Vũ Nho đọc bài viết
THƠ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH
Đọc hai tập thơ Hương đất và Quê
hương của Nguyễn Hồng Minh, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2015
Vũ Nho
Anh Nguyễn Hồng Minh là một người lính. Nhập ngũ năm
1970 và đã từng tham gia chiến đấu ở mặt
trận B2. Đó là những năm chiến tranh vô
cùng gian khổ, ác liệt để rồi sau đó cả đất nước đi đến thắng lợi của mùa xuân
1975 lịch sử. Người lính có năng khiếu thơ văn ấy đã trải qua những ngày tháng
gian lao, đã hoàn thành nhiệm vụ của một người chiến sĩ. Anh trở về hậu phương với tâm sự
thanh thản như người bình thường : “ Như
anh nông dân/ Cày ruộng màu/ Đường thẳng/ Như chị bán hàng/ Vui vẻ buổi chợ
đông/ Anh công nhân/ tay siết chặt bu lông” ( Dấu hỏi). Tuy vậy ý thức công
dân của một người lính rất cao. Dù đã có cống hiến ở chiến trường, nhưng anh
vẫn băn khoăn, trăn trở với một câu hỏi : “ Ta
đã làm gì ? Cho gia đình, bạn bè/ Cho cuộc đời này/ Trước lúc ra đi” ( Dấu
hỏi). Rồi người lính ấy đã giở lại những
trang nhật kí chiến trường, giở lại những kỉ niệm xưa, với bạn bè, với đồng
đội, với người thân. Và anh tìm đến thơ ca để ghi lại tâm sự của mình. Điều
quan trọng nhất là để anh bày tỏ tiếng
lòng tri ân. Tri ân quê hương, tri ân người thân, gia đình, bạn bè. Và tri ân
đồng đội. Bởi thế mà hai chủ đề lớn nhất, sâu đậm nhất trong thơ anh là người
lính và quê hương với những người thân.
Những bài thơ viết về người lính, về
bản thân anh và đồng đội là những bài thơ có ấn tượng. Thời chiến, chúng ta có
phong trào “ Tiếng hát át tiếng bom”. Người đọc đã được gặp tiếng hát trong thơ
của nhà thơ Phạm Tiến Duật ( Lửa đèn, Vầng trăng và quầng lửa, Nghe em hát
trong rừng, Khúc hát thanh xuân), trong thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh : “ Người
sốt rét hát cho người sốt rét/ Đường ngổn ngang đất còn cháy khét/ Cây mát cho
người, người mát cho nhau” ( Tiếng hát trong rừng). Còn đây là tiếng hát của những người lính trẻ “ Hát
trong hang đá” của Nguyễn Hồng Minh:
Đồng
đội tôi hát trong hang đá
Tiếng
vang dài ngân nga
Tiểu
đội tôi
Giọng
người nào cũng khỏe
Ngoài
trời đạn cầu vồng chớp lóe
Át
tiếng bom thù
Tiếng
hát bay xa
12- 1972
Không
có thực tế chiến trường của người lính thì không thể viết được những vần thơ
hào sảng như thế. Người đọc sẽ tìm thấy ở thơ Nguyễn Hồng Minh hình ảnh những chàng trai
hồn nhiên, đầy quyết tâm ra trận:
…ngày
chúng tôi ra trận
Thằng
thiếu cân nhét đá túi quần
Đo
chiều cao kiếng cẳng, nhón chân
Tuổi
mười sáu khai thành mười tám
Trước giờ ra trận
Đó
là một thời mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết chân thực và hồn nhiên : “ Đường
ra trận mùa này đẹp lắm”, nhà thơ Chính Hữu viết : “ Có những ngày vui sao, cả
nước lên đường”.
Nguyễn Hồng Minh đã viết về thế hệ mình, đồng đội mình
:
Họ ra đi
Chưa một lần
hôn người bạn gái
Bịn rịn chia
tay
Không
hẹn ngày trở lại
Ra
đi trẻ mãi tuổi hai mươi
Đồng đội
Nếu
Nguyễn Mĩ có “ Cuộc chia li màu đỏ” thì Nguyễn Hồng Minh góp vào thơ “ Cuộc
chia li màu tím” với những câu thơ khỏe khắn:
Bầu
trời chung mang khúc quân hành
Nặng
hai vai chiến hào đánh Mĩ
Cuộc
chia li tím màu chung thủy
Vọng
bài ca bất diệt tình yêu.
Với
tình thần của người lính ra trận, tác giả đã viết những câu thơ giàu cảm xúc về
những người phụ nữ ở hậu phương. ( Chị tôi, Gửi chị tôi, Đợi, Chỉ tình yêu còn
mãi). Trong đó có câu thơ ám ảnh:
Níu
mùa xuân lại để mà chờ mong
Đợi
Người
lính có trái tim đôn hậu và tấm lòng nhạy cảm, tác giả cảm thấy mình “ mắc nợ”
với bao đồng đội, những người hi sinh, những người trở về với chất độc da cam,
với hình hài không nguyên vẹn…( Nợ).
Nhiều bài thơ ( Mầm sống, Phía trời xa
bạn nằm, Nỗi đau Gạc Ma, Bất tử, Những anh hùng Vị Xuyên, Mộ gió), anh nhắc
đến những người đồng đội với sự trân
trọng, biết ơn và khẳng định sự bất tử
vì các anh đã hi sinh “ Cho mầm sống muôn
đời”:
Mùa
xuân về
Hoa
bật lên thành cổ
Đỏ
tươi
Thắp
ran nỗi nhớ
Đồng
đội tôi
Nằm
lại chốt này
Mầm sống
Là
người lính, trực tiếp lăn lộn với những
vất vả và hiểm nguy nơi chiến trường nên Nguyễn Hồng Minh dành không ít
tình cảm cho những thanh niên xung phong, những người mở đường, người gùi đạn,
bám trụ Trường Sơn. Các bài thơ : Cô gái mở đường, Một thời để nhớ, Mưa rừng,
Ngã ba Đồng Lộc, Con gái Trường Sơn, Tháng
Bảy tác giả dành ca ngợi những cô gái vượt gian khổ, hi sinh, để cùng người lính làm nên chiến thắng.
Như đã nói, tiếng lòng tri ân của tác
giả dành cho quê hương. Vùng quan họ Bắc Ninh, những người thân của tác giả có
một vị trí quan trọng trong hai tập thơ. Số bài viết về chủ đề này cũng
rất phong phú và đa dạng. Cả một tập thơ
mang tên Quê hương. Còn tập Hương đất cũng dành nhiều trang cho quê
hương. Tác giả nhắc đến những dòng sông, cánh đồng, ao làng, những câu ca quan
họ ắp đầy kỉ niệm và nhung nhớ. Bên cạnh
đó là hình ảnh những người phụ nữ nông thôn mà nổi bật là hình ảnh người mẹ một
đời hi sinh tất cả vì con cái. Tác giả đã dành nhiều bài thơ viết về mẹ mình và người mẹ chiến sĩ : Mẹ, Lòng mẹ, Mẹ là “anh hùng”, Bàn tay mẹ,
Mẹ quê, Mẹ là điểm chốt, Lưng mẹ. Những câu thơ làm người đọc rưng rưng:
Nâu
sồng
Bạc
áo mẹ tôi
Trĩu
cong đòn gánh
Gánh
đời nắng mưa
Thân
cò
Lặn
lội sớm trưa
Thương
cây lúa ngả
Trắng
bờ ca dao
Gió
sông
Lùa
chát mặt ao
Mẹ
gom trong mắt
Mưa
rào tháng năm
Lòng mẹ
Nhưng
câu thơ tả cảnh quê, tình quê cho thấy tình quê dạt dào của người viết. Có khi
chỉ một vài nét chấm phá mà khiến ta
bâng khuâng:
Đường
làng lồi lõm hố trâu
Tre
gầy xơ xác chuối nhàu lá khô
Quê nghèo
Nắng
nghiêng vàng óng lúa phơi
Tre
cong nâng cánh diều bơi lưng trời
Lá
vàng chao nhẹ xoay rơi
Cúc
cu…chim gáy lưng đồi xôn xao
Chiều thu
Tơ
vàng nắng nhẹ rơi trên áo
Gió
cuốn trời xanh mây trắng bay
Hẹn
Những
người đọc viết về thơ Nguyễn Hồng Minh
gần như có chung cảm nhận là thơ anh chân chất, giản dị, không cầu kì chữ
nghĩa, không bận tâm nhiều đến hình thức cách tân. Đúng vậy. Tuy nhiên, chân chất, giản dị, không
quan tâm nhiều đến chữ nghĩa là một ưu điểm, nhưng nó cũng rất dễ trở thành
nhược điểm. Bởi vì đôi khi ranh giới
giữa sự chân chất giản dị với sự dễ dãi nôm na là hết sức mong manh. Bên cạnh
những bài thơ hay, vẫn còn không ít những bài thơ tứ không thật rõ, dàn trải
cảm xúc, nặng về kể lể…Một số từ ngữ cũng chưa thật chọn lọc, trau chuốt, mặc
dù tác giả đã có ý thức về việc này. Chẳng hạn từ “gió heo” trong câu thơ “ Rì rào cây trút lá/ Chạm gió heo mong manh”
( Thu trong em), hoặc từ “ đăng đàn”
trong câu thơ “Rồng trời cao xuống dưới
trần gian/ Phun ngọc nhả châu dựng lũy đăng đàn” ( Truyền thuyết Hạ Long), từ “tằm non” trong câu thơ “ Như tằm non nhả kén cho đời” ( Dại khờ)…
Tác giả đã tâm sự : “Bản thân tôi coi thơ như khoảng lặng cuộc
đời, là niềm vui, là nỗi đau trăn trở khi viết về đồng đội, những chị em xung
phong đã hi sinh hoặc thương tật trong chiến trường ác liệt. Thơ tôi như một sự
tri ân với đồng đội sau hòa bình còn gặp
nhiều vất vả trong cuộc sống đời thường” ( Kính gửi các bạn hữu yêu thơ).
Với hai tập thơ Hương đất và Quê hương, Nguyễn Hồng Minh đã phần nào
thực hiện được tâm nguyện đó của mình.
Hà Nội, 15/1/2015
ND sang thăm anh VU NHO,chúc sức khỏe và chúc ngày mới,tuần mới vui và may mắn anh nhé.
Trả lờiXóaCám ơn bạn!
XóaChúc nhiều niềm vui!