Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

THƠ BẢO NGỌC

 

THƠ BẢO NGỌC 

bao-ngoc-vanvn6

GIẢN DỊ

 

Không dễ gì xuống tận đáy biển sâu

Tìm lại viên ngọc xanh

Nàng công chúa đánh rơi thuở trước.

 

Đỉnh núi cao không dễ bước tới được

Hái cho anh chùm hoa dại nguyên sinh.

 

Không dễ gì mang đến giấc mơ anh

Bóng dáng em khiêm nhường bé nhỏ

 

Nếu những điều thường ngày em có

Anh hững hờ bước qua!

 

 


NGƯỜI VÁ THÁNG NĂM

 

Người ngồi vá áo bên thềm

Tháng năm mũi dài mũi ngắn

Sợi buồn hối hả theo tay.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2024

HOA KHỞI TRINH, THÚ VỊ MỘT TÊN HOA LẠ

 Hoa khởi trinh, thú vị một tên hoa lạ

(Nhân đọc Tùy văn « Hoa khởi trinh » của Nguyễn Linh Khiếu)

Nhà thơ Nguyễn Thị Mai

nh_n.t.mai_1

Từ lâu, bạn đọc quen biết tên tuổi Nguyễn Linh Khiếu bởi thơ và trường ca. Không chỉ có thế, nhiều người còn ấn tượng bởi sự bứt phá làm nên một giọng điệu thơ văn xuôi dài miên man không chấm phảy, một trường ca ghi nét kỷ lục với 710 trang gồm 150 chương với 13 nghìn câu thơ; trong đó, có câu dài gần hai nghìn chữ. Thơ và trường ca Nguyễn Linh Khiếu đã góp phần vào diện mạo hình thức thơ, làm phong phú cho thi pháp thơ đương đại Việt Nam.

Nhưng thật bất ngờ. Văn xuôi của Nguyễn Linh Khiếu với 3 tập, Beijing lá phong vàng (2018) và 2 tập Chân mây và Hoa khởi trinh (2024) vừa ra mắt lại khiến bạn đọc ngạc nhiên hơn bởi mỗi bài lại rất ngắn, bài nào cũng chỉ vài trăm chữ, có bài ngắn hơn cả một bài thơ bình thường.

Nếu như thơ và trường ca Nguyễn Linh Khiếu viết như văn xuôi, là thơ văn xuôi, thì tùy văn anh lại viết như thơ, rất thơ. Ngôn ngữ dung dị, kết cấu đơn giản, ý tứ hàm xúc nhưng văn sinh động có hơi thở, có dư ba, giàu hình ảnh gợi cảm và suy tư, tạo nên cảm xúc buồn chìm trong cái vui hóm nổi phềnh. Đọc rồi cứ vương vấn mãi. Điều này đều được thể hiện nhất quán ở cả 3 tập tùy văn đã ấn hành của anh. Bạn đọc còn rất thú vị hơn với lối viết không biểu cảm, rất khách quan, vô tư, không tỏ thái độ, quan điểm, cứ để tùy người đọc tự cảm nhận, suy ngẫm, phán xét.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024

BÙI NHƯ HẢI GIỚI THIỆU THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH

 Miệt mài chảy mãi tháng năm trôi (*)



TS. Bùi Như Hải


Nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Trình hiện là Hội viên Hội Văn học nghệ

thuật tỉnh Quảng Trị. Anh sinh ngày 04 tháng 01 năm 1960, tại làng Lạng Phước,

Đông Lễ, Đông Hà, Quảng Trị. Anh từng gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam

và tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc, sau đó anh chuyển ngành về học Đại

học khoa Ngữ văn, tại trường Đại học Sư phạm Huế. Sau bốn năm miệt mài học

tập, nghiên cứu và rèn luyện anh đã tốt nghiệp và về nhận công tác giảng dạy tại

trường THPT Bồ Bản, Triệu phong, Quảng Trị. Do nhu cầu của ngành giáo dục

đào tạo Quảng Trị, anh lần lượt được thuyên chuyển công tác giảng dạy đến các

trường THPT Đông Hà, THPT Lê lợi, THPT Phan Châu Trinh và THPT Chế Lan

viên. Cuối năm 2017 Nguyễn Văn Trình được nghỉ hưu theo chế độ. Duyên thơ

đến với anh rất sớm, ngay những năm tháng còn là học sinh ngồi trên ghế nhà

trường, anh đã viết thơ. Những bài thơ anh viết rất hồn nhiên, tươi vui, được lưu

giữ ở những tờ báo tường, những cuốn Lưu bút của thời còn cắp sách đến trường.

Những năm tháng tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc, anh tiếp tục sáng tác

thơ, lần này anh gửi cho các báo và tạp chí xem có được đăng thơ mình không và

vui thay những bài thơ anh gửi đều được đăng, như các bài : Em về bên ấy, Em về

cho ai chơi vơi, Chiều An lạc,… là những bài thơ được đăng đầu tay và được báo,

tạp chí gửi về tại đơn vị, được các đồng chí, đồng đội đón đọc, khen ngợi và

khuyến kích, động viên anh tiếp tục viết thơ để được phổ biến rộng rãi, lan tỏa hơn

nữa. Rời quân ngủ, vào môi trường sinh viên anh càng có cơ hội để sáng tác thơ

hơn. Những bài thơ anh viết ra đều được in trong các tuyển tập thơ văn: Gương

mặt thời gian của trường Đại học Sư phạm Huế và một số báo, tạp chí Trung ương

và địa phương. Thơ Nguyễn Văn Trình lúc này không chỉ có lực lượng đọc giả là

thầy cô và bạn bè mà còn bạn đọc gần xa trong cả nước biết đến và yêu mến, đón


nhận một cách nồng nhiệt. Với sự nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ, đầy tâm

huyết nên đã hun đúc Nguyễn Văn Trình hạ sinh đứa con đứa con tinh thần

đời của mình sau bao nhiêu năm ấp ủ, đó là tập thơ Mây trắng bên trời, do Nhà

xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2011. Tập thơ vừa mới trình làng thì bạn đọc đã

đón nhận, các cây bút phê bình, lý luận quan tâm rốt ráo, đánh giá khá cao, góp

phần nâng thêm đôi cánh để Nguyễn Văn Trình tự tin bước vào làng thơ Việt Nam

đương đại.Nguyễn Minh Hoàng ThS Ngữ văn, trong bài viết Khung trời mây trắng

đã nhận định rất đúng về văn phong của Nguyễn Văn Trình, khi cho rằng: “Tập thơ

Mây trắng bên trời gói trọn những cảm xúc của thi sĩ về đời, người, nghề và những

niềm sâu kí ức. Đọc những vần thơ của anh ẩn chứa những năm tháng cuộc đời, tôi

bắt gặp cái sâu sắc trong cách nhìn, cái tinh tế trong cách cảm, cái đa dạng trong

cách thể hiện những tâm tư. Không cầu kì, không làm duyên, từng câu từng chữ

bình dị mà sang trọng, gần gũi như chính cuộc đời mà chứa đựng những triết lí sâu

xa. Bởi Nguyễn Văn Trình đến với thơ bằng tấm lòng của nhà giáo, bằng tâm hồn

đa cảm của một thi nhân, mang trách nhiệm thiên lương của một người dâng hiến.

Dâng hiến cho đời cái đẹp của tiêu chí nghệ thuật thơ ca: Chân-Thiện -Mỹ. Thơ

Nguyễn Văn Trình là sự dấn thân của một người luôn nặng nợ đa mang, với thơ

với đời”. Còn nhà thơ, nhạc sỹ Lê Đàn trong bài Những vầng mây không trôi đã có

những nhận định sắc nét, lẩy được cái hồn cốt của thơ Nguyễn Văn Trình qua tập

thơ, khi cho rằng: “Tập thơ Mây trắng bên trời của thầy giáo - thi sĩ Nguyễn Văn

Trình là những vầng mây không trôi. Bởi thơ ấy luôn day dứt và ám ảnh, để lại

trong tôi ấn tượng khó phai sau mỗi lần đọc. Và tôi tin những nõn mây trắng làm

dịu mát lòng người kia sẽ còn mãi với trời xanh, mây trắng”.

Quê hương và đất nước là một đề tài không bao giờ vơi cạn trong trong dòng

chảy văn học Việt Nam. Ở địa hạt thơ - dòng riêng trong nguồn chung thì đề tài

này cũng là một mạch nguồn cảm hứng chủ đạo dạt dào xuyên suốt nên mỗi nhà

thơ trong sự nghiệp sáng tác của mình cũng đều viết về đề tài này. Nhưng mỗi nhà

thơ lại có cách tiếp cận, tìm tòi và khám phá riêng, từ đó để lại dấu ấn đậm nhạt


trong lòng bạn đọc cũng khác nhau. Nguyễn Văn Trình là một nhà thơ viết nhiều

và khá hay về đề tài quê hương đất nước. Đông Hà, Quảng Trị - nơi sinh ra, lớn lên

và trưởng thành, gắn bó hơn sáu mươi năm nay đã được nhà thơ Nguyễn Văn

Trình cảm tác viết lên những bài thơ chất chứa đầy tâm trạng tươi vui, tự hào, như

Hiếu Giang xanh, Phố thương, Đông Hà ngày mới, Thành phố ngã ba sông, Huyền

sử một dòng sông, Chiều An Lạc,… Dẫn dụ như đọc giả đọc bài thơ Đông Hà ngày

mới sẽ thấy được một sự mến yêu, tự hào của nhà thơ Nguyễn Văn Trình đối với

quê hương của mình. Bài thơ như chính khúc ruột, chính dòng máu chảy của người

thơ, mang hồn cốt của quê hương xứ sở và một tấm lòng chân thành, đôn hậu của

một người con quê hương miền Trung dấu yêu:


Tôi yêu Đông Hà, tự thuở nào thơ dại

Thành phố muôn đời, ngự trị trong tim

Từ buổi cấp hai, cấp ba thời còn đi học

Kỷ niệm nào, lưu dấu tuổi học đường


Hiếu Giang xanh yêu thương biết mấy

Tắm mát tuổi học trò sông Cái sông Con

Tuổi thơ qua đi dòng sông ở lại

Miệt mài chảy mãi tháng năm trôi

(Đông Hà ngày mới)

Bài thơ Phố thương cũng đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó

quên. Vẫn theo cái quy luật tuần hoàn của đất trời vần vũ mà sao cứ làm ta vấn

vương bởi những gam màu khác lạ trong bốn mùa của một một thành phố trẻ Đông

Hà. Bức tranh bốn mùa trong thơ ca truyền thống thường thì mùa Thu là mùa của

lá vàng bay, mùa Hạ là mùa của những tiếng ve ngân vang, mùa Đông là mùa của

những hàng cây trơ cành, trụi lá và mùa Xuân là mùa vạn vật thay áo mới, cây cối

đâm chồi, nảy lộc,…Nhưng bốn mùa trong thi phẩm này lại mang dáng nét riêng

của một mảnh đất miền trung. Sắc màu mùa Thu Đông Hà không bâng khuâng,


đượm buồn mà kiêu sa, biêng biếc, thao thiết trong những buổi chiều mưa, lạc

bước câu thề:


Một mùa thu nữa kiêu sa

Đông Hà tím chiều mưa nguồn biêng biếc

Giọt sáng cuối ngày thao thiết

Chợt nhớ chợt thương lạc bước câu thề.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2024

NGUYỄN PHƯỢNG GIỚI THIỆU THƠ NGUYỄN THỊ THUYỀN



 Mấy chục năm nay tôi vẫn đọc thơ của mọi người cả tiếng Việt lẫn không phải tiếng Việt.

Thường thì thơ của mọi người chạy lướt qua tôi không dừng lại và, tôi cũng chẳng bận tâm chuyện có nên dừng lại đọc kĩ ai.
Tôi biết mình đã già, đã trở nên tẻ nhạt và không còn có đủ ngạc nhiên lẫn say mê.
Vì thế khi đọc và đưa tiễn những người làm thơ vào quên lãng tôi vẫn thầm nói câu chúc phúc trong lòng: mọi người đi vui vẻ nhé.
Đến mức tôi chán thơ.
Tôi chỉ tình cờ đọc thơ cô.
Tôi bị hút vào lối viết cô đúc, ngắn, tối giản cả mọi phương thức tự biểu hiện và ngôn ngữ.
Chắc cô chỉ viết cho riêng mình đọc như kiểu nhật kí. Không bận tâm tới chuyện có ai đọc thơ cô hay không?
Số lượng người đọc thơ cô và bày tỏ cảm xúc không nhiều. Thường không quá một trăm người. Phần lớn chỉ ba bốn chục người.
Nhưng ba bốn chục người đó là những người luôn chung thủy đọc thơ cô.
Tôi ít khi đọc thơ ai mà sau đó phải tìm đọc nhiều bài của người ta.
Tôi tình cờ đọc một bài thơ ngắn của cô và sau đó tôi tìm đọc thêm nhiều bài của cô.
Thơ hay thường có tính thơ, nói cách khác có tính tự trị.
Khi thơ có tính tự trị thì nó đẹp, quyến rũ ở sự không trang điểm và người đọc lập tức thấy quý mến nó.
Thơ cô có ba điểm mà bất cứ ai làm thơ cũng muốn có đó là: riêng, lạ, mới.
À quên, còn cả cách giấu kín chút hài hước và hài hước đen.
Cái đó thơ Việt vốn hiếm.
Tôi nghĩ cô làm thơ như các chị em nhặt rau muống thời nay, bỏ hết phần không dùng được chỉ để lại phần tươi nõn.
Không thấy bóng các vị tiền bối phủ trùm lên thơ cô.
Tôi đã xin phép cô đưa thơ cô lên trang cá nhân của tôi.
Một dịp khác, tôi sẽ đưa thơ cô lên trang cá nhân tiếp.
Cô là cô giáo Nguyễn Thị Thuyền, dạy trung học ở Quảng Nam.
&
THƠ NGUYỄN THỊ THUYỀN
Làm đàn bà với làm thơ,
Đó là một vố combo đau đầu
XÚI GIỤC
Đứa trẻ nói với tôi:
- Hết tuần này em nghỉ hẳn, không đi học nữa, cô ạ!
Và [nó] tẩn đứa bạn, chảy máu.
Ở đây có đủ trò nghịch quậy của trẻ con nhà khó,
Ba mẹ bỏ nhau,
Ba/ mẹ ốm đau,
[Tiền] không có cửa vào nhà trống.
Những đứa muốn vào vai trẻ con hư thích chửi thề, chửi đổng...
Tôi phải xúi chúng ôm vài điều tử tế trong lồng ngực
ném chuẩn xác vào váy áo của tai ương.
Những khuôn mặt trẻ trung, tươi mởn
Trước khi băng vào chiến lũy mấy mùa hạ,
Đứa trẻ cùng món quà từ bốn phía tôi xa.
12.2023

ĐỌC...CHƠI VÀI BÀI CA DAO

 ĐỌC… CHƠI VÀI BÀI CA DAO

NGUYỄN HƯNG QUỐC



Ca dao, ai cũng biết là hay. Tuy nhiên, có nhiều bài ca dao chúng ta đọc đi đọc lại cả trăm lần, mơ hồ cảm nhận là chúng hay, mà chả hiểu chúng hay ở chỗ nào cả. Chỉ đến một lúc nào đó...
Ví dụ bài ca dao rất quen thuộc này:
Mình nói dối ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước tắm cho con mình.
Tôi thuộc bài ca dao này từ nhỏ. Nhưng chỉ gần đây, tôi mới bắt đầu loé thấy một ít cái hay của nó. Trước hết, chúng ta biết ngay bài ca dao này được làm theo thể lục bát. Bình thường, trong thơ lục bát, câu sáu chữ nằm trên câu tám chữ, lục rồi mới đến bát. Tuy nhiên, trong bài này có điểm lạ: là thơ lục bát, nhưng thay vì mở đầu bằng một câu lục thì nó lại mở đầu bằng một câu bát phá thể. Hệ quả là gì? Hệ quả là hơi thơ của câu thứ nhất dài hẳn ra. Dài và thiết tha vô hạn: tấm lòng của anh thanh niên mở ra bao la với những nguyên âm ‘o’ và nguyên âm ‘a’ rộng rãi và khép lại ở nguyên âm ‘i’ thầm thì trong chữ ‘mình’, một chữ được dùng để gọi người yêu, lặp lại đến hai lần ở câu thứ nhất. Thành ra ở đây, ngay câu thứ nhất, đã có một nghịch lý: ý câu thơ là tố cáo một sự dối trá (‘Mình nói dối ta...’) mà giọng thơ thì lại rất mực ngọt ngào và ấm áp: anh thanh niên biết mình bị lừa mà lại sẵn sàng chấp nhận bị lừa, sung sướng để chịu bị lừa.

PHIẾM VỀ TRI ÂM TRI KỈ

 Phiếm về TRI ÂM, TRI KỶ


                   ĐỖ CHIÊU ĐỨC

                           Inline image

      Có rất nhiều người thắc mắc và hỏi tôi :"Hiểu và phân biệt như thế nào cho đúng về hai từ TRI ÂM và TRI KỶ ?". Sau khi tra cứu và hỏi "Ông Google", xin được thưa rằng :"TRI ÂM là người đồng điệu, có chung một thị hiếu và sở thích với ta và cùng cảm thông nhau một cách sâu sắc về thị hiếu đó . Còn TRI KỶ là người bạn thân thiết hiểu ta một cách thấu đáo triệt đễ đến có thể đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau". Mời xem giải thích cụ thể và minh chứng qua các câu truyện trong lịch sử và văn học sau đây :

      TRI ÂM 知音 : TRI là Hiểu, là Biết; ÂM là Âm luật, Âm nhạc. Nên TRI ÂM là người hiểu biết về âm luật âm nhạc. Bạn TRI ÂM là người bạn có cùng thị hiếu với nhau về âm nhạc, thông qua âm nhạc có thể hiểu rõ được lòng dạ của nhau một cách sâu sắc, như câu truyện của Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ sau đây :

     Theo Chiến Quốc Liệt Ngự Khấu Trứ 战国列御寇著 ghi về chuyện Bá Nha Tử Kỳ như sau :
                   Inline image

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2024

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH

 

THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH 

anh_trinh_4

NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN TRÌNH


Thôi đành rong rêu

Tiếng ve nức nở gọi hè
bóng bàng râm mát nghiêng che khoảng trời
giữa sân vạt nắng chơi vơi
bên thềm lá rụng còn rơi cuối chiều

Thả hồn bay bổng cánh diều
chao nghiêng ngọn gió gửi chiều ngây thơ
sắc trời mây tím giăng tơ
dấu xưa bụi phủ phai mờ sắc xuân

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2024

NẤU CƠM THI

 NẤU CƠM THI 

             Lê Tuấn Lộc

 vu_nho_2

NHÀ VĂN VŨ NHO


Cốc xanh là nồi

Bút chì là đũa

Đòi nấu cơm thi

Khó thật. Khó thật

 

Gạo là hạt bỏng

Thùng là bếp ga

Ông nấu cháu nấu

Vui ơi là vui

 

Cháu vừa nấu cơm

Vừa nhảy cha cha

Bát xanh bát đỏ

Bày  khắp cả nhà

 

Cơm vừa dọn ra

Cái sàng là mâm

Đĩa nhựa là bát

Vừa ăn vừa hát

Ngon ngon ngon ngon

 

Bà góp đĩa xôi

Mẹ góp đĩa thịt

Nấu cơm là giả

Ăn cơm là thật

Lời bình Vũ Nho

          Trong tập thơ "Sao nhiều trăng thế", có hai nhân vật ông và cháu. Hai nhân vật này xuất hiện trong nhiều bài thơ. Khi thì cháu hỏi ông trả lời . Khi thì cháu hỏi rồi tự trả lời. Và không ít khi hai ông cháu cùng chơi.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2024

CHÙM THƠ LÊ CẢNH NHẠC

 


Cát 

Cát ngàn đời mở lòng ôm biển cả 

Vẫn bao dung trước những đợt sóng trào 

Lấp lánh lân tinh dưới trời nắng lửa 

Cháy ngời lên như muôn triệu vì sao 

Cát bời bời cuộn trào lay gió bão 

Cát sắt son gắn kết dựng tường thành 

Triệu bàn chân không thể hằn dấu vết 

Thầm lặng ùa lên che nỗi đau mình 

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO BÌNH THƠ!

 Không thể coi thường!

Có thể là đồ họa về văn bản
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) BÌNH THƠ "TƯỞNG KHỒNG HAY" MÀ LẠI "HAY KHÔNG TƯỞNG TƯỢNG NỔI"
Theo yêu cầu của nhà thơ Hoàng Hưng thân quý, hôm nay, Nguyễn Việt Chiến tôi ra một đề bài bình thơ cho Trí tuệ nhân tạo AI:
-Bình bài thơ "Người về" của nhà thơ Hoàng Hưng
NGƯỜI VỀ
Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày
Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt
Người về từ cõi ấy
Giữa phố đông nhồn nhột sau gáy
Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối
Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi
Giật mình
một cái vỗ vai.