp, thạo nghề…
2. Thoạt đầu đọc Văn Giá, tôi không khỏi một điều băn khoăn. Không biết có phải do làm Trưởng khoa Sáng tác, lý luận, phê bình (Trường Đại học Văn hóa), sống trong môi trường mà người học chủ yếu là người sáng tác, nên ông cũng thử “đánh liều” viết truyện ngắn chăng? Hóa ra không phải. Đọc Văn Giá mới thấy, ông là một cây bút truyện ngắn rất có nghề. Bước vào thế giới truyện Văn Giá, tôi đã đọc ông như đọc một cây bút truyện ngắn, không phải một nhà phê bình viết truyện. Truyện ngắn Văn Giá cho tôi mấy điều thu lượm sau đây.
2.1. Truyện ngắn Văn Giá là truyện của người kể. Nghĩa là, trong truyện Văn Giá, luôn có một người kể chuyện là nhân vật trung tâm. Nhiệm vụ của nó là kể chuyện mình, hoặc kể lại tất cả những chuyện mà mình nghe được hay quan sát được. Nhân vật của Văn Giá dường như không tự thiết lập thành câu chuyện, nói chính xác hơn, nó không tạo thành “tính cách” một cách độc lập. Dường như, nếu không có một người kể “can dự” vào (kiểu “tôi kể anh nghe”) thì nó không thể tự thân triển hiện. Điều này có nghĩa, khi nào người kể dừng kể thì cũng là lúc hết chuyện. Đây là một “hiểm địa” của người viết, nhưng đồng thời lại là điểm nhấn quan trọng nhất làm thành cái duyên Văn Giá trong truyện kể.
Đọc Văn Giá, thấy người kể chuyện của ông luôn là kẻ ưa quan sát, thính nhạy, tinh đời. Thì đấy, “ăn sáng café” cũng thành truyện (5 người, 5 nghề khác nhau thành 5 chuyện), “chăm người bệnh” cũng thành truyện (4 người bệnh, 3 bà vợ, 1 bà osin đi chăm), “về nơi chốn mới” (4 lần mua nhà, đổi nhà) cũng thành truyện, mà truyện nào ra truyện nấy, sinh động, hẳn hoi với đầy đủ dư vị xã hội, nhân tâm. Không phải ngẫu nhiên, cốt truyện truyện ngắn Văn Giá chủ yếu được triển khai theo mô hình “lắp ghép”.
Đọc Văn Giá sẽ thấy, có một “Văn Giá kể chuyện người” và một “Văn Giá kể chuyện mình”. Tỉ như Quạt giấy, Chăm người bệnh là kể chuyện người, còn Về nơi chốn mới hay Một góc trời xa là kể chuyện mình. Qua đây lại thấy, người kể chuyện của Văn Giá dù ở ngôi thứ ba hay thứ nhất, thì vẫn mang dáng hình của kẻ, nói như tác giả là làm nghề “bới chữ lấy ăn”, đây đó thân gần với tác giả tiểu sử biết bao. Là Tuấn (Về nơi chốn mới), là Doanh (Quán ông già) hay anh giáo xưng tôi (Một góc trời xa)… thì cũng là những “phiên bản” khác nhau của con người tác giả đấy thôi. Nói sự hấp dẫn trong truyện ngắn Văn Giá đặt cược vào cái duyên người kể, là như thế.
2.2. Truyện ngắn Văn Giá chủ yếu là chuyện của người trí thức. Có thể xem đây là “mã”, đồng thời là điểm nhìn để nhà văn quan sát, đánh giá, khởi sự và kết thúc câu chuyện. Điểm độc đáo ở đây là, nhân vật trí thức của Văn Giá luôn là kiểu “trí thức dở người”. Nó không xấu xa nhưng cũng không đại diện gì cho lí tưởng. Nó không tha hóa nhưng cũng chẳng có gì tốt đẹp, văn minh. Nó biết vùi mình vào thế cuộc để sinh tồn nhưng cũng tự nhận ra gương mặt nhếch nhác của mình. Dễ nhận ra nhân dạng những gã vô dụng “cơm và vào miệng cứ vãi xuống nền nhà như vãi cho gà ăn”. Ấy thế mà cũng đủ trò đú đởn, chẳng hạn kiểu tự nhủ của ông thầy: “Giả dụ nó không xưng con thì cũng à ơi đôi câu đĩ miệng cho nó vui đời”. Rồi chuyện mấy bố già rủ nhau đi chơi gái, chuyện đưa thầy đi hát karaoke, “liếc mắt thấy thầy sục sạo ra trò” (Mình đã “giề” rồi).
Chân phờ zờ sờ là câu chuyện hội tụ đủ đầy cái buồn - đau - nhục nhã - ê chề của người trí thức. Cái hay và khéo của nhà văn ở đây là, ông không nói mát, nói hờn, mà dùng kiểu giọng tự trào đặc trưng “combo” thêm một nụ cười chua xót về thói dởm hợm, ba hoa, a dua, háo danh, lại cũng phải này nọ vì miếng cơm manh áo của người trí thức.
Quan sát một chút sẽ thấy, nhân vật của Văn Giá nếu không là mấy gã “trí thức dở hơi” thì người kể chuyện của ông sẽ (và trên thực tế) luôn sắm vai người trí thức. Đọc Văn Giá, tôi hay liên tưởng tới Nam Cao. Là tôi nói về cái sự tương đồng giữa con người tiểu sử với hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nói thế là bởi, ngoài đời, Văn Giá lành tâm, tử tế, ân cần, đôi khi lượng sức mình, ông cũng tránh hoặc ít tham gia các kì cuộc nhậu nhẹt giao đãi bạn bè. Thế nhưng Văn Giá trong văn chương - cái tôi thứ hai của ông thì khác, cũng “rất ra gì và này nọ”. Bước vào truyện ngắn, Văn Giá “thứ hai” trở nên lọc lõi, bén tin, thạo đời, “tán gái như ranh” (tất nhiên, như tác giả nói, cũng chỉ là để giải quyết cái đĩ mồm), cũng hùa vào tham gia các vụ karaoke, “thư giãn”, thậm chí thám mã cả những vùng hiểm địa của đời sống. Khi nhập vai vào câu chuyện, cũng là lúc Văn Giá thoát ra khỏi cái cốt cách của một ông giáo viết văn, đôi khi rất “ngầu lòi”, phá cách, thú vị theo một cách riêng (“Vào đi anh. Ôi anh! Ôi… Anh!...” - Mình đã “giề” rồi).
Văn Giá viết nhiều chuyện quê, nhưng là chuyện quê qua cái nhìn anh trí thức phố, cái anh trí thức kẽ chân còn lấm bùn ruộng mạ, hết đời vẫn không hết thói quen quê, cách nghĩ quê, tình quê, nỗi buồn quê… Đây cũng là chỗ cốt tử của câu chuyện “ai nói” và “nói như thế nào”. Bức tường rào là chuyện hai anh em chia đất, nhưng cũng là chuyện chia cách lòng người. Người chú họ ở làng Ngoài là câu chuyện nhà quê với bao đứt gẫy trong quan hệ tình thân.
Truyện ngắn Văn Giá đây đó xuất hiện hình tượng người đi tìm kí ức, tìm lại những thân sơ quá vãng tình đời (Phật chỉ, Một góc trời xa, Tìm em…) nhưng cơ bản gắn với những chủ đề đương đại. Chuyện từ nhà ra ngõ. Chuyện đông tây. Chuyện thế sự nhân tâm. Do thế, truyện của ông, nếu không gợi ra ít nhiều ý vị nhân sinh, thì cũng là những câu chuyện mang tính luận đề. “Lại bảo, trên hội trường sau đó, sát chân tường, nơi kệ bục phông màn linh tinh, tự nhiên có một đống mối đùn to như cái mả. Lúc nhúc những mối là mối. Mối cánh. Mối già. Mối trẻ. Mối non. Chắc là có mối chúa” (Hội/hậu trường). Tuy nhiên, Văn Giá không viết văn để răn đời, càng không phải để chửi đời. Cái hay của ông là ở chỗ, ông biết trào tiếu, cả tự trào. Mà khi người ta biết tự trào rồi thì còn cần chửi hay răn ai làm gì nữa…
2.3. Truyện ngắn Văn Giá tự nhiên trong cách kể, linh hoạt về thi pháp. Có lẽ đây là điểm cộng lớn nhất trong các sáng tác của ông. Cách tạo giọng của Văn Giá cũng rất đặc trưng. Ông luôn giữ chất giọng tửng tưng, pha chút chì chiết, bỡn cợt, tự trào song thảng hoặc lại tạo những cú “đẩy chệch” khiến bạn đọc phải ngẫm ngợi, nhói đau. Tỉ như trong Quạt giấy, vị giáo sư có phần “dở tính”, nhưng cũng bởi lòng thương cảm, cuối cùng lại viết di chúc nhường một phần tài sản cho cô giúp việc không có quan hệ thân sơ. Trong Chăm người bệnh, cô vợ “bệnh nhân thứ hai” cả ngày cười đùa cốt để chồng vui chỗ đông người, tối lại một mình ra sảnh khóc. Trong Một góc trời xa, thế giới ký ức được kể bởi một ông giáo già ưa hồi tưởng, đa cảm, mộng mơ, để lại bao ngậm ngùi, buồn thương, tiếc nuối. Trong Mưa ở Bình Dương, sự đồng cảm của ông giáo với người bác sĩ như một giải pháp “chữa lỗi” cho những hống hách của công quyền trở nên vô nghĩa bởi ngay sau đó, vị bác sĩ bị đám “du côn phường” thu giấy phép hành nghề…
Văn Giá có cách kể dí dỏm rất có duyên, kiểu: “học đại học tại chức ngành “ăn theo nói leo”; “Tôi quê Hà Nội mở rộng” (Mưa ở Bình Dương); “Vợ lão hay nói nửa vui nửa thật, mỗi khi về tới nhà chả có ai mừng, chỉ mình con chó mừng thôi” (Một ngày “Lão Hạc”)…
Văn Giá biết thế mạnh và chỗ chết người của giễu nhại. Thế nên, ông tương đối chừng mực trong lối viết này. Đến tập truyện thứ tư, ông có truyện Diễn ngôn rất đặc sắc. Toàn bộ truyện ngắn được tổ chức trên nền đối thoại. Các diễn ngôn chọi nhau, cơ bản là nhại các diễn ngôn chính thống rỗng nghĩa. Ở đây, lời chính thống và phi chính thống được đặt theo chuỗi song hành. Mô hình vận hành hệ thống công chức được dân gian hóa, quy về hoạt động tiêu hóa hay hoạt động tính giao.
Văn Giá ưa sử dụng câu văn ngắn, giàu nhịp điệu, kiểu: “Bây giờ thì răng lợi đã tạm tạm. Bác sĩ bảo lên sẹo rồi. Để chừng một năm nữa khám lại xem sao. Tôi kiễng chân, ngoác mồm, nghiêng mặt nhòm vào trong gương. Quả là đã lên sẹo. Cái răng này đây. Một tối Bình Dương mưa gió”… (Mưa ở Bình Dương); “Lên Mẫu Sơn. Hàn đi một mình. Thi thoảng trốn khỏi Hà Nội, Hàn vẫn hay đi đâu đó một mình. Xuôi Bắc. Ngược Nam” (Phật chỉ).
Truyện ngắn Văn Giá gẫy gọn, tốc độ trần thuật nhanh, đôi khi gấp gáp. Ông ít miêu tả thiên nhiên, sử dụng nhiều chuyện xen độc đáo. Tuy nhiên, tôi rất thích những đoạn trữ tình trong truyện ngắn của ông. Ở đây, sự thiếu vắng một cấu trúc tự vận hành của cốt truyện được bù đắp ở chỗ nhà văn rất biết gợi không khí truyện. “Thì ra đây chính là con sông Thương chảy về làng tôi dưới xuôi. Tại đây, có một cái bến xây gạch từ mặt đê dốc xuống sát mép nước. Cái Thiềm bảo bến có ba mươi sáu bậc. Chả biết có đúng không”; “Bến sông Thương thượng nguồn trưa ấy. Tiếng đập chiếu vang động mặt sông. Sông cứ chảy vô tình. Sông ơi, có phải mấy chục năm nay mày vẫn thế?...” (Đồng bạc lấy may).
3. Truyện ngắn Văn Giá như những “mảnh vụn nhân gian muôn hình đòi lên tiếng”. Ở đó, có cái chua xót, ngậm ngùi, cái vân vi về cõi nhân sinh vụn vẽ. Ở đó, có cái hoang mang vô hình về những bào mòn đứt gẫy tình người trong cõi nhân gian. Văn Giá có lối viết tửng tưng, ưa cật vấn, đôi khi tỏ ra hơi lạnh, đâu đó chêm xen cái bỡn cợt đặc thù, nhưng ông không giấu được một trái tim nồng hậu, ấm nóng, trái tim luôn khao khát hướng về những điều tốt đẹp, từ tâm. Ở tuổi mình, Văn Giá tự tin viết ra những điều mình nghĩ. Có lẽ ông cũng tự tin mình là một cây bút truyện ngắn. Còn tôi thấy ông là một cây bút truyện ngắn hay./.
anh_cua_trung_nguyen_11

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2024

ĐẤT NGHỊCH

 


ĐẤT NGHỊCH

            Truyện ngắn NGUYỄN KIM RẪN

- Cháu chào chú!
- Chào cháu! – Tôi vừa đáp vừa ngửng mặt lên- Cháu là…
- Cháu Cường, con bố Mộc đây mà! Chú không nhận ra à?
- Cường à! Chà, mấy năm không gặp trông khác quá.
Đúng là khác thật. Từ một thằng bé Cường gầy gò, đen đúa, nay trông béo tốt, phương phi, oai vệ. Hai hàng lông mày nằm ngang, miệng nói cười thỏa mái, giọng chắc khỏe và sang. Tôi hỏi:
- Cháu làm gì ở đây thế?
- Nhà cháu đây mà!
- Ồ! Nhà cháu… ?!
- Chắc ông ngạc nhiên lắm ạ?
- Quả có thế.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

THƠ TRUNG THU CỦA MỴ DUY THỌ

 CHÙM THƠ THIẾU NHI MÙA TRUNG THU 2024

Tác giả Mỵ Duy Thọ

screenshot_696

1. VUI TRUNG THU

Trung Thu ông trăng sáng
Đêm nay ông trăng tròn
Đi vào tận ngõ xóm
Gọi từng đứa trẻ con

Mau lên các bạn ơi
Thùng thình trống liên hồi
Đèn kéo quân đang chạy
Đèn ông sao sáng rồi

Đường làng như trẩy hội
Trống diễu quanh sân đình
Mặt nạ ai lạ quá
Đầu lắc lư xập xình

Múa lân, múa sư tử
Đuôi dài miệng há to
Bước chân theo trống mõ
Chú phỗng quay làm trò

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

NHẦM THƠ BẾ KIẾN QUỐC VỚI THƠ HEIRICH HEINE

 Bài đăng trên Báo Văn nghệ Công an hôm nay 29/8/2024:



CHUYỆN HY HỮU: NHẦM THƠ BẾ KIẾN QUỐC VỚI THƠ HEIRICH HEINE
Nguyễn Việt Chiến
Cách đây hơn ba chục năm, khi còn công tác ở Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn VN, tôi chơi khá thân với nhà thơ Bế Kiến Quốc và đã có dịp làm sáng tỏ một “nghi án” văn chương liên quan đến một bài thơ tình của anh. Sự việc bắt đầu từ bài thơ “Hoa Huệ” của Bế Kiến Quốc in trên Báo Người Hà Nội ra ngày 1.7.1990 với những câu thơ:
Huệ trắng, bức tường trắng
Sao bóng hoa lại đen
Em đừng nhìn đi đâu nữa em
Anh không biết vì sao, ai có lỗi
Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi
Sao bóng hoa trên tường lại đen
Bế Kiến Quốc cho biết, bài thơ tình này anh viết tặng một người bạn gái cùng học năm thứ hai Khoa Ngữ văn- Đại học Tổng hợp Hà Nội khi trường sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên năm 1967. Mối tình trắc trở giữa hai người và hình ảnh ngọn đèn dầu hắt bóng hoa lên tường thành màu đen đã giúp anh viết nên bài thơ tình độc đáo ấy.
TỪ BÀI THƠ “BÓNG ĐEN” ĐẾN BÀI THƠ“HOA HUỆ”

TA ĐÁNH GIẶC CHO DÂN NAM CÓ CHỦ

 

TÙY BÚT CỦA BÙI QUANG THANH Sửa

TA ĐÁNH GIẶC CHO DÂN NAM CÓ CHỦ
 Tùy bút  CỦA BÙI  QUANG THANH

bui_quang_thanh


Qua những câu chuyện cổ tích, trong những dòng
sử liệu ngắn ngủi, những lời ngợi ca truyền
thống…, ông là người đồng hương của tôi. Tôi vốn mê
lịch sử của nước mình, vì thế tôi mê ông, mê sự nghiệp của
vị hoàng đế chân đất áo vải đã lừng danh một thuở, thắp
sáng hồn dân tộc trong những năm trường tối tăm nô lệ.
Sử cũ kể rằng, Mai Thúc Loan có quê gốc ở gò Mai -
Kẻ Mỏm, một làng chuyên làm muối ở ven biển Thạch
Hà. Mẹ ông rời quê sang sống ở vùng rú Đụn bên Nam
Đàn, Nghệ An và sinh ông ở đó. Mẹ đi kiếm củi bị hổ dữ
ăn thịt, ông đã tập luyện võ nghệ rồi gia nhập phường
săn giết hổ báo thù. Năm 722, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo
nông dân nổi dậy chống lại ách áp bức thống trị của nhà
Đường Trung Quốc từ địa phương Nam Đàn. Ông xây
dựng thành Vạn An với sự liên hoàn của các đồn là những
ngọn núi xung quanh Đụn Sơn, xây dựng thủy binh trên
sông Lam với lực lượng hàng chục vạn quân. Họ Mai
mở rộng ngoại giao, liên kết với các nước phía Nam như
Champa, Chân Lạp, Kim Lân (Malaysia) cùng hợp binh
chống giặc. Khi đã có lực lượng đủ mạnh trong tay, Mai

Thúc Loan lên ngôi vua và kéo đại quân ra Long Biên, vây
hãm Đô hộ phủ của nhà Đường là thành Tống Bình, đánh
đuổi quan tướng Trung Hoa chạy về phương Bắc. Sau khi
giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ giặc Tàu ngót 700
năm, ông lại cùng quân dân cả nước lao vào cuộc kháng
chiến chống xâm lược ngót chục năm nữa cho đến lúc mất
vì bệnh tật…