QUÂN TỬ DÙNG DẰNG…
(Bình bài thơ
Thiếu nữ ngủ ngày,
- Hồ Xuân
Hương)
ĐƯỜNG VĂN
Trưa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi, quá giấc nồng.
Lược trúc biếng (chải) cài (gài) trên mái tóc,
Yếm đào để (bỏ) trễ dưới nương long (lưng ong),
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên nước (suối) chửa thông.
Quân tử dùng dằng, đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong!...
Trong sự đọc còn hạn hẹp của tôi, về bài thơ nổi tiếng này
của Bà Chúa thơ Nôm, từ khi ra đời (chưa rõ thời điểm cụ thể?!) cho đến nay, ít
nhất có 4 luồng ý kiến khác nhau:
1. Chê bai, phản
bác, cho rằng đây là 1 trong những dâm thi, quỷ thi của nữ sỹ họ Hồ, biểu
hiện cái ẩn ức tình dục do hoàn cảnh
riêng và tính cách, tâm hồn dâm đãng của bà.
2. Ngợi khen
tinh thần, tư tưởng chống phong kiến
(phản phong, nam quyền) mạnh mẽ, tiếng nói đòi hỏi bình đẳng của nữ giới, nữ
quyền, ca ngợi sắc đẹp và sự trẻ trung của người thiếu nữ.
3. Mô tả bức
tranh nuy, secsy, với cảm hứng đồng
cảm và ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên trong trắng, đầy quyến rũ và hấp dẫn của hình
ảnh vừa hiện thực vừa biểu tượng: Thiếu
nữ ngủ ngày, trong cảm quan của chàng quân
tử đa tình với ý thức cá nhân bắt
đầu trỗi dậy; bằng biểu tượng ẩn dụ nước, và những hoài niệm phồn thực của
văn hóa dân gian (Nguyễn Đức Bính, Đỗ Long Vân, Đỗ Lai Thúy)*.
4. Gần đây, trong bài phê bình tiểu thuyết Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương,
1999), Đoàn Cẩm Thi dùng con mắt của thi pháp thơ - hội họa hiện đại để chỉ ra chỗ hạn chế của nghệ thuật tả người trong Thiếu nữ ngủ ngày: đó là giới
hạn của thi pháp và họa pháp trung đại:
bức tranh lấp lánh hình ảnh biểu tượng, nhưng nhìn chung tĩnh tại, thiếu sộng động, đặc biệt là mới chỉ đậm chất tạo hình (thị giác (mắt) mang tính ước lệ mà thiếu cảm quan cụ thể của các giác quan khác: thính giác (tai),
khứu giác (mũi), vị giác (lưỡi)*…