Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

ĐỖ CHIÊU ĐỨC giới thiệu

 

ĐỖ CHIÊU ĐỨC giới thiệu 

     

Thành Ngữ Điển Tích 122 :  
          
                          VƯỜN,VƯỢN, VƯƠNG, VƯỢT, VƯU. 
                           Inline image
                                               Vườn Hạnh 杏園

        VƯỜN HẠNH chữ Nho là HẠNH VIÊN 杏園 nằm ở phía nam Đại Nhạn Tháp xứ Trường An, thuộc Thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây hiện nay. Vào đời Đường, đây là nơi dành riêng cho những người mới thi đậu Tiến sĩ dạo chơi và dự tiệc do nhà vua khoản đãi, như bài thơ thất ngôn tứ tuyệt "Hạnh Viên 杏園" của Nguyên Chẩn 元稹 đời Đường sau đây :

               浩浩長安車馬塵,    Hạo hạo Trường An xa mã trần,
               狂風吹送每年春。    Cuồng phong xuy tống mỗi niên xuân.
               門前本是虚空界,    Môn tiền bổn thị hư không giới,
               何事栽花误世人。    Hà sự tài hoa ngộ thế nhân.
     Có nghĩa :
                     Ồn ào xe ngựa bụi Trường An,
                     Gió cuốn tiễn đưa mỗi độ xuân.
                     Trước cửa trống không đà vốn dĩ,
                     Sao trồng hoa để lở người trần.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2025

NHỮNG “CHẤM PHÁ” TÂM CẢM CỦA MỘT NHÀ THƠ KHIẾM THỊ

 


NHỮNG “CHẤM PHÁ” TÂM CẢM

CỦA MỘT NHÀ THƠ KHIẾM THỊ
(Đọc “Chấm phá” - Tập thơ Lục bát của Nguyễn Việt Anh,
Nxb. Hội Nhà văn, tháng 12-2024)

                   QUANG HOÀI
“Chấm phá” là tập thơ thứ 16 của Nguyễn Việt Anh - nhà thơ khiếm thị, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Nếu như “Thức cùng bóng tối” là tập thơ Lục bát đầu tiên xuất bản năm 2014 hoàn toàn là lục bát 4 câu khai mở thi nghiệp của mình, thì “Chấm phá” ra đời sau 10 năm cũng tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn là một bước tiến cả về hình thức và nội dung của thơ Nguyễn Việt Anh nói chung và thơ Lục bát nói riêng của anh.
“Chấm phá” có cả thẩy 50 bài thơ Lục bát, trong đó đại bộ phận là thơ 12 câu, không có bài 4 câu. Với Nguyễn Việt Anh từ ngắn đến dài không phải là sự kéo dài vô độ vô vị, mà là cái dài cần thiết để dung chứa những điều cần bày tỏ, biểu thị trọn vẹn những ý tứ thầm kín, sâu xa mà mình muốn nhắn gửi tới bạn đọc yêu quý. Đó là cái dài có liều lượng đủ gợi mở bằng các thủ pháp nghệ thuật vốn có của thơ Lục bát, chứ không phải là sự dài dòng, lan man dây cà ra dây muống, không kìm nổi dây cương khi cưỡi lên chú ngựa Lục bát bất kham.

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2025

VỀ THƠ NGUYỄN VIỆT ANH

 



NGUYỄN VIỆT ANH: THƠ TỪ THẾ GIỚI CẢM QUAN KHÁC BIỆT


            CHỬ THU HẰNG

Trong khu vườn đa sắc của thơ ca Việt Nam đương đại, có những bông hoa nở lặng lẽ nhưng tỏa hương thơm ngát từ một nghị lực phi thường. Câu lạc bộ Sáng tác Văn học Hồ Gươm tự hào vì có một hội viên đặc biệt, đó là nhà thơ khiếm thị Nguyễn Việt Anh, sinh năm 1982 tại Hà Nội. Nhân dịp Nguyễn Việt Anh ra mắt tập thơ “Chấm phá”, tôi đọc lại vài tập thơ anh tặng, để thêm một lần cảm phục trước nghị lực sống của anh.
Tôi đã đến thăm Nguyễn Việt Anh cùng bạn bè. Ngôi nhà số 39 phố Hàng Bồ nằm lọt trong khu phố buôn bán sầm uất của Hà Nội, là nơi “tấc đất tấc vàng”, lại “tứ đại đồng đường” chung sống nên khá chật chội, chẳng thấy mảnh sân phơi, nơi từ đó bay lên câu thơ ảo diệu của Nguyễn Việt Anh: "Dây phơi không chiếc áo nào/ Mỗi khi gió động vẫn chao đôi tà". Không có mảnh sân, không có cỏ cây hoa lá, không gió hát chim ca… những thứ thật sự hiếm hoi với người Hà Nội sống trong khu phố cổ. Nhưng Nguyễn Việt Anh dường như đã vượt thoát khỏi những bức bí đời thường ấy bằng đôi cánh của thơ. Chỉ cần một chiếc lá khô đi lạc cũng đủ cho anh phiêu du trong cõi vô cùng: "Nhặt lên chiếc lá héo khô/ Thấy ta trong cõi hư vô thay hình/ Gió đưa chiếc lá tái sinh/ Về đây rơi lại chỗ mình đã rơi" (Tái sinh)
Với tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của người Hà Nội, một tách cà phê sáng cũng đánh thức trong anh nỗi buồn muôn thuở của thi nhân: "Cà phê đắng ngắt bờ môi/ Căn phòng trống trếnh ngoài trời bão giông/ Sao mưa cứ lọt qua song/ Theo nhau len lỏi vào trong nỗi buồn" (Cà phê đắng)

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2025

MƯA TRONG CỬA SỔ TRỜi

 


MƯA TRONG CỬA SỔ TRỜi


Truyện ngắn NGUYỄN THAM THIỆN KẾ
1. Bán đảo đẫm ướt mưa đêm. Xương rồng và granite. Hạt mưa trong cơn mưa. Tôi có Chị hiện diện ở con đường ven biển...
Dấu hiệu Tôi đã vướng vào rắc rối. Sau cú phanh độc, chiếc SUT rê lộn ngược lại 20 km đường, Tôi mới hay. Tảng đá hoa cương hình đầu ngựa gặp bên lái cách đây một tiếng rưỡi, thì bây giờ lại ở bên phải.
Tôi hướng tới Chị ngột ngạt. Luôn luôn. Kích hoạt ký ức. Cuộc vượt thoát đang chờ đợi.
2. Tường kính suốt từ sàn tới trần, chuyển động ngoằn ngoèo dòng mưa hắt bám. Chớp xé ngoài khơi, sáng lên cột đèn biển không thắp sáng, đen thui như thân cây dương xỉ tiền sử hóa thạch. Sóng ào.
Nến bàn ăn vừa thắp.
Hai bộ đồ ăn mô phỏng linga và yoni gốm Bàu Trúc bày đối diện. Khăn ăn gấp xoáy ốc màu rượu chát.
Hở vai váy tím, rực lên mùi nước hoa Adidas nam tính, Nàng đan tay ngang đùi, ghế mây thảm len. Vẻ như tuổi ba mươi ngồi đó mấy mươi năm. Sau lưng Nàng, giá gỗ thông không vec-ni bày chật vỏ chai rượu cổ và đám Tễu baby mũm mĩm. Lò sưởi ốp đá cuội lập bập cháy thứ củi vụn ngấm mặn dạt vào bãi tắm.
Khói lòng vòng khét đắng.

TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN PHƯỢNG VỀ BÀI “QUA ĐÈO NGANG”

 


TRAO ĐỔI VỚI TS NGUYỄN PHƯỢNG VỀ BÀI “QUA ĐÈO NGANG”

                                Vũ Nho

TRÍCH  FB BÀI CỦA NGUYỄN PHƯỢNG

1. Nhan đề:

Nhan đề thơ trung đại thường rt ngn gn, tiết chế ch.

Trước đây bài thơ thường được mc định th t cnh ng tình. Có người còn rút gn hơn na trong gii hn thơ vnh cnh.

Nếu ch để vnh cnh, bà ch cn viết: ĐÈO NGANG là được ri. Ch QUA đây vì thế s là ch tha.

Tuy nhiên, trong mc đích ca thi nhân thì ch QUA trong nhan đề kia đóng vai trò cha đựng trng lượng nghĩa cơ bn ca thông đip.

T QUA đây gi chc năng ca mt động t. Do đó, QUA là đi qua, vượt qua.

Người ta không ch phi đi qua mt biên gii ca h Trnh, h Nguyn trong quá kh mà người ta còn phi đi qua, vượt qua cái ranh gii ca hn thù và, vic này thì chng d.

Lch s ni chiến ca dân tc này đã minh định điu đó.

2. Cú pháp và ngôn ng:

Có mt s lp.

Không lp t nhưng lp ý. Đó là các t DNG CHÂN và ĐỨNG LI. V nghĩa không khác. Đứng li thì cũng là dng chân thôi. Nhưng ti sao?

Tc là có mt s lưỡng l không h nh.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2025

KHÔNG CHỈ CÓ BA NGƯỜI...

 

KHÔNG CHỈ CÓ BA NGƯỜI…

Tiểu thuyết “Ba người cùng làng” của Hữu Đạt, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2024

                       Nho

NHÀ VĂN VŨ NHO


      Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Hữu Đạt là một người “đặc biệt”. Nói như vậy vì anh là người được đào tạo thành nhà nghiên cứu.  Anh đã rất thành công trong lĩnh vực ngôn ngữ học với nhiều công trình được đồng nghiệp, bạn bè và sinh viên đánh giá cao. Nhưng không chỉ có thế. Tư duy nghiên cứu không hề ảnh hưởng đến tư duy sáng tác, dù rằng đây là hai kiểu tư duy rất khác biệt mà thường thì ít người có được cả hai.  ( chỉ hiếm hoi có GS Hà Minh Đức, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng, GS.TS.  Lê Văn Lân ( Mã Giang Lân) và PGS.TS. Phạm Quang Long). Hữu Đạt đặc biệt vì trong lãnh vực nghiên cứu, anh là người thành công. Nhưng lĩnh vực sáng tác, anh cũng có nhiều thành tựu nổi bật. Không nhiều nhà nghiên cứu lại có gia tài văn xuôi gồm kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết phong phú như một nhà văn chuyên viết văn xuôi.  Anh viết cả ca kịch, kịch nói, truyện, rồi kịch bản phìm truyền hình, cuốn chân dung nổi tiếng các giáo sư khoa Văn trường Đại học Tổng hợp “Văn khoa chân dung kí’. Anh còn có hai tập thơ, một tập trường ca. Anh đã có 9 tiểu thuyết từ “Ngọn lửa tình yêu” (1987) đến “Cổng trường thời mở cửa” ((2006). “Ba người cùng làng” là cuốn tiểu thuyết thứ mười của anh. Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến cuốn sách “Kì bí đi tìm y lí phương đông” liên quan đến lĩnh vực Y học. Một sức làm việc đáng kính nể,

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2025

TIẾNG CỎ ĐÊM

 TIẾNG CỎ ĐÊM

                  Nguyễn Đức Bình

c_bnh
 
Sông làng nay đục mai trong
Phù sa chiu chắt nuôi đồng lúa xanh
Người lành hòn đất cũng lành
Cả đời khoai sắn dưa hành cà tương
Chết vùi gốc lúa che xương
Sống lăn lóc ruộng chiếu giường rạ rơm
Cuốc cầy chẳng quản thiệt hơn
Gội mưa tắm nắng hạt cơm vẫn gầy
“ Trông trời trông đất trông mây”
Ngờ đâu cả gió chết cây gẫy cành
Bờ xôi ruộng mật. Thôi đành!
Chợ người nháo nhác thị thành kiếm ăn
Cõi đời là mấy tháng năm
Lại về với vũng trâu đằm ngày xưa!
N.Đ.B
 
 
Lời bình của Nhà thơ Quốc Toản
ĐÊM NAY TÔI LẠI NẰM NGHE TIẾNG CỎ

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2025

MIỀN BAN TRẮNG – MIỀN THƠ GIÀU CẢM XÚC

 MIỀN BAN TRẮNG – MIỀN THƠ GIÀU CẢM XÚC

(Giới thiệu tập thơ Miền ban trắng của nhà thơ Phạm Minh Tân)

NGUYỄN THỊ MAI

 mai_ao_vang

NHÀ THƠ NGUYỄN THỊ MAI


Trong gần 2 trăm hội viên nữ của Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ Phạm Minh Tân không nổi trội, không có dấu ấn rõ nét về sáng tác nhưng trong lực lượng văn nghệ khu vực Hà Đông – Sơn Tây chị lại là tên tuổi được bạn bè biết đến, yêu thích và trân trọng bởi những thành quả sáng tạo văn học chân thực, dung dị làm nên cảm xúc trong lành, truyền được niềm tin yêu cho người đọc.

Tính đến nay, nhà thơ Phạm Minh Tân đã có 7 đầu sách in riêng, gồm cả truyện và thơ. Tuy nhiên với tôi, thơ là thế mạnh của chị, là thật nhất với tâm tư, nỗi niềm của con người nhân hậu, khiêm nhường, nhiều nén chịu trong chị.

Và tôi chọn thơ – Vì  thơ mới thể hiện rõ tâm hồn, cốt cách của cây bút nữ Phạm Minh Tân.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2025

NGUYỄN ĐÌNH NHỮ dịch

 NGUYỄN ĐÌNH NHỮ  dịch

hoa_sung_1

  

VŨ HUY ĐĨNH

(1730 - 1789)

Vũ Huy Đĩnh   (1730 - 1789), tự Ôn Kỳ  , thụy Văn Trung  , ông còn có tên là Trọng Cung  và Huy Tú  . Vũ Huy Đĩnh người xã Mộ trạch, huyện Đường An (nay thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương). Ông thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiên sĩ, xuất thân năm Giáp Tuất, niên hiệu Cảnh hưng 15  1754), đời vua Lê Hiển Tông.Ông giữ các chức quan như: Thừa chính sứ, Hữu thị lang Bộ Lễ, tước Hồng trạch bá và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

Tác phẩm:

Hoa trình thi tập    

 

      

(              

             )

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2025

LỄ CHA

 

ĐỖ CHIÊU ĐỨC giới thiệu 

Nhân ngày Lễ CHA, mời đọc lại bài viết :
           LỄ CHA 
                              Đỗ Chiêu Đức         
 
        
Inline image    
                                     
 
           Chúa Nhật thứ ba của Tháng Sáu hằng năm, là ngày LỄ CHA ( Father's Day  ) của nước MỸ. Ngày LỄ CHA năm nay nhằm ngày Chúa Nhật 15 tháng 6 năm 2025.
 
           
           Ta thường gọi ngày LỄ MẸ là NGÀY HIỀN MẪU, nên khi đến ngày LỄ CHA thì rất nhiều người theo thói quen, thay chữ MẪU bằng chữ PHỤ, và gọi ngày Lễ Cha bằng NGÀY HIỀN PHỤ ??!!...