Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

THƠ MỴ DUY THỌ

 

THƠ MỴ DUY THỌ 

screenshot_696

CHÙM THƠ NAMKAU


1. TRONG CÁI LỒNG
Trong cái lồng làng xã, người hay ghen tỵ nhau

Trong cái lồng đất nước, nhiều phe phái đối đầu

Trong cái lồng địa cầu, dọa nhau bom nguyên tử

Trong cái lồng vũ trụ, thằng nào cũng thấy ngu 
Trong cái lồng quá khứ, cùng nhau chìm thiên thu.
14/3/2024


2. THÁNG BA
Tháng Ba ở lại gót dày

Bước chân qua ngõ rụng đầy hoa xoan

Tháng Ba tràng pháo nổ ran

Đò ngang em khuất sau ngàn dâu xanh
Tháng Ba hiu quạnh lòng anh.
17/3/2024

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Câu đối – một thể loại văn học, một thú chơi tao nhã

 

Câu đối – một thể loại văn học, một thú chơi tao nhã

Vanvn- Chúng ta, từ người bình dân đến những học giả đều lấy câu đối dể thể hiện tình cảm, tâm chí mình, ca ngợi công đức tổ tiên, những anh hùng dân tộc, những vị tổ nghề, có công với cộng đồng; đồng thời coi đây là một thú chơi tao nhã khi cao đàm khoát luận, khi chén tạc, chén thù…

Xuất phát của câu đối, của cách nói đối xứng, trước hết là do quan sát và phát hiện tính hai mặt, tính song song của tự nhiên mang tính triết học (nhất âm nhất dương) và do đặc thù của ngôn ngữ đơn âm tiết của Trung Hoa và Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Sĩ Đại

Chúng ta rất dễ nhận thấy, như GS Phan Ngọc từng chỉ ra, trong dân gian, người Việt thường hay dùng cách nói đối xứng, ví như: Khôn nhà dại chợ, Giỏ nhà ai, quai nhà nấy, Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng…Còn việc khắc treo câu đối bằng đá, gỗ, viết lên cột thì cũng do tín ngưỡng và điều kiện tự nhiên mang tính thuần Việt. Chúng tôi không nghĩ rằng, xuất xứ của nó theo truyền thuyết Trung Hoa là từ việc dân gian treo bùa bằng gỗ đào vẽ hổ và hình hai anh em ông Thần Trà, Uất Luỹ để xua đuổi tà ma, có ma quỷ ác đến thì ném cho hổ ăn thịt, gọi là Đào phù. Trong cuộc sống, cái gì cần thì người ta sáng tạo ra; còn cái na ná thì chỉ để tham khảo mà thôi.

Tuy nhiên, Trung Hoa là một nước có truyền thống lâu đời về câu đối. Một số sách nghiên cứu ở Trung Quốc khẳng định, câu đối sớm nhất ở nước họ là một câu đối Tết của Mạnh Sưởng (đời Hậu Thục chúa) năm 964: Tân niên nạp dư khánh; Giai tiết hiệu trường xuân.

Trong dân gian lưu truyền nhiều câu đối xuân gọi là xuân liên, ví như Nhất nguyên phục thủy; Vạn tượng canh tân (Sau một năm lại trở lại từ đầu; Vạn vật đều đổi mới) hoặc Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ; Xuân mãn càn khôn, phúc mãn môn (đường) nghĩa là Trời thêm năm tháng, người thêm thọ; Xuân đầy trời đất, phúc đầy nhà. Hoặc: Nhân thọ, niên phong, gia gia lạc; Quốc thái, dân an, xứ xứ xuân (Người thọ, năm được mùa, nhà nhà vui; Nước ổn, dân yên, xứ xứ xuân).

ĐÊM SÂN GA

 


"Đêm sân ga" của Nguyễn Quang Thiều, qua lời bình của Nguyễn Thị Thiện

ĐÊM SÂN GA

NGUYỄN QUANG THIỀU

Chúng tôi thức chờ tàu lên phía Bắc

Những lá bàng rủ nhau đi trốn rét

Những người dân sơ tán ngủ bên thềm

Biên giới giờ này đạn giặc xé rừng đêm

Nàng Tô Thị bồng con đi lối tắt

Trên sân ga chúng tôi ngồi quanh

một người kéo nhị

Một vùng trời chớp đạn rạch sau lưng

THƠ ANH CHI

 

THƠ ANH CHI 

anh_chi_1

Về một cánh tay

 

Nhiều lý do để ông chìa tay ra

          hoặc vì quê nhà bão lũ

          hoặc vì tuổi già không nơi nương tựa

          càng nhiều lý do cánh tay càng nghều ngoào

 

          Trước cánh tay đột ngột chìa sát mặt

          tôi xót xa nghĩ tới miền quê

          nơi ông bỏ đi, tôi từng đến hồi nào

          và một lần thơ tôi ca tụng

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH

 


NHẬT KÍ HÀNH TRÌNH

( Ghi nhanh chuyến tham quan của TNMCT lên tỉnh Bắc Cạn ngày 13, 14/5/2024)

        QUANG HOÀN
Chuông điện thoại reng reng báo thức lúc 4h30. Tôi nhẹ nhàng ngồi dậy. Việc đầu tiên là vén rèm nhìn xuống mặt đường. Ôi, đường khô cong chứ ko có những dòng nước chảy xối xả như chiều và đêm qua. Mừng quá, tôi vùng dậy chuẩn bị cho chuyến lãng du lên vùng Đông Bắc, thăm Tp Bắc Cạn và hồ Ba Bể cùng đoàn TNMCT theo kế hoạch. Đang chuẩn bị ăn lót dạ để uống mấy viên thuốc thì chuông điện thoại lại vang lên. Nhà thơ Ptm Đình Bắc gọi: - Xong chưa, chuẩn bị đi nhé ! Nhìn đồng hồ mới có 5 h. Tôi bảo: Hôm qua anh hẹn em 5h30 ra chân cầu vượt gần đèn xanh đỏ HH mà. A Bắc ừ. Thì ra đêm qua Ptm cũng thao thức ko ngủ được vì chuyến đi này.
6 h kém 15 hai anh em đã có mặt tại điểm hẹn đầu tiên tại đầu ngõ 31 Phan Đình Giót. Trong khi nhâm nhi chén trà nóng chờ các thành viên khác, hai anh em đều rất mừng vì ngày mới mây quang và mát, báo hiệu một ngày tưởng ko đẹp mà đẹp ko tưởng.
Đúng 6h chiếc xe ca 29 chỗ xuất hiện cùng lúc với 3 thi nhân nữa là Pgs Ts Vũ Nho, nhà thơ kiêm nhạc sĩ Văn Quang , nhà thơ Trương Việt . Còn hai vợ chồng nhà thơ Phương Nghi vì lí do sức khoẻ nên ko đi được.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

MIỀN CỔ TÍCH

 


MIỀN CỔ TÍCH

TẠ THỊ MINH LÝ


Ai gọi quê hương là miền Cổ tích
Để thầm thì, mãi mãi nhắc tên nhau
Tìm về nơi ngan ngát hương cau
trẻ tung mình chao cánh diều bay bổng,...
Miền Cổ tích tiếng sáo phiêu lồng lộng
Giữa lưng trời kể lại chuyện xa xưa
Câu ru hời,... nhắc lũ cò tránh mưa
Nhật Nguyệt thay nhau tìm lục bình tím biếc!

NỐT DÊ

 


NỐT DÊ

*****
Tác giả: Cần Vũ

(Xả xì choét cuối tuần🤩)
Học đàn lớp cựu “nòn mâm”*
Toàn xêm xêm tuổi xứng tầm, vui ghê
Tay nâng gọng kính vàng hoe
Ánh mắt thầy chợt rọi tia vào mình…
Bị pha chộp bất tình lình
Lập cà lập cập, thập thình tim rung
Được đà, thầy tỉa lung tung
Nào là bao thứ sao ưng học đàn?
Thế rồi chất vấn lan man:
Từ nhỏ đến lớn học đàn gì chưa?
Dạ, vâng ấp úng…xin thưa:
Từ hồi bé tí chơi bừa ĐÀN MÔI**
Mười lăm, mười bảy, lớn rồi
ĐÀN GIA CẦM níu một thời chân quê
Hai sáu tấp tểnh hôn thê
Bước vào khổ luyện chuyên đề…ĐÀN ÔNG.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

CẢM XÚC ĐA CHIỀU TRONG NHỮNG LỜI TRI ÂN

 CẢM XÚC ĐA CHIỀU TRONG NHỮNG LỜI  TRI ÂN

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

KHÔNG PHẢI CAO BÁ QUÁT “BÁI MAI HOA”!

 KHÔNG PHẢI CAO BÁ QUÁT “BÁI MAI HOA”!

                   PGS.TS. Vũ Nho

v_nho_tc_bch_kim

VŨ NHO - ẢNH HOÀNG XUÂN TUYỀN

Thưa bạn đọc!

Nhân vào trang vanhocsaigon, chúng tôi đọc được bài viết của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan (Tạp chí Cửa Việt số 329).

Việc  các cụ túc nho Hoa Bằng và Tảo Trang công bố  hai câu  đối:

                         Thập tải luân giao cầu cổ kiếm

                    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

 không phải của Cao Bá Quát, mà của Ngải Tuấn Mỹ ( Trung Quốc) chép tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản là một việc khoa học, nghiêm túc. 

Các cụ còn dẫn cả các câu mà Ngải Tuấn Mỹ  chép tặng chánh sứ Lê Tuấn, phó sứ Hoàng Tịnh.

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Phan tỏ ra thận trọng khi phủ nhận công bố của cụ Hoa Bằng và cụ Tảo Trang. Tuy vậy chính cụ Hoa Bằng công bố rồi cụ CẢI CHÍNH, điều đó cho thấy cụ Hoa Bằng không tin vào cụ Đỗ Mộng Khương và Đoàn Như Khuê. Vì sao cụ không tin? Vì cụ Hoa Bằng đã tìm thấy câu đối đó trong Yên Thiều bút lục! Các cụ vốn rất cẩn trọng! Phải nói có sách, mách có chứng. Cụ Hoa Bằng không tin cụ Đỗ Mộng Khương và Đoàn Như Khuê, tôi ĐOAN CHẮC rằng cụ Đỗ và cụ Đoàn không có SÁCH, mà chỉ NHỚ rồi đọc cho cụ Hoa Bằng!

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

CHÙM THƠ LÊ ANH PHONG

 CHÙM THƠ LÊ ANH PHONG

anh_anh_phong

              NHÀ THƠ LÊ ANH PHONG


ĐÊM HỌA MI
đến cùng giấc mơ
đêm chập chờn
sao hạt sương im lặng
đêm nói gì
khi ánh ngày chìm dần vào bóng tối
khi tiếng còi tàu giục giã chiêm bao

se se lạnh
đêm nay ngôi sao cũng lạnh
lam lũ Long Biên bờ bãi mùa người

tàu vẫn chạy đường ray trên sóng
sông vẫn thức, toa chạm vào ký ức
gối đầu lên bóng tối, cùng dửng dưng, ai ngủ
họ có lấp đầy nhau những chống chếnh hôm nay

sông mặc khải
ai đến từ sương khói
thắp chữ độc hành đọc trăng nơi bến gió
trăng soi sáng cả hai bờ ký tự
thao thức giữa lở bồi linh cảm viết lên sông

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

BÀI CỦA VŨ NHO TRÊN TRANG VANVN.VN

 

Giao hưởng Điện Biên – thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh

Vanvn- Chiến thắng Điện Biên là một chiến thắng vĩ đại của chúng ta “Lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu). Chiến thắng đó làm rạng danh nước Việt trên thế giới. “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thằng bay trên nóc hầm tướng Đờ cát, ngày 12 tháng 5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân : “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó Tố Hữu mới có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Điện Biên còn được các nhà thơ, nhà văn Việt Nam nhắc đến nhiều trong các bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Điện Biên cũng được nhắc đến trong các cuốn sách của đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh, nhà báo của ta và phương Tây.

Nhà thơ Hữu Thỉnh trong buổi giới thiệu trường ca “Giao hưởng Điện Biên”, tại Hội Nhà văn Việt Nam, tháng 4.2024. Ảnh Thanh Bình

Năm nay kỉ niệm 70  năm ngày quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, nhà thơ Hữu Thỉnh đã ở tuổi 82 vừa cho ra mắt tập trường ca “Giao Hưởng Điện Biên”. Đây là một cố gắng rất lớn, một  thành tựu mới đáng ghi nhận của nhà thơ.

Thoát ly – quê hương là… nhà dưỡng lão – Tiểu luận Hồ Anh Thái

 


Thoát ly – quê hương là… nhà dưỡng lão – Tiểu luận Hồ Anh Thái

Vanvn- Đất nước thiên về làm nông. Một số sản phẩm nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu. Làm nông thì đất nước có thể bảo đảm an ninh lương thực, khó xảy ra nạn đói, nhưng chẳng bao giờ giàu. Làm nông mãi có thể là cái nghèo truyền đời.

Nghĩ đến thế là có tâm lý thoát ly. Vượt thoát và rời bỏ. Thoát ra khỏi đồng ruộng con trâu cái cày. Dùi mài kinh sử lều chõng đi thi. Đỗ đạt thì cái được không chỉ là học vấn mà còn lên làm quan làm thầy. Người sáng dạ lên chỗ kinh kỳ đô thị làm thuê làm mướn. Người đi lính có cơm ăn nhà nước, có năng lực thì thành tướng sĩ hoặc ông cai đội.

Nhà văn Hồ Anh Thái

Vậy là người giỏi người tài người có năng lực thì đi hết. Bỏ lại ruộng vườn cho cánh đàn bà và trẻ nhỏ, cho người già, và cho một đám người… bị coi là thiếu năng lực hoặc không may mắn.

Vấn đề là không chỉ bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, mà cả quê hương cũng giao phó hết cho những người không có cơ hội thoát ly. Đám người này lên làm lý trưởng cai tổng, đứng ra quản lý quê hương của người đã thoát ly. Kiến thức có hạn, có khi chức tước không được phân bổ theo năng lực mà do bỏ tiền ra mua, lại thêm bản tính bần tiện tham tàn, cánh hào lý này ra sức đục khoét nhũng nhiễu người dân. Hiểu biết chỉ mấy hột, tầm nhìn không quá lũy tre rặng dừa của làng, khi phải tổ chức quản lý việc công, họ loay hoay chắp vá, lợn lành chữa thành lợn què, cần bơm nước vào thì họ tát nước ra khỏi ao. Khi cần nâng tầm ảnh hưởng cho làng xóm, khuếch trương lòng tự hào quê hương thì họ nhầm tưởng tiếu lâm giai thoại chính là lịch sử.

Tiểu luận Bùi Việt Thắng: Thời để sống – thời để yêu – thời để viết

 

Tiểu luận Bùi Việt Thắng: Thời để sống – thời để yêu – thời để viết

Vanvn- Năm nữ văn sỹ: Thanh Hương, Xuân Phượng, Vũ Thị Thường, Lý Thị Trung, Lê Giang là những tên tuổi đáng kính trọng trên văn đàn Việt Nam hiện đạiGặp gỡ năm nữ văn sỹ tuổi cao ý chí càng cao để chúng ta hiểu và yêu thêm văn chương nước nhà, yêu thêm những nữ sỹ con cháu Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. Tuổi chín mươi vẫn gắn bó với chữ nghĩa, đó là một ân huệ quý báu của thời gian.

Nhà phê bình Bùi Việt Thắng

THANH HƯƠNG (SN.1929): Tên khai sinh Nguyễn Thị Thanh Hương. Tham gia hoạt động Cách mạng từ tháng 3-1945. Từ tháng 3-1955, làm báo Phụ nữ Việt Nam (từng giữ chức tổng biên tập tờ báo của phái đẹp, từ năm 1978-1988). Nữ văn sỹ chuyên viết truyện ngắn (2 tập in chung, 5 tập chính chủ); ngoài ra đã in 6 tập sách về chủ đề “Trò chuyện trao đổi về  đề tài hôn nhân và gia đình” (công bố từ 1993 đến 2002). Nhân vật và vấn đề trong sáng tác của nhà văn là người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại vượt khó, vươn lên giành hạnh phúc. Lối viết của nhà văn nương theo phương pháp truyền thống, cổ điển – viết về những “điều kỳ lạ của tình yêu” (nhan đề một tập truyện ngắn thành công của nhà văn). Nhà văn nghiêng về tái hiện vẻ đẹp bình thường, giản dị của cuộc sống, con người thời đại, đặc biệt là người phụ nữ thoát khỏi cái bóng “phái yếu” để trở nên bình đẳng với giới mày râu, thường được gọi là “phái mạnh”.

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Hương

VỊ GIÁO SƯ HÀNG XÓM

 

VỊ GIÁO SƯ HÀNG XÓM 

PHẠM CÔNG TRỨ

pham_cong_tru

PGS.TS. LUẬT, NHÀ THƠ PHẠM CÔNG TRỨ

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018) là nhà lý luận - phê bình hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Đã có nhiều bài viết về văn nghiệp và con người giáo sư với tư cách là bạn bè, đồng nghiệp, hoặc học trò. Bài viết này là chút hoài niệm của người có thời là hàng xóm của giáo sư, nhân dịp tròn 5 năm ngày ông rời cõi thế.

  1. Tôi là hàng xóm của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có dễ hơn chục năm. Điều này tôi đã ít nhiều đề cập tới ở bài viết Miên man cùng Chu Văn Sơn - Bạn tôi”. Như đã nói, tôi là bạn Chu Văn Sơn, mà Sơn lại là một trong những học trò yêu, hay học trò ruột, của “cụ Mạnh”. “Bác về Quan Hoa thì sẽ là hàng xóm của cụ Mạnh đấy!”. Ấy là thông tin đầu tiên về giáo sư khi tôi chuẩn bị chuyển chỗ ở đến làng Quan Hoa, gần Cầu Giấy, nằm ngay cạnh sông Tô Lịch. Trước đấy, vì yêu văn chương, tôi cũng ít nhiều đọc Nguyễn Đăng Mạnh đâu đó nhưng chưa hề biết mặt.

Gia đình thầy Mạnh (tôi vẫn theo các trò gọi giáo sư là thầy xưng em) đã chuyển từ Đồng Xa (khu Tập thể Đại học sư phạm) về Quan Hoa vào đầu năm 90 của thế kỷ trước, trước tôi khoảng vài năm. Cũng là mua đất làng, rồi dựng nhà. Căn nhà hai tầng nằm trong ngách, thuộc Ngõ 68 Quan Hoa, không rộng lắm, tọa lạc trên một mảng đất cũng chẳng vuông vức gì. Sân chỉ là một khoảng nhỏ đủ chỗ cho một cây mít, chắc là có sẵn trên nền đất cũ. Một khung sắt hàn chắn ngoài cửa nhà, muốn gặp chủ nhân thì phải bấm chuông. Người ra mở cửa thường là cô Thoại, phu nhân của thầy, cũng là một nhà giáo đứng tuổi nay đã nghỉ hưu. Thầy có hai con, anh lớn làm việc ở Sài Gòn, thỉnh thoảng mới về thăm nhà, cô em gái ở với gia đình, hồi ấy chưa chồng. Cơ ngơi của một giáo sư XHCN, một thời  nghèo khó nay các con đã trưởng thành có dễ thở hơn, xem ra cũng vẻn vẹn chỉ vậy. Dù thế, so với chen chúc ở khu tập thể cũ, đội mũ lá sờn vành, đi xe đạp cà tàng, thì chắc cũng là một cuộc “đổi đời” rồi.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

Hà Đức Toàn – Người con của Núi Văn Núi Võ

 


Hà Đức Toàn – Người con của Núi Văn Núi Võ

Vanvn– Hà Đức Toàn bảo, anh mơ ước có ngày đủ bút lực để dựng lại chân dung người anh hùng, mà lịch sử còn nhiều khuất lấp…

Năm 1970, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi lên công tác tại Sở Giáo dục Khu Tự trị Việt Bắc. (Ngày ấy miền Bắc XHCN có hai Khu Tự trị được thành lập sau 1954, là Khu Tự trị Tây Bắc, còn gọi là Khu Tự trị Thái Mèo, gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Yên Bái, thủ phủ đặt tại Sơn La; và Khu Tự trị Việt Bắc, còn gọi là Khu Tự trị Tày Nùng, gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, thủ phủ đặt tại Thái Nguyên). Cơ quan Sở Giáo dục sơ tán ở một xóm um tùm tre pheo thuộc Hóa Trung, gần con đường nối giữa đường 1B và đường số 3, qua cầu treo Sơn Cẩm. Cơ quan chừng bốn chục người, sống tập thể trong những nếp nhà lá cọ dựng tạm, chung bếp ăn tập thể, vui như thời kháng chiến.

Nhà thơ Hà Đức Toàn (1938-2024)

Buổi sinh hoạt cơ quan đầu tiên, khi mọi người giới thiệu với tôi thầy giáo Hà Đức Toàn, thuộc tổ Biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt và tiếng Tày Nùng, người từng đoạt giải Ba Cuộc vận động viết về “Thầy giáo và nhà trường” của Báo Người giáo viên Nhân dân (Báo Giáo dục và Thời đại ngày nay), năm 1961, với bài thơ “Nên nói nên chưa?”, thì tôi kính nể vô cùng. Vậy là tôi đã có một người thầy, một người anh đi trước trên con đường văn nghiệp. Bởi tôi chỉ là một anh giáo viên Địa lý, mê văn chương và từ hồi cấp hai đã tập tành sáng tác.

NHỚ HOÀNG NHUẬN CẦM

 

NHỚ HOÀNG NHUẬN CẦM 

NHỚ HOÀNG NHUẬN CẦM

               Vũ Nho

anh_nho_pb_hnc

NHÀ VĂN VŨ NHO TRÌNH BÀY BÀI VIẾT TẠI TỌA ĐÀM

"NHƯNG CÂU THƠ THỨC ĐỢI MẶT TRỜI" NGÀY 10/5/2024

TẠI 19 HÀNG BUỒM.

               Nhanh quá, mới hôm nào còn uống rượu với Hoàng Nhuận Cấm, Nguyễn Việt Chiến và các thi nhân nhóm Miền Cổ Tích mừng tân hội viên Hội nhà văn Hà Nội. Mới hôm nào vĩnh biệt nhà thơ sôi nổi, náo động, bác sĩ Hoa Súng, tác giả kịch bản phim “Mùi cỏ cháy”…Thế mà nay đã 3 năm!

Hoàng Nhuận Cầm nổi lên như một nhà thơ trẻ gây ấn tượng với chùm thơ được giải của báo Văn Nghệ, một giải thưởng danh giá.

Với tôi, thơ anh để lại ấn tượng sâu sắc. Số là bài thơ “Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt” của anh được nhà thơ Xuân Diệu bình khổ thơ 4 câu:

          Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng

          Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm

          Yêu chim mà chẳng lên thăm

          Bởi vì điểm chốt nên nằm lăng im