KIỀU TẮM
(Khảo
tán)
ĐƯỜNG VĂN
1307. Dưới trăng, quyên đã gọi hè,
Đầu tường, lửa lựu lập lòe đâm (đơm)
bông.
Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng, tẩm hoa.
1311.
Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
1312.
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Sinh càng tỏ nét, càng khen,
1314. Ngụ tình, tay thảo một thiên luật
Đường.
Nàng rằng: vâng biết lòng chàng,
1316. Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm
thêu.
Hay hèn, lẽ cũng nối điêu,
Nỗi quê, nghĩ một hai điều ngang ngang…
Lòng còn gửi áng mây Hàng,
1320. Họa vần, xin hãy chịu chàng hôm
nay…
(Trích Tuyện Kiều. Nguyễn
Thạch Giang khảo thích;
NXB. ĐH & THCN, 1972; tr. 234 – 235)
Thực ra, nếu trích đầy đủ, có đầu có cuối đoạn Nguyễn Du
tả cảnh Kiều tắm ở lầu xanh Tú Bà, dưới con mắt thưởng lãm của tay khách làng
chơi hào phóng, quen thói bốc rời/Trăm
nghìn đổ một trận cười, như không! – chàng Thúc Kỳ Tâm (Thúc Sinh viên. Gọi
thế cho nhã, chứ Thúc vốn là một gã thương
nhân, theo nghiêm đường mở ngôi hàng
buôn bán ở Lâm Truy)… thì phải trích như trên. Trong đó, tất nhiên 8 câu
đầu là nội dung chủ yếu, đặc biệt tập trung thần
bút vào 2 câu 1311 – 1312 mà hễ ai nhắc đến tài tả nuy, tả sex của cụ Tố Như,
thì đều trích dẫn và bình luận về 2 câu
này. Điều đó từ lâu, đã là sự thật hiển nhiên!
Nhưng tôi muốn lưu ý các bạn đọc yêu Truyện Kiều, rằng, ngay trong trường đoạn Kiều tắm 14 câu kia, bên
cạnh cặp lục bát thi trung hữu họa
thần diệu ấy, vẫn còn không ít câu thơ được coi là trác việt, chứng tỏ thiên
tài cụ Nguyễn Tiên Điền. Chẳng hạn, ai có thể quên câu thơ triết lý khái quát
về một hạng người chỉ sống để làm tiền bởi cái nghề dơ dáy, kinh doanh trên
thân xác đàn bà… cũng vì những đồng tiền tanh tưởi: Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!? Chưa hết ngán ngẩm và ghê tởm
thay cái máu tham tiền làm nhờn nhợt màu da
ấy của mụ dầu loại số má, thì ngòi
bút thơ kỳ tài bỗng thoắt chuyển tả cảnh sang hè.
Hai câu: Dưới
trăng, quyên đã gọi hè/Đầu tường, lửa
lựu lập lòe đâm bông, không còn nghi ngờ gì nữa, đã trở thành một bức tranh
thơ linh động, kỳ ảo vẽ cảnh chuyển mùa từ xuân sang hè bằng âm thanh tiếng
chim quốc (đỗ quyên – quốc đen) khắc khoải dưới ánh trăng đêm. Nơi đầu tường
kia, trong gió đêm đầu mùa xào xạc, cành hoa lựu phất phơ lay động, rung rinh,
lung linh, lúc ẩn lúc hiện. Màu hoa đỏ vẫn rực lên như ánh lửa lập lòe. 4 phụ
âm đầu l lặp lại vô tình hay hữu ý
trong tưởng tượng của thi nhân, không rõ?! Chỉ biết với 2 câu lục bát ấy, những
hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên Trung Hoa hay Việt Nam, Lâm Truy hay Thăng Long?...
đã mấy trăm năm nay, trở nên vô cùng quen thuộc, lộng lẫy trong sự bình dị,
duyên dáng và trẻ trung lạ lùng. Nếu câu khái quát về máu tham trên, hoàn toàn được viết bởi bút pháp hiện thực phê phán
trung đại thì 2 câu này bút pháp hiện
thực cổ điển đã được chắp thêm
đôi cánh lãng mạn bay bổng. Và chỉ tiếp 2 câu nữa, Nguyễn Du lại bỗng chuyển
qua bút pháp ước lệ - tượng trưng mà sao
vẫn tự nhiên, ngọt ngào như không? Quả là thiên
cổ kỳ bút của 1 thiên tài!
Đến câu Thúy Kiều thỏ thẻ lăngxê tới bến tài thơ Thúc Sinh mà ai cũng hiểu đó chẳng qua là
lời khen đầu môi, nịnh khách của kỹ nữ - hoa khôi Thúy Kiều. Vậy mà, từ lâu đã
trở thành khuôn mẫu và đỉnh cao của những lời khen tâng bốc văn chương mòn sáo:
Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu! Nếu tinh ý, người đọc sẽ nhận ra ý chê ghim
sâu, khéo léo: Đó chẳng qua chỉ là cái nhấn nhá hoa mỹ, hình thức bên ngoài.
Làm duyên, tạo dáng câu văn đẹp, sang như ngọc châu, chữ viết hàng hàng múa
lượn như gấm thêu hoa… đấy. Nhưng còn
ý tứ, tư tưởng thì… bỏ qua, không nói tới! Nghĩa là nội
dung, tư tưởng, tình cảm… chẳng có gì đáng nói! Tự đáy lòng, có lẽ Nguyễn Du
hàm ý khái quát sâu xa như vậy chăng?
Hay 2 câu: Lòng
còn gửi áng mây Hàng/Họa vần, xin hãy chịu chàng hôm nay. Thực chất là 1 lời từ chối tế nhị, khéo léo, cốt không làm
phật ý, mất lòng khách quý; nhưng nói lên từ cái miệng hoa của người đẹp
nghiêng nước nghiêng thành, vẫn nghe ra giọng tình cảm chân thật, khiêm nhường,
dễ thương của một người con gái hiếu nghĩa sâu nặng. Áng mây Hàng (Thái Hàng Sơn, từ điển tích câu chuyện Địch Nhân Kiệt
(đời Đường) lên chơi núi, nhìn mây bay, nhớ cha mẹ) xa vời… thốt trở nên gần
gũi, cũng chính là cái cớ đề Thúc Sinh hỏi thăm gia cảnh Thúy Kiều, khiến mạch chuyện
phát triển một cách hết sức tự nhiên. Tôi cho rằng động từ chịu mà Thúy Kiều vừa buông ra 1 cách nũng nịu, thoáng chút băn
khoăn, hứa hẹn sẽ khiến chàng Thúc càng như mê mẩn, thêm yêu vì nết, thêm trọng
vì tài, đắm say vì nhan sắc trước ứng xử của cô gái lạ kỳ có một không hai này.
Không thể có từ nào hợp lý và đắt giá bằng!
***
Lan man tán về Truyện
Kiều như thế, e cũng đã nhiều! Xin trở lại chủ đề chính cuả câu chuyện bình
thơ hôm nay: Nguyễn Du tả Kiều tắm.
8 câu (4 cặp) lục bát được giao nhiệm vụ cụ thể rõ
rành: chuyển tải nội dung hơn 2 trang văn xuôi kể - tả, dài dòng, trần trụi,
thô thiển của Thanh Tâm Tài Nhân trong tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều truyện thành những bức
tranh - thơ bóng bẩy, nuột nà, cô đọng, cực kỳ thanh nhã, sang trọng mà vẫn
không kém phần cụ thể, khêu gợi trí tưởng tượng, liên tưởng của người đọc,
người xem. Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của Nguyễn Du – như đoạn trên đã nói: tượng trưng - ước lệ, (một bút pháp nghệ
thuật phổ biến, quan trọng của thi pháp thơ ca trung đại); nhưng được sử dụng
với cảm quan hiện thực mạnh mẽ, cởi mở,
táo bạo nên ít bị gò bó, chung chung, công thức. Trừu tượng đấy mà vẫn cụ
thể, chân thực xiết bao!
Tuy nhiên, công bằng mà nói, quả thực 2 câu: Buồng the phải buổi thong dong/Thang lan rủ
bức trướng hồng, tẩm hoa; thực sự vẫn
ánh lên vẻ đẹp của sự đài các, quý tộc, mỹ lệ hóa (hay là kềnh càng hóa, quan
trọng hóa?!) những việc làm rất đỗi bình thường ở 1 kỹ viện (nhà chứa), khi họ
chuẩn bị tắm cho kỹ nữ hàng đầu. Nào là chọn buổi thong dong (nhàn nhã, rỗi việc, trời đẹp…) Tắm cũng phải cầu kỳ xem ngày, xem giờ! Căn phòng riêng của kỹ nữ
được gọi bóng bẩy là buồng the kín
đáo (che bằng màn the đen mỏng). Nấu nước nóng ngâm hoa lan để dậy mùi hương.
Nước tắm được pha chế cầu kỳ tựa như sắc
thuốc bắc, bỏ vị hoa lan làm thang
dẫn. Vây kín quanh phòng là bức trướng
gấm hồng hoặc thêu hoa hồng sang
trọng. Hành vi vệ sinh thân thể: tắm (kỳ
cọ, dội nước, gội đầu và làm sạch các
bộ phận cơ thể) được sang trọng hóa bằng cụm từ bóng bẩy: tẩm hoa: Dùng nước nóng tỏa hương ngát hoa lan để làm sạch cơ thể
mỹ miều ngàn vàng của người ngọc hoa khôi Vương Thúy Kiều. Có cảm tưởng như họ
đang cử hành 1 nghi lễ trang trọng, sắp sửa, chuẩn bị 1 cuộc tắm gội của nàng
công chúa, tiểu thư quý tộc lá ngọc cành vàng trong cung điện lầu son gác tía
chứ không phải là 1 cuộc bày vẽ trò chơi
câu khách, 1 ngón nghề moi tiền các khách sộp, đại gia, kiểu như Thúc Sinh…
của trùm chứa dày kinh nghiệm Tú Bà, dưới cái nhìn đồng cảm, đồng điệu, ưu ái của
tác giả.
Làm nên linh hồn
cảnh Kiều tắm tiên là 2 câu tuyệt bút:
Rõ màu trong
ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Rõ ràng, cảnh Kiều khỏa thân hoàn toàn (nuy) sau tấm màn gió phật phờ buông, làm
ra vẻ mờ ảo, nhưng vẫn hiện ra rất rõ 1
cách cố ý khêu gợi (theo lệnh của Tú Bà)
trước cặp mắt đam mê sành sỏi, dâm đãng, khao khát hành lạc của Thúc Sinh. Ở
đây, bức tranh nuy (có lẽ đầu tiên
trong văn thơ trung đại Việt Nam )
được vẽ thoáng, bằng những nét bút thật mềm mại nhưng cũng thật bạo, vừa thật
vừa ảo. Màu trắng mát mịn như tỏa
hương của da thịt gái tơ hơ hớ nõn nường được ẩn dụ trong hình ảnh quen thuộc trong
ngọc trắng ngà (trong như ngọc, trắng như ngà). Trước đó, khi Thúc tiếp xúc
với Kiều trong trang phục quần chùng áo dài, kín đáo, khi trong cuộc truy hoan miệt mài thì hiển nhiên cả đôi
đều trần truồng như nhộng! Nhưng đây là lần đầu tiên Thúc được thưởng thức ngắm
cảnh Kiều tắm một cách công khai, giữa ban ngày ban mặt, giữa chốn hồng lâu
khách khứa dập dìu... Ở một khoảng cách vừa tầm nào đó, toàn thân giai nhân mướt
mát, uyên ảo, hấp dẫn, khêu gợi, từ đầu tới chân, này ngực, này mông, này nhũ
hoa, bồng đảo, này đùi, này bẹn, này lạch
đào nguyên nước đã thông, này đám cỏ
gà lún phún leo quanh mép (HXH)… tất cả tường minh mồn một, đồng hiện. Thật
mãn nhãn…! Nguyễn Du hạ 1 câu 8 tiếng độc đáo:
Dày dày sẵn đúc
một tòa thiên nhiên!
Tòa thiên
nhiên là gì? Là hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng cơ thể lồ lộ đầy sức
sống, bản năng của nàng tiên Thúy Kiều như 1 tòa lâu đài tráng lệ mà thiên
nhiên Tạo Hóa ban tặng. Tòa thiên nhiên
ấy không hề xa vời, ảo ảnh, mà hiện thực, hiện hữu gang tấc, có thể sờ nắm ngay
được và cũng có thể cùng tòa thiên nhiên
ấy lên đỉnh Vu Sơn ngay tắp lự, nếu chàng muốn (vì chàng sẵn sàng bỏ những món tiền
bo hậu hĩ, xứng đáng!). Có lẽ bởi cái
nhìn Thúc Sinh, trong cảm quan vừa thánh thiện, trong sáng vừa dâm đãng, khát
dục như thế, mà cái háo sắc dâm tình con đực lại có phần át, lấn cái trang nhã
giả vờ trong tâm trạng, tâm thế chàng Thúc, nên Nguyễn Du mới hạ 1 từ láy đôi cực kỳ gợi hình, gợi cảm: dày dày. Cái gì dày dày? Tôi hiểu đó chính là cái cửa mình, cửa hang, cái âm hộ, cái mu lông, cái bộ phận sinh dục giống
cái, cái l. của nàng Kiều nó dày dày
vậy! (Vỏ nó sù sì, múi nó dày! (Quả mít,
HXH). Với ý nghĩa này, cái tòa thiên
nhiên ngoài nghĩa chung như trên
đã nói, còn có nghĩa riêng, nghĩa cụ thể:
đó chính là chỉ cái l. của nàng con
gái đầu nhà họ Vương, chứ sao!!!
(Đến đây, tôi xin phép được mở ngoặc, khấn vọng đôi
lời với cụ Nguyễn Tố Như: - Con vô cùng chân thành xin cụ Tiên Điền xá tội cho,
nếu những lời trên của con có chút gì báng bổ tục tĩu, mạo phạm. Quả thật con
muôn ngàn lần không dám xúc phạm tiền nhân cao vợi, mà chỉ muốn gọi tên thật
chính xác, trần trụi sự thật ẩn náu trong cái vỏ ngôn từ, hình ảnh để người đọc
ai đó ngộ nhận hoặc giả vờ đạo đức mà ngộ nhận, mà thôi! Huống chi, con đọc sách
và biết rõ cụ Tiên Điền hồi trẻ, ở Hà
Tĩnh, Nghệ An thì nổi tiếng tình tứ tài hoa, đào hoa trong các cuộc hò đối đáp
giao duyên ví dặm, hát phường vải để đến nỗi phải ngậm ngùi viết Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, hay Thác lời trai phường Nón; ra ở Thăng
Long lại vốn là 1 tay chơi lãng tử khét tiếng trong An Nam ngũ tuyệt. Ngài lại cũng sở hữu tới 3 bà, 18 con (12 trai, 6
gái) cơ mà!)
Cho nên, hai chữ dày dày rất đỗi nôm na, cụ thể ghép với hai từ sẵn đúc nó làm cho bức tranh
khỏa thân Kiều tắm vốn nương dòng ước
lệ - tượng trưng trừu tượng bỗng hóa có hình, có khối, hiển lộ trong không
gian ba chiều như hình ảnh trong màn hình kỹ thuật số hiện đại 3D, 4D thời @.
Cái khối (vật) dày dày, thơm như múi
mít hết sức đáng thèm, đáng yêu ấy, lúc gần lúc xa, có lúc như áp sát vào mặt,
dí vào hai lỗ mũi đang mở rộng hít hà, khoan khoái, tê mê thưởng thức của khách
du sộp họ Thúc. Và thế là, chàng hớn hở, luôn tay hào phóng rút ra những tờ giấy
bạc cáu cạnh, thưởng cho cả nhà chủ cùng với đào nương!
Như những bậc đại bút khác, vốn thường tiết
kiệm ngôn từ và kìm chế cảm xúc, Nguyễn Du chuyển nhanh từ tả sang kể. Câu thơ hòa với câu văn xuôi tường
thuật mạch chuyện: Sinh càng tỏ nét, càng
khen/Ngụ tình, tay thảo một thiên
luật Đường. Thúc Sinh vừa say sưa ngắm vưu vật Hóa công, vừa khen ngợi luôn
mồm, rối rít. Lạ thay, anh ta lại nảy hứng làm thơ đề vịnh cảnh Kiều tắm độc
nhất vô nhị này bằng 1 bài thơ Đường luật và đọc to lên (Nguyễn Du không nói rõ
hay dở ra sao!?), khiến Kiều cũng phải đà đưa thù tạc, khen lại nức nở.
***
Nếu so với các họa sỹ, nhà điêu khắc
phương Tây thời cổ đại, thời Phục hưng thì Nguyễn Du là người đến muộn. Nhưng chỉ
với 2 câu thơ tả cảnh Kiều tắm,
Nguyễn Du đã hoàn toàn xứng đáng là 1 nhà thơ tiên phong ở Việt Nam thời trung
đại: dám mạnh dạn dùng ngôn ngữ thi ca trữ tình vẽ thành công bức tranh lụa màu
ca ngợi vẻ đẹp thần tiên - trần tục,
đầy sức sống và cuốn hút, khêu gợi ái tình, vẻ đẹp cơ thể CON NGƯỜI - thiếu nữ
thanh xuân trong tư thế sinh hoạt đời thường (tắm truồng, khỏa thân), trở về
với thiên nhiên, tự nhiên trong trắng, lành sạch và nguyên sơ nhất. Vẻ đẹp cơ
thể CON NGUỜI – vẻ đẹp NHÂN VĂN, một trong những vẻ đẹp trần thế đáng tụng ca
nhất. Nguyễn Du hoán cốt đổi hồn, vượt xa cốt truyện và cách kể của Thanh Tâm
Tài Nhân… trong đoạn truyện thơ Nôm này, chính là ở đó./.
Chiều 28 – 1 – 2015. ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét