CẢNH TỈNH*
Nguyễn
Thanh Kim
Nhà lại mọc. Và
tường xây quây kín
quảng cáo giăng che
khuất cả tầm nhìn
bức bối quá khiến
lòng ta tẻ nhạt
anh chai lì vô cảm
như em!
Chẳng mong thế. Đừng
bao giờ như thế...
lũ cuộn dâng muôn
đợt sóng gầm gào
bàn tay trắng ướt
nhèm lưng gạo hẩm
thực đấy rồi, đâu
chỉ lạ chiêm bao!
Chẳng mong thế. Đừng
bao giờ như thế...
mới nghĩ thôi chợt
thoáng rùng mình
xin mặt đất không là
sa mạc lửa
vây riết hồn, chụp
giật cả trời xanh!
Chẳng mong thế. Đừng
bao giờ như thế...
*Cảnh tỉnh- Thơ Nguyễn Thanh Kim, trong tập “Miên man cỏ”-
Nhà xuất bản Hội nhà
văn 12/ 2008.
Lời bình của
TRẦN TRUNG
Với hơn chục tập thơ
in riêng từ “Nắng triền sông” (1981) đến “ Miên man cỏ” (2008), nhà thơ Nguyễn
Thanh Kim, có lẽ đã tạo được dấu ấn riêng, cũng là ấn tượng riêng trong lòng
bạn yêu thơ !?
Thế này chăng trong
cảm nhận của Tôi về điệu hồn, điệu cảm của Nguyễn Thanh Kim : xúc cảm và suy tư
ân tình, sâu nặng với cuộc đời, con người. Hình tượng thơ của Nguyễn, cũng vì
thế bao trùm lên không chỉ là Hiện-Thực-Bề-Mặt, mà dường như còn lia chạm tới
những vùng miền xa thẳm, diệu vợi mà ám ảnh, mà cảnh tỉnh cho ta cách nhìn,
cách nghĩ ...
Trong tập “ Miên
man cỏ” (NXB Hội Nhà Văn-2008), trong số những bài thơ đi theo mạch cảm xúc
trên, tôi có ấn tương với thi phẩm “Cảnh tỉnh” của Nguyễn Thanh Kim. Nhà thơ
buông ra lời tâm tình mà cũng là lời thơ cảnh tỉnh trong một điệp khúc “Chẳng
mong thế. Đừng bao giờ như thế...”-Toàn bài, nhắc tới ba lần, kèm theo dấu chấm
lửng (...). Và, câu thơ ấy lại đứng riêng trong khổ thơ kết, mang dư vị riêng,
ám ảnh riêng, thật lạ !
Vậy, Thanh Kim ám
ảnh và “Cảnh tỉnh” bởi những gì mà nhà thơ “mục sở thị”, mà nhà thơ bức xúc
khôn nguôi trước hiện thực cuộc sống. Ấy là hiện thực mắt nhìn lẫn hiện thực
khuất lấp:
“Nhà lại mọc. Và
tường xây quây kín
quảng cáo giăng che khuất cả tầm nhìn”
Những điều được ( có khi,cũng là mất !) từ sự “mọc”, “quây”,
“che” dường như đã đánh thức nỗi “bức bối”, “tẻ nhạt”; đánh thức cả những xôn
xao “vô cảm” của lòng người nữa : “bức bối quá khiến lòng ta tẻ nhạt/anh chai lì
vô cảm, như em”. Tôi thú vị với cách diễn đạt trong hai câu thơ trên của Nguyễn Thanh Kim. Bởi nó không diễn theo lối
“xuôi chèo mát mái”, dễ dàng mà “đánh thức” cảm suy cho con người, từ những
điều nghịch lí , trớ trêu đang hiện hữu,
đang “mọc” lên, đang “ giăng che” một cách chóng vánh, ngông nghênh-nhất là ở
nơi phố phường đô hội. Những câu thơ của Nguyễn Thanh Kim như dựng lên tới tấp
những không gian dựng xây của thời hiện đại, thời kinh tế thị trường, xâm lấn
cảnh quan thanh bình... làm nhức mắt và nhức lòng người, thậm chí làm méo mó cả
cảm quan rung động bình dị nhất của con người. Thì ra, nhiều lúc sự đổi thay
của Cái-Mới không phải đi liền với Cái-Đẹp. Có điều gì, có thể khác nhau về bản
chất trong cảm quan hiện thực, song, những câu thơ của Thanh Kim, khiến ta
chạnh lòng mà nhớ lại những câu thơ của nhà thơ đất Thành Nam, viết lúc Tây
sang, từ những ngày đầu của Thế kỉ trước :
“ Sông kia
rày đã nên đồng
Chỗ làm
nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng
nghe tiếng ếch bên tai
Giật
mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” ( Sông lấp- Tú Xương)
Tú Xương nhói đau
trước những cuộc biến cải, đổi dời khi quê hương mình, đất nước mình đã mất độc
lập, mất chủ quyền. Điều hiện hữu của cái thời mở cửa, thời ào ạt và chóng vánh
của kinh tế thị trường hôm nay, nhà thơ họ Nguyễn lại nhận ra mặt trái của nó
với nhiều điều đau buồn, đáng nghĩ. Không đau buồn sao được trước hiện trạng mà
dân ta vẫn còn gánh chịu bởi thiên tai, bởi miếng cơm, manh áo. Bởi , “thực đấy
rồi, đâu chỉ lạ chiêm bao!”. Bởi, “lũ cuộn dâng muôn đợt sóng gầm gào/ bàn tay
trắng ướt nhèm lưng gạo hẩm”...
Có một thời những
gian khổ, lao lung của đất nước và con người, ta còn viện cớ do chiến tranh đưa tới. Còn nay, trong thời
kì đổi mới và hội nhập này của đất nước, vẫn còn nhiều điều cấp thiết đáng quan
tâm. Những lời thơ “Cảnh tỉnh”, cảnh báo của Nguyễn Thanh Kim chuyển sang khổ
thơ thứ ba, bỗng trở nên thẳng thắn đến quyết liệt, khi nhà thơ :
“mới
nghĩ thôi chợt thoáng rùng mình
xin
mặt đất không là sa mạc lửa
vây
riết hồn, chụp giật cả trời xanh!”
Chỉ vỏn vẹn mười ba
dòng thơ trong “Cảnh tỉnh”, Nguyễn Thanh Kim đã thực sự lay thức người đọc nhận
ra những điều không bình yên, phải tiếp tục thay đổi, chuyển hóa một cách quyết
liệt trong dựng xây xã hội và con người; Phải biết gạt bỏ đi những vật cản còn
yếu kém, tồn đọng trong cuộc sống hôm nay-Những điều mà nhà thơ đã lên tiếng
thẳng băng, tới ba lần trong bài thơ : “Chẳng mong thế. Đừng bao giờ như
thế...”
Ngỡ như chỉ chiếu
một góc nhìn hẹp từ hiện thực thời mở cửa trong công cuộc dựng xây đất nước,
hóa ra nhà thơ Nguyễn Thanh Kim đã nâng tầm khái quát về những điều đang diễn
ra, đang đổi thay chóng mặt trong xã hội ta những năm tháng này-nhất là ở các
đô thị. Bài thơ kiệm lời nhưng ôm chứa nhiều điều trăn trở, đáng nghĩ suy cho
tất thảy chúng ta, đặc biệt những người gánh vác trách nhiệm trong công cuộc
đổi thay bộ mặt của đất nước.
HÀ NỘI, 26/10/2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét