ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG TRINH SÁT

ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG TRINH SÁT
Giai Thoại Văn Chương :
KỶ NIỆM SÔNG QUÊ
Sông trôi về phía tuổi thơ bến đi về phía mịt mờ xa xôi
Lá thu rơi phía cuối trời
Đìu hiu sóng biếc bồi hồi ngẩn ngơ
Đôi bờ xanh biếc ngày xưa
Giờ liêu xiêu bóng chiều thu lá vàng
Cô của trò ngoan!
"Để mai nhé nhận trò vào lớp học
Lớp chỉ dạy yêu và dạy thương thôi
Cô giáo nhỏ - Tiểu Thư hay hờn dỗi
Nên trò ngoan chỉ được phép vâng lời!"
Trò cúi mặt nghiêng đầu nhìn cô giáo
Thoảng mùa thu đưa gió tiếng ngập ngừng:
"Trò dốt lắm, chỉ muốn theo một lớp
Cứ đúp hoài cô có nhận trò không?"
Thành Ngữ Điển Tích 115 :
K27
HỒ BÁ THƯỢC
Thoạt nghe, thấy quen quen, nhưng mãi rồi cũng không biết K27, là cái gì. Có phải mật danh tình báo trong nước, hay ngoài nước, mà người ta thường đặt tên như thế? Cũng có thể, đó là khu vực quân sự, họ đặt K này, K kia để giữ bí mật? Hay, đất đai thuộc dự án nào đó, chưa kịp đặt tên trong hồ sơ? Bây giờ, khách sạn, nhà nghỉ, đang mọc lên như nấm, cũng hay đặt cái tên này?.
Thực tình, tôi cũng tò mò muốn biết K27, sự thể nó ra sao, chứ không phải, muốn mở mang thêm chút trí tuệ. Cái mà xưa nay, vốn dĩ trong đầu óc nhỏ hẹp của tôi, không có. Trong mớ hỗn độn đó, tôi chợt nhớ tới ông bạn bộ đội, khi xưa cùng làm việc ở Trường Sơn, may ra anh ta biết? Thực ra, tôi và ông bạn đều là cán bộ dân sự, được điều về Phòng Kỹ thuật mở đường 20. Làm xong đường, ông bạn tôi chuyển sang quân đội, nhưng lại biệt phái sang bên “dân sự”. Còn tôi, vẫn ở đơn vị “dân sự” nhưng hoạt động tuyến ngoài. Thành ra, tôi và ông bạn, thỉnh thoảng mới gặp nhau. Hết thời kỳ biệt phái, cậu ta về Bộ, còn tôi vẫn loanh quanh đơn vị cũ.
- Cậu có biết K27, là gì không?
- Sao thế? Bây giờ đi buôn “hàng nóng” à?
- Nóng, lạnh gì cơ chứ, tôi chỉ muốn biết, nó là cái gì thôi?
Hắn trừng mắt, nhìn tôi chằm chặp, rồi đập bồm bộp vào ngực mình:
- Đây! K27 ở chỗ này này.
Tôi trố mắt nhìn, tưởng hắn đùa. Nhưng trong nháy mắt, hắn lôi trong túi áo ngực ra một khẩu súng ngắn, nhỏ, gọn, trần trụi, nước thép bóng loáng. Tôi lặng người vì bất ngờ. Hắn bảo:
- Đây là khẩu súng có tên gọi K27, do Rumani sản xuất, viện trợ cho quân đội ta, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
- Tại sao cậu lại có nó?
- Đó là một câu chuyện dài. “Hắn” theo tôi gần trọn cuộc đời. Có người bảo, nó là “thần hộ mệnh” của tôi. Từ từ, tôi kể cho nghe. Hắn kéo tôi vào quán nước bên vỉa hè, vắng khách. Chưa tợp xong ngụm nước, tôi sốt sắng giục, hắn rề rà kể.
Nhiếp tơ kể chuyện
NGUYỄN KIM RẪN
Ò Ó… O… O…
Tiếng bác Trống làm tôi giật mình. Thế có tiếc không.Tôi đang mơ tôi thành người lớn, lại có bộ lông sặc sỡ không kém bác Trống. Ôi chao, tôi đẹp và oai quá!... Giờ thì lại thành Nhiếp tơ rồi. Nhiếp tơ là mẹ tôi đặt cho tôi đấy. Chả là tôi có bộ lông màu vàng và mượt như tơ trong nong tằm của bà chủ mà. Tôi đang suy nghĩ miên man thì mẹ tôi đã cục cục bên cạnh:
Hay là con nhịn đói vậy nhé!
Y MÙI VỚI “PHẬN ĐÀN BÀ”
Tập truyên ngắn Phận đàn bà, nxb Hồng Đức, 2024
Vũ Nho
NHÀ VĂN VŨ NHO
Thời gian thật nhanh quá! Mới năm nào, 2015, nhà văn, tiến sĩ y học bác sĩ Đào Thị Mùi, bút danh Y Mùi in tập truyện ngắn đầu tiên “Những nẻo đường tu”. Và từ đó đến nay, tác giả đã có các tập: Lan man buồn, Người quê, Đường chiều, Vụn vặt chuyện nhà, và năm 2024 tập thứ sáu là Phận đàn bà. Không phải là người viết quá khỏe, nhưng trong vòng 9 năm xuất bản được 6 tập sách cũng là đáng kể!
Tập truyện ngắn mới nhất này gồm 15 truyện, trong đó có một vài truyện từng có mặt trong các tập trước. Có lẽ vì tác giả ưng ý, hoặc là vì phù hợp với nhan đề “Phận đàn bà” nên chúng có mặt ở tập này.
Mùa đông Đức
TÂN ĐÔNG KI SỐT
Truyện ngắn của Nguyễn Đình Gấm
1.Khi về trường trung học phổ thông của thị xã này, người ta gọi y là
Tân cận, có lẽ vì cái dáng vẻ thư sinh với cặp kính trắng lúc nào cũng dính ở
mắt. Không hiểu từ lúc nào cái tên Tân Đông ki sốt xuất hiện và kỳ lạ thay nó
được mọi người thừa nhận. Có lẽ vì cái vẻ bề ngoài của y với khuôn mặt trắng
trẻo thông minh cứ ngồ ngộ, lúc nào cũng ngơ ngác như từ trên trời rơi
xuống. Hay bởi người y rất mỏng, cao lòng khòng trong bộ quần áo lúc nào
cũng sạch sẽ thơm tho: mùa đông thì com lê đen, ghi nê xanh và cavát đỏ; hè
thì lúc nào cũng sơvin nghiêm chỉnh, áo trắng với cà vạt đen. Ai biết trong
túi ta có tiền hay giấy báo, ai mổ bụng ta mà biết no hay đói? Ta cứ lịch sự,
cứ đàng hoàng. Ta làm thầy cơ mà, lại là thầy dạy văn mới oách chứ. Thầy
dạy văn cũng là văn nhân đấy. Y tâm niệm thế và lấy phương châm ta là
thầy, là văn nhân mà xử thế với thiên hạ. Bạn bè, đồng nghiệp lại khen y rất
điển hình của giới trí thức ta: cái đầu to, tóc ít cõng cặp kính trắng nặng trĩu
lắc lư trên trên một thân hình rất là thanh mảnh của một tâm hồn vị tha và
cao thượng. Y tự nhủ lời tán dương ấy thật chí lý. Do vậy, khi có cơ hội là y
ban phát ý đẹp lời hay, đọc thơ, bình văn từ cái kho kiến thức đông tây kim
cổ mà y có được khi còn học đại học. Người ta bảo y là “mọt sách”, hay “ lý
sự cùn” nhưng y bỏ ngoài tai. Y biết mình không phải là người thầy mẫu
mực nhưng được cái học trò rất yêu quý. Đã nhiều năm là giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh nhưng từ mấy năm gần đây y quyết không đăng ký nữa. Có ai hỏi
thì y cứ tưng tửng: “dạy giỏi gì mà như đánh vật, như giời hành nào là phải
gò theo qui chế, gọt chân cho vừa giày; bài giảng thì khô khốc, nhạt hoét.
Mua mệt vào người làm gì, tôi cứ giảng hay từng bài, dạy tốt từng ngày”.
NGUYỄN THỊ THIỆN
NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ THIỆN
Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) tên là Lê Tư Thành, cháu của vua Lê Thái Tổ, con thứ tư của vua Lê Thái Tông, thân mẫu là Quang Thục thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ngoại ở khu đất chùa Huy Văn, Khâm Thiên, Hà Nội ngày nay. Ông còn có tên Lê Hậu, miếu hiệu Thánh Tông Thuần Hoàng đế, là vị vua thứ tư nhà Hậu Lê, ở ngôi 38 năm (1460 - 1497), lâu nhất trong suốt chiều dài lịch
sử chế độ phong kiến Việt Nam. Lê Thánh Tông
có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đưa quốc gia phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao. Giai đoạn đầu nắm triều chính, niên hiệu Quang Thuận, giai đoạn sau là Hồng Đức. Ông vừa là vị vua hiền tài, vừa nhà văn hóa lớn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Từ khi lên ngôi năm 1460, Lê Thánh Tông đã ban hành những chính sách mới, hoàn thiện bộ máy quan chế - hành chính nhà nước. Nhờ những cải cách quan trọng và toàn diện nên ông đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến cực thịnh cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. Là người có trách nhiệm cao trongsự nghiệp bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn biên cương Tổ quốc, ông thường nói với triều thần: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy mất một phân núi, một tấc sông do vua Thái tổ để lại”. Câu nói bất hủ ấy còn có ý nghĩa đến muôn đời. Đại Việt sử ký toàn thư viết về ông: ”Vua lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, thực là anh hùng tài lược, Vũ Đế nhà Hán, Thái tông nhà Đường cũng không hơn được”.
Về quê em hoà mình vào quá khứ
Thăm Đền Hùng nghe sử nước Văn Lang
Chốn tôn nghiêm thành kính giữa non ngàn
Nơi Đền Trung Vua luận bàn việc nước
Tới Đền Thượng, cột đá thề thoả ước
Con cháu muôn đời mãi được hiển vinh
Chùa Thiền Quang kính Đức Phật uy linh
Đền Hạ Âu Cơ ấm tình Mẫu tử
Trăm trứng Rồng trong một lần sinh nở
Để ngàn sau chung duyên nợ “đồng bào”
Tiên Dung, Ngọc Hoa tài trí thanh tao
Nàng bất tử hoà vào lòng dân tộc
Đỗ Nguyên Thương
ĐỌC THƠ NGUYỄN HƯNG HẢI
Khi cầm trên tay tờ lịch vừa bóc, thật ngẫu nhiên, tôi bắt gặp câu thơ “Tờ lịch nào cũng tờ lịch đầu tiên” trong bài thơ “Trước một tờ lịch mới” của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải. Thật thú vị vì đó là một cách nói khác so với triết lý “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của Heraclit.
Với niềm cảm hứng của một người yêu thích thơ ca, tôi mải miết đọc thơ Nguyễn Hưng Hải và nhận ra rằng có những con người chỉ một tập thơ hoặc một bài thơ đã thành danh và không thể sáng tác thêm được nữa. Với Nguyễn Hưng Hải, chỉ một tập thơ Ban mai chóng mặt (1990) đã thành danh nhưng anh còn tiếp tục, tiếp tục đến giờ đã là 9 tập thơ (Như tôi được biết). Điều đó phản ánh độ sung sức, nhưng trước hết, nó phản ánh niềm say mê, say mê kết hợp cùng năng khiếu để đem lại cho đời những bài thơ, những vần thơ tinh túy và giàu sức ám ảnh.
Có lẽ trước hết nên bắt đầu từ tập thơ đầu tay Ban mai chóng mặt, câu chữ giản dị, chất liệu mộc mạc, tứ thơ được kết nối từ những kỉ niệm tuổi thơ, vừa như rất gần vừa như từ rất xa, xa lắm vọng về trong kí ức. Có những kỉ niệm hồn nhiên như tuổi thơ của biết bao trẻ em nông thôn Việt Nam khác. Trước đây, trong trang sách học trò, tôi đã từng biết đến tuổi thơ của trẻ em nông thôn qua thơ Giang Nam: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm/ Có những ngày trốn học bị đòn roi/Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc.
PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện - Chiếc cầu nối các thế hệ văn chương
Huyền Thương
Lấy dấu mốc bài phê bình đầu tiên được đăng trên Tạp chí Văn học vào tháng 7+8 năm 1974, đến nay vừa tròn 50 năm cầm bút của PGS. TS Nguyễn Ngọc Thiện. Bên cạnh vai trò là một nhà lý luận phê bình văn học, ông còn là một nhà báo kỳ cựu, một nhà giáo mẫu mực, một nhà lưu trữ tư liệu văn học nghệ thuật với “gia tài” đồ sộ.
Mang trong mình dáng vẻ của người con quê hương Kinh Bắc, lại sinh ra trong gia đình có truyền thống học hành, khoa cử, ngay từ khi còn là cậu sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã chọn nghiên cứu văn học là mục tiêu, là con đường lập nghiệp để cống hiến và theo đuổi suốt đời. Những tấm gương mà PGS. TS, nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện noi theo trong nghề lý luận phê bình là những bậc thầy đáng quý như GS. Đặng Thai Mai, GS. VS Hoàng Trinh, GS. Hà Minh Đức; nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh; những nhà lý luận tiên phong trong nền báo chí cách mạng Việt Nam Hải Triều, Hà Xuân Trường.
ĐỘC ĐÁO “VỀ MIỀN HOA BAN ĐỎ”
Đọc “ Về miền hoa ban đỏ” của Lê Thị Bích Hồng”, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2024
Vũ Nho
“Về miền hoa ban đỏ” là tập tiểu luận phê bình mới nhất của PGS.TS. Lê Thị Bích Hồng. Nói độc đáo là bởi phần lớn các nhà nghiên cứu phê bình thường viết chuyên về một hoặc cùng lắm là hai lọai thể. Nhưng cuốn sách này, ngoài việc ra đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã là một sự độc đáo. Hơn nữa, đây là tập tiểu luận bên cạnh phê bình các tác phẩm phim ( phim tài liệu, phim truyện, phim hoạt hình) tác giả còn viết về các tác phẩm văn học, viết về nhà viết kịch, nhà quay phim nước ngoài; và viết riêng về hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong văn học, trong phim hoạt hình, trong sân khấu chèo. Đồng thời, viết về hình tượng Bác Hồ trong kịch nói “ Đêm trắng”… Một cây bút nữ phê bình bao quát nhiều lĩnh vực của đởi sống văn học nghệ thuật thật hiếm có.
Lấy nhan đề một bộ phim “Hoa ban đỏ”, rồi thêm hai từ mới vào thành nhan đề cuốn sách, nghà nghiên cứu đã có một nhan đề rất gợi, rất thơ “Về miền Hoa ban đỏ”.
Có thể nói Lê Thị Bích Hồng đã cung cấp cho bạn đọc hình dung một loạt phim tài liệu, phim truyện về đề tài Điện Biên. Bên cạnh đó là những bộ phim tài liệu công phu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chỉ huy trực tiếp mặt trận.